Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Bố mẹ cần phải nhận biết qua những dấu hiệu, triệu chứng cơ bản để có phương pháp điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây xin gửi tới các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích nhất về viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ. 

Tìm hiểu viêm đường tiết niệu ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là bệnh lý mà niệu đạo, thận, bàng quang của trẻ bị virus, vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng đường nước tiểu. Trẻ bị viêm đường tiết niệu sẽ thấy khó chịu, buốt và đau khi đi tiểu. Trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả bé trai và bé gái
Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả bé trai và bé gái

Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên, theo một con số thống kê, tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở trẻ em gái cao gấp 5 lần so với bé trai. Đáng chú ý hơn khi thói quen ngồi bệt, chơi đùa của trẻ là một trong những nguyên nhân chính gia tăng khả năng gây bệnh. Chính bởi vậy, bố mẹ cần phải trang bị cho bản thân kiến thức về căn bệnh này để kịp thời xử lý khi trẻ mắc bệnh.

Các nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số tác nhân chính được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra:

  • Cơ thể trẻ không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Thêm vào đó, việc đóng bỉm trong thời gian dài khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển vào đường tiết niệu của trẻ.
  • Sự tấn công của vi khuẩn Enterococcus và Klebsiella pneumoniae là nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em.
  • Trẻ sinh non, thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể yếu ớt cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, vi nấm gây bệnh.
  • Trẻ mắc các bệnh như liệt bàng quang, đái tháo đường, hẹp bao quy đầu, thận hư… cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh lý viêm đường tiết niệu gia tăng.
  • Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm gia tăng nguy cơ gây bệnh như:
  • Một trong các bộ phận sinh dục thuộc đường tiết niệu bị biến dạng hoặc tắc nghẽn.
  • Cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn toàn, hệ tiết niệu còn nhiều hoạt động bất thường.
  • Dị tật bẩm sinh khiến trẻ gặp tình trạng chảy ngược nước tiểu.
  • Việc thường xuyên mặc quần áo bó sát cũng gây nguy cơ mắc viêm tiết niệu ở trẻ em.
  • Sau khi đi ngoài vệ sinh không sạch sẽ và đúng cách.
  • Trẻ đi tiểu quá nhiều hoặc nhịn tiểu quá lâu.

Dấu hiệu trẻ bị viêm đường tiết niệu là gì?

Các bậc phụ huynh phải nắm được dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ em để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị hợp lý. Vậy, dấu hiệu viêm tiết niệu ở trẻ là gì?

Những biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ có dấu hiệu sốt cao, từ 39 đến 40 độ C.
  • Da của trẻ tái xanh, không hồng hào.
  • Ngủ li bì, cơ thể mệt mỏi.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề và có những biểu hiện như buồn nôn, đi ngoài.
Trẻ sơ sinh bị viêm đường tiết niệu thường bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C
Trẻ sơ sinh bị viêm đường tiết niệu thường bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C

Dấu hiệu ở trẻ bú mẹ bị viêm niệu đạo

  • Trẻ rét run, sốt cao và khó hạ sốt.
  • Xuất hiện tình trạng nôn mửa, quấy khóc thường xuyên.
  • Bụng bị chướng, nước tiểu đục hơn bình thường và bị tiêu chảy.

Dấu hiệu viêm tiết niệu ở trẻ lớn

  • Trẻ bị sốt cao và khó hạ sốt.
  • Khi đi vệ sinh, nước tiểu có màu đục, đi tiểu bị buốt và thường tiểu rắt.
  • Bị đau tại vùng thắt lưng.
  • Môi khô, lưỡi bẩn và có mùi khó chịu ở hơi thở.

Giải đáp viêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trên thực tế, viêm đường tiết niệu ở trẻ em không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, khi hiện tượng viêm đường tiết niệu có những chuyển biến nặng, trẻ có thể gặp những nguy hiểm khó lường trước:

  • Chức năng thận bị suy giảm, nhiều trường hợp có thể bị suy thận.
  • Nước bị ứ đọng trong thận, nếu để lâu dài sẽ dẫn tới tình trạng phù nề thận.
  • Xuất hiện tình trạng áp xe ở thận.
  • Tình trạng nhiễm khuẩn huyết sẽ làm tăng nguy cơ suy gan và có thể dẫn tới tử vong.

