Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì? Cách điều trị ra sao?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là bại liệt nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Vì vậy, mọi người nên tìm hiểu, nắm được những thông tin cơ bản và cần thiết nhất liên quan đến căn bệnh này. Bài viết sau đây cùng chia sẻ đến bạn đọc nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử lý hiệu quả!

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì?

Xen giữa các đốt xương tạo thành cột sống là những đĩa đệm mềm giống như thạch, giúp cản trở ma sát trong quá trình con người chuyển động. Tuy nhiên, nếu bao cơ xơ của đĩa đệm bị tổn thương và dẫn đến vỡ, rách, nhân đĩa ở trong có thể theo vết hở trào ra ngoài. Từ đó sinh ra bệnh lý thoát vị đĩa đệm. 

Trong trường hợp nhân đè lên cả những dây thần kinh gần đó sẽ gây nên thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Về cơ bản, đây được xem là tình trạng tiến triển nặng hơn của thoát vị và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh thoát vị
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh thoát vị

Theo các bác sĩ, bất kỳ ai cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nhưng tỷ lệ này thường cao hơn ở người già. Vị trí dễ bị thương tổn nhất thường là vùng cổ và thắt lưng vì là khu vực cột sống chịu nhiều áp lực hơn cả.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh thường do các nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Cột sống thoái hóa: Thời gian có thể tác động mạnh mẽ đến mọi bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả cột sống. Khi thoái hoá cột sống xảy ra, cấu trúc của cột sống bị mất ổn định, dẫn đến những thay đổi ở đốt xương và đĩa đệm. Theo đó, đĩa đệm không còn giữ được kết cấu vững chắc ban đầu mà trở nên suy yếu, thậm chí là thoát vị rồi chèn lên dây thần kinh.
  • Chấn thương: Các chấn thương ở cột sống thường đem đến nhiều hậu quả nặng nề về sau, một trong số đó là chứng đĩa đệm thoát vị rồi chèn lên cả những dây thần kinh gần đó. Lý do là vì chấn thương tác động nghiêm trọng đến cấu trúc đĩa đệm, khiến bao cơ xơ bên ngoài bị hao mòn và yếu dần đi.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Bên cạnh những lý do trực tiếp ở trên, người bệnh có thể có nguy cơ cao bị đĩa đệm thoát vị chèn dây thần kinh nếu liên quan đến các yếu tố như béo phì, lao động nặng, sai tư thế trong thời gian dài, ăn uống thiếu chất, ít vận động thể chất,… 

Các triệu chứng điển hình

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh thường có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau nhức tập trung tại một khu vực cố định, có thể là vùng lưng hoặc cổ gáy. Mức độ đau thường trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh vận động hoặc di chuyển. Cơn đau về sau có khả năng kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
  • Cảm giác tê ở tay hoặc chân. Đây được xem là triệu chứng đặc trưng khi dây thần kinh bị đè nén. Người bệnh thường thấy lâm râm như kiến bò hoặc nhói buốt như điện giật chạy dọc suốt chiều dài cánh tay và hai chân.
  • Mất sức và yếu cơ ở tứ chi. Tùy vào khu vực xảy ra thoát vị, ví dụ đốt sống cổ hoặc cột sống thắt lưng mà bệnh nhân có thể bị yếu cơ, yếu sức ở tay hoặc chân. Triệu chứng này khiến khả năng vận động, cầm nắm của người bệnh suy giảm rõ rệt. 
Người bệnh có thể bị những cơn đau nhức khó chịu "tấn công"
Người bệnh có thể bị những cơn đau nhức khó chịu “tấn công”

Bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh có gây nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, ví dụ như:

  • Đau nhức mãn tính: Hậu quả dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân chính là cảm giác đau nhức kéo dài dai dẳng. Những cơn đau này còn có thể quấy rầy giấc ngủ của người bệnh, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, tâm trạng người bệnh cũng trở nên mệt mỏi và dễ cáu gắt hơn.
  • Hội chứng đuôi ngựa: Biến chứng này xảy ra trong trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ L5 và các dây thần kinh khác ở thắt lưng. Hội chứng đuôi ngựa được xếp vào trường hợp y tế khẩn cấp. Bởi vì nếu không phẫu thuật sớm người bệnh có thể bị mất kiểm soát ruột, bàng quang và mất khả năng cân bằng cơ thể. Các trường hợp nghiêm trọng còn dẫn đến nguy cơ bại liệt suốt đời.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đóng vai trò quan trọng, giúp bác sĩ thiết lập phác đồ điều trị về sau thuận lợi hơn. Hiện nay, các biện pháp chẩn đoán chính gồm có:

  • Bài kiểm tra sức khỏe tổng hợp: Bệnh nhân trước tiên cần trình bày với bác sĩ các triệu chứng thường gặp. Sau quá trình trao đổi, bác sĩ sẽ tiến hành khám ngoài đối với vùng nghi ngờ thoát vị cũng như yêu cầu người bệnh làm một số động tác cần sử dụng đến cột sống để xem xét.
  • Kiểm tra hình ảnh thông qua MRI, CT và X – quang: Người bệnh cũng cần kiểm tra hình ảnh cấu trúc cột sống bên trong. Các biện pháp như MRI, CT hay X – quang đều có khả năng chụp lại hình ảnh chi tiết và đa chiều về đĩa đệm, giúp bác sĩ đưa ra kết luận sau cùng chính xác nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Hiện nay, việc điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh gồm có các biện pháp sau:

Bài thuốc tại nhà từ thảo dược

Bài thuốc thảo dược tại nhà dù không thể điều trị tận gốc vấn đề nhưng có thể giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

  • Chườm nóng với muối và lá ngải: Người bệnh trước tiên cần chuẩn bị  khoảng 50g muối trắng và 50g lá ngải. Bắc một chiếc chảo lên bếp, cho tất cả nguyên liệu vào rang nóng. Sử dụng hỗn hợp thuốc lá đắp lên nơi bị đau nhức, thời gian khoảng 15 phút đến 30 phút.
  • Trà hoa cúc mật ong giảm đau: Nguyên liệu cần sử dụng trong bài thuốc là 10g hoa cúc khô và 2 thìa cà phê mật ong. Người bệnh đun sôi 500ml nước rồi cho hoa cúc vào, ủ khoảng 10 phút là được. Trà sau khi rót ra cốc thì thêm vào mật ong, khuấy đều và uống khi còn nóng.
  • Bài thuốc rượu tỏi: Người bệnh dùng 10 tép tỏi tươi ngâm cùng với 100ml rượu nếp trong khoảng 2 đến 3 tuần lễ. Sau khi rượu đã ủ đủ thời gian, bệnh nhân dùng rượu uống hàng ngày để cải thiện những cơn đau nhức khó chịu. Liều lượng sử dụng là 5 đến 10ml một ngày.
Ngải cứu có thể giúp làm dịu tình trạng đau nhức kéo dài ở người bệnh
Ngải cứu có thể giúp làm dịu tình trạng đau nhức kéo dài ở người bệnh

Tây y trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Các biện pháp Tây y thường là ưu tiên hàng đầu của nhiều bệnh nhân bởi tác dụng nhanh chóng và hiệu quả.

  • Thuốc tân dược: Sử dụng thuốc uống có thể áp dụng với tất cả các trường hợp, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các loại thuốc này thường là thuốc giảm đau (ibuprofen, acetaminophen), chống viêm opioid (prednisone, codein) và thuốc giãn cơ (baclofen, metaxalone). Người bệnh cần uống thuốc đúng theo đơn từ bác sĩ.
  • Bài tập vật lý trị liệu: Để gia tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên áp dụng thêm những bài tập trị liệu từ trung tâm y tế. Các bài tập này được xây dựng dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ tổn thương đĩa đệm của từng bệnh nhân. Chúng không chỉ có tác dụng giảm đau nhức mà còn tăng cường sức khỏe của các khối cơ vùng cột sống.
  • Phẫu thuật: Nếu tình trạng đĩa đệm chèn lên dây thần kinh nghiêm trọng hơn, ví dụ: Xảy ra biến chứng đuôi ngựa, phẫu thuật là cách điều trị hàng đầu. Người bệnh nên cùng trao đổi với chuyên gia để nhận được sự tư vấn tốt nhất trước khi thực hiện phẫu thuật. Hiện nay, can thiệp ngoại khoa dạng này thường là loại bỏ đĩa đệm, cắt bỏ một phần đĩa đệm hoặc nối hai đốt cột sống.

Các bài thuốc Đông y hiệu nghiệm

Đông y là một trong những biện pháp điều trị bảo tồn được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh giai đoạn đầu lựa chọn. Các bài thuốc gồm:

  • Bài thuốc từ ngưu tất, đỗ trọng: Người bệnh bị thoát vị ở thắt lưng với những cơn đau nhức mỏi bất kể đêm ngày có thể sử dụng bài thuốc này. Tác dụng chủ yếu mà bài thuốc đem lại là giảm đau, khai thông huyết mạch và trừ bỏ ứ trệ. Nguyên liệu: Độc hoạt, phòng phong, đỗ trọng, ngưu tất, khương hoạt, tô mộc, hồng hoa. Cách dùng: Sắc thuốc và chia thành 2 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang: Bài thuốc của Đỗ Minh Đường có thể sử dụng trong nhiều trường hợp bệnh thoát vị với các triệu chứng khác nhau. Về cơ bản, bài thuốc giúp khu phong, chỉ thống, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể bệnh nhân. Nguyên liệu: Ba kích, sài đất, tơ hồng xanh, gối hạc, hy thiêm, dây đau xương… Cách dùng: Sắc uống, ngày 1 lần 1 tháng.
  • Bài thuốc từ xương truật, ý dĩ: Bệnh thể bị thoát vì dẫn đến đè nén dây thần kinh liên quan thể thấp nhiệt có thể dùng bài thuốc này. Bài thuốc giúp làm giảm các cơn đau, thanh nhiệt độc bên trong cơ thể và hóa thấp hiệu quả. Nguyên liệu: Tần giao, ý dĩ, hoàng bá, ngưu tất, xương truật. Cách dùng: Thuốc được sắc kỹ 2 lần và sử dụng uống trực tiếp hàng ngày.
  • Bài thuốc Đông y Xương Khớp Quân Dân 102: Bài thuốc Đông y của Bệnh viện Xương Khớp Quân Dân 102 sở hữu nhiều công dụng khác nhau như trừ thấp, khu phong, khu tà, bổ chính và nâng cao sức khỏe. Các vị thuốc cũng đa dạng gồm dây đau xương, quế chi, bạch truật, hy thiêm,… Người bệnh cần được thăm khám trước khi kê đơn để hiệu quả điều trị đạt được tốt nhất.
Bệnh nhân có thể áp dụng Đông y trong điều trị
Bệnh nhân có thể áp dụng Đông y trong điều trị

Người bệnh nên bổ sung và hạn chế thực phẩm gì?

Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, người bệnh nên gia tăng tiêu thụ những thực phẩm như:

  • Trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất, nhất là những loại thuộc họ quả mọng như nam việt quất, phúc tử bồn, anh đào,…
  • Rau xanh giàu chất xơ và vitamin nhóm B như xà lách, cải bẹ, bắp cải, bí ngô,…
  • Thịt cá hoặc thịt ức gà. Các loại thịt này giúp cung cấp đủ lượng protein cần thiết và không gây kích ứng viêm cho cơ thể.

