[Giải Đáp] Viêm Khớp Cổ Chân Kiêng Ăn Gì? Nên Ăn Gì?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Chế độ dinh dưỡng phù hợp tạo nền tảng vững chắc giúp đẩy lùi bệnh tật, phục hồi tổn thương cũng như cải sức khỏe tổng thể. Bởi vậy, viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì, nên ăn gì luôn là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này và xây dựng được khẩu phần ăn phù hợp, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Giải đáp chính xác: “Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì, ăn gì tốt?”
Giải đáp chính xác: “Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì, ăn gì tốt?”

Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì?

Viêm khớp cổ chân khởi phát do tình trạng thoái hóa lớp sụn hoặc xương dưới sụn tại cổ chân. Lúc này, người bệnh xuất hiện cảm giác đau nhức, sưng đỏ nhất là khi vận động. Để khắc phục vấn đề này cũng như bảo vệ sức khỏe xương khớp, ngoài việc thực hiện điều trị tích cực, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, kiêng khem đầy đủ.

Vậy viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm người mắc viêm khớp cổ chân cần tránh sử dụng nhằm đảm bảo hoạt động trị bệnh diễn ra suôn sẻ nhất.

Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao

Chất béo có khả năng làm kích thích quá trình sản sinh các enzym tạo phản ứng viêm nhiễm khiến tình trạng viêm ở khớp trở nặng. Ngoài ra, thực phẩm nhiều chất béo có hàm lượng calo cao, khi dung nạp vào cơ thể dễ gây tích trữ Lipid tạng. Điều này được xem là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân tăng cân và làm suy giảm hiệu quả của thuốc.

Thực phẩm chứa Glycemic

Nghiên cứu y khoa cho thấy, thực phẩm chứa Glycemic có khả năng làm kích thích phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể. Đi kèm với đó, nhóm thực phẩm này khi sử dụng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trữ nước, đầy bụng, tăng cân khiến xương khớp chịu áp lực lớn.

Thực phẩm chứa nhiều Glycemic gây kích ứng tình trạng viêm nhiễm trở nặng
Thực phẩm chứa nhiều Glycemic gây kích ứng tình trạng viêm nhiễm trở nặng

Với đặc tính này, thực phẩm chứa Glycemic được xem là một trong đáp án hàng đầu cho thắc mắc: “Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì?”. Trong đó, một số cái tên điển hình nằm trong nhóm thực phẩm này bao gồm lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch…

Thực phẩm chứa Protein không lành mạnh

Nhóm thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng cao tuy nhiên lại tiềm ẩn nguy cơ gây lắng đọng Acid Uric tại các khớp, các chi. Điều này làm khởi phát tình trạng đau, nhức ổ khớp và dần hình thành viêm khớp.

Ngoài ra, thực phẩm chứa protein không lành mạnh cũng khiến người bệnh dễ tăng cân từ đó tạo áp lực đè nén nên các khớp, ảnh hướng đến quá trình phục hồi tổn thương. Cụ thể, nhóm thực phẩm chứa protein không lành mạnh mà người mắc viêm khớp cổ chân không nên dùng phải kể đến là thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt chó…

Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì?

Solanin tiềm ẩn nguy cơ tạo nên các phản ứng sinh lý bất lợi cho cơ thể. Cụ thể, hoạt chất này kích thích quá trình viêm nhiễm tại ổ khớp, làm tổn thương nghiêm trọng hơn khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp. Vì vậy, trong quá trình trị viêm khớp cổ chân, người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm có hàm lượng Solanin cao như cà chua, măng chua, ớt, các loại dưa muối…

Xem thêm

Các chế phẩm từ sữa

Các chế phẩm từ sữa có hàm lượng calo cao, dễ khiến người bệnh tăng cân. Ngoài ra, hàm lượng Casein dồi dào trong nhóm thực phẩm này có thể gây nên phản ứng viêm tại các mô xung quanh ổ khớp. Vì vậy, trong quá trình điều trị viêm khớp cổ chân, người bệnh được khuyến cao nên hạn chế việc sử dụng cá chế phẩm từ sữa như phô mai, bánh ngọt, bơ…

Các chế phẩm từ sữa là đáp án cho thắc mắc: “Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì?”
Các chế phẩm từ sữa là đáp án cho thắc mắc: “Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì?”

