Á Sừng Da Đầu Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Hướng Điều Trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Quá trình tạo sừng không hoàn chỉnh do bị rối loạn dẫn đến tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy và bong tróc vảy trên da đầu. Tình trạng này gọi chung là á sừng da đầu, tuy chúng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chung, nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và trở nên tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Ngoài ra, hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng không ít bởi triệu chứng ngứa ngáy và bong tróc mà bệnh lý gây ra.

Á sừng da đầu gây nhiều phiền toái đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân
Á sừng da đầu gây nhiều phiền toái đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân

Á sừng da đầu là gì? Chúng có gây nguy hiểm không?

Nằm trong danh sách bệnh viêm da cơ địa mãn tính, á sừng da đầu là một trong những thể bệnh hay gặp nhất của bệnh á sừng, chúng khó điều trị và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người mắc. Vùng da đầu là vị trí bị tổn thương nhiều nhất, nhất là sau gáy với biểu hiện đặc trưng là bị viêm, đỏ, bong tróc vảy trên da đầu và ngứa ngáy. 

Bất kể ai cũng có thể trở thành “nạn nhân” của tình trạng này, tuy nhiên, những ai thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người khác. Vào mùa đông, bệnh thường dễ tái phát và phát triển mạnh.

Tương tự như bệnh vảy nến, á sừng trên da đầu không phải là bệnh truyền nhiễm. Mặc dù chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng các triệu chứng của bệnh khiến người mắc khó chịu và gây không ít phiền hà đến đời sống thường nhật của bệnh nhân.

Với bệnh á sừng da đầu, nếu thực hiện sai phương pháp chữa trị hoặc can thiệp các phương pháp điều trị quá muộn, tốc độ lây lan xuống vùng da cổ, mặt trán hoặc toàn thân là rất nhanh. Bên cạnh đó, khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị, người bệnh có nguy cơ phải sống chung với các triệu chứng và tổn thương da đến hết cuộc đời.

Xem thêm

Danh sách các dấu hiệu của bệnh lý

Theo ghi nhận, nhiều người cho rằng các dấu hiệu của bệnh á sừng da đầu gần giống với một số bệnh ngoài da khác như vảy nến, gàu, viêm da tiết bã,… nên rất dễ nhầm lẫn. Điều này dẫn đến trường hợp một số người áp dụng sai cách chữa trị, gây ra sự cố ngoài ý muốn. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản của tình trạng bệnh:

  • Da đầu đóng vảy trắng

Khi không may bị á sừng da đầu, trên da đầu sẽ xuất hiện vảy trắng. Đây là dấu hiệu nhận biết đầu tiên mà người bệnh cần nắm kỹ. Cụ thể của dấu hiệu này là xuất hiện nhiều vảy trắng trên da đầu giống như gàu, mọc chồng chéo lên nhau và lan rộng thành từng mảng.

Khi thời tiết hanh khô hoặc vào mùa đông, lớp vảy trắng bong tróc ra sẽ lộ rõ lớp da đầu màu hồng. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của lớp sừng đỏ và đùn trên bề mặt da.

Ngoài ra, các lớp sừng có màu đỏ hồng sẽ lộ rõ khi lớp vảy trắng bong tróc, chúng còn non và rất dễ nhạy cảm nên lớp sừng này dễ bị viêm nhiễm và tổn thương khi bị tác động xấu.

Da đầu của người bệnh bị đóng vảy trắng
Da đầu của người bệnh bị đóng vảy trắng
  • Da đầu bị ngứa và khô

Lớp sừng hình thành trên da đầu sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động và tiết nhiều dầu. Lúc này, người bệnh có cảm giác ẩm ướt, ngứa và khó chịu trên da đầu. Nếu bệnh nhân không kiểm soát được hoạt động gãi ngứa, các tổn thương sẽ nhanh chóng lan rộng và cơn ngứa ngày càng tăng nặng. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng.

