Viêm khớp sụn sườn là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm khớp sụn sườn là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính nguy hiểm.

Viêm khớp sụn sườn là gì?

Khung xương sườn có cấu trúc khá chắc chắn để bảo vệ những cơ quan nội tạng như tim, phổi, các mạch máu,… Mỗi người có 12 đôi xương sườn, mỗi xương sườn sẽ được gắn và xương ức phía trước và xương cột sống phía sau. Các xương sườn gắn được vào xương ức là nhờ sụn sườn.

Viêm khớp sụn sườn (hay còn gọi là viêm sụn sườn) là tình trạng đau và căng tức ở thành ngực. Tình trạng này xảy ra là do viêm ở các khớp nối giữa sụn xương sườn và xương ức. Bất kỳ ai cũng có thể mắc viêm khớp sụn sườn nhưng phổ biến hơn là nữ giới trên 40 tuổi.

Viêm khớp sụn sườn có thể gây ra các cơn đau tức ngực ở mức độ nhẹ đến nặng. Đau nhẹ là chỉ khi chạm vào hoặc đẩy vào sụn sườn sẽ xuất hiện cảm giác đau. Đối với trường hợp nặng thì các cơn đau sẽ lan xuống hai tay hoặc đau dữ dội.

Viêm khớp sụn sườn hay còn gọi là viêm sụn sườn
Viêm khớp sụn sườn hay còn gọi là viêm sụn sườn

Nguyên nhân gây viêm khớp sụn sườn

Nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm sụn sườn thường không rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng vấn đề này có liên quan đến một số yếu tố về sức khoẻ như:

  • Thường xuyên phải lao động nặng nhọc, làm việc nặng hoặc tập thể dục thể thao ở cường độ mạnh.
  • Bị chấn thương ở vùng ngực do tai nạn giao thông hoặc vui chơi thể thao.
  • Đột ngột nâng vật quá nặng gây đau ở vùng ngực.
  • Người ho nhiều, ho kéo dài ảnh hưởng đến cơ xương vùng ngực.
  • Vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng khớp sau đó lây nhiễm sang khớp sụn sườn.
  • Khi thành ngực xuất hiện các khối u thì khớp sụn sườn sẽ bị tác động và gây viêm đau.

Ngoài ra, bệnh đau sụn sườn còn khởi phát dưới sự tác động của các yếu tố sau:

  • Nguy cơ cao bị viêm sụn sườn ở người mắc bệnh béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Người mắc bệnh ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi.
  • Người mắc bệnh rối loạn tự miễn hoặc mắc các bệnh về khớp.
  • Sức đề kháng yếu.
  • Người mắc bệnh đau sợi cơ, đã từng mắc hội chứng Tietze
Nguyên nhân gây bệnh thường không rõ ràng
Nguyên nhân gây bệnh thường không rõ ràng

Dấu hiệu mắc viêm khớp sụn sườn

Triệu chứng viêm sụn sườn thường rất giống với biện hiện đau thắt ngực do bệnh tim gây ra. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh thông qua các triệu chứng phổ biến dưới đây:

  • Người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu ở một hoặc cả hai bên ngực.
  • Cảm giác đau nhức, khó chịu ở một hoặc hai bên ngực.
  • Các cơn đau thường kéo dài trong một vài ngày hoặc thời gian kéo dài lâu hơn.
  • Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu sẽ khiến cơn đau tăng lên dữ dội.
  • Người bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở, thở gấp và thở ngắn.

Trong đó triệu chứng nổi bật nhất và thường gặp nhất là đau ngực. Những cơn đau xuất hiện ở xương sườn trên và giữa, hai bên xương ức. Vị trí thường xuất hiện các cơn đau là vùng gần xương ức, xương sườn thứ 4, 5 và 6.

Những cơn đau khớp sụn sườn có mức độ khác nhau, đôi khi cảm thấy đau nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh có cơn đau trở nên dữ dội, ngực căng tức và cơn đau lan sang các bộ phận khác. Thậm chí, các cơn đau này còn có thể lan ra sau lưng, xuống vùng bụng. Đặc biệt, khi người bệnh di chuyển kéo dài các cơn đau sẽ tăng lên nhiều hơn.

