Sỏi thận

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Sỏi thận - bệnh lý đường tiết niệu phổ biến, gặp ở mọi đối tượng với nhiều triệu chứng đặc trưng liên quan đến quá trình bài tiết. Nếu không điều trị kịp thời, sỏi sẽ tăng kích thước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Cùng tìm hiểu thông tin về dấu hiệu và cách điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa

Trong cơ thể người, thận là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc thanh lọc và đào thải độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể. Nhờ quá trình thanh lọc đó, cơ thể luôn giữ được sự cân bằng giữa các yếu tố nước, điện giải và không nhiễm độc tố. Tuy nhiên, khi thận bị suy giảm khả năng hoạt động dẫn đến sự đào thải không còn được tốt.

Sỏi thận
Sỏi thận là hiện tượng lắng cặn muối hoặc chất khoáng

Lâu ngày, tình trạng này gây ra hiện tượng lắng cặn (muối, chất khoáng) tại thận và tạo thành sỏi. Tùy tình trạng và mức độ của mỗi người mà kích thước sỏi khác nhau. Ở các nước khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là Việt Nam, bệnh sỏi thận ngày càng phổ biến. Ban đầu, chúng chỉ tồn tại dưới dạng hạt sạn nhỏ, theo thời gian nếu không điều trị sẽ phát triển thành sỏi.

Bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào: niệu đạo, niệu quản, thận, bàng quang. Tùy vào thành phần và hình dạng của sỏi mà chia thành các loại sau đây:

  • Sỏi acid uric: Tình trạng này thường gặp ở người có chế độ ăn giàu protein (không kiểm soát đúng liều lượng). Đồng thời, bệnh này còn gặp ở người mắc các bệnh lý nền liên quan đến sự rối loạn lưu thông máu trong các mô, bệnh gout,...
  • Sỏi canxi: Đây là dạng sỏi phổ biến nhất của bệnh lý này, thường tồn tại dưới dạng oxalat canxi. Hợp chất này tích tụ do người bệnh ăn nhiều socola hoặc do nồng độ canxi, oxalat trong nước tiểu tăng cao.
  • Sỏi Cystin: Dạng sỏi này hiếm gặp hơn, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Tình trạng này liên quan đến yếu tố di truyền khiến thận bài tiết acid amin quá mức.
  • Sỏi Struvite: Bệnh lý này xuất hiện do đường tiết niệu bị nhiễm trùng (sỏi nhiễm trùng). Nếu sỏi này tồn tại trong thận thường có xu hướng phát triển rất nhanh và tồn tại với kích thước lớn.

Ai cũng có thể mắc sỏi thận, kể cả nam và nữ nhưng sẽ phổ biến hơn ở người có độ tuổi trên 40. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nguyên Nhân

Sỏi thận hình thành do lượng chất cặn bã tồn tại, ứ đọng tại thận, bàng quang,....do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là bệnh lý rất phổ biến nên người bệnh càng phải quan tâm đến những yếu tố nguy cơ gây sỏi để có biện pháp phòng tránh.

Cụ thể, một số nguyên nhân gây bệnh sau đây cần lưu ý:

  • Chế độ ăn uống không đảm bảo: Chế độ ăn không cân đối, quá nhiều protein, ăn mặn hoặc ăn ngọt quá ảnh hưởng không tốt đến thận và tăng nguy cơ gây sỏi. Điều dễ nhận thấy nhất với nguyên nhân này là màu nước tiểu vàng sẫm nên các chất trong đó rất dễ kết tinh thành dạng sỏi.
  • Ít uống nước: Nhiều người không có thói quen thường xuyên uống nước hoặc thậm chí chờ đến lúc thật khát mới bổ sung nước. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt cho thận vì lượng nước quá ít, không đủ để thanh lọc và đào thải chất độc ra ngoài, tạo điều kiện tạo thành sỏi.

Sỏi thận hình thành bởi chất cặn bã
Sỏi thận hình thành bởi chất cặn bã

  • Nhịn tiểu thường xuyên: Trong nước tiểu chứa một lượng chất cặn bã cần được đưa ra khỏi cơ thể. Nhịn tiểu khiến lượng chất độc hại tích tụ lại, ứ đọng lâu ngày tạo thành sỏi.
  • Ảnh hưởng của bệnh lý tại thận khác: Sỏi thận còn là triệu chứng đi kèm bởi các bệnh lý khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, ống thận nhiễm toan, tiêu chảy mãn tính, viêm ruột, phì đại tuyến tiền liệt,...
  • Lạm dụng thuốc: Sử dụng thuốc quá liều, đặc biệt là các loại thuốc Tây y là một trong những nguyên nhân nguy hiểm gây sỏi.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, thừa cân, béo phì, yếu tố di truyền, ít vận động,...cũng có thể gây ra bệnh.