  • Rụng tóc

Rụng tóc cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh mà bạn cần lưu ý. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nang tóc do lớp sừng bị dày, từ đó khiến tóc bị yếu và dễ rụng. Bên cạnh đó, việc gãi ngứa da đầu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc.

Nhiều người bệnh gặp phải tình trạng rụng tóc do bệnh á sừng trên da đầu gây ra
Nhiều người bệnh gặp phải tình trạng rụng tóc do bệnh á sừng trên da đầu gây ra

Một vài dấu hiệu nhận biết khác của bệnh á sừng da đầu:

  • Da đầu thường xuất hiện tình trạng khô, bong tróc và nứt nẻ.
  • Da bị khô và nứt nẻ dẫn đến tình trạng rướm máu. Lúc này, bệnh nhân có cảm giác đau rát ở vùng da bị tổn thương.
  • Da bị bong vảy dai dẳng, liên tục và khó có thể kiểm soát.

Xem thêm

“Thủ phạm” nào gây ra tình trạng á sừng da đầu?

Hiện nay, chưa có một kết luận nào nói về nguyên nhân gây á sừng da đầu cụ thể. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã chỉ ra một số tác nhân dưới đây khiến bệnh xảy ra:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân là bố hoặc mẹ mắc phải các bệnh lý á sừng, vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã,… thì bạn có nguy cơ mắc phải bệnh á sừng trên da đầu là rất cao. Theo số liệu thống kê của y khoa, có đến 25% bệnh nhân bị á sừng trên da đầu xuất phát từ nguyên nhân do di truyền.
  • Cơ địa nhạy cảm: Với những người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ bị kích ứng với các yếu tố trong môi trường tự nhiên như phấn hoa, khí hậu, lông động vật,… Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc bệnh á sừng ở da đầu là rất cao.
  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết lạnh và hanh khô là điều kiện thuận lợi để bệnh á sừng trên da đầu phát triển. Với những người sinh sống trong thời tiết hanh khô và lạnh, hàng rào bảo vệ da sẽ bị yếu dần, tạo điều kiện cho tác nhân có hại xâm nhập và gây bệnh.
  • Sử dụng dầu gội đầu không phù hợp: Da đầu sẽ bị kích ứng nếu bạn dùng những sản phẩm dầu gội đầu không phù hợp, từ đó quá trình hấp thụ dưỡng chất nuôi da đầu gặp nhiều khó khăn khiến làn da bị suy yếu dần và dễ xảy ra tình trạng bong tróc.
  • Tiếp xúc với hóa chất thường xuyên: Việc lạm dụng các hóa chất như thuốc nhuộm tóc, keo xịt tóc, thuốc uốn,… cũng là tác nhân gây ra bệnh á sừng trên da đầu, bởi trong các sản phẩm làm tóc có chứa hóa chất gây kích ứng da đầu, khiến da bị yếu đi và bệnh cũng hình thành từ đó.
  • Bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân vừa kể trên, da đầu bị á sừng xảy ra còn xuất phát bởi một số tác nhân nguy hiểm như: Khâu vệ sinh kém, nhiễm nấm, chế độ ăn uống qua loa, môi trường sống hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,…
Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất có trong thuốc nhuộm là nguyên nhân gây ra bệnh á sừng da đầu
Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất có trong thuốc nhuộm là nguyên nhân gây ra bệnh á sừng da đầu

Bệnh á sừng da đầu gây nguy hiểm như thế nào?

Như đã đề cập ở phần đầu, các triệu chứng của bệnh và tổn thương ngoài da không hề gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe chung. Tuy nhiên, bệnh lý này kéo dài dai dẳng và thường rất khó điều trị. Các triệu chứng không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến ngoại hình của người mắc.