Những biến chứng của bệnh lý hết sức nghiêm trọng. Bởi thế, các bậc phụ huynh phải để ý và quan tâm tới con nhiều hơn. Bất cứ khi nào có những triệu chứng, dấu hiệu, bố mẹ cần đưa trẻ tới những cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán viêm tiết niệu ở trẻ em

Khi thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu để tìm ra nguyên nhân chính xác. Đối với một số trường hợp thận và bàng quang bị nghi ngờ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ có chỉ định thực hiện một số kiểm tra khác như:

  • Siêu âm thận và bàng quang: Việc này giúp kiểm tra cơ quan có xuất hiện dị vật hoặc khối u bất thường không.
  • Chụp X-quang: Kiểm tra sự xuất hiện của sỏi cản quang trong đường tiết niệu.
  • Chụp CT cắt lớp hoặc cộng hưởng từ: Kiểm tra chi tiết nguyên nhân gây bệnh và mức độ viêm nhiễm.
Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho trẻ sau khi thực hiện xét nghiệm và siêu âm
Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho trẻ sau khi thực hiện xét nghiệm và siêu âm

Sau khi hoàn thành xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em. Quá trình điều trị đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ.

XEM THÊM:

Các cách chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh và sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay có khá nhiều biện pháp chữa bệnh hợp lý, an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng những phương pháp dân gian phù hợp với những trẻ đang bị ở mức độ nhẹ. Đây là biện pháp chữa bệnh tối ưu được thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả khá tốt.

Rau diếp cá

Rau diếp cá có công dụng kháng khuẩn và tiêu viêm. Các bậc phụ huynh có thể sử dụng thực phẩm này để điều trị cho trẻ ngay tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Nhặt sạch rau diếp cá, bỏ toàn bộ lá sâu rồi rửa với nước. Ngâm rau với nước muối loãng trong khoảng thời gian 5 phút để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
  • Để ráo nước rồi xay nhuyễn diếp cá và cho vào nồi đun sôi.
  • Lọc lấy phần nước và cho trẻ sử dụng mỗi ngày 1 bát. Kiên trì áp dụng trong khoảng 1-2 tuần để thấy hiệu quả điều trị bệnh.

Râu ngô

Râu ngô có công dụng giải độc, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể và ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng. Bố mẹ có thể áp dụng mẹo chữa viêm đường tiết niệu từ râu ngô để điều trị cho trẻ.

Cách thực hiện: 

  • Sử dụng 100gr râu ngô, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Đun râu ngô cùng 200ml nước. Đun nhỏ lửa để các dưỡng chất trong râu ngô ngấm ra nước.
  • Lọc lấy phần nước và cho trẻ sử dụng hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối.

Mã đề

Mã đề được biết tới là dược liệu có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, giảm viêm nhiễm đường tiết niệu.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 10gr mã đề và 2gr cam thảo. Làm sạch nguyên liệu rồi đun cùng 600ml nước.
  • Đun nhỏ lửa cho tới khi nước cạn còn 200ml và các dưỡng chất từ nguyên liệu đã ngấm ra thuốc thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước, chia thành ba lần uống và cho trẻ sử dụng ngay trong ngày.
Sử dụng mã đề có công dụng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ
Sử dụng mã đề có công dụng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ

Điều trị bằng thuốc Tây

Có thể nói, khi điều trị viêm đường tiểu niệu ở trẻ em, bố mẹ thường lựa chọn biện pháp chữa bệnh bằng Tây y. Bởi lẽ, phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh và thể trạng của bé để đưa ra phác đồ trị viêm đường tiết niệu phù hợp.

  • Thuốc Amoxicillin: Đây là thuốc kháng sinh thường được sử dụng để tiêm hoặc uống. Trẻ em chỉ nên sử dụng liều lượng 50mg/kg/ngày và chia thành 3 lần uống. Sử dụng Amoxicillin có tác dụng tiêu diệt, ức chế, ngăn ngừa vi khuẩn trong đường tiết niệu.
  • Thuốc Trimethoprim: Sử dụng loại thuốc kháng sinh này với liệu lượng 4-6mg/kg/ngày, dùng 2 lần mỗi ngày. Thuốc Trimethoprim có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu như Enterobacter, Proteus, E.Coli…
  • Thuốc Bactrim: Sử dụng 20-30mg/kg/ngày, có tác dụng kháng vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Thuốc Augmentin: Liều lượng sử dụng cho trẻ là 50mg/kg/ngày, chia làm 2 lần uống và liên tục áp dụng trong 7 đến 10 ngày.
  • Thuốc Cephalosporin IG: Trẻ em sử dụng liều lượng 50mg/kg/ngày, chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng thuốc Cephalosporin IG có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn E.coli.

