Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Một chế độ ăn uống khoa học hợp lý sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp đồng thời giúp người bệnh tăng sức đề kháng, có thêm năng lượng để chống lại được các căn bệnh khác. Vậy thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh?

Thoái hóa khớp nên ăn gì

Thoái hóa khớp nên ăn gì là câu hỏi thường gặp của rất nhiều người mắc phải căn bệnh này. Vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một chế độ ăn uống kém sẽ làm tăng tình trạng thoái hóa. Do đó người bệnh nên bổ sung các thức ăn sau đây để giúp các khớp mau hồi phục:

Ăn gì chữa thoái hóa khớp – Rau củ quả

Rau củ quả có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa. Khi quá trình oxy hóa xảy ra ở thành mạch máu, khả năng gây viêm nhiễm rất dễ xảy ra. Tuy nhiên nếu cơ thể có đầy đủ chất chống oxy hóa, nguy cơ viêm nhiễm sẽ giảm đi một cách đáng kể.  Một số loại rau củ quả đặc biệt giàu chất chống oxy hóa có thể kể đến như đu đủ, cà rốt, bí ngô, bông cải xanh, cải bắp, khoai lang…

Bên cạnh đó rau củ quả còn sở hữu lượng chất xơ dồi dào giúp khiến tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, làm giảm được cơn thèm ăn, giúp mọi người duy trì được cân nặng vừa phải hay hỗ trợ quá trình giảm cân thuận lợi hơn. Chính vì thế rau của quả là đáp án đầu tiên cho câu hỏi thoái hóa khớp nên ăn gì.

Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mỗi người sẽ ăn  một lượng rau củ quả khác nhau. Thông thường người lớn một ngày trung bình ăn từ 2-3 chén rau củ và 1-2 ly trái cây.

Rau củ quả giàu chất chống oxy hóa giúp ức chế khả năng viêm nhiễm.
Rau củ quả giàu chất chống oxy hóa giúp ức chế khả năng viêm nhiễm.

Hạt ngũ cốc

Hạt ngũ cốc là nguồn khoáng chất và vitamin dồi dào giúp làm chậm quá trình oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.  Bên cạnh đó hạt ngũ cốc còn làm giảm nồng độ protein trong máu khiến các triệu chứng sưng viêm do thoái hóa khớp mang lại cũng giảm đi đáng kể.

Các hạt ngũ cốc có tác dụng lớn trong điều trị thoái hóa khớp có thể kể đến như lúa mì, yến mạch, ngô và đậu nành,… Để mang lại hiệu quả tối đa khi điều trị thoái hóa khớp, mỗi ngày người bệnh nên ăn ít nhất 3 lạng ngũ cốc.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Người bị bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì, uống gì? Sữa và một số chế phẩm từ sữa điển hình như sữa chua, phô mai…sẽ là một trong những câu trả lời hợp lý vì trong chúng có chứa một lượng vitamin D và canxi lớn giúp xương chắc khỏe và khiến mật độ xương được gia tăng. Nếu để cơ thể thiếu vitamin D và canxi sẽ gây loãng xương, thoái hóa và một số bệnh về xương khớp khác.

Thoái hóa khớp nên ăn gì? Thức ăn giàu Protein

Chất đạm được biết đến với công dụng giúp cho hệ xương chắc khỏe. Do đó người bị thoái hóa khớp nên bổ sung những thực phẩm giàu protein vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Những thực phẩm chứa nhiều protein phổ biến như thịt đỏ, các loại đậu và các loại hạt. Tuy nhiên, cần lưu ý trong thị đỏ sẽ chứa nhiều chất béo bão hòa không phù hợp với người bị viêm khớp. Vì thế các loại đậu và các loại hạt sẽ là lựa chọn sáng suốt hơn khi muốn bổ sung chất đạm cho người bệnh.

Thức ăn giàu protein sẽ cung cấp chất đạm giúp hệ xương chắc khỏe.
Thức ăn giàu protein sẽ cung cấp chất đạm giúp hệ xương chắc khỏe.

Thức ăn chứa nhiều axit béo

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi thoái hóa khớp nên ăn gì sẽ là các thực phẩm có chứa axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ… Axit béo omega-3 vô cùng quan trọng và cần thiết với cơ thể người, đặc biệt là với người bị thoái hóa khớp. Vì chất này có khả năng giúp người bệnh giảm được tình trạng khớp bị sưng, viêm do thoái hóa. Ngoài ra thức ăn chứa nhiều axit béo còn có tác dụng trong việc phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Thoái hóa khớp nên ăn gì? Dầu ô liu

Trong dầu oliu có chứa hoạt chất Oleocanthal có tác dụng ức chế các hợp chất gây viêm trong cơ thể. Do đó nó mang lại tác dụng lớn cho phác đồ điều trị và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp.