Nếu chủ quan mà không can thiệp các phương pháp điều trị, bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng:

  • Tóc rụng dày đặc: Tóc và nang tóc sẽ bị tác động khi mắc bệnh, từ đó tóc sẽ yếu dần, khô xơ và dễ gãy rụng. Nếu không kiểm soát tốt, phần chân tóc sẽ bị thoái hoá, từ đó bệnh nhân sẽ sống chung với tình trạng rụng tóc suốt đời.
  • Viêm da bội nhiễm: Ở vùng da đầu bị á sừng có dấu hiệu bong tróc và khô ráp, những vết thương hở xuất hiện từ đó và có hiện tượng rướm máu. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào vết thương và gây ra tình trạng bội nhiễm. Biến chứng viêm da bội nhiễm không những gây ảnh hưởng đến vùng da bị tổn thương mà còn khiến sức khỏe đi xuống.
  • Ảnh hưởng trầm trọng đến ngoại hình: Mảng da bong tróc và vết thương sẽ làm mất thẩm mỹ của ngoại hình, tóc, khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo sợ và tự ti.

Xem thêm

Một số biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh á sừng ở da đầu

Khi nhận thấy ở da đầu của bạn có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị hợp lý, nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Chẩn đoán bệnh á sừng da đầu

Để xác định được bệnh lý và cấp độ bệnh, ở bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tình hình sức khỏe của bạn, hỏi han về các triệu chứng hoặc tiền sử mắc bệnh của gia đình. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đối với những trường hợp bệnh không hiện rõ các triệu chứng lâm sàng hoặc có dấu hiệu gần giống với bệnh vảy nến da đầu, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng mức độ và tình trạng bệnh.

Biện pháp điều trị bệnh á sừng trên da đầu

Á sừng là bệnh da liễu mãn tính, chúng rất dễ tái phát trở lại nếu người bệnh không tích cực điều trị và áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh. Nếu để lâu trong một thời gian dài, các triệu chứng sẽ kéo dài dai dẳng, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến đầu tóc nói riêng và ngoại hình nói chung. Theo đó, để giảm thiểu các triệu chứng, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị dưới đây:

Dùng dầu gội hoặc thuốc Tây chữa á sừng da đầu

Để cải thiện nhanh các triệu chứng cũng như kích thích quá trình làm lành vết thương, dựa vào cấp độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc Tây hoặc dầu gội đầu dưới đây:

  • Dầu gội kháng nấm: Ở những bệnh nhân bị á sừng ở da đầu, trên da đầu xuất hiện rất nhiều nấm, trong đó nhiều nhất là nấm Malassezia. Do đó, để ức chế quá trình xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, cải thiện các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại dầu gội kháng nấm như Ketoconazole, Selenium sulfide,…
  • Thuốc bạt sừng: Đặc trưng của bệnh á sừng ở da đầu là da khô ráp, dày sừng, nứt nẻ và bong tróc. Do vậy, để cải thiện tình trạng bong vảy và tăng sinh tế bào sừng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc bạt sừng như axit salicylic. Ngoài tác dụng chính là cải thiện tình trạng bong tróc, loại thuốc này còn có khả năng kháng viêm, kiểm soát tốt dầu thừa và bã nhờn.
  • Thuốc kháng histamin H1: Trong quá trình kiểm tra, nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc kháng histamin H1. Như chúng ta đã biết, histamin là thành phần trung gian gây ra tình trạng dị ứng. Do đó, sử dụng thuốc kháng histamin sẽ giúp ức chế histamin, giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy và khó chịu cho bệnh nhân.
  • Thuốc kháng sinh: Với những đối tượng không may bị viêm da bội nhiễm sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Liều lượng sử dụng thuốc kháng sinh là từ 7-10 ngày.
Có thể sử dụng một số loại dầu gội kháng nấm
Có thể sử dụng một số loại dầu gội kháng nấm

Sử dụng thuốc sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng á sừng da đầu, nhưng không phải vì thế mà người bệnh lạm dụng thuốc quá đà. Bạn chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ, để tránh gây ra những rủi ro ngoài ý muốn.