Có thể thấy, các nguyên nhân gây sỏi thận hoàn toàn có thể điều chỉnh nếu người mắc phát hiện kịp thời. Do đó, chủ động đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để có nhận định chính xác là cách tốt nhất để điều trị bệnh đúng cách.

Triệu chứng

Ở những giai đoạn đầu, khi sỏi thận mới xuất hiện ở dạng hạt sạn, triệu chứng của bệnh gần như xuất hiện hoặc đã xuất hiện nhưng không đặc trưng. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này thường do khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần).

Để điều trị sớm, cần chú ý nếu thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng sau đây:

  • Lượng nước tiểu thay đổi bất thường, ít hơn nhưng người bệnh thường bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu són.
  • Cảm giác đau buốt khi tiểu (Dấu hiệu của việc sỏi đã di chuyển từ bàng quang xuống niệu quản và ngược lại).
  • Đau nhức hai bên mạn sườn, đau lưng, thậm chí lan xuống bụng dưới và bắp đùi. Cơn đau phát triển dần từ âm ỉ đến đau dữ dội tùy theo mức độ của bệnh.
  • Một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh còn bị tiểu ra máu.
  • Buồn nôn, nôn mửa do tác động tiêu cực của sỏi tới đường tiêu hóa.
  • Cảm giác ớn lạnh, tăng thân nhiệt. Triệu chứng này xuất hiện do sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng khi sỏi phát triển lớn hơn.

Ngoài các triệu chứng đặc hiệu trên, người bệnh còn xuất hiện kèm theo một số dấu hiệu khác. Do đó, để có nhận định chính xác về triệu chứng bệnh, nên chủ động đi thăm khám ngay khi có các dấu hiệu trên.

Bệnh sỏi thận nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Trả lời cho thắc mắc này, các chuyên gia y tế nhận định, bệnh sỏi thận không quá NGUY HIỂM nếu như phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Nhiều người bệnh có sỏi nhưng không xuất hiện triệu chứng và sỏi tự đào thải ra khỏi cơ thể theo ống dẫn nước tiểu.

Tuy nhiên, nếu bệnh lý này không được phát hiện sớm, để diễn tiến kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Tình trạng biến chứng nguy hiểm cần chú ý như sau:

  • Suy thận cấp tính/mãn tính: Thận bị suy giảm khả năng hoạt động lâu ngày dẫn đến tích tụ lượng nước và cặn bã dư thừa. Điều đó khiến thận bị tổn thương trầm trọng, suy yếu và khó hồi phục. Nếu để triệu chứng diễn tiến sang dạng mãn tính, việc chữa khỏi là gần như không thể. Chỉ có thể áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn, cải thiện triệu chứng.

Sỏi với kích thước lớn nhỏ khác nhau
Sỏi với kích thước lớn nhỏ khác nhau

  • Viêm đường tiết niệu: Còn được gọi là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, xảy ra sỏi thận phát triển lớn dần, cọ xát tổn thương niêm mạc đường tiết niệu. Khí đó, tình trạng nhiễm trùng xảy ra gây một số triệu chứng như đau buốt, chướng bụng, nước tiểu có mùi hôi và màu sắc bất thường.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu: Vị trí thường thấy của sỏi nằm ở bể thận hoặc đài thận. Theo thời gian, sỏi phát triển và di chuyển xuống niệu quản, đường dẫn nước tiểu. Nếu sỏi kích thước lớn sẽ bị mắc tại đây và gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Người bệnh thường xuyên đau quặn và rất khó chịu khi đi tiểu.
  • Vỡ thận - Biến chứng nguy hiểm nhất: Biến chứng này rất hiếm gặp nhưng nếu gặp sẽ rất nguy hiểm. Đa số trường hợp gặp biến chứng này đều để lại di chứng suốt đời thậm chí tử vong do không xử lý kịp thời.

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh phải chủ động đi thăm khám ngay khi có các triệu chứng bệnh. Tránh để bệnh diễn tiến kéo dài sang giai đoạn mãn tính nguy hiểm.

Chẩn đoán

Để điều trị dứt điểm hiệu quả bệnh sỏi thận, người bệnh phải đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa thận - tiết niệu. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thăm khám phù hợp để đưa ra phác đồ điều trị dứt điểm. Có thể lựa chọn chữa trị với mẹo dân gian, phương pháp Đông y hoặc Tây y tùy theo mức độ bệnh ở mỗi người.

Phương pháp chẩn đoán bệnh thận đúng cách

Với hầu hết các bệnh, để có kết quả thăm khám chính xác nhất, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp thăm khám lâm sàng và một số biện pháp cận lâm sàng khác. Trước hết, bác sĩ sẽ tìm hiểu về bệnh sử của người bệnh với một số câu hỏi như sau:

  • Đau bụng tại vị trí nào? Mức độ đau ra sao?
  • Chế độ ăn uống như thế nào? Lượng muối/đường tiêu thụ mỗi ngày?
  • Có đau tại vị trí nào khác trên cơ thể không?
  • Lượng nước tiểu và tần suất đi tiểu mỗi ngày? Màu nước tiểu? Có mùi hôi bất thường không?

Bên cạnh thăm khám lâm sàng, một số chỉ định xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra nồng độ khoáng chất lắng trong nước tiểu để đưa ra đánh giá sơ bộ về khả năng hình thành sỏi tại thận.
  • Xét nghiệm máu: Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định được lượng acid uric hoặc canxi dư thừa trong máu. Từ đó, đưa ra nhận định cụ thể về thận và quá trình hình thành sỏi tại thận.
  • Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Kết hợp với các xét nghiệm trên, bác sĩ còn chỉ định thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cần thiết như chụp CT, siêu âm. Phương pháp này giúp nhận định vị trí có sỏi và kích thước của chúng.

Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng sỏi thận của người bệnh.

Biện pháp điều trị

Thông thường, điều trị sỏi thận như thế nào còn phụ thuộc phần lớn vào kích thước viên sỏi, đặc biệt với phương pháp Tây y.

Phương pháp điều trị sỏi kích thước nhỏ

Nếu người bệnh phát hiện kịp thời ở giai đoạn đầu (sỏi còn nhỏ, chưa có triệu chứng nghiêm trọng), không cần quá lo lắng vì có thể cải thiện dễ dàng.

Một số phương pháp giảm kích thước sỏi và đưa sỏi ra khỏi cơ thể như sau:

  • Uống nhiều nước: Bổ sung nước thường xuyên, nên uống nhiều và chia đều trong ngày. Không uống quá nhiều một lúc và cũng không để khát hẳn mới bổ sung nước. Với người có sỏi tại thận, nên giữ mức nước uống tối thiểu mỗi ngày là 2-3 lít. Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu và ngăn ngừa sỏi kết tinh. Đồng thời, kết hợp với các phương pháp điều trị khác để điều trị triệt để.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nhiều trường hợp sỏi phát triển và gây đau đớn dữ dội. Để cắt cơn đau cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau, cải thiện tình trạng đau nhức. Tùy mức độ và tình trạng người bệnh mà dùng loại thuốc phù hợp, đảm bảo đúng liều tránh gây tổn thương thêm cho thận khi dùng sai hướng dẫn.
  • Dùng thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc chẹn alpha thường được ưu tiên sử dụng. Cơ chế của nhóm thuốc này là tác động đến nhóm cơ niệu quản, làm giãn cơ và đưa sỏi ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

Dùng thuốc Tây y điều trị sỏi
Dùng thuốc Tây y điều trị sỏi

Các loại thuốc Tây y nói chung cho hiệu quả điều trị nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nếu dùng sai liều lượng. Do đó, để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc mà bác sĩ chỉ định. Tránh tự ý thay đổi thuốc, ngưng thuốc, thay đổi liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Điều trị sỏi kích thước lớn

Với tình trạng sỏi phát triển nhanh, kích thước quá lớn, không thể tự đào thải ra ngoài theo đường dẫn nước tiểu. Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do sỏi phát triển lớn dần, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Một số biện pháp điều trị thường được chỉ định cho giai đoạn này như sau:

  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp phổ biến, ít gây đau đớn và hồi phục nhanh chóng. Để thực hiện, các bác sĩ chuyên môn sẽ sử dụng ống nội soi đưa vào theo đường niệu đạo, luồn qua bàng quang và niệu quản để tiếp cận sỏi. Thông qua đó, bác sĩ sẽ lấy sỏi ra khỏi cơ thể hoặc phá vỡ sỏi thành mảnh nhỏ để dễ dàng lấy ra hơn. Sau nội soi, để giảm sưng bác sĩ tiến hành đặt stent trong niệu quản.