Viêm khớp sụn sườn là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Viêm khớp sụn sườn là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm sụn sườn kéo dài có nguy hiểm không?

Thực tế viêm khớp sụn sườn không phải là một bệnh lý không quá nguy hiểm. Đa số các trường hợp người bệnh bị viêm sụn sườn nhẹ thường chỉ kéo dài từ 6 – 8 tuần và tự cải thiện mà không cần điều trị. Nhưng cũng có một số bệnh nhân bị viêm sụn kéo dài trên 6 tháng. Khi này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng các biện pháp y tế.

Với đối tượng là thanh thiếu niên mắc bệnh viêm khớp sụn sườn thường dễ chuyển thành mãn tính. Tức là bệnh sẽ không thể khỏi hẳn mà có thể tái phát lại. Mặc dù là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan.

Trong các trường hợp các cơn đau dai dẳng, kéo dài người bệnh cần đến bệnh viện để triều trị sớm nhất. Vì nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc của bạn.

Phương pháp chẩn đoán

Bệnh viêm khớp sụn sườn được chẩn đoán dựa trên triệu chứng và qua thăm khám. Trong đó quan trọng là phải loại trừ được các nguyên nhân gây đau ngực khác.

Để xác định viêm sụn sườn có thể không cần thực hiện các xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng thì có thể được thực hiện các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác.

Trường hợp này một số xét nghiệm sẽ được chỉ định như đo điện tâm đồ, xét nghiệm máu, chụp X-quang. Sau một thời mà tình trạng bệnh vẫn không có cải thiện thì việc chụp X-quang là cần thiết. Xét nghiệm máu để phân biệt viêm sụn sườn với tình trạng viêm đau khớp, bệnh lý xương khớp khác.

Người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh
Người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh

Cách điều trị đau sụn sườn hiệu quả

Để điều trị viêm khớp sụn sườn có thể sử dụng nhiều biện pháp như thuốc Tây y, mẹo dân gian và thuốc Đông y. Sau khi xác định cụ thể tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Mẹo dân gian

Người bệnh có thể lựa chọn các thảo dược từ thiên nhiên để làm giảm triệu chứng viêm sụn sườn ngay tại nhà. Một số thảo dược quen thuộc dưới đây có thể giúp bạn thoát khỏi những cơn đau dai dẳng:

Cà tím

Dân gian đã sử dụng cà tím để điều trị các bệnh viêm khớp rất hiệu quả. Bởi nguyên liệu này lành tính và thường không có tác dụng phụ hay gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người bệnh.

Nguyên liệu: 1 quả cà tím lớn.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch cà tím bằng nước muối loãng, sau đó cắt thành từng khúc mỏng.
  • Đun một nồi nước lọc vừa đủ đến khi sôi thì tắt bếp, cho toàn bộ cà tím vào nồi nước này rồi đậy nắp lại.
  • Ngâm cho đến khi nguội thì chắt lấy nước rồi uống, dùng đều đặn hàng ngày đến khi thuyên giảm triệu chứng.

Gừng tươi

Gừng là một trong những gia vị quen thuộc không thể thiếu trong mỗi căn bếp của gia đình Việt. Theo Đông y, gừng có tính ấm, mùi thơm, tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau và khả năng giảm viêm rất tốt. Vì thế mà nguyên liệu này được sử dụng để điều trị viêm khớp sụn sườn hay các bệnh xương khớp khác.

Gừng là dược liệu quen thuộc dùng để chữa các bệnh lý về xương khớp
Gừng là dược liệu quen thuộc dùng để chữa các bệnh lý về xương khớp

Nguyên liệu: Khoảng 200gr gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng, đem đi giã nát rồi lấy vải mùng bọc lại.
  • Đun khoảng 2 lít nước đến khi sôi thì bỏ bọc gừng vào, vặn nhỏ lửa để nước luôn ấm.
  • Dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào nồi nước rồi đắp lên chỗ đau, mỗi lần đắp từ 30 – 45 phút, thực hiện khoảng 3 lần/ngày.

