Viêm da tiếp xúc

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý về da mà nhiều người mắc phải hiện nay. Bệnh gây ra tình trạng phát ban, đỏ da, nổi sần, xung huyết, ngứa khi tiếp xúc với các chất dị ứng. Bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khiến người bệnh khó chịu. Do đó, cần đi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.

Định nghĩa

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị viêm nhiễm do tiếp xúc với chất gây dị ứng. Hoặc do một số tác nhân nhất định ngoài môi trường. Khi da bị kích ứng, sẽ có biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy và viêm nhiễm khó chịu. Đáng nói, nếu để bệnh kéo dài còn ảnh hưởng tiêu cực đối với thẩm mỹ da. Từ đó khiến người bệnh bị tự ti, gây trở ngại lớn đến tâm lý.

Tuy nhiên, bệnh viêm da tiếp xúc thường tiến triển ở mức độ cấp tính. Việc điều trị cũng không quá khó khăn như một số bệnh lý khác về da. Nếu được chữa trị tốt và chăm sóc da đúng cách, những triệu chứng sẽ thuyên giảm sau khoảng từ 1 – 4 tuần.

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Có 4 dạng bệnh chính của bệnh thường gặp gồm:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Da bị phản ứng mẫn cảm khi tiếp xúc với các yếu tố lạ, dị nguyên gây dị ứng. Lúc này, dưới da sẽ tăng sinh histamin gây kích ứng , mẩn đỏ và viêm. Bệnh nhân thường sẽ bị ngứa ngáy và phát ban.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Dạng viêm da này thường gặp nhất. Nguyên nhân do một số hoá chất độc hại.
  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Là phản ứng của da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và ánh nắng mặt trời. Tình trạng này hiếm gặp hơn, thường xảy ra ở người có da đặc biệt nhạy cảm với tia cực tím. Các triệu chứng viêm da tiếp xúc ánh sáng như da nổi mẩn đỏ, tổn thương da.
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Tình trạng bội nhiễm khởi phát do gãi mạnh trên da. Từ đó lại tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập gây viêm và hoại tử. Thể bội nhiễm là tình trạng viêm da tiếp xúc thông thường tiến triển nặng.

Nguyên nhân

Xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da là bước quan trọng, cần làm đầu tiên. Từ đó sẽ đưa ra được phác đồ điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Viêm da tiếp xúc khởi phát khi tác nhân vật lý hoặc hóa chất gây hư hại bề mặt, làm cho màng lipid da bị suy giảm. Từ đó dẫn đến tình trạng mất nước, khô ráp và suy yếu.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc còn tùy thuộc vào từng dạng bệnh
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc còn tùy thuộc vào từng dạng bệnh

Tác nhân gây bệnh lý da liễu này khá nhiều, tùy thuộc vào từng dạng bệnh mà nguyên nhân có thể khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Các tác nhân gây bệnh viêm da dị ứng chủ yếu là kim loại (vàng, đồng, niken); hóa chất (mỹ phẩm, nước rửa bát, nước tẩy rửa); đồ dùng (giày dép, vải len, quần áo); nọc độc côn trùng (kiến ba khoang, ong, muỗi); …
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc kích ứng: Bao gồm các tác nhân là dung môi, xà phòng có tính kiềm, dầu hoả, kim loại dạng lỏng, cao su, hương liệu trong hóa mỹ phẩm, …
  • Viêm da tiếp xúc do ánh sáng: Tác nhân gây bệnh là các tia có hại của ánh sáng mặt trời.
  • Viêm da bội nhiễm: Nguyên nhân do các vi khuẩn có hại.