Trường hợp người bệnh phải lọc máu
Trường hợp người bệnh phải lọc máu

  • Tán sỏi: Một phương pháp hiện đại khác thường được áp dụng trong điều trị là tán sỏi bằng sóng siêu âm. Như tên gọi, phương pháp này tận dụng năng lượng của sóng để tạo rung động phá vỡ sỏi. Nhờ đó, khi người bệnh bài tiết, các mảnh vỡ của sỏi sẽ dễ dàng được đưa ra ngoài theo đường nước tiểu.
  • Phẫu thuật mở: Thường chỉ định trong những trường hợp sỏi quá lớn, không thể áp dụng các kỹ thuật ngoại khoa khác. Bác sĩ tiến hành rạch một đường trên da tại vị trí có sỏi và lấy chúng ra khỏi cơ thể. Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, nhất là quá trình hậu phẫu nếu không được chăm sóc đúng cách.

Nhìn chung, điều trị sỏi thận kích thước lớn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên người bệnh cần hết sức chú ý. Đặc biệt, sau phẫu thuật nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Đông y chữa sỏi thận

Người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp Đông y để điều trị sỏi thận thể nhẹ đến trung bình. Theo quan điểm của y học cổ truyền, sỏi hình thành do thận hư hoặc yếu tố thấp nhiệt tấn công. Do đó, muốn điều trị hiệu quả với phương pháp này, người bệnh nên đi khám và xác định cụ thể tình trạng sỏi của mình thuộc dạng bệnh nào.

Mẹo dân gian cải thiện bệnh tại nhà

Nếu người bệnh phát hiện sỏi thận ở giai đoạn sớm khi các triệu chứng còn nhẹ, có thể lựa chọn mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng. Chú ý rằng chỉ nên áp dụng mẹo này như biện pháp hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chính. Nếu thấy triệu chứng không thuyên giảm, cơn đau tiếp tục xuất hiện nên dừng thuốc và đi thăm khám ngay.

Một số mẹo dân gian thường được chỉ định cho người bệnh như sau:

  • Bài thuốc từ râu ngô: Chuẩn bị một nắm râu ngô (khoảng 10g cho một lần sử dụng). Rửa sạch và để ráo nước, cho vào nồi cùng với khoảng 200ml nước. Đun sôi 15-20 phút để uống trong ngày (chia thành 3-4 lần) và sử dụng trong tối thiểu 10 ngày liên tiếp.
  • Mẹo điều trị với dứa: Gọt vỏ dứa, bỏ mắt dứa và cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Thêm vào bát cùng với phèn chua, hấp cách thủy trong khoảng 30 phút. Khi ăn, dùng cả phần nước và cái, duy trì tối thiểu 7 ngày để thấy được hiệu quả điều trị.
  • Đu đủ xanh trị sỏi thận: Lựa chọn quả đu đủ xanh, nên chọn quả còn nhiều nhựa, giữ nguyên vỏ, rửa thật sạch và để ráo nước. Nạo bỏ ruột, thêm muối và hấp cách thủy trong khoảng 1 tiếng. Ăn hàng ngày sau bữa chính và duy trì trong một thời gian để bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

Bị sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bất kỳ bệnh lý nào. Do đó, để cải thiện triệu chứng bệnh, nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cân đối các nhóm thực phẩm khi ăn uống. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng hình thành sỏi. Do đó, tăng cường các loại sữa, phô mai, sữa chua vào bữa ăn hàng ngày.
  • Tăng cường lượng nước mỗi ngày, có thể uống nước khoáng hoặc nước ép hoa quả hỗ trợ thanh lọc thận tốt hơn.

