Viêm họng liên cầu khuẩn: Đặc điểm, dấu hiệu và biện pháp điều trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm họng liên cầu khuẩn là một trong những loại viêm họng cấp thường gặp. Bệnh có mức độ nghiêm trọng và dễ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết có liên quan đến căn bệnh này.

Thế nào là viêm họng liên cầu khuẩn?

Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng do ảnh hưởng của liên cầu khuẩn Streptococcus, trong đó tiêu biểu là liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A. So với viêm họng do virus, viêm họng do liên cầu khuẩn thường tiến triển nhanh, mức độ nặng hơn nên cần được phát hiện sớm và điều trị y tế trong ít nhất 10 ngày.

Liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây bệnh
Liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây bệnh

Mặc dù viêm họng do liên cầu khuẩn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả vẫn là ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 -15 tuổi. Liên cầu khuẩn có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua đường hô hấp hoặc dùng chung dụng cụ cá nhân.

Ngoài ra, một số nghiên cứu được thực hiện trước đây cũng chỉ ra rằng, liên khuẩn này có xu hướng phát triển mạnh hơn vào thời điểm mùa thu và mùa xuân nên mọi người cần đặc biệt chú ý và tích cực phòng tránh trong giai đoạn này.

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng do liên cầu

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng liên cầu là do cơ thể bị nhiễm liên cầu khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trực tiếp hoặc do bạn có sự tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh. Ngoài nguyên nhân trên, một số yếu tố cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc viêm họng liên cầu khuẩn như:

  • Những người vệ sinh kém như ít rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, lười tắm rửa hàng ngày.
  • Tiếp xúc gần với những bệnh nhân mắc các viêm nhiễm đường hô hấp đặc biệt khi hệ miễn dịch suy giảm.
  • Sinh sống hoặc làm việc trong điều kiện môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với người hút thuốc.

Một số dấu hiệu điển hình của bệnh

Khi nhiễm liên cầu khuẩn, viêm họng thường khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh chóng với đầy đủ những triệu chứng cơ năng, tổn thương thực thể và các triệu chứng toàn thân cụ thể như sau:

  • Người bệnh viêm họng liên cầu khuẩn cảm thấy nóng rát, đau họng đặc biệt là khi nuốt. Đôi khi, cảm giác đau di chuyển lên tai và xuất hiện hạch đau ở cổ, triệu chứng tương tự như bệnh viêm họng hạt.
  • Sốt cao trên 38 độ C kèm theo cảm giác ớn lạnh, rét run, đau đầu và cơ thể mệt mỏi. Với trẻ em sẽ quấy khóc nhiều, biếng ăn và khó ngủ.
  • Kiểm tra vùng họng sẽ thấy những dấu hiệu như sưng amidan, xuất hiện lớp bựa trắng quanh amidan hoặc toàn niêm mạc cổ họng. Bên cạnh đó, phần lưỡi gà, màn hầu, trụ sau và trụ trước có thể bị xung huyết đỏ, hạch vùng góc hàm bị sưng và thành sau họng xuất hiện các hạt lympho kích cỡ khác nhau.
Người bệnh xuất hiện nhiều dấu hiệu điển hình
Người bệnh xuất hiện nhiều dấu hiệu điển hình

Mắc viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?

So với viêm họng do virus hoặc do dị ứng, viêm họng do liên cầu khuẩn thường nguy hiểm hơn. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 10-15 ngày. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách hoặc tùy ý sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh thường kéo dài dai dẳng và có nguy cơ gây ra các biến chứng như:

  • Các bệnh nhiễm trùng hô hấp: Vi khuẩn có thể di chuyển sang nhiều cơ quan khác dẫn đến nhiều bệnh hô hấp như viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm amidan,…
  • Nhiễm trùng các cơ quan lân cận: Không dừng lại ở hệ hô hấp, liên cầu khuẩn còn có khả năng lây lan xa đến các cơ quan khác dẫn đến nguy cơ gây bệnh Osler, viêm thận và viêm hạch mủ.
  • Nhiễm trùng huyết: Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nhiễm trùng huyết và gây nguy hiểm đến cả tính mạng người bệnh.
  • Gây nguy hiểm cho tim mạch: Một số bệnh nhân mắc viêm họng liên cầu khuẩn do không được điều trị kịp thời đã dẫn đến biến chứng liên quan đến tim mạch và hệ thần kinh và kéo dài đến suốt đời.

Do biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm và việc điều trị cũng không hề dễ dàng. Bởi vậy khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế được được điều trị kịp thời.

