Viêm Da Vùng Nách Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Cập nhật: 28/03/2024

Viêm da vùng nách xảy ra ở cả nam và nữ khi mồ hôi ra nhiều ở vùng nách, tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn gây nên viêm nhiễm. Nếu không phát hiện và khám chữa kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh nên biết các triệu chứng, nguyên nhân khởi phát viêm da để sớm có phương án điều trị.

Viêm da vùng nách là gì?

Viêm da vùng nách có tên gọi tiếng Anh là Dermatitis of the armpit. Đây là hiện tượng vùng da dưới cánh tay bị nổi mụn viêm, sưng đỏ kèm theo cảm giác đau và ngứa.

Bệnh có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần, giai đoạn khởi phát mụn viêm có thể tự xẹp sau một vài ngày. Những lần sưng viêm tiếp theo sẽ nghiêm trọng hơn, mụn to hơn, có mủ. Tình trạng kéo dài khiến bệnh trở thành mãn tính, khó điều trị dứt điểm.

viem-da-vung-nach-1
Viêm da vùng nách gây nên các nốt mụn to, có quầng đỏ, đau nhức

Viêm da vùng nách được phân thành nhiều loại dựa trên nguyên nhân và biểu hiện. Một số dạng viêm da nách thường gặp gồm có:

  • Viêm da nách do dị ứng: Người bệnh bị nổi mẩn ngứa vùng da dưới nách với các nốt đỏ khô, rát, đóng vảy trắng. Tác nhân gây nên dị ứng có thể do thức ăn, bụi bẩn, lông thú nuôi hoặc dị ứng thuốc. Trường hợp này có thể nhiều vùng da khác trên cơ thể như mặt, cổ, chân tay cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự.
  • Viêm da tiếp xúc: Vùng da nách bị mất cân bằng ẩm khiến người bệnh bị ngứa, châm chích như bị kiến cắn, da bong vảy khó chịu gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc.
  • Viêm da vùng nách do tiết bã nhờn: Do nội tiết thay đổi bất thường khiến tuyến nhờn bị rối loạn, gây mùi, nổi mụn, ngứa, đau rát vùng nách.
  • Viêm da nách do nấm và vi khuẩn: Nấm Candida chính là tác nhân gây viêm nách hàng đầu. Nấm hoạt động mạnh khiến nách nổi mụn nước, có quầng đỏ xung quanh và kết thành từng mảng lớn.

Nguyên nhân gây viêm da vùng nách phổ biến

Mồ hôi ra nhiều ở vùng nách tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, bụi bẩn bám lại, sinh sôi và phát triển. Kết hợp với các yếu tố bất lợi bên ngoài gây ra viêm nhiễm, nổi mụn. Cụ thể:

  • Do thói quen vệ sinh của người bệnh: Tâm lý chủ quan và nghĩ rằng vùng da nách không phải vệ sinh quá kỹ như da mặt. Vùng da nách có cấu trúc nhiều nếp gấp, bụi bẩn, vi khuẩn dễ bám lại làm bít tắc lỗ chân lông. Nếu không được vệ sinh kỹ, vi khuẩn xâm nhập sâu tạo thành các ổ viêm nhiễm.
  • Do thời tiết nắng nóng: Thông thường vào mùa hè nách sẽ ra nhiều mồ hôi hơn bình thường, tuyến nhờn cũng hoạt động mạnh hơn khiến vùng da nách luôn ẩm ướt. Nếu không mặc đồ thông thoáng và vệ sinh sạch hàng ngày thì rất dễ bị viêm da vùng nách vào thời điểm này.
  • Vùng da nách bị tổn thương do cạo, nhổ lông: Thói quen cạo, nhổ lông nách vô tình khiến lỗ chân lông to ra, da bị tổn thương, xây xát về mặt khiến vi khuẩn, nấm có cơ hội tấn công gây viêm nhiễm. Một số trường hợp vi khuẩn hoạt động mạnh gây bội nhiễm trên diện rộng.
  • Nang lông bị nhiễm trùng: Trường hợp này do vi khuẩn tụ cầu vàng ký sinh trên lỗ chân lông gây ra. Nếu không được điều trị có thể gây ra viêm da dị ứng ở vùng nách.
  • Viêm da vùng nách do kích ứng mỹ phẩm: Đa số các sản phẩm khử mùi, sữa tắm đều chứa chất tạo mùi và thành phần hóa học. Với bệnh nhân có da nhạy cảm có thể bị kích ứng, mẩn đỏ và hình thành mụn viêm dị ứng.
  • Do thói quen mặc quần áo: Quần áo bó sát, không thông thoáng khiến mồ hôi không thoát ra được, quần áo cọ sát khiến vùng da dưới nách bị tổn thương.

Dấu hiệu nhận biết bị viêm da vùng nách

Đa số các trường hợp bị viêm da vùng nách đều có những biểu hiện cơ bản như sau:

  • Da bị mẩn đỏ do niêm mạc bị tổn thương, vùng da xung quanh sưng tấy.
  • Bệnh nhân bị ngứa kéo dài, cơn ngứa bùng phát, âm ỉ và tăng cấp độ về đêm.
  • Xuất hiện ngày càng nhiều các nốt mụn đỏ, mụn nước, một số trường hợp viêm nặng mụn sẽ lên mủ. Mụn có thể mọc đơn lẻ hoặc kết thành từng mảng lớn tùy vào cấp độ bệnh.
  • Vùng da dưới nách khô, cảm giác da căng và châm chích, nách có mùi hôi khó chịu.

Viêm da vùng nách khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cơn ngứa nhiều khi kèm theo đau nhức khiến họ không thể tập trung học tập và làm việc. Quan trọng hơn nếu không điều trị kịp thời bệnh biến chứng thành viêm da bội nhiễm khó điều trị và tốn kém hơn rất nhiều.

Viêm da vùng nách có nguy hiểm không, có bị lây nhiễm không?

Thông thường các bệnh da liễu không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm ngay từ khi khởi phát. Tuy nhiên cần phải điều trị đúng thời điểm và đúng cách, một số trường hợp bệnh nhân để nách bị viêm nhiễm nặng gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Nhẹ thì để lại sẹo, mất thẩm mỹ, nặng thì có thể gây ra viêm da bội nhiễm trên diện rộng, nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy người bệnh nên sớm đi thăm khám để xác định nguyên nhân và nhanh chóng loại bỏ căn bệnh khó chịu này.

Cách điều trị viêm da nách tốt nhất

Tùy vào mức độ và thể trạng của người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh không nên tùy ý áp dụng, tránh làm bệnh thêm trầm trọng gây khó khăn cho điều trị. Tốt nhất nên thăm khám hoặc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Một số phương pháp được áp dụng cho người bị viêm da vùng nách như sau:

Chữa viêm da nách bằng mẹo dân gian

Khi bị viêm da nách ở thể nhẹ, chưa bị bội nhiễm người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tại nhà. Lưu ý đây chỉ là cách làm giảm nhẹ các triệu chứng, không có tác dụng triệt để, vì vậy người bệnh nên kết hợp cùng với các phương pháp điều trị khác.

Mẹo dùng lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn và làm se dịu bề mặt vết thương. Trầu không được sử dụng nhiều cho các trường hợp bị viêm ngứa.

  • Nguyên liệu: 5 lá trầu không, muối ăn.
  • Thực hiện: Lá trầu không rửa sạch, giá nát cùng với một ít muối ăn sau đó đắp lên nách 10 – 15 phút. Rửa lại bằng nước sạch.

Mẹo chườm đá lạnh làm giảm sưng, đau

Trường hợp nách nổi mụn thịt to, sưng kèm theo cảm giác đau nhức, không có đầu mủ hoặc nước thì người bệnh có thể dùng cách chườm đá. Đá giúp làm hạ nhiệt, tiêu sưng, giảm đau hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Đá viên nhỏ, khăn mặt sạch.
  • Thực hiện: Khăn mặt dấp nước ẩm, cho đá viên vào bên trong rồi chườm lên vùng nách. Mỗi lần chườm từ 3 – 5 phút, di chuyển túi đá liên tục, tránh chườm đá trực tiếp hoặc chườm quá lâu khiến da bị bỏng lạnh.