Đối tượng bệnh lý

Bệnh viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện với bất kỳ ai, nhất là những người có sức đề kháng yếu hay cơ địa nhạy cảm. Dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh:

  • Bệnh thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.
  • Những người trên 70 tuổi dễ bị viêm da tiếp xúc do dị với các loại  thuốc kháng sinh bôi tại chỗ.
  • Những công nhân thường xuyên tiếp xúc với kim loại, hóa chất, thợ sơn, thợ làm tóc, nhân viên vệ sinh,…

Triệu chứng

Viêm da tiếp xúc sẽ có biểu hiện khác nhau trên từng người bệnh. Thường bệnh sẽ gây tổn thương trên da tương ứng với phạm vi tiếp xúc với dị nguyên.

Nếu bệnh tiến triển nặng vùng tổn thương trên da có thể lan rộng và ảnh hưởng đến các vùng da lân cận. Nhưng nhìn chung bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc sẽ có những triệu chứng điển hình như:

  • Khi mới khởi phát trên da sẽ nổi các đốm hoặc dải phát ban ở vùng da tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
  • Kích thước các nốt ban từ vài mm đến vài cm. Vùng da bị nổi nốt ban hơi phù nề so với vùng da xung quanh đó.
  • Bề mặt da sẽ nổi mụn nước, bọng nước, kèm theo mụn mủ nhỏ sau vài giờ từ lúc phát ban.

Bề mặt da của người bệnh viêm da tiếp xúc sẽ có những mụn nước nhỏ
Bề mặt da của người bệnh viêm da tiếp xúc sẽ có những mụn nước nhỏ

  • Ngứa và nóng nhẹ.
  • Mụn nước có xu hướng tự vỡ, rỉ dịch, trợt loét và hình thành vảy tiết sau khoảng vài ngày.
  • Trường hợp nặng, vùng da bị tổn thương lan rộng. Kèm theo đó là bọng nước, bọng mủ, trợt loét da, dễ viêm nhiễm và hoại tử da.

Biến chứng

Cần khẳng định viêm da tiếp xúc không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay đe doạ tính mạng con người. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy khiến bệnh nhân phải gãi, cào, dễ làm nảy sinh các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da: Việc gãi, chà xát, vệ sinh vùng viêm không tốt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Ngoài ra, nếu xử lý vùng da nhiễm trùng không tốt còn khiến vi khuẩn lan toả trong các mô mềm, xương, dây chằng, khớp và đi vào tuần hoàn máu rất nguy hiểm.
  • Viêm da thần kinh: Đây là hậu quả của việc gãi, cào trên vùng da bị viêm da tiếp xúc bệnh học. Vùng da này sẽ bị sừng hoá, liken hoá, ngứa ngáy dữ dội.
  • Sẹo vĩnh viễn: Việc cào, gãi và chà xát trên da liên tục khiến sẹo thâm hình thành. Sẹo này có thể vĩnh viễn không biến mất.
    Bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động trong đời sống, tâm lý người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn làm mất thẩm mỹ da nên gây nên tâm lý e ngại khi giao tiếp với người khác. Đồng thời, việc ngứa ngáy còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

Viêm da tiếp xúc rất dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ
Viêm da tiếp xúc rất dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ

Chẩn đoán bệnh học

Việc chẩn đoán viêm da kích ứng tiếp xúc chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng gồm hình thái, đặc điểm, vị trí ảnh hưởng,… Với trường hợp không có tổn thương điển hình, bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật chẩn đoán khác.

  • Test dị nguyên: Dùng một miếng dán có chứa dị nguyên nghi ngờ, dán trực tiếp lên da và quan sát phản ứng dị ứng của cơ thể.
  • Sinh thiết mô da: Các tổn thương của bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh chàm hoặc một số vấn đề da liễu do nhiễm trùng. Bác sĩ tiến hành sinh thiết mô da nhằm loại trừ sự hiện diện của vi khuẩn, nấm. Đồng thời xác định không có hiện tượng xốp bào.

