Viêm họng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm họng ở trẻ em là bệnh lý có thể xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc khi lây nhiễm từ người mang mầm bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến hệ hô hấp vô cùng nguy hiểm.

Viêm họng ở trẻ em là gì?

Trẻ em bị viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm, tổn thương do tác động của virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. So với người trưởng thành, trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng kém, cơ thể ít có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường xung quanh.

Trẻ em có sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh
Trẻ em có sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh

Theo các chuyên gia, tùy theo mức độ, tình trạng mà viêm họng trẻ em được chia thành 2 loại chính:

Viêm họng cấp

Với viêm họng cấp, trẻ thường chỉ mắc bệnh trong thời gian từ 3 – 4 ngày rồi dần thuyên giảm. Ngoài cảm giác đau vùng họng, một số triệu chứng như ho, sốt cao, nổi hạch ở cổ, khàn tiếng cũng gây nhiều khó chịu khi trẻ bị viêm họng.

Từng đốt hạt nhưng không khỏi, cô Nguyễn Thị Nga đã "chiến thắng" viêm họng hạt chỉ nhờ 1 liệu trình THANH HẦU BỔ PHẾ THANG tại Nhất Nam Y Viện. Xem ngay lá thứ tay xúc động của cô Nga và những trải lòng về hành trình đấu tranh với bệnh tật.

Tùy mức độ bệnh mà viêm họng cấp có phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không tùy tiện cho trẻ sử dụng các loại thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm họng kéo dài trên 10 ngày, thường tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Thông thường, trẻ thường mắc viêm họng mãn với hai dạng chính gồm viêm họng hạt và viêm họng mủ:

  • Với viêm họng hạt: Khi mắc đau họng, do niêm mạc họng bị viêm nhiễm khiến các lympho hoạt động quá mức dẫn tới các hạt nhỏ hình thành trong họng. Bệnh thường gây đau nhức, khó chịu cho người mắc phải.
  • Với viêm họng mủ: Tình trạng viêm họng ở trẻ kéo dài khiến các tế bào lympho bị tổn thương dẫn tới mủ trắng xuất hiện trong họng. Bệnh thường không gây nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời, đúng cách. Ngược lại, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi,…

Những nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ thường gặp

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới viêm họng ở trẻ. Theo thông tin được cung cấp bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm họng trẻ em là do sức đề kháng kém, không thể chống chọi với virus, vi khuẩn như vi khuẩn phế cầu, liên cầu khuẩn nhóm A,… đến từ môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể mắc bệnh do một số nguyên nhân khác như:

  • Bị dị ứng với các tác nhân đến từ môi trường sống như khói thuốc, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất,…
  • Khi ngủ mở miệng, đặc biệt khi ngủ trong phòng điều hòa khiến trẻ hít phải không khí khô gây rát họng, lâu ngày dẫn đến viêm họng.
  • Trẻ bị nướu răng, nấm miệng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng

Với trẻ em, các triệu chứng của bệnh viêm họng thường khá rõ ràng, dễ nhận biết. Tiêu biểu trong số đó là một số dấu hiệu như:

  • Trẻ đột ngột sốt cao trên 38 độ C, người mệt mỏi, khóc nhiều, chán ăn.
  • Ho khan hoặc ho có đờm, ho lâu dẫn đến khàn tiếng.
  • Sổ mũi, khó thở, thở khò khè do có đờm.
  • Soi họng sẽ thấy họng sưng đỏ hoặc xuất hiện đốm trắng quanh vòm họng.
  • Một số trường hợp có thể bị nổi hạch ở cổ.
  • Đặc biệt với trẻ sơ sinh, phụ huynh nên chú ý quan sát thể trạng của bé nhiều hơn để phát hiện bệnh và đưa trẻ thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế.

Trẻ bị viêm họng có gây nguy hiểm không? Sốt cao có sao không?

Thông thường, viêm họng ở trẻ là bệnh lý phổ biến, không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng cách. Nếu thực hiện đúng phương pháp điều trị, bệnh có thể khỏi hẳn sau từ 7 – 10 ngày.

Viêm họng ở trẻ có thể kèm theo sốt cao
Viêm họng ở trẻ có thể kèm theo sốt cao

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm họng có thể đi kèm với tình trạng sốt. Nếu sốt cao trong thời gian ngắn, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Khi trẻ sốt viêm họng kéo dài kèm theo một số triệu chứng dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

  • Sốt cao liên tục, không hạ khi dùng thuốc hạ sốt và có thể bị co giật.
  • Trẻ có dấu hiệu khó thở, thở gấp hoặc kèm theo co rút lồng ngực.
  • Xuất hiện chảy mủ ở một hoặc hai tai.
  • Trẻ có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần/ngày.

TÌM HIỂU NGAY:

Tìm hiểu phương pháp điều trị trẻ bị viêm họng hiệu quả

Khi trẻ bị viêm họng, phụ huynh có thể cân nhắc giữa nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay, có 3 phương pháp chính được áp dụng gồm các bài thuốc dân gian, sử dụng thuốc Tây y và sử dụng thuốc Đông y.

Điều trị viêm họng ở trẻ em bằng mẹo dân gian tại nhà

Việc sử dụng các mẹo dân gian có khả năng mang đến hiệu quả cao trong trường hợp trẻ bị đau họng dạng nhẹ. Khi kiên trì thực hiện, tình trạng đau họng sẽ được cải thiện đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Phụ huynh có thể tham khảo một số bài thuốc thường dùng và cho hiệu quả tốt như:

  • Quất chưng mật ong: Bạn hãy sử dụng khoảng 5 quả quất chín vừa, rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt. Sau đó, thêm mật ong và chưng cách thủy hỗn hợp trong vòng 15 phút. Khi nguội, bạn hãy cho trẻ uống khoảng 2 thìa cà phê, ngày uống từ 2 – 3 lần.
  • Lá hẹ chưng đường phèn: Bài thuốc này phù hợp với trẻ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt cho hiệu quả an toàn với trẻ dưới 1 tuổi. Người dùng chỉ cần sử dụng vài lá hẹ chưng với đường phèn trong 15 phút để lấy nước uống 2 – 3 lần/ ngày.
  • Trà gừng: Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, giã nhỏ và đun sôi cùng nước. Sau đó, bạn cho trẻ uống 1 chén nước gừng, thực hiện từ 2-3 lần/ngày. Do nước gừng có vị cay hơi khó uống, thế nên bạn có thể pha thêm một chút mật ong để dễ uống hơn.
Sử dụng trà gừng giúp trị viêm họng hiệu quả
Sử dụng trà gừng giúp trị viêm họng hiệu quả

An toàn, lành tính là ưu điểm của cách chữa viêm họng bằng thuốc dân gian. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của những cách thức này khá chậm, đòi hỏi sự kiên trì khi thực hiện và chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Nếu thấy bệnh tình không suy giảm, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, phụ huynh có thể cân nhắc chuyển sang phương pháp điều trị bằng Tây y.

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm họng ở trẻ

Việc sử dụng thuốc Tây đơn giản, tiện lợi lại có hiệu quả cao trong thời gian ngắn nên được rất nhiều phụ huynh tin dùng. Khi trẻ bị viêm họng, một số loại thuốc thường được sử dụng gồm có:

  • Các loại thuốc được sử dụng khi trẻ viêm họng sốt, giúp giảm đau và hạ sốt hiệu quả gồm Paracetamol, Acetaminophen, Aspirin,…
  • Thuốc kháng sinh được kê thường thuộc hai nhóm thuốc là beta – lactam như Amoxicillin, Cephalexin và nhóm thuốc macrolid như Erythromycin, Clarithromycin.
  • Thuốc xịt viêm họng cho khả năng làm mát cổ họng, giảm đau được sử dụng cho bé trên 3 tuổi.
  • Viên ngậm hoặc siro được sử dụng khi điều trị viêm họng ở trẻ với mục đích làm dịu cổ họng, giảm ho khi trẻ có dấu hiệu ho nhiều.

Bởi thuốc Tây y có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ hoặc dẫn đến nhờn thuốc khi sử dụng không đúng cách. Do đó, phụ huynh cần mua, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của các y, bác sĩ. Tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc khi không rõ tình trạng bệnh của trẻ để tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra ngoài ý muốn.

Sử dụng thuốc Đông y trong điều trị viêm họng ở trẻ em

Thuốc Đông y tập trung khắc phục các triệu chứng bệnh để cải thiện, đẩy lùi bệnh hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. So với thuốc Tây y, thuốc Đông y có tác dụng chậm hơn nhưng an toàn và lành tính hơn. Hiện nay, các bài thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng gồm có.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng 4g mỗi vị cát cánh, cam thảo; 12g mỗi vị hoàng cầm, tang bạch bì; 6g thiên hoa phấn; 16g sa sâm sắc với 1 lít nước. Khi thuốc cạn còn khoảng 200ml nước là dùng được, ngày chia thành 2 lần uống (sáng và tối).
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 16g mỗi vị sa sâm, sinh địa; 6g xạ can; 2g cam thảo; 12g mỗi vị kê huyết đằng, mạch môn, thạch hộc, tang bạch bì sắc với 1,2 lít nước. Khi thuốc cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp và chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng 10g mỗi vị cam thảo, nhân sâm; 8g hoàng liên; 12g mỗi vị ngưu bàng tử, bạch linh, bạch thược, cát cánh, hoàng cầm, phòng phong, thăng ma sắc với 1,2 lít nước. Khi thuốc cạn còn khoảng 200ml thì dừng lại và chia thành 2 – 3 lần tùy ý.
Nhiều bài thuốc Đông y được sử dụng trong điều trị viêm họng
Nhiều bài thuốc Đông y được sử dụng trong điều trị viêm họng

Lưu ý: Các bài thuốc trị viêm họng ở trẻ trên chỉ có tính chất tham khảo, phụ huynh tuyệt đối không tự mua và áp dụng bài thuốc tại nhà. Hãy đưa trẻ đến các phòng khám Đông y uy tín, chất lượng để được tư vấn và cắt thuốc điều trị phù hợp.

Bé sốt viêm họng nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến tình trạng viêm họng ở trẻ em. Khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm đúng cách sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh. Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên ăn và cần kiêng mà phụ huynh nên lưu ý để áp dụng cho đúng.

Nhóm thực phẩm nên sử dụng khi trẻ bị viêm họng

Cảm giác đau, khó chịu vùng họng thường khiến trẻ cảm thấy chán ăn dẫn đến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Phụ huynh nên động viên trẻ ăn nhiều, chủ yếu tập trung vào các loại thực phẩm sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như ổi, dưa hấu, cam, xoài, bưởi…
  • Các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm như tôm, cua ngao, sò, nghêu, ốc cũng khá tốt cho trẻ trong giai đoạn trị bệnh.
  • Uống nhiều nước, ngoài nước lọc cần sử dụng nhiều các loại nước trái cây, sữa.
  • Cho trẻ ăn thức ăn dạng mềm để làm dịu vùng họng như súp, cháo…
Nên bổ sung hoa quả vào thực đơn trong quá trình điều trị viêm họng ở trẻ
Nên bổ sung hoa quả vào thực đơn trong quá trình điều trị viêm họng ở trẻ

Nhóm thực phẩm không nên sử dụng khi bé viêm họng

Để tránh gây tổn thương vùng họng cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc trị viêm họng ở trẻ em, phụ huynh cần tránh cho trẻ sử dụng một số thực phẩm sau đây:

  • Hạn chế sử dụng những món ăn chiên, rán chứa nhiều dầu mỡ trong giai đoạn này.
  • Không cho trẻ sử dụng những thực phẩm cứng dễ gây tổn thương vùng họng như hạt hạnh nhân, hướng dương, một số loại ngũ cốc.
  • Đồ ăn ngọt như socola, bánh ngọt cũng cần hạn chế bởi sẽ gây kích thích niêm mạc họng và làm suy giảm sức đề kháng của trẻ.
  • Không sử dụng đồ uống có gas hay đồ uống lạnh, tránh nguy cơ bệnh tiến triển thành viêm họng mãn tính.
Đồ uống có gas không phù hợp sử dụng khi trẻ bị viêm họng
Đồ uống có gas không phù hợp sử dụng khi trẻ bị viêm họng

Biện pháp phòng ngừa viêm họng ở trẻ em

Do viêm họng là bệnh lý thường gặp ở trẻ, dễ tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Do đó, cha mẹ cần chú ý các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, súc miệng, rửa mặt bằng nước muối sinh lý.
  • Sử dụng khẩu trang cho trẻ khi đi ra đường để phòng tránh khói bụi. Khi về nhà cần rửa tay, chân bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ vào mùa lạnh.
  • Trong những ngày hanh khô nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí.
  • Sử dụng điều hòa vào mùa nóng đúng cách, nên duy trì mức độ trong phòng trên 26 độ C.
  • Nếu sử dụng quạt khi ngủ, không hướng quạt trực tiếp vào vùng mặt của trẻ, nên hướng vào tường hoặc dưới chân. Ngoài ra, có thể để quạt quay nhẹ, giúp trẻ không tiếp xúc trực diện với hướng gió từ quạt.
  • Tập cho trẻ thói quen ăn nhiều hoa quả, rau xanh và uống nhiều nước lọc để tăng cường sức đề kháng. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm, đồ uống lạnh để tránh viêm họng ở trẻ.
  • Giữ môi trường sống xung quanh đảm bảo sạch sẽ, hạn chế cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các tác nhân gây dị ứng.
  • Khi trẻ đùa nghịch ra nhiều mồ hôi, bố mẹ tuyệt đối không tắm cho trẻ ngay lập tức mà cần đợi khoảng 15-30 phút.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín và tắm nhanh trong những ngày trời lạnh tránh để trẻ ngâm mình quá lâu trong nước. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng 1-2 giọt tinh dầu gừng, khuynh diệp khi pha nước tắm giúp giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Hình thành thói quen luyện thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh viêm họng ở trẻ em. Nếu trẻ đang gặp bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bố mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh những đáng tiếc xảy ra ngoài ý muốn.

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM

Cập nhật - 10:24 Sáng , 11/08/2023

Chia sẻ

Mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị viêm amidan, viêm họng và được hơn 40.000 người bệnh tin dùng, Thanh hầu bổ phế thang đã được nhiều đơn vị báo chí uy tín như Người Đưa Tin, Đời sống pháp luật,... đưa tin giới thiệu. ĐỌC NGAY!
Viêm họng hạt uống thuốc gì? Top các loại thuốc cho hiệu quả tốt nhất

Viêm Họng Hạt Uống Thuốc Gì? Top Thuốc Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính quá phát, bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không...
Đốt viêm họng hạt là gì? Quy trình thực hiện và bảng giá chi tiết nhất

Đốt viêm họng hạt là gì? Quy trình thực hiện và bảng giá chi tiết...

Đốt viêm họng hạt là giải pháp sử dụng nhiệt điện, tia laser làm tiêu các hạt viêm ở thành...
TOP 18 Thuốc Trị Viêm Họng Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay

TOP 18 Thuốc Trị Viêm Họng Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị viêm họng, tuy nhiên không phải loại nào cũng...
Uống nước đá có gây viêm họng không? Chuyên gia giải đáp

Uống Nước Đá Có Gây Viêm Họng Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Uống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo...
Đau họng uống gì? TOP 10 loại nước giúp “đánh bay” viêm họng

Đau Họng Uống Gì? 10+ Loại Nước Giúp Giảm Đau Viêm Họng

Đau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top