Người bệnh bị viêm khớp và thoái hóa khớp nên sử dụng dầu ô liu để thay thế hoàn toàn cho các loại dầu ăn bình thường. Người bệnh có thể sử dụng dầu oliu để chiên xào và nấu các món ăn yêu thích.

Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, sò, ốc… cung cấp một hàm lượng canxi lớn giúp làm chắc xương, giúp cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp. Bên cạnh đó trong hải sản còn chứa một lượng lớn các chất magie, sắt, photpho, kẽm giúp bổ sung khoáng chất tốt cho xương khớp.

Tỏi và hành

Tỏi và hành là các gia vị quen thuộc để giúp món ăn thơm ngon đậm vị hơn. Nhưng ít ai biết hai loại gia vị này cũng nằm trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp nên ăn gì. Vì trong tỏi và hành đều chứa Diallyl Disulfide – một hợp chất có khả năng khắc phục các triệu chứng do viêm nhiễm và thoái hóa xương khớp mang lại.

Mỗi ngày, một người nên sử dụng khoảng 4g tỏi tương đương 3-4 tép và thêm 4-5g hành tương đương với một củ hành.

Nấm hương

Nấm hương là đáp án tiếp theo cho câu hỏi người đang bị thoái hóa khớp nên gì gì vì nấm hương có khả năng chống tình trạng sưng viêm do các bệnh xương khớp mang lại vô cùng hiệu quả. Ngoài ra nấm hương còn cung cấp magie, chất kẽm, kali và đặc biệt là canxi hỗ trợ tốt trong việc điều trị chứng đau mỏi tay chân.

Thoái hóa khớp kiêng ăn gì?

Nếu đang bị thoái hóa khớp người bệnh ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm sau đây để tránh khiến tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh hơn làm các triệu chứng xấu đi:

Thực phẩm nhiều đường

Các thức ăn chứa nhiều đường như các loại bánh kẹo bao gồm bánh quy, bánh bông lan, bánh kem, kẹo dẻo… sẽ thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật, khiến tình trạng viêm sưng trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó làm các khớp xương của người bệnh bị suy yếu đi rõ rệt.

Người bệnh có thể thay thế đường bằng các thức ăn có vị ngọt tự nhiên như siro trái cây hoặc mật ong. Các thức ăn này không làm triệu chứng của viêm khớp phát sinh nhưng sẽ xoa dịu được cơn thèm ngọt của người bệnh.

Các thức ăn chứa nhiều đường khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Các thức ăn chứa nhiều đường khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Thức ăn nhiều muối

Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng natri cao trong muối sẽ khiến các tế bào của cơ thể tích nước và bị sưng viêm. Các khớp cũng không ngoại lệ nên nếu người bình thường một ngày chỉ nên dùng tối đa 6g muối thì người bị bệnh về xương khớp hay tim mạch nên sử dụng một lượng muối ít hơn.

Người bị thoái hóa khớp có thể thay thế muối bằng việc sử dụng một số loại gia vị có hương vỏ chanh bào hoặc tiêu đen… Các loại hương vị này giúp thức ăn thơm ngon lại kiểm soát được lượng natri cần thiết.

Đồ chiên

Đồ chiên như khoai tây chiên hay bánh rán sẽ chứa rất nhiều chất béo bão hòa gây ra viêm nhiễm cho cơ thể, khiến những cơn đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó những loại dầu thường được sử dụng để chiên đồ ăn còn làm gia tăng Cholesterol. Nếu cơ thể có hàm lượng Cholesterol cao sẽ khiến các mô cử động ở đầu xương bị mòn dần và dẫn đến viêm khớp.

Người bệnh có thể sử dụng dầu oliu và bơ thực vật để thay thế cho dầu ăn khi làm các món chiên xào nhưng tốt nhất vẫn nên ăn các món canh, luộc, hấp thay vì đồ chiên.

Bơ sữa động vật

Bơ sữa động vật sẽ thúc đẩy kết dính tiểu cầu khiến cảm giác đau đớn ở xương khớp nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó nhóm thực phẩm này còn khiến huyết áp tăng cao, tích mỡ trong máu và gây ra bệnh tiểu đường Type 2.

Bơ sữa động vật khiến các cơn đau do thoái hóa trở nên dữ dội hơn.
Bơ sữa động vật khiến các cơn đau do thoái hóa trở nên dữ dội hơn.