Việc điều trị bằng thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ cho trẻ sử dụng thuốc khi đã thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp dùng quá ít thuốc hoặc quá lạm dụng thuốc đều khiến cơ thể của trẻ bị ảnh hưởng.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Các bài thuốc của Đông y đi sâu vào điều trị nguyên căn gây bệnh, từ đó cải thiện những triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo những bài thuốc Đông y dưới đây:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá diếp cá, rễ cỏ tranh, cẩu tích, tỳ giải, đơn đỏ, cam thảo, hồng hoa. Rửa sạch rồi sắc dược liệu với 700ml. Đun nhỏ lửa khoảng 20 – 30 phút thì tắt bếp và sử dụng. Chia lượng thuốc thành 3 lần uống và cho trẻ sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị hải kim sa, rau má, xích đồng, cam thảo, hương phụ, liên kiều, tơ hồng. Sắc các nguyên liệu với 700ml nước và đun trong khoảng 30 phút thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 lần uống và cho bé dùng trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sa nhân, tỳ giải, rễ đậu biếc, đỗ trọng, thân cù mạch. Làm sạch tất cả thảo dược rồi sắc với 1.2 lit nước. Khi nước cạn chỉ còn 400ml thì cho trẻ sử dụng. Chia thuốc thành 2-3 lần uống trong ngày, sử dụng khi thuốc còn ấm sẽ dễ uống hơn.
Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh
Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh

So với phương pháp điều trị bằng Tây y thì biện pháp Đông y có tác dụng chậm hơn. Tuy nhiên, các bài thuốc từ Đông y ít gây những tác dụng phụ và an toàn cho trẻ khi điều trị.

Trẻ bị viêm đường tiết niệu ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh ở trẻ. Vậy, trẻ bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ tốt nhất khi chữa bệnh?

Bố mẹ cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây cho trẻ:

  • Nhóm thực phẩm giàu probiotic: Probiotic là men vi sinh rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng lượng vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một số thực phẩm có chứa probiotic như: Men, sữa chua, sữa uống men sống,…
  • Thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C được xem như một tấm lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều tác nhân gây bệnh khác. Sử dụng vitamin C có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của E.coli, lọc nước tiểu độc hại ra khỏi cơ thể, làm lành những vùng bị viêm nhiễm. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây và rau củ như: Bông cải xanh, ổi, cam, quýt, kiwi…
  • Rau xanh và các loại trái cây: Nhóm thực phẩm này có nhiều các vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Ngoài ra, trong trái cây có nhiều khoáng chất, làm chậm quá trình hình thành của các gốc oxalate, cung cấp cho cơ thể lượng nước ép tự nhiên. Từ đó giúp thải độc và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan rộng.
  • Nhóm thực phẩm chứa đường D-mannose: Đường D-mannose có khả năng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn và làm lành những vùng niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra, sử dụng nhóm thực phẩm này còn ngăn ngừa sự tái phát của viêm đường tiết niệu. Một số loại trái cây có chứa hoạt chất này như: Xoài, nam việt quất, nha đam…
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể: Bố mẹ phải cho trẻ uống đủ lượng nước. Việc này giúp quá trình thải độc diễn ra nhanh hơn qua đường nước tiểu, hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh lý.
Lưu ý về chế độ ăn uống của trẻ trong quá trình điều trị bệnh
Lưu ý về chế độ ăn uống của trẻ trong quá trình điều trị bệnh

Ngoài ra, khi trẻ bị viêm đường tiết niệu, bố mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, trái cây có tính axit mạnh và đồ ngọt. Sử dụng quá nhiều nhóm thực phẩm này khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biện pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ

Để hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em, bố mẹ cần ghi nhớ những lưu ý cơ bản sau đây:

  • Tuân thủ và làm theo đúng phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra. Thường xuyên cho trẻ tái khám để kiểm tra tình hình sức khỏe.
  • Bố mẹ phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ. Đối với trẻ mặc bỉm, trẻ cần được thay bỉm thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
  • Xây dựng cho bé thói quen không nhịn tiểu, tự đi tiểu.
  • Giữ môi trường sống quanh trẻ luôn thoáng mát, sạch sẽ, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh cho trẻ.
  • Cùng trẻ tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để tăng cường sức khỏe.
  • Kết hợp chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, hợp lý để quá trình trị bệnh cho trẻ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em cần phải được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì thế, cha mẹ cần trang bị cho bản thân những kiến thức và hiểu biết về bệnh lý này để có cách xử lý phù hợp và đúng đắn nhất khi trẻ mắc bệnh.

NỘI DUNG HỮU ÍCH:

Cập nhật - 2:41 Chiều , 09/06/2023

Chia sẻ

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

“Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?” là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc...
Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là bệnh lý thường gặp ở sản phụ. Dù không quá nguy hiểm...
Khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu tốt? Top 10 địa chỉ

Khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu tốt? Top 10 địa chỉ chất lượng...

Theo các chuyên gia y tế, viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở nữ giới. Bởi vậy,...
Bật mí 11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả nhanh chóng

Bật mí 11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả nhanh chóng

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà mẹ. Bởi...
Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì nhanh khỏi? 10 loại thuốc trị viêm tốt nhất

Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì nhanh khỏi? 10 loại thuốc trị...

Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bệnh lý...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top