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là nhóm thực phẩm nằm trong danh sách những món đồ ăn mà người bị viêm khớp cổ chân cần kiêng. Mặc dù nội tạng động vật là một trong những món ăn ngon, kích thích vị giác tuy nhiên lại chứa hàm lượng lớn chất đạm mà cơ thể không chuyển hóa hết được. Lượng đạm dư thừa này sẽ lắng đọng tại các chi khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Đồ ăn chế biến sẵn

Đồ ăn chế biến sẵn có chứa hàm lượng chất phụ gia cao, tiềm ẩn nguy cơ khiến quá trình viêm nhiễm diễn ra mạnh mẽ hơn. Đồng thời, trong thành phần của nhóm thực phẩm này còn chứa một lượng chất bảo quản nhất định, có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Ngoài ra, đồ ăn chế biến sẵn không thể cung cấp đẩy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, không chỉ trong giai đoạn mắc bệnh mà với người bình thường cũng không nên sử dụng loại thực phẩm này quá thường xuyên.

Đồ ăn cay nóng

Tương tự như các loại thực phẩm được nêu ở trên, đồ ăn cay nóng cũng là tác nhân làm gia tăng tình trạng kích thích quá trình viêm nhiễm tại ổ khớp trở nặng. Ngoài ra, dòng thực phẩm này còn ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, làm sức khỏe bệnh nhân sa sút, vì vậy người bệnh cần chú ý tránh sử dụng.

Đồ ăn cay nóng ảnh hưởng xấu đến hoạt động điều trị nói riêng và sức khỏe tổng thể của người bệnh nói chung
Đồ ăn cay nóng ảnh hưởng xấu đến hoạt động điều trị nói riêng và sức khỏe tổng thể của người bệnh nói chung

 Bắp và các chế phẩm từ bắp

Nghiên cứu đánh giá thực tế cho thấy, người sử dụng nhiều bắp trong chế độ ăn hằng ngày có tỷ lệ viêm nhiễm cao hơn so với người khác. Cụ thể, khi sử dụng bắp, bệnh viêm viêm khớp chân sẽ xuất hiện các triệu chứng như tăng cường độ đau và xảy ra phản ứng viêm tại chỗ. Do đó, để ngăn chặn các vấn đề tiêu cực, người bệnh không nên ăn bắp hoặc các chế phẩm từ bắp.

Đồ ăn có nhiều muối

Người bị viêm khớp cổ chân không nên ăn muối. Bởi lẽ, hàm lượng natri và clorua cao có trong muối ăn sẽ làm tăng quá trình bài tiết canxi qua đường nước tiểu. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động điều trị và phục hồi tổn thương tại ổ khớp. Ngoài ra, các loại đồ ăn mặn cũng không tốt đối với sức khỏe tổng thể của con người.

Các chất kích thích có hại

Các chất kích thích có hại là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa dưỡng chất và đào thải độc tố trong có thể. Ngoài ra, nhóm chất này còn ảnh hưởng đến hệ tim mạch, huyết áp, khả năng co bóp của tim và gây bít tắc đường thở.

Tránh sử dụng các chất kích thích khi mắc viêm khớp cổ chân là điều cần thiết
Tránh sử dụng các chất kích thích khi mắc viêm khớp cổ chân là điều cần thiết

Đồng thời, khi dung nạp vào cơ thể nhóm chất này sẽ kích thích các phản ứng viêm nhiễm và suy giảm hiệu quả dùng thuốc. Vì vậy, dù với người bình thường hay mắc bệnh thì cũng nên tránh xa các loại chất kích thích có hại.

Viêm khớp cổ chân nên ăn gì?

Thực phẩm có tác dụng hỗ trợ chữa viêm đau khớp cổ chân rất hiệu quả. Do đó ngoài việc chấp hành tốt hoạt động kiêng khem, bệnh nhân viêm khớp cổ chân nên chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe và tăng hiệu quả phục hồi tổn thương. Cụ thể, dưới đây là nhóm thực phẩm người bệnh nên dùng.

Thực phẩm chứa nhiều omega 3-6-9

Sử dụng thực phẩm giàu omega 3-6-9 sẽ làm giảm quá trình hình thành các gốc tự do có hại cho cơ thể. Đồng thời, chúng còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm phù nề, kích thích quá trình sản sinh sụn và chất nhầy của ổ khớp. Nhờ vậy, người bệnh có thể tăng được sự linh hoạt cho các khớp và cải thiện được quá trình vận động.

Một số loại thực phẩm có hàm lượng omega 3-6-9 cao như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, hạt chia, hạt óc chó,… Tuy nhiên, để đảm bảo không làm phát sinh tình trạng dư thừa dưỡng chất, người bệnh chỉ nên sử dụng nhóm thực phẩm này 2 – 3 lần/tuần.