Axit béo Omega – 6

Ít người biết rằng không phải chất béo không bão hòa nào cũng tốt cho xương khớp. Vì axit béo Omega – 6 sẽ làm mức độ viêm trong cơ thể trầm trọng hơn đồng thời khiến cơn đau khớp trở nên dữ dội hơn trước. Do đó người bệnh thoái hóa khớp nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega – 6 như thịt đỏ, lòng đỏ trứng…

Các thức ăn từ bột tinh chế

Các thực phẩm từ bột tinh chế như mì ống, bánh mì, ngũ cốc đóng gói cũng khiến triệu chứng đau do viêm khớp trở nên nặng hơn. Vì vậy, người bị thoái hóa khớp nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì các sản phẩm từ bột tinh chế. Tuy nhiên hãy lưu ý không sử dụng ngũ cốc nguyên hạt chứa chất Gluten vì chất phụ gia này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng viêm và thoái hóa khớp.

Thuốc lá và rượu

Thuốc lá và rượu bia luôn là các tác nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp. Hút thuốc chính là một trong những nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp, còn rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Những chất kích thích độc hại này không chỉ khiến tình trạng viêm khớp trầm trọng, tình trạng thoái hoá diễn ra nhanh hơn, chúng còn phá hủy nhiều bộ phận khác của cơ thể. Vì thế nếu muốn cải thiện tình trạng thoái hóa khớp nên bỏ hẳn rượu bia và thuốc lá.

Hút thuốc lá và uống rượu khiến tình trạng thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Hút thuốc lá và uống rượu khiến tình trạng thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Ngoài một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý, người bệnh cũng nên tuân thủ một số nguyên tắc sau để phòng ngừa và khắc phục thoái hóa khớp:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp vì trọng lượng cơ thể càng lớn, sức nặng đè lên khớp sẽ càng lớn
  • Chăm chỉ vận động, tập các bài thể dục vừa sức để cơ bắp khỏe mạnh giúp máu huyết dễ lưu thông đồng thời giảm được lực đè ép lên khớp xương khi vận động. Tuy nhiên không được luyện tập quá sức nếu không sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu vì các lực tác động quá mức của chính mình.
  • Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng để lực giữa dây chằng và các cơ bắp quanh khớp được cân bằng. Từ đó khiến lực đè ép lên hai mặt sụn khớp giảm bớt đồng thời bảo vệ được các khớp tránh khỏi sự đè ép không cân đối.
  • Nên sử dụng các khớp lớn để mang vác nặng như khớp vai, khớp khuỷu chân, khớp háng, khớp gối… để tránh làm tổn thương đến các khớp nhỏ như khớp cổ tay, cổ chân, khớp bàn tay, bàn chân.
  • Phân bố thời gian hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động để cơ quan trong cơ thể có sự nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng.
  • Hãy thay đổi các tư thế sinh hoạt thường xuyên, tránh giữ nguyên các tư thế thời gian dài vì sẽ gây ứ trệ tuần hoàn và tình trạng cứng khớp. Đồng thời cũng không lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế kéo dài vì như thế cơ thể sẽ rơi vào tình trạng quá sức chịu đựng. Lực dù tác động không lớn nhưng kéo dài lặp đi lặp lại vẫn sẽ làm tổn thương đến các khớp.
  • Ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây ra những cơn đau nhức vì lúc này cơ thể đang cảnh báo những dấu hiệu của bệnh xương khớp.
  • Cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ phần cổ tay hay khớp gối để đề phòng những tai nạn, tình huống bất ngờ gây ra chấn thương.

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì? Hy vọng sẽ giúp độc giả ngăn ngừa và khắc phục được tình trạng thoái hóa khớp và các triệu chứng căn bệnh này mang lại.

BÀI XEM NHIỀU:

Cập nhật - 12:43 Chiều , 21/06/2023

Chia sẻ

Thoái hóa khớp - bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu điển hình và cách điều trị

Thoái hóa khớp - bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ...
12 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Tốt Nhất Bác Sĩ Khuyên Dùng

12 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Tốt Nhất Bác Sĩ Khuyên Dùng

Thoái hóa khớp là căn bệnh xương khớp thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh...
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Thoái hóa xương khớp là căn bệnh nhiều người quan niệm chỉ xảy ra với người cao tuổi. Thế nhưng,...
Tìm hiểu phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Tìm hiểu phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và người già nhưng hiện nay đang có...
13+ Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay

13+ Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay

Nhật Bản là một quốc gia có nền y tế phát triển đã không ngừng nỗ lực trong việc tìm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top