Bên cạnh những loại cần bổ sung, người bệnh cũng cần hạn chế:

  • Thức uống có thành phần cồn hoặc thức uống có hàm lượng đường tinh chế cao như nước ngọt đóng lon.
  • Thịt động vật có vú có nhiều mỡ và cholesterol không tốt như lợn hay bò.
  • Đồ ăn chứa nhiều tinh bột như bún, phở, pizza, bánh mỳ, nui,…

Biện pháp phòng tránh đĩa đệm thoát vị chèn dây thần kinh

Mọi người có thể phòng tránh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh bằng cách:

  • Hạn chế gây căng thẳng cho cột sống bằng cách tăng cường hoạt động thể thao, tránh ngồi hay nằm quá lâu và không mang vác vật nặng quá khả năng của bản thân.
  • Bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm giàu vitamin, hoạt chất chống viêm và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ví dụ: Rau xanh, sữa tươi, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Theo dõi cân nặng, nếu phát hiện dấu hiệu thừa cân thì cần thay đổi chế độ ăn uống và tích cực luyện tập thể dục thể thao nhiều hơn.
  • Khi phát hiện tình trạng đau nhức bất thường ở lưng hoặc sau gáy, triệu chứng thoát vị nội xốp, hãy sắp xếp công việc và dành thời gian đi khám sớm nhất.
Ăn uống đầy đủ chất có thể giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Ăn uống đầy đủ chất có thể giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh khám ở đâu?

Một số địa chỉ thăm khám uy tín cho người bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể kể đến là:

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị y tế tuyến trung ương với nhiều chuyên khoa khác nhau, đảm bảo phục vụ đầy đủ các nhu cầu thăm khám của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bệnh viện nhận được đánh giá cao nhờ đội ngũ y bác sĩ, giáo sư dày dặn kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chất lượng. Địa chỉ của bệnh viện: Số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 1900 6462.
  • Bệnh viện YHCT Xương Khớp Quân Dân 102: Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện YHCT Xương Khớp Quân Dân 102 sẽ được trải nghiệm những phương pháp điều trị kết hợp giữa Đông và Tây y. Các bác sĩ tại bệnh viện đều là những giáo sư, tiến sĩ hàng đầu với kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng. Địa chỉ của bệnh viện: Số 7 ngách 8/11, Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc  số 179, Nguyễn Văn Thương, P. 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Liên hệ: (HN) 0888 598 102 và (TP. HCM) 0888 698 102.
  • Bệnh viện Nhân dân 115: Bệnh viện Nhân Dân 115 là một trong những đơn vị y tế hàng đầu trên địa bàn TP. HCM. Người bệnh khi đến khám tại đây đều phản hồi tích cực với đội ngũ nhân viên, bác sĩ chuyên khoa cũng như chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Địa chỉ bệnh viện: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, thuộc quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Liên hệ: 028 3865 4249.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường từ lâu đã là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân xương khớp và thoát vị. Nhắc đến Đỗ Minh Đường thì không thể không nói đến bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang đã có lịch sử hơn 150 năm với sự kết hợp của nhiều thảo dược quý. Địa chỉ của nhà thuốc: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội hoặc 100 đường D1, phường 25, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Liên hệ: (HN) 024 6253 6649 – 0963 302 349 hoặc (TP. HCM) 0938 449 768 – 0932 088 186.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng không thể xem thường. Bởi nếu người bệnh chậm trễ trong quá trình điều trị thì có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu như đau nhức hay tê bì, người bệnh nên lập tức tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và khám chữa.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

BÀI XEM NHIỀU:

Cập nhật - 12:39 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

13+ Thuốc Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Giúp Giảm Đau Nhức Hiệu Quả

13+ Thuốc Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Giúp Giảm Đau Nhức Hiệu Quả

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh xương khớp thường gặp ở vùng đốt sống lưng. Bệnh gây ra...
11+ Loại Thuốc Đặc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Bản Tốt Nhất

11+ Loại Thuốc Đặc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Bản Tốt Nhất

Nhật Bản là một quốc gia có nền y học rất phát triển. Đặc biệt các sản phẩm hỗ trợ...
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Vấn đề không thể xem thường

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Vấn đề không thể xem thường

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng cao trong những năm trở lại đây....
Hội chứng đuôi ngựa là gì? Dấu hiệu bệnh, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng đuôi ngựa là gì? Dấu hiệu bệnh, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng đuôi ngựa có tỷ lệ mắc phải thấp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến...
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh để có phương hướng điều trị phù hợp

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến, gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top