Thực phẩm chứa Beta Caroten

Beta Caroten là tiền chất của vitamin A, có khả năng chống lại các gốc tự do, ức chế quá trình oxy hóa và khắc phục các tổn thương tại tế bào xương – sụn. Đi kèm với đó, hoạt chất này còn hỗ trợ sáng mắt, đẹp da và tăng cường sức đề kháng. Người bệnh có thể hấp thụ Beta Caroten thông quá sử dụng các thực phẩm như cà rốt, gấc, đậu nành…

Beta Caroten giúp chống lại các gốc tự do, tăng cường khả năng phục hồi xương - sụn
Beta Caroten giúp chống lại các gốc tự do, tăng cường khả năng phục hồi xương – sụn

Dầu oliu

Dầu oliu chứa omega 3 và Oleocantha có khả năng ức chế quá trình sinh trưởng của các enzym gây viêm nhiễm. Ngoài ra, thực phẩm này còn được sử dụng trong việc ngăn ngừa tình trạng loãng xương, bảo vệ khả năng vận động linh hoạt của ổ khớp. Do đó nếu người bệnh viêm khớp cổ chân hoặc viêm khớp cổ tay đang tìm một loại chất béo lành mạnh thì có thể tham khảo sử dụng dầu oliu.

Các loại gia vị có tính ấm

Gia vị có tính ấm như tỏi, nghệ, gừng… đều được minh chứng mang lại khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Đồng thời, chúng còn phát huy hiệu quả trong ngăn chặn quá trình oxy hóa, kích thích người bệnh ăn ngon miệng từ đó cải thiện hệ miễn dịch và thúc đẩy hiệu quả trị bệnh.

Các loại rau xanh

Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết cho hoạt động phát triển và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Việc sử dụng rau xanh hàng ngày vừa hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cải thiện chất lượng hệ thống xương và tăng khả năng đào tại độc tố, thanh lọc cơ thể.

Theo đó, một số loại rau xanh người mắc viêm khớp cổ chân nên có trong khẩu phần ăn hàng ngày là rau bina, súp lơ, hành tây, cải xoăn…

Hoa quả tươi

Tương tự như rau xanh, hoa quả tươi chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào mà cơ thể không tự tổng hợp được. Nhờ vậy, hoa quả tươi cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Hoa quả tươi bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Hoa quả tươi bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Một số loại hoa quả tươi mà người bệnh nên sử dụng như là lựu, việt quất, mâm xôi, dâu tây… Ngoài ăn trực tiếp, người bệnh có thể chế biến các loại trái cây này thành nước ép hoa quả hoặc sinh tố.

Lưu ý khi bị viêm khớp cổ chân

Bên cạnh những thực phẩm dành cho người viêm khớp cổ chân, để đảm bảo hiệu quả điều trị và phục hồi, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tiến hành thăm khám khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh và tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.
  • Không tự ý dùng thuốc, thay đổi liều lượng dùng hoặc kết hợp các loại thuốc với nhau.
  • Tránh mang vác nặng, vận động mạnh trong suốt quá trình trị bệnh.
  • Tránh giữ một tư thế quá lâu làm chậm khả năng phục hồi tổn thương.
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể ở trong trạng thái stress hoặc thiếu ngủ.
  • Thực hiện các bài tập nhằm tránh khớp bị co, cứng khó vận động.
  • Khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý thích hợp.
  • Tiến hành tái khám định kỳ nhằm xác định mức độ hồi phục và thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố được đặc biệt quan tâm trong quá trình điều trị các vấn đề về xương khớp nói riêng và bệnh lý nói chung. Hy vọng, với những thông tin chi tiết về viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì, nên ăn gì sẽ giúp bạn đọc xây dựng được khẩu phần ăn phù hợp và sớm lấy lại sức khỏe.

Bài viết liên quan

Cập nhật - 2:31 Sáng , 02/06/2023

Chia sẻ

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì? Phải làm sao?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì? Phải làm sao?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo cấu trúc xương khớp đang...
Lá lốt chữa viêm khớp

Công dụng của lá lốt chữa đau khớp ai cũng nên biết!

Lá lốt là loại cây đặc biệt quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người. Không chỉ được sử...
[Góc chuyên gia] Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

[Chuyên gia giải đáp] Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không và nên bắt đầu điều...
Đau khớp gối ở trẻ em do đâu, biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp gối ở trẻ em do đâu? Các biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp gối ở trẻ nhỏ không đơn giản chỉ là các triệu chứng đau nhức thông thường mà còn...
Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Là Gì? Chẩn Đoán & Cách Điều Trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng bệnh lý chủ yếu gây ra bởi vi khuẩn và nấm men, có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top