Áp dụng các mẹo dân gian để trị bệnh á sừng da đầu

Nếu các triệu chứng của bệnh có xu hướng thuyên giảm sau khi áp dụng biện pháp Tây y, bạn nên tiếp tục điều trị để bệnh khỏi hoàn toàn bằng cách kết hợp sử dụng một số mẹo dân gian dưới đây:

  • Dùng nước lá trầu không để làm dầu gội: Từ lâu, lá trầu được biết đến với công dụng kháng viêm và kháng khuẩn cực tốt. Chính vì thế, bạn có thể tận dụng lá trầu không trong vườn nhà của mình để làm dầu gội trị bệnh. Theo đó, bạn cần đun sôi nắm lá trầu không với nước trong vòng 10 phút và thực hiện đều đặn như vậy trong vòng từ 2-3 lần/tuần.
  • Dùng bồ kết: Trong bồ kết chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho tóc, giúp tóc luôn luôn đen bóng và óng ả. Nếu nhận thấy tóc khô xơ và gãy rụng do bệnh á sừng, bạn có thể nấu nước bồ kết để gội.

Xem thêm

Làm thế nào để ngăn bệnh á sừng da đầu tái phát?

Theo đó, những gì mà bạn nên làm để ngăn chặn á sừng trên da đầu tái phát là:

  • Khi đang mắc bệnh á sừng ở da đầu, tuyệt đối không được để cho da đầu tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc nhuộm, thuốc tẩy màu tóc, thuốc uốn,… Bên cạnh đó, khi chọn dầu gội đầu, cần phải hiểu làn da đầu của mình trước, sau đó chọn sản phẩm phù hợp.
  • Nên gội đầu với tần suất 3-4 lần/tuần, không nên để da đầu quá bẩn.
  • Khi lớp vảy á sừng chưa bong, bạn không nên cào gãi trực tiếp vì nếu chà, cào gãi sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Để cấp ẩm cho da thì bạn nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, đối với những làn da khô thì nên kết hợp thoa kem dưỡng ẩm vào ban ngày và ban đêm. Đồng thời, cần bổ sung rau xanh và củ quả vào thực đơn hàng ngày của mình.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm gây dị ứng như đậu phộng, hải sản,… Với các chất kích thích, đồ uống có cồn thì càng không được sử dụng.
Nên gội đầu với tần suất 3-4 lần/ tuần, không nên để da đầu quá bẩn
Nên gội đầu với tần suất 3-4 lần/ tuần, không nên để da đầu quá bẩn

Các triệu chứng của bệnh á sừng da đầu kéo dài dai dẳng sẽ khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, ngoại hình của bệnh nhân. Do đó, bạn cần thiết lập phương pháp điều trị tốt nhất để cải thiện hiệu quả tình trạng trên. Chúc bạn thành công!.

Cập nhật - 2:45 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Chân Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Chân Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

Á sừng ở chân là bệnh ngoài da, thường xuất hiện vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp và...
Bệnh Á Sừng - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Biện Pháp Chữa Trị

Bệnh Á Sừng – Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Biện Pháp Chữa Trị

Bệnh á sừng da liễu xuất hiện khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, chúng tuy không phải bệnh nguy...

Giải pháp đẩy lùi bệnh á sừng bằng Nhất Nam An Bì Thang – Hiệu...

Trải qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm gắt gao, bài thuốc đặc trị á sừng Nhất Nam An...
Người Bệnh Á Sừng Kiêng Ăn Gì? Top 7 Loại Thực Phẩm Cần Tránh

Người Bệnh Á Sừng Kiêng Ăn Gì? Top 7 Loại Thực Phẩm Cần Tránh

Á sừng là một dạng viêm da cơ địa, gây tổn thương ở nhiều vùng da khác nhau, đặc biệt...
3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Tay Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Tay Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Á sừng là bệnh lý không còn quá xa lạ trong đời sống cộng đồng ngày nay, chúng có thể...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top