Mẹo chữa viêm da nách bằng lá lốt

Lá lốt không những là một loại gia vị cho các món ăn hàng ngày mà chúng còn được sử dụng trong nhiều công thức làm đẹp, trị mụn. Bởi trong lá lốt có chứa thành phần kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn nên người bệnh có thể sử dụng lá lốt để loại bỏ các triệu chứng viêm nhiễm, triệu chứng viêm da mủ

  • Nguyên liệu: Lá lốt (khoảng 8 – 10 lá).
  • Thực hiện: Lá lốt rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước thoa đều lên nách, giữ nguyên khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian, an toàn những người bệnh cần kiên trì. Ngoài ra, khâu chuẩn bị nguyên liệu cần cẩn thận, rửa sạch bụi bẩn và tạp chất tránh gây kích ứng khi sử dụng.

Dùng các loại thuốc Tây kê đơn

Trường hợp bệnh nhân bị viêm da vùng nách bội nhiễm hoặc chuyển biến nặng thì bắt buộc phải sử dụng đến thuốc Tây. Các loại thuốc Tây kê đơn mang lại hiệu quả nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên thuốc Tây cũng có mặt hạn chế khi gây áp lực cho các cơ quan chức năng khác như gan, thận. Vì vậy cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng, không tự ý đổi thuốc hoặc dừng thuốc.

viem-da-vung-nach-chua-bang-thuoc-tay
Thuốc corticoid chữa viêm da hiệu quả nhưng cũng có nhiều rủi ro

Tùy vào tình trạng bệnh nhân bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc thuốc bôi. Các loại thuốc Tây thường được kê đơn cho người viêm da vùng nách gồm có:

  • Thuốc sát khuẩn: Dạng dung dịch bôi ngoài da như hồ nước, thuốc tím. Các loại thuốc này giúp loại bỏ vi khuẩn bề mặt, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc corticoid: Nhóm thuốc uống có chứa chất gây nghiện được dùng phổ biến để điều trị bệnh da liễu ở thể nặng. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn sâu dưới da dùng kết hợp với một số thuốc bôi khác theo hướng dẫn. Tuy nhiên không nên sử dụng nhóm thuốc này quá 10 ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.
  • Thuốc Tacrolimus: Nằm trong nhóm thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus được kê đơn cho các trường hợp viêm da dị ứng, viêm da cơ địa… Tuy nhiên, lạm dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ ác tính hóa tế bào, ung thư da cấp tính. Vì vậy người bệnh cần dùng thuốc đúng liều lượng và không dùng trong thời gian quá dài.
  • Thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc này gồm có Terfenadin, Cetirizin, Fexofenadin và một số loại khác làm giảm ngứa hiệu quả. Nhóm thuốc này có một số tác dụng phụ cho hệ thần kinh như buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt.
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Cephalosporin, Penicilin là 2 loại thuốc chống nhiễm khuẩn được sử dụng nhiều nhất. Với chức năng ngăn ngừa nhiễm khuẩn da, ức chế hoạt động của vi khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
  • Kem dưỡng ẩm da nách: Ngoài việc cấp ẩm trong kem còn chứa hoạt chất kháng lại vi khuẩn. Kem được sử dụng cho các trường hợp da khô, tróc vảy, nứt nẻ, ngứa.

Lưu ý với người bệnh khi điều trị bằng thuốc Tây: Không nên dùng thuốc trong thời gian quá dài, tuân thủ đúng liều lượng để tránh xảy ra những sự cố ngoài ý muốn.

Lưu ý chăm sóc và ngăn ngừa bệnh tái phát

Để rút ngắn thời gian điều trị và giảm thiểu tối đa những biến chứng xảy ra cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý:

  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày, đặc biệt là vùng da dưới cánh tay bằng sữa tắm có độ pH nhỏ.
  • Mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi, tránh đề quần áo cọ sát khiến da nách bị tổn thương bề mặt.
  • Không nên nhổ hoặc cạo lông nách tại nhà, đặc biệt là chị em phụ nữ. Nên triệt lông tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín để loại bỏ lông đen cứng đầu, thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Hạn chế sử dụng lăn nách, hoặc dùng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát lượng bã nhờn tiết ra ở vùng nách. Không nên ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt, bơ sữa… Bổ sung các loại rau củ, đồ ăn chứa nhiều vitamin, omega 3.

Viêm da vùng nách là một trong những bệnh da liễu thường gặp đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp như bội nhiễm, nhiễm trùng máu. Người bệnh nên nắm được dấu hiệu bệnh để sớm đi thăm khám và điều trị dứt điểm.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC