Xét Nghiệm GOT Là Gì? Thực Hiện Khi Nào Mới Cho Kết Quả Đúng?

Hiện nay, số lượng người mắc các bệnh liên quan đến gan ngày càng nhiều hơn. Xét nghiệm GOT là một phương pháp dễ thực hiện giúp đánh giá những bất thường liên quan đến gan. Từ đó giúp người bệnh có hướng điều trị phù hợp nhất, để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

Xét nghiệm chỉ số GOT có ý nghĩa quan trọng
Xét nghiệm chỉ số GOT có ý nghĩa quan trọng

Chỉ số GOT là gì?

GOT (Glutamat Oxaloacetat Transaminase) là một enzyme thực hiện việc trao đổi các amin có trong cơ thể. GOT có trong nhiều các cơ quan khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên, người ta thường chú ý đến nó ở trong các mô có tính chuyển hóa cao như tim, xương hoặc gan. GOT có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa cũng như tổng hợp các chất có trong cơ thể.

Khi cơ thể có những tổn thương, các tế bào sẽ giải phóng men này vào bên trong máu khiến các chỉ số tăng cao. GOT là một trong những enzyme được y học đưa vào trong xét nghiệm vì khả năng hoạt động tốt của nó.

[pr_middle_post]

Xét nghiệm GOT là gì?

Trong cơ thể, các enzyme trong gan có nhiệm vụ tổng hợp và chuyển hóa, được gan kiểm soát rất tốt, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Nhưng khi gan bị tổn thương, các enzyme này sẽ giải phóng vào trong máu. Lúc này, chỉ số men gan sẽ cao hơn mức bình thường và cảnh báo gan đang gặp vấn đề.

Xét nghiệm GOT là một trong những xét nghiệm hóa sinh phổ biến giúp đánh giá chính xác tình trạng, chức năng của gan.

Xét nghiệm GOT giúp đánh giá chức năng gan
Xét nghiệm GOT giúp đánh giá chức năng gan

Khi thực hiện xét nghiệm định lượng GOT, bác sĩ sẽ lấy huyết thanh hoặc huyết tương của bệnh nhân để đo lường. Bên cạnh sử dụng xét nghiệm GOT, các chuyên gia cũng có thể thực hiện đồng thời các xét nghiệm khác để đánh giá chính xác nhất tình trạng của gan.

Khi nào bạn cần làm xét nghiệm định lượng GOT?

Các bệnh lý có liên quan đến gan thường sẽ không có nhiều dấu hiệu rõ ràng và nhanh như những bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dựa vào một số triệu chứng dưới đây để có thể có tiến hành xét nghiệm GOT kịp thời. Nếu không phát hiện sớm thì khả năng điều trị dứt điểm bệnh sẽ rất thấp. Đó cũng là lý do bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Một số triệu chứng bạn cần lưu ý đó là:

  • Bạn thường xuyên bị đau bụng vùng vùng mạn sườn bên phải. Những cơn đau có thể là co thắt hoặc đau âm ỉ.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi kéo dài. Nguyên nhân là do gan có chức năng chuyển hóa glucose để cung cấp năng lượng đến các tế bào của cơ thể. Vậy nên khi chức năng gan suy giảm, cơ thể mất đi năng lượng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và thiếu sức sống.
  • Ăn uống luôn cảm thấy không ngon miệng và thường xuyên buồn nôn.
  • Da vàng đi hoặc có nổi mẩn đỏ. Nguyên nhân là do gan có chức năng thải độc cho cơ thể nên khi gan hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng đến da và xuất hiện những hiện tượng trên.
  • Nước tiểu có màu đậm hơn bình thường.
  • Người sử dụng rượu bia quá nhiều có thể ảnh hưởng đến gan.
  • Những trường hợp mắc bệnh tiểu đường.
  • Người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gan.
  • Người dùng những loại thuốc, thực phẩm gây ảnh hưởng đến gan.

[pr_middle_post]

Ý nghĩa của chỉ số GOT trong xét nghiệm

Xét nghiệm GOT có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình trạng của gan nói riêng cũng như sức khỏe nói chung. Chỉ số GOT trong máu bình thường của cơ thể con người là 20-40 UI/L. Nếu như chỉ số GOT cao sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến gan, tim…

Nếu chỉ số GOT máu tăng nhẹ thì có thể gan bị tổn thương do viêm gan virus cấp, kéo dài có thể dẫn đến tình trạng viêm gan mãn tính. Trường hợp này sẽ chưa xuất hiện vàng da và chỉ số GOT trong xét nghiệm máu tăng trong 2 tuần nhiễm bệnh. Lúc này chỉ số GOT tăng lên khoảng 5 lần, nghiêm trọng thì tế bào mô gan có thể đang bị phá hủy.

Chỉ số GOT có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe
Chỉ số GOT có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe

Đối với chỉ số GOT tăng mạnh, thường là gấp 100 lần bình thường, sẽ cảnh báo gan của bạn đang bị nhiễm độc dẫn đến viêm gan. Nguyên nhân có thể đến từ:

  • Nhiễm độc gan do uống bia, rượu.
  • Gan bị nhiễm độc do các chất hóa học.
  • Trường hợp tắc ống sỏi mật, chỉ số GOT của gan có thể tăng lên 2000 UI/L.
  • Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.
  • Các trường hợp hoại tử tế bào mô gan, xơ gan hoặc ung thư gan cũng khiến chỉ số GOT tăng lên 1000 UI/L.
  • Người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu hoặc phụ nữ có thai dùng thuốc ngừa thai cũng khiến chỉ số này tăng lên.

[pr_middle_post]

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm định lượng GOT

Trong quá trình xét nghiệm GOT, một số tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, cụ thể:

  • Quá trình lấy mẫu cũng như bảo quản mẫu không được đảm bảo dẫn đến vỡ hồng cầu.
  • Nếu bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như allopurinol, acetaminophen, trifluoperazine, metronidazol,… Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Để kết quả xét nghiệm được chính xác, đảm bảo được tình trạng chức năng gan, bạn nên tuân thủ những quy định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ những thuốc đang sử dụng để có thể có những hướng xét nghiệm phù hợp.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm GOT
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm GOT

Xét nghiệm GOT ở đâu tốt nhất?

Hiện tại xét nghiệm GOT là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất, đặc biệt là với những ai cần chẩn đoán, đánh giá chức năng gan. Người bệnh nên tìm hiểu thông tin về các cơ sở thực hiện xét nghiệm này để có kết quả chính xác, phản ánh đúng tình hình sức khỏe.

Chia sẻ

Xét Nghiệm IgG: Ý Nghĩa Khi Thực Hiện Và Một Số Lưu Ý Cần Nắm

Xét Nghiệm IgG: Ý Nghĩa Khi Thực Hiện Và Một Số Lưu Ý Cần Nắm

IgG là kháng thể có khả năng đi qua nhau thai, giúp bảo vệ thai nhi bằng khả năng miễn dịch....
Xét Nghiệm Nhóm Máu Như Thế Nào? Cách Thực Hiện Bạn Cần Biết

Xét Nghiệm Nhóm Máu Như Thế Nào? Cách Thực Hiện Bạn Cần Biết

Xét nghiệm nhóm máu là điều bất cứ ai cũng phải thực hiện để biết được nhóm máu của mình,...
Xét Nghiệm Triglycerid Là Gì? Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thực Hiện

Xét Nghiệm Triglycerid Là Gì? Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thực Hiện

Xét nghiệm triglycerid là kỹ thuật mà bất cứ ai cũng cần thực hiện trong mỗi đợt khám sức khỏe....
Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Mọi người thường nghe nói đến bệnh cholesterol cao - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, đau tim,...
Dấu Hiệu Nhận Biết Creatinin Cao Và Cách Giảm Hiệu Quả, An Toàn

Dấu Hiệu Nhận Biết Creatinin Cao Và Cách Giảm Hiệu Quả, An Toàn

Chỉ số creatinin có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chức năng của thận. Mức độ creatinin cao...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top