Lá lốt

Lá lốt có vị cay nồng, mùi hắc, tính ấm; tác dụng chỉ thống, tiêu viêm, hành khí. Từ lâu, dược liệu này được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến tiêu hoá và xương khớp. Điển hình là viêm khớp liên cầu, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp ức sườn, viêm sụn sườn,… Cách chữa viêm khớp sụn sườn từ lá lốt mang lại tác dụng giảm đau, tiêu viêm, tăng cường khí huyết.

Nguyên liệu: Lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Bạn nên chọn những lá già, to và còn nguyên vẹn. Sau đó đem lá lốt đi rửa sạch và để khô.
  • Bật bếp vặn lửa nhỏ, cho lá lốt lên hơ cho tới khi lá nóng. Cần chú ý không để cho lá bị cháy đen và bị co lại.
  • Dùng phiến lá lốt vừa hơ nóng đắp lên vị trí sưng đau, thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Điều trị viêm khớp sụn sườn bằng Tây y

Biện pháp điều trị viêm sụn sườn bằng thuốc Tây được nhiều người lựa chọn bởi có công dụng giảm nhanh cơn đau nhức, ức chế bệnh tiến triển nặng. Bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc phổ biến như:

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Một số thuốc thuộc nhóm này thường được chỉ định như Paracetamol, Codein, Ibuprofen, Naproxen.
  • Thuốc giảm ho: Tác dụng của nhóm này để cắt cơn ho và giảm áp lực cho sụn sườn. Những bệnh nhân bị ho liên tục và gây ảnh hưởng đến vùng ngực sẽ được chỉ định thuốc này.
  • Thuốc tiêm: Người bệnh sẽ được chỉ định tiêm giảm đau không steroid hoặc thuốc giảm đau toàn thân. Chỉ định trong trường hợp bệnh nhân quá nặng, không đáp ứng được với thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm.

Trước khi sử dụng thuốc Tây người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều lượng hoặc thay thế, lạm dụng thuốc. Trong quá trình sử dụng cần theo dõi các phản ứng của cơ thể. Nếu nhận thấy có bất cứ triệu chứng bất thường nào cần đến ngay cơ sơ y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Người bệnh sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Người bệnh sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Bài thuốc Đông y

Bệnh nhân có thể lựa chọn Đông y để chữa trị viêm khớp sụn sườn với ưu điểm là điều trị từ căn nguyên gốc bệnh. Các thảo dược Đông y còn giúp người bệnh bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng. Dưới đây là một số bài thuốc trị đau nhức xương khớp người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc 1

Bài thuốc này kết hợp các vị thuốc điều trị xương khớp thường được dùng cơ bản nhất. Tác dụng của bài thuốc sẽ giúp đánh bay các triệu chứng do viêm sụn sườn gây ra.

Nguyên liệu: Hồng hoa 6gr, xuyên sơn giáp 6gr, sài hồ 15gr, đương quy 9gr, đại hoàng 30gr, cam thảo 6gr, đào nhân 9gr, qua lâu căn 9gr.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc trên, đem sắc cùng 6 bát nước.
  • Đun nồi thuốc đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa lại, sau đó đun tiếp trong 20 phút.
  • Bạn chắt lấy nước thuốc uống ngay khi còn ấm, sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2

Các vị thuốc được sử dụng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng nhức mỏi do các bệnh lý về xương khớp gây ra. Ngoài ra, bài thuốc này còn hỗ trợ sức khỏe xương khớp rất tốt cho người cao tuổi.