THAM KHẢO NGAY:

Cách chẩn đoán viêm họng liên cầu khuẩn

Để đảm bảo sử dụng đúng thuốc và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định chính xác có đang mắc bệnh hay không. Các phương pháp chẩn đoán đang được áp dụng hiện nay gồm có:

  • Tiến hành thăm khám dựa vào các triệu chứng điển hình như sốt cao, đau rát cổ họng và tổn thương thực thể ở niêm mạc họng.
  • Xét nghiệm nuôi cấy dịch bằng cách sử dụng một lượng nhỏ chất đờm/dịch trong cổ họng hoặc amidan để tiến hành nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Người bệnh sẽ có kết quả sau khoảng 2 ngày.
  • Xét nghiệm kháng nguyên để phát hiện vi khuẩn trong dịch đờm. Bạn sẽ được kết luận là mắc viêm họng liên cầu khuẩn khi có kết quả dương tính.
Thăm khám để chẩn đoán bệnh
Thăm khám để chẩn đoán bệnh

Giải pháp điều trị viêm họng do liên cầu

Để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A triệt để, người bệnh cần kiên trì cũng như áp dụng kết hợp giữa nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bạn nên kết hợp giữa giải pháp điều trị tại nhà cùng với việc sử dụng thuốc để nhận được hiệu quả cao nhất.

Cách điều trị viêm họng do nhiễm cầu khuẩn tại nhà

Khi mắc bệnh, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, các phương pháp điều trị tại nhà sẽ giảm thiểu cảm giác đau do viêm họng gây ra cũng như góp phần rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe. Một số cách trị đau họng tại nhà bạn có thể lựa chọn gồm có:

  • Sử dụng nước uống từ thảo mộc tự nhiên: Một số loại nước uống như mật ong, gừng, bạc hà, sả đều có tác dụng giảm đau rát cổ hiệu quả. Do đó, bạn nên sử dụng 1 cốc nước thảo mộc mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Cơ thể cần có sức khỏe, sức đề kháng để chống chọi với vi khuẩn hiệu quả. Do đó khi đang điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý.
  • Uống nhiều nước: Hãy đảm bảo sử dụng từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt bạn cần sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh và tuyệt đối không dùng nước đá.
  • Súc miệng bằng nước muối: Đây là cách khử trùng, sát khuẩn hiệu quả cho vùng cổ họng.
    Không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá hay mọi chất kích thích đều có thể khiến tình trạng đau rát cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn và khiến việc sử dụng thuốc điều trị giảm tác dụng.

Sử dụng thuốc điều trị từ Tây y

Khi mắc viêm họng liên cầu khuẩn, sử dụng thuốc Tây trong điều trị sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn và tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là kháng sinh và thuốc cải thiện triệu chứng.

Thuốc Tây giúp điều trị viêm họng viêm cầu khuẩn hiệu quả
Thuốc Tây giúp điều trị viêm họng viêm cầu khuẩn hiệu quả
  • Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm Penicillin, Amoxicillin, Cephalosporin, Clarithromycin, Azithromycin. Thuốc kháng sinh sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh để hạn chế lây lan sang những người xung quanh.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Efferalgan, Panadol, Aspirin… thường được sử dụng trong trường hợp này. Người bệnh có thể lựa chọn giữa dạng viên uống hoặc viên sủi để thuận tiện khi sử dụng.
  • Thuốc giảm sưng đau họng: Với những dấu hiệu như đau nhức, mệt mỏi, khó nuốt, người bệnh sẽ được kê các loại thuốc như Aleve, Advil…
    Viên ngậm trị ho: Sử dụng viên ngậm chứa các chất kháng viêm giúp làm dịu họng, giảm ho, đau rát, tránh gây tổn thương họng
  • Các loại vitamin A, C: Sử dụng vitamin kèm theo giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
    Người bệnh viêm họng liên cầu cần sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ cho đến khi điều trị dứt điểm. Tuyệt đối không ngưng sử dụng giữa chừng sẽ có thể gây nhờn thuốc và các biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm thận. Khi có dấu hiệu kháng thuốc, dị ứng thuốc, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được thay đổi thuốc.

Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn từ Đông y

Cùng với phương pháp điều trị bằng Tây y, người mắc viêm họng do liên cầu khuẩn cũng có thể lựa chọn cách thức điều trị từ Đông y với ưu điểm an toàn, lành tính hơn. Một số vị thuốc Đông y thường được sử dụng trong điều trị viêm họng liên cầu khuẩn gồm:

  • Xạ can (rẻ quạt): Đây là vị thuốc có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Đặc biệt thân cây xạ can có khả năng tiêu diệt vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà và tăng khả năng chống chọi với bệnh.
  • Bán biên liên: Vị thuốc này có vị cay, tính bình, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Thuốc được dùng trong các trường hợp sưng đau, viêm họng.
  • Bồ công anh: Giúp điều trị chứng sưng phù nề niêm mạc họng, thanh quản
  • Sói rừng: Mang khả năng chống viêm, nhiễm trùng, hạ sốt, giải độc, giảm viêm sưng.
    Người bệnh có thể sử dụng 4 vị thuốc trên để tạo thành bài thuốc Đông y trị viêm họng liên cầu khuẩn. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bạn hãy liên hệ với các phòng khám Đông y để được thăm khám và bốc thuốc.
Sói rừng là một vị thuốc Đông y có khả năng trị viêm họng hiệu quả
Sói rừng là một vị thuốc Đông y có khả năng trị viêm họng hiệu quả

Viêm họng liên cầu khuẩn ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Khi đau họng, phần cổ họng bị đau rát, viêm, sưng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Nếu vẫn duy trì thói quen ăn uống thoải mái, điều này có thể sẽ vô tình làm tổn thương đến vòm họng, dẫn đến tình trạng đau họng càng thêm nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, người mắc viêm họng do liên cầu khuẩn cần chú ý sử dụng và tránh sử dụng một số thực phẩm sau đây.

Viêm họng liên cầu khuẩn nên ăn gì?

Sử dụng đúng thực phẩm sẽ giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng như đau rát, ho,… của bệnh đau họng. Đồng thời, điều này cũng góp phần đẩy lùi các vi khuẩn có hại bên trong cơ thể.

  • Người bệnh nên ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin C như bông cải xanh, cam, ổi, kiwi, cà chua… Những thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch, làm mát, giảm đau ở cổ họng, giúp bệnh nhanh khỏi.
  • Thực phẩm giàu kẽm cũng cần được sử dụng nhiều hơn bởi thành phần này giúp tăng sức đề kháng, làm lành vết thương ở vòm họng. Kẽm có nhiều trong củ cải trắng, hàu, ốc, cải xoăn, nước dừa…
  • Nên sử dụng những món ăn mềm, mát và dễ nuốt sẽ vừa giảm cảm giác đau họng, vừa hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa. Một số món ăn bạn nên lựa chọn như cháo, súp, canh mồng tơi, canh mướp, canh bí,…
  • Thay vì nấu nướng cầu kỳ, người mắc viêm họng liên cầu khuẩn nên sử dụng nhiều món ăn luộc, mềm để bổ sung đủ dưỡng chất và vitamin giúp cơ thể mau khỏi bệnh.
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây để giúp giải độc, giảm kích ứng cho cổ họng hiệu quả.
Gợi ý thực phẩm cho người viêm họng
Gợi ý thực phẩm cho người viêm họng

Viêm họng liên cầu khuẩn không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên ưu tiên sử dụng, người bệnh cũng nên chú ý để hạn chế các thực phẩm không nên dùng trong giai đoạn mắc viêm họng do liên cầu khuẩn.

  • Không sử dụng đồ uống, thực phẩm lạnh, ướp đá bởi sẽ khiến tình trạng cổ họng tổn thương nặng hơn.
  • Đồ uống có cồn, có gas cũng cần tránh xa do dễ gây ra cảm giác nóng rát và đau buốt ở cổ họng.
  • Người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng thực phẩm được chế biến bằng cách chiên hoặc nướng bởi nguy cơ gây tổn thương cho vòm họng, khiến cổ họng bị trầy, xước nghiêm trọng.
  • Không ăn đồ chiên, rán bởi đây cũng là nguyên nhân làm kích thích niêm mạc họng.

Giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Viêm họng liên cầu khuẩn và các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khác đều có khả năng tái phát cao. Bởi vậy sau khi điều trị, người bệnh cần chú ý một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả như:

  • Đánh răng 2 lần/ngày và súc nước muối sau khi đánh răng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Sau khi điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, người bệnh nên thay bàn chải mới nhằm hạn chế nguy cơ tái nhiễm.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với những vật dụng công cộng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế tiếp xúc, không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh hô hấp.
  • Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi đến những nơi công cộng như bệnh viện, sân bay,…
  • Giữ ấm cơ thể khi đi ra đường trong những ngày trời lạnh và sử dụng máy tạo độ ẩm khi độ ẩm không khí giảm thấp đột ngột.

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh khó điều trị và dễ phát sinh các biến chứng nặng nề. Vì vậy ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Tuyệt đối không nên chủ quan xem nhẹ các dấu hiệu của bệnh mà khiến sức khỏe diễn biến xấu đi.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM

Cập nhật - 10:24 Sáng , 11/08/2023

Chia sẻ

Viêm họng trào ngược là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Viêm Họng Trào Ngược Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Viêm họng trào ngược là vấn đề nhiều người gặp phải. Ngoài đau họng, bệnh đi kèm nhiều dấu hiệu...
11+ cách chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong giúp khỏi bệnh hoàn toàn

11+ cách chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong giúp khỏi bệnh hoàn toàn

Đau họng mãn tính là bệnh thường gặp và rất khó điều trị dứt điểm. Hiện nay, cách chữa viêm...
Cắt amidan bao lâu thì hết đau? Các giải pháp giúp cơ thể nhanh hồi phục

Cắt amidan bao lâu thì hết đau? Các giải pháp giúp cơ thể nhanh hồi...

Cắt amidan là giải pháp được chỉ định khi người bệnh sử dụng thuốc nội khoa không mang lại hiệu...
Đau họng nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Đau họng nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Đau họng nên ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề cần được quan tâm bởi dinh dưỡng...
Gợi Ý 11+ Loại Thuốc Trị Đau Họng Của Nhật Bản An Toàn Nhất

Gợi Ý 11+ Loại Thuốc Trị Đau Họng Của Nhật Bản An Toàn Nhất

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cảm giác đau họng, đặc biệt khi nuốt, làm cho người bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top