Uống nhiều nước lọc mỗi ngày
Uống nhiều nước lọc mỗi ngày

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm A và B6 hỗ trợ quá trình điều hòa bài tiết, ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
  • Hạn chế ăn quá nhiều protein vì chúng làm gia tăng lượng canxi, phospho quá mức trong nước tiểu, tăng nguy cơ gây sỏi.
  • Hạn chế ăn quá ngọt hoặc mặn, gây áp lực lên khả năng thanh lọc ở cầu thận và tạo sỏi.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận.
  • Hạn chế các đồ uống như rượu bia, chất kích thích như thuốc lá, đồ uống chứa caffein,...

Cách phòng ngừa

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nên việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết. Một số biện pháp phòng ngừa cần chú ý như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, duy trì thói quen uống nước thường xuyên, liên tục (tối thiểu 2-3 lít).
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sỏi thận, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Lựa chọn bài tập phù hợp để tập luyện hàng ngày, nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý tại thận.
  • Hạn chế nhịn tiểu thường xuyên.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sỏi càng sớm càng tốt.

Tham khảo: Giải pháp điều trị sỏi thận của Quân Dân 102

Phòng khám Đa khoa 102 (Trực thuộc Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân Dân 102) được biết đến là đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh bằng Đông – Tây Y kết hợp, mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị sỏi thận hiệu quả toàn diện. Theo đó người bệnh sẽ được thăm khám theo quy trình tứ chẩn trong Đông Y: Văn - Vọng - Vấn - Thiết kết hợp sử dụng một số thiết bị y tế như máy nội soi, chụp MRI,...nhằm xác định căn nguyên gây bệnh, cũng như mức độ diễn tiến của bệnh.

Chẩn đoán bệnh sỏi thận
Chẩn đoán bệnh sỏi thận

Sự kết hợp Đông - Tây y trong chẩn đoán giúp các bác sĩ phân tích đánh giá và hoàn thiện phác đồ, liệu trình bài thuốc điều trị sỏi thận phù hợp với cơ địa, thể trạng của từng đối tượng bệnh nhân.

Sau chẩn đoán, bệnh nhân Sỏi thận sẽ được điều trị bằng thuốc thảo dược. Liệu trình Sỏi thận Quân Dân 102 được phối chế bởi hơn 30 loại dược liệu quý đạt tiêu chuẩn chất lượng, có tác dụng cao trong việc bào mòn sỏi, tán sỏi, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Các vị thuốc nổi bật được sử dụng trong bài thuốc như: Thạch vĩ, Sa tiền tử, Chỉ xác, Kim tiền thảo, Chi tử, Ô dược,…

Thảo dược nổi bật điều trị sỏi thận
Thảo dược nổi bật điều trị sỏi thận

Trong quá trình ứng dụng, Liệu trình Sỏi thận được phát triển theo bộ 3 bài thuốc nhỏ gồm:

Bài thuốc Hoàn đặc trị sỏi tiết niệu

  • Thành phần: Kim tiền thảo, Thạch vĩ, Hạt chuối, Chi tử, Chỉ xác, Ô dược, Sa tiền tử, Ngưu tất, Xích thược, Hồng hoa, Râu mèo
  • Công dụng: Hành khí, hoạt huyết lợi tiểu, bài thạch, sỏi được bào mòn và đào thải từ từ.

Bài thuốc Bổ Thận Hoàn

  • Thành phần: Sinh địa, Hoài sơn, Liên nhục, Kỷ tử, Quy bản, Phá cố chỉ, Thỏ ty tử
  • Tác dụng: Bổ thận, khí hóa bàng quang, cải thiện chức năng hoạt động của thận.

Bài thuốc Giải độc hoàn

  • Thành phần: Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Khổ sâm, Bán biên liên, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ké đầu ngựa
  • Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, táo thấp, tiêu viêm, giảm đau làm lành các thương tổn ở đường tiết niệu.

Theo đó, mỗi bài thuốc nhỏ này khi được phối chế sẽ mang tính bổ trợ nâng đỡ cho nhau giúp liệu trình bài thuốc phát huy tối đa hiệu quả trong việc điều trị sỏi thận tận gốc.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp trị sỏi tại Phòng khám Đa khoa 102, bạn đọc có thể chủ động liên hệ qua:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 102 TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TỔ HỢP Y TẾ CỔ TRUYỀN BIỆN CHỨNG QUÂN DÂN 102

  • Địa chỉ: Số 7, ngách 8/11, tổ 6, đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 02439982886
  • Lịch làm việc: Từ 7h30 đến 21h00 trong ngày (tất cả các ngày trong tuần)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *