Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý khá phổ biến, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, dưới tác động từ lối sống thiếu khoa học khiến số lượng người mắc bệnh lý này ngày càng tăng mạnh. Vậy, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý này thế nào?

Số lượng người mắc viêm khớp vảy nến tăng mạnh và có xu hướng xuất hiện các biến chứng xấu
Số lượng người mắc viêm khớp vảy nến tăng mạnh và có xu hướng xuất hiện các biến chứng xấu

Bệnh viêm khớp vẩy nến là gì?

Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp mãn tính, được phát hiện trên những bệnh nhân bị vảy nến. Vùng khớp bàn tay, bàn chân, cổ và lưng được xem là những nơi dễ khởi phát bệnh nhất. Trong đó có tới 10 – 30% bệnh nhân vảy nến sẽ xuất hiện tình trạng viêm khớp này và tỷ lệ xuất hiện cụ thể từng trường hợp như sau:

  • Tỷ lệ viêm khớp xuất hiện sau các tổn thương do vảy nến khoảng 80%.
  • Tỷ lệ xuất hiện đồng thời cả viêm khớp và vảy nến là 15%.
  • Tỷ lệ viêm khớp sau đó mới hình thành vảy nến là 10%.

Bệnh viêm khớp vảy nến có thể phá hủy sụn, khớp khiến người mắc đối mặt với nguy cơ mất khả năng vận động. Vì vậy, người mắc bệnh lý này cần hết sức thận trọng, tránh để bệnh diễn biến nặng gây ra các hậu quả khó lường.

Nguyên nhân bệnh viêm khớp vảy nến

Nguyên nhân chính gây bệnh được cho là đến từ vấn đề hệ miễn dịch gặp trục trặc và tự tấn công các tế bào của cơ thể. Lúc này, các phản ứng miễn dịch bất thường tác động lên tế bào và mô khiến khớp sưng viêm và da phát triển quá mức.

Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp xác định được hướng điều trị chính xác
Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp xác định được hướng điều trị chính xác

Trong đó, các vấn đề là nguyên nhân chính gây nên tình trạng hệ miễn dịch gặp “lỗi” là:

  • Di truyền: Thống kê cho thấy có tới 40% người mắc viêm khớp vẩy nến đều có người thân đã từng mắc bệnh lý này. Tỷ lệ di truyền được ước tính khoảng 50% nếu cả bố và mẹ đều mắc, 16 – 20% nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc và 6 – 8% nếu ông bà hoặc anh chị mặc bệnh.
  • Thời tiết: Thời tiết cũng được xem là một trong các nguyên chính khiến bệnh khởi phát và trở nặng. Đặc biệt, với những ngày thời tiết lạnh, hanh khô được xem là thời điểm thích hợp nhất để viêm khớp cũng như vảy nến xuất hiện.
  • Tuổi tác: Theo thời gian, sức khỏe xương khớp dần suy yếu, hệ miễn dịch đi xuống từ đó tạo cơ hội để bệnh lý này tấn công, phát triển.
  • Sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá… là các chất kích thích có hại đối với sức khỏe xương khớp cũng như hệ miễn dịch của toàn bộ cơ thể. Thực tế cũng chỉ ra rằng, người sử dụng nhiều các loại chất kích thích này chính là đối tượng hàng đầu mắc viêm khớp vảy nến.
  • Mắc HIV: HIV là bệnh cơ hội khiến sức khỏe người bệnh suy giảm, hệ miễn dịch từ đó cũng đi xuống một cách nghiêm trọng. Điều này tạo cơ hội để bệnh phát triển một cách nhanh chóng.