Ngày càng nhiều người lựa chọn thuốc Đông y chữa viêm sụn sườn
Ngày càng nhiều người lựa chọn thuốc Đông y chữa viêm sụn sườn

Nguyên liệu: Bột linh dương 0,6gr, tang chi 20gr, xích thược 15gr, nhẫn đông đằng 20gr, bạch thược 15gr, quế chi 6gr, tri mẫu 10gr, phòng phong 9gr.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả nguyên liệu của thang thuốc đi rửa thật sạch rồi để ráo.
  • Sắc thang thuốc cùng với 6 bát nước rồi đun nhỏ trong thời gian 20 phút.
  • Chắt lấy nước thuốc rồi uống làm 2 lần/ngày.

Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Bài thuốc này có tác dụng tán hàn, khu phong, thông kinh lạc nên tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh. Với người bệnh bị viêm khớp sụn sườn thì đây là bài thuốc phù hợp, giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh.

Nguyên liệu: Phòng phong, ngưu tất, gối hạc, vương cốt đằng,…

Cách thực hiện: Dùng sắc nấu uống theo thang tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh mà thầy thuốc sẽ có chỉ định phù hợp.

Viêm khớp sụn sườn nên ăn gì, kiêng gì?

Câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân viêm khớp sụn sườn là nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị bệnh. Chế độ ăn uống có ý nghĩa quan trọng với người bệnh và giúp tránh được bệnh nặng hơn.

Thực phẩm nên ăn

Bệnh nhân viêm sụn sườn thường dễ bị mất cảm giác ăn uống ngon miệng, chán ăn, như vậy khó đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Do đó, người bệnh cần ăn uống lành mạnh và cân bằng giữa các nhóm thực phẩm. Thực đơn ăn uống cân bằng rất quan trọng trong việc duy trì cân nặng vừa phải để giảm áp lực lên sụn khớp. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên có trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình:

  • Ăn nhiều món canh nước xương ống và sụn sườn, trong thành của chúng rất giàu glucosamine và chondroitin. Tác dụng của hợp chất này giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.
  • Tăng cường ăn các loại rau xanh tươi, ngũ cốc, trái cây tươi.
  • Bổ sung thêm trong thực đơn các loại cá giàu acid béo Omega-3 như cá ngừ, cá thu, cá cơm, cá hồi,…
  • Thực phẩm giàu vitamin E như mầm lúa mạch, đậu tương, vừng, đỗ, lạc, hạt hướng dương. Những thực phẩm này mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả.
  • Ăn nhiều các gia vị có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn như tỏi, gừng.
Chế độ ăn uống khoa học giúp đẩy nhanh quá trình điều trị
Chế độ ăn uống khoa học giúp đẩy nhanh quá trình điều trị

Thực phẩm cần kiêng khi bị viêm khớp sụn sườn

Người bệnh cần kiêng một số thực phẩm trong quá trình điều trị viêm khớp sụn sườn để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Theo một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chất béo có thể khiến tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn. Theo đó người bệnh cần hạn chế những thực phẩm giàu axit béo omega-6 và chất béo bão hoà.

Bên cạnh đó người bệnh cần hạn chế một số thực phẩm như đồ hộp, đồ ăn nhanh, các chất kích thích, bơ động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…

Người bệnh viêm khớp sụn sườn nên chữa ở đâu?

Viêm khớp sụn sườn kéo dài gây đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy mà nhiều người bệnh thắc mắc không biết bị viêm khớp sụn sườn nên chữa ở đâu an toàn, hiệu quả. Một số địa chỉ uy tín và hiệu quả trong việc điều trị bệnh dưới đây sẽ là gợi ý hữu ích cho người bệnh.

  • Bệnh viện Bạch Mai: Đây là đơn vị hàng đầu về các vấn đề xương khớp. Bệnh viện này sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, khoa xương khớp với đầy đủ các phòng chức năng hiện đại. Người bệnh có thể liên hệ theo địa chỉ số 78 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội – Điện thoại 024 3869 3731.
  • Bệnh viện Xương khớp Quân Dân 102: Đây là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng Đông y có biện chứng để điều trị bệnh lý xương khớp. Quy trình thăm khám được thiết khoa học, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Bệnh nhân được khám Tây y sau đó tiếp tục chuyển sang thăm khám bằng Đông y và nhận phác đồ điều trị cuối cùng. Địa chỉ bệnh viện tại số 7/8/11 đường Lê Quang Đạo, Nam Từ Liêm, Hà Nội – Điện thoại 0888 598 102 và số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Bình Thạnh, TP HCM – Điện thoại 0888 698 102.
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Bệnh viện có một viện trực thuộc chuyên về chấn thương chỉnh hình gồm 4 khoa chính. Đó là Chấn thương và chỉnh hình tổng hợp, Phẫu thuật khớp, Chấn thương chi trên và vi phẫu, Chấn thương và chỉnh hình xương cột sống. Địa chỉ bệnh viện tại số 1 Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội – Điện thoại 096 775 16 16.
  • Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường: Địa chỉ rất nổi tiếng trong làng y học cổ truyền với bài thuốc gia truyền Xương khớp Đỗ Minh. Bài thuốc chính là bí quyết điều trị hiệu quả các bệnh lý về xương khớp của Đỗ Minh Đường trong đó có viêm khớp sụn sườn. Người bệnh liên hệ theo địa chỉ tại 37A/97 đường Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội – Điện thoại 0984 650 816 và số 100 Đường D1, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM – Điện thoại 0932 088 186.
Chủ động thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm khớp sụn sườn
Chủ động thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm khớp sụn sườn

Cách phòng ngừa bệnh

Mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp để ngăn chặn nguy cơ mắc phải viêm khớp sụn sườn. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý về cách phòng bệnh sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, trong đó đặc biệt quan tâm đến canxi và vitamin D.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm có thể gây kích hoạt phản ứng viêm, khiến tình trạng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần tập luyện với cường độ phù hợp, nên trao đổi với bác sĩ về việc thiết lập chế độ rèn luyện.
  • Tránh làm việc quá sức, hạn chế mang vác đồ nặng, đứng ngồi sai tư thế.
  • Khi ngủ tránh nên nằm sấp để tránh tạo áp lực nên phần sụn sườn gây ra tình trạng đau nhức.
  • Khi trời trở lạnh cần giữ ấm cơ thể, không để cơ thể bị nhiễm lạnh vì có thể gây ra đau nhức.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đảm bảo ngủ đủ 8 – 10 tiếng vào ban đêm và nên có giấc ngủ ngắn từ 10 – 15 phút vào buổi trưa.
  • Thăm khám xương khớp định kỳ, nhất là đối tượng người cao tuổi. Khi phát hiện ra bệnh lý sớm và điều trị kịp thời sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Những thông tin trên đây đã cung cấp kiến thức về bệnh viêm khớp sụn sườn, cách điều trị phù hợp và biện pháp phòng ngừa. Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hằng ngày. Mỗi người cần chủ động theo dõi sức khoẻ của mình để sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh để chữa trị kịp thời.

BÀI XEM NHIỀU:

Cập nhật - 10:29 Sáng , 17/05/2023

Chia sẻ

Top 16 cách trị đau khớp gối tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Top 16 cách trị đau khớp gối tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Các cách trị đau khớp gối tại nhà đang trở thành xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn trong...
Top 6+ bài thuốc Đông y chữa xương khớp hiệu nghiệm nhất

Top 6+ Bài Thuốc Đông Y Chữa Xương Khớp Hiệu Nghiệm Nhất

Thuốc Đông y chữa xương khớp từ lâu đã được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn nhờ vào độ...
Viêm khớp mắt cá chân là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị?

Viêm khớp mắt cá chân là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị?

Viêm khớp mắt cá chân là bệnh lý về xương khớp thường gặp, xuất hiện ở nhiều đối tượng và...
Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Giải đáp từ chuyên gia

Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Giải đáp từ chuyên...

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này...
Đau khớp gối sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau khớp gối sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau khớp gối sau sinh là vấn đề khiến không ít mẹ bỉm sữa cảm thấy khó chịu và bức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top