Các triệu chứng thường gặp của viêm khớp vảy nến

Triệu chứng của bệnh lý xương khớp này khá giống với một số bệnh lý ngoài da khác vì vậy người mắc cần xem xét một cách kỹ lưỡng. Dưới đây là một số biểu hiện viêm khớp vảy nến thường gặp nhất:

  • Khớp xuất hiện tình trạng tê cứng nhất là vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
  • Đau nhức các khớp, cơn đau có xu hướng lan rộng ra các vùng lân cận nhất là gót chân, cổ tay…
  • Khớp sưng, ửng đỏ, tình trạng đau trở nặng khi người bệnh vận động mạnh.
  • Bề mặt da dày hơn, đi kèm với tình trạng khô, bong tróc vảy trắng.
  • Vảy nến ở móng tay, móng chân khiến móng bị đổi màu, lồi lên, dày lên và bị bong tróc.

Bệnh viêm khớp vảy nến có nguy hiểm không?

Vảy nến ở thể nhẹ, xuất hiện ngoài da chủ yếu khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, với trình trạng viêm khớp vảy nến có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể từ hệ thống miễn dịch đến vận động và thẩm mỹ.

Viêm khớp vảy nến gây nhiều vấn đề tiêu cực từ thẩm mỹ đến sức khỏe
Viêm khớp vảy nến gây nhiều vấn đề tiêu cực từ thẩm mỹ đến sức khỏe

Một số biến chứng khi mắc viêm khớp vảy nến mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý là:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, đau nhức khiến tinh thần người mắc dễ bị mệt mỏi. Ở một số trường hợp khác, người bệnh có thể rơi vào trạng thái mất ngủ, chán ăn, cơ thể trở nên căng thẳng, stress.
  • Gây mất thẩm mỹ: Tình trạng viêm khớp, biến dạng khớp, tróc vảy… gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy tư ti. Nếu bệnh xuất hiện tại các vùng bàn tay, mặt, cổ… thì sẽ rất khó che đậy.
  • Gặp khó khăn trong vận động: Viêm khớp vảy nến có thể khiến khớp bị biến dạng nhất là ở các vùng khớp ngón tay, ngón chân. Điều này khiến hoạt động cầm, nắm, vận động trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt, viêm khớp vảy nến còn là nguyên nhân khiến khớp sưng, phù nề, không thể duỗi thẳng hoặc khớp dính lại với nhau.
  • Biến chứng hô hấp: Viêm khớp vảy nến có thể gây viêm phổi kẽ, tổn thương phổi, hình thành các sẹo tại phổi. Từ đó, người bệnh thường xuất hiện các vấn đề như ho, khó thở, thở gấp…
  • Biến chứng tim mạch: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể khiến mạch máu trở nên dày và cứng hơn làm ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu. Điều này làm tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ… vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
  • Gây nhiều vấn đề về xương khớp: Bệnh khi không được điều trị và để kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp từ đó dẫn đến nhiều vấn đề như: Viêm khớp mắt chân, viêm khớp tay, bệnh lý viêm khớp gối tràn dịch,…

Phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác

Thông qua hoạt động chẩn đoán giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để đưa ra hướng điều trị nhanh và hiệu quả nhất. Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp vảy nến thường dùng hiện nay là:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Người bệnh được yêu cầu cung cấp thông tin về các triệu chứng, thời gian khởi phát bệnh cũng như tiền xử lý bệnh lý của bản thân và người trong gia đình. Ngoài ra, bác sĩ thông qua các quan sát thực thể để đánh giá về mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Thực hiện xét nghiệm: Thông qua các xét nghiệm, kiểm tra như sinh thiết da, tốc độ lắng của máu, xét nghiệm CRP, xét nghiệm dịch bên trong khớp… giúp bác sĩ đưa ra được kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh lý của người bệnh.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng là chụp X – Quang, MRI…

NỘI DUNG HỮU ÍCH:

Điều trị viêm khớp vảy nến thế nào hiệu quả?

Viêm khớp vảy nến là nguyên nhân khiến khớp biến dạng, bị phá hủy không hồi phục từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây tàn phế. Đây là bệnh lý khó chữa tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và ngăn cản các biến chứng xấu xuất hiện.

Sớm có biện pháp điều trị phù hợp là cách thức tốt nhất để người bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân
Sớm có biện pháp điều trị phù hợp là cách thức tốt nhất để người bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân

Dưới đây là một số hướng điều trị viêm khớp vảy nến đem lại hiệu quả chữa bệnh cao.

Trị bệnh tại nhà an toàn, tiết kiệm

Các bài thuốc dân gian được minh chứng hiệu quả qua nhiều đời, đảm bảo tính an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Nhờ vậy, ngay cả khi y học hiện đại phát triển, nhiều phương pháp trị bệnh mới ra đời thì cách thức chữa bệnh này vẫn không hề mai một.

Một số bài thuốc viêm khớp vảy nến tại nhà có thể tham khảo là:

  • Sử dụng nha đam: Nha đam đem rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài và cạo lấy phần gel bên trong. Để trị bệnh, người bệnh tiến hành bôi trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị vảy nến. Nên thực hiện đều đặn phương pháp này 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả trị bệnh cao.
  • Sử dụng trà xanh: Trà xanh có tác dụng chống Oxy hóa, kháng viêm, điều trị viêm khớp hiệu quả. Với viêm khớp vảy nến, người bệnh có thể nấu nước trà xanh để xông vùng da bị bệnh, tắm bằng nước nấu trà xanh hoặc uống nước trà xanh.
  • Sử dụng giấm táo: Giấm táo có chứa nhiều hoạt chất, vitamin giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng viêm khớp hiệu quả. Để điều trị, người bệnh chỉ cần bôi trực tiếp hỗn hợp giấm táo lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày sẽ thấy tình trạng tổn thương thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý, trị viêm khớp vảy nến tại nhà chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh ở thể nhẹ, mới khởi phát. Việc sử dụng phương pháp này khi bệnh đã trở nặng vừa không đem lại tác dụng mà còn khiến tình trạng viêm nhiễm trở nặng. Ngoài ra, trị bệnh dân gian có dược lực thấp vì vậy người bệnh không nên quá lệ thuộc vào phương pháp này.

Tây y trong điều trị bệnh

Với Tây y, bác sĩ sẽ dựa trên các chẩn đoán bệnh lý để tiến hành kê thuốc chữa đau xương khớp cho người bệnh. Đa phần các loại thuốc này sẽ tập trung làm giảm triệu chứng nhờ vậy người bệnh nhanh chóng có được cảm giác thoải mái sau một vài lần sử dụng.

Các loại thuốc thường có mặt trong phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến là:

  • Dòng thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAIDs), điển hình là Ibuprofen, Naproxen, Piroxicam…
  • Nhóm thuốc chống thấp khớp như Hydroxychloroquine, Methotrexate…
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch, ví dụ như Azathioprin, Sirolimus, Everolimus…
  • Các loại chất ức chế TNF-alpha…
Đảm bảo tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh bằng Tây y
Đảm bảo tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh bằng Tây y

Lưu ý, các loại thuốc điều trị viêm khớp vảy nến đều có khả năng làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng. Do vậy, người bệnh chỉ được mua thuốc, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên lạm dụng thuốc, với thuốc dạng gel tránh thoa quá dày làm tổn hại da.

Thuốc Đông y trị viêm khớp vảy nến

Điều trị Đông y tập trung loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ đó hỗ trợ trị bệnh tận gốc và ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát. Ngoài ra, việc được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên cũng giúp các bài thuốc Đông y đảm bảo được sự lành tính cao, phù hợp với mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Các vị thuốc điều trị viêm khớp vảy nến trong Đông y thường dùng là cao nhàu, bạch thược, sói rừng, cẩu tích… Sau khi đi vào cơ thể, các thảo dược này giúp cải thiện triệu chứng của viêm khớp, làm mát, giảm đau, tiêu viêm… Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng an thần giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Lưu ý, phương pháp chữa đau xương khớp bằng Đông y được xây dựng dựa trên nguyên nhân, triệu chứng của từng trường hợp cụ thể. Việc tự ý kết hợp các vị thuốc có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều hậu quả khôn lường.

Người bị viêm khớp vảy nến nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng luôn là vấn đề được rất nhiều người bệnh đặc biệt lưu tâm. Bởi lẽ, việc bổ sung vào cơ thể các dưỡng chất cần thiết kết hợp với thực hiện kiêng khem đầy đủ không những giúp thúc đẩy hiệu quả trị bệnh, tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn ngăn cản tình trạng bệnh tái phát trở lại.

Nhóm thực phẩm người bệnh viêm khớp vảy nến nên bổ sung là:

  • Bổ sung các loại ngũ cốc, điển hình như gạo lứt, yến mạch…
  • Tỏi là chất oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm đồng thời tăng sức khỏe của hệ thống xương khớp.
  • Nhóm thực phẩm có chứa nhiều Omega – 3, DHA như cá hồi, cá thu…
  • Các loại rau xanh giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết.
  • Bổ sung hoa quả tươi giúp cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng góp rất lớn trong việc phục hồi chức năng xương khớp
Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng góp rất lớn trong việc phục hồi chức năng xương khớp

Nhóm thực phẩm cần tránh khi mắc viêm khớp vảy nến bao gồm:

  • Các món ăn có chế biến từ thịt bò, thịt dê… cần hạn chế.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh.
  • Hạn chế dung nạp vào cơ thể các loại đồ uống có cồn ảnh hưởng xấu đến chức năng xương khớp.
  • Không sử dụng thuốc lá vừa khiến bệnh trở nặng, vừa có hại với sức khỏe của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Có thể thấy, viêm khớp vảy nến thực sự là một bệnh lý đáng quan ngại. Để ngăn cản các vấn đề tiêu cực mà bệnh lý này tác động đến sức khỏe, mỗi người cần chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể, dưới đây là một cách thức ngăn cản viêm khớp vảy nến xuất hiện được nhiều chuyên gia khuyên dùng:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, thực phẩm đóng hộp đồng thời bổ sung rau xanh, hoa quả tươi trong khẩu phần ăn.
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại cho hệ thống xương khớp cũng như toàn bộ cơ thể như rượu, bia, thuốc lá…
  • Hạn chế sử dụng các loại hóa chất độc hại, tốt nhất nên thay thế bằng các chế phẩm sinh học.
  • Dành 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhằm ngăn cản vi khuẩn phát triển.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý bất thường.

Viêm khớp vảy nến gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh và tiềm ẩn nguy cơ đe dọa khả năng vận động. Hy vọng thông qua các thông tin trên giúp người bệnh có đầy đủ các kiến thức để phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh đúng cách.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật - 10:13 Sáng , 17/05/2023

Chia sẻ

Viêm khớp háng uống thuốc gì để bệnh khỏi hoàn toàn?

Viêm Khớp Háng Uống Thuốc Gì Để Bệnh Khỏi Hoàn Toàn?

“Viêm khớp háng uống thuốc gì?” là vấn đề khiến không ít người băn khoăn, thắc mắc. Bởi trong phác...
Viêm khớp háng ở trẻ em: Mối nguy cha mẹ nên biết

Viêm Khớp Háng Ở Trẻ Em: Mối Nguy Cha Mẹ Nên Biết

Viêm khớp háng ở trẻ em tuy không phải là tình trạng có khả năng gây nguy hại đến tính...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Đau khớp háng sau sinh: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Đau Khớp Háng Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Đau khớp háng sau sinh khiến không ít chị em cảm thấy khó chịu cũng như lo lắng không biết...
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ? [Chuyên gia giải đáp]

Người Bị Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ? [Chuyên Gia Tư Vấn]

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian...

Bình luận (1)

  1. vietkien says: Trả lời

    Bệnh vẩy nến da đầu, bôi kem thì hết, hết bôi nó trở lại như thường, phải trị thuốc gì vậy Bs ơi, do không thể ra HN được nên mong Bs tư vấn hoặc bán thuốc giùm. cảm ơn nhiều

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top