Bệnh có điều trị được không

Viêm da tiếp xúc có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Trả lời về vấn đề này, các chuyên gia đầu ngành cho biết, viêm da tiếp xúc không phải là bệnh lý nguy hiểm. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng được chữa trị. Bệnh thường tiến triển ở mức độ cấp tính và điều trị không quá khó khăn. Thời gian để khắc phục bệnh viêm da tiếp xúc thường kéo dài từ 1 – 4 tuần, tùy theo từng mức độ của bệnh.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm

Triệu chứng của bạn?

Giải pháp điều trị

Bệnh viêm da này có thể thuyên giảm sau khi được điều trị và chăm sóc từ 5 – 7 ngày. Biện pháp cần thiết là được cách ly với yếu tố kích thích, giảm tần suất tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác. Các biện pháp điều trị viêm da tiếp xúc gồm mẹo dân gian tại nhà, thuốc Tây và thuốc Đông y.

Điều trị viêm da tiếp xúc bằng mẹo dân gian

Người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu trên da bằng những mẹo dân gian. Phương pháp này rất đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, lưu ý là các mẹo này chỉ hỗ trợ khi viêm da tiếp xúc ở mức độ nhẹ. Mức tổn thương da không có vết thương hở, mụn mủ và trợt loét.

1. Nha đam

Nha đam làm một nguyên liệu không thể thiếu trong lĩnh vực làm đẹp. Tác dụng nổi bật của cây này được biết đến như như làm dịu vết thương, làm ẩm da, chữa các vết loét lạnh hoặc mụn viêm. Nha đam còn có đặc tính làm dịu da, giảm ngứa.

Cách thực hiện:

  • Lá nha đam rửa sạch mủ, loại bỏ phần viền gai.
  • Lấy phần gel massage trực tiếp lên vùng da bị dị ứng.
  • Để như vậy trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.

2. Bột yến mạch

Trong bột yến mạch có chất avenanthramide là một loại chống viêm nhiễm tự nhiên và khả năng làm lành vết thương. Bột yến mạch thường được dùng để chữa trị chứng ngứa, khô da. Có thể dùng bột yến mạch vào nước tắm ngâm mình sẽ giúp giảm mủ, cấp ẩm và lành tổn thương.

Bột yến mạch giúp làm giảm tổn thương do viêm da tiếp xúc
Bột yến mạch giúp làm giảm tổn thương do viêm da tiếp xúc

Cách thực hiện:

  • Cho bột yến mạch vào bồn tắm đã pha nước ấm.
  • Ngâm mình trong bồn với khoảng thời gian 15 phút.

3. Dầu dừa

Dầu dừa hoặc các tinh chất dầu tự nhiên được dùng thoa lên da để làm mềm và phục hồi bề mặt da. Bên cạnh đó, dầu dừa còn cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khô ráp và nứt nẻ do viêm da tiếp xúc gây ra.

Cách thực hiện:

  • Lấy dầu dừa thoa lên da, sau đó massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút.
  • Thực hiện đều đặn hằng ngày để có được làn da như ý muốn.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm da viêm da dị ứng tiếp xúc

Để giảm tổn thương, giải quyết triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm có thể dùng thuốc Tây. Do thuốc thường có nhiều tác dụng phụ, nên người bệnh cần sử dụng đúng theo phác đồ và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc gồm thuốc bôi, thuốc uống:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Tác dụng giảm sưng, ngứa và chống dị ứng. Chỉ dùng thuốc khi tổn thương trên da đã đóng vảy và khô.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kháng sinh tại chỗ. Nếu bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm sẽ dùng Acid fusidic.
  • Thuốc uống kháng histamine: Thuốc này sử dụng cho trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc. Có tác dụng giảm các triệu chứng cơ năng và tổn thương thực thể. Ngoài ra, còn giải mẫn cảm, chống dị ứng và cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm da.
  • Thuốc corticoid đường uống: Dùng thuốc cho trường hợp bệnh nhân viêm nặng. Tác dụng của thuốc này là giảm viêm và chống dị ứng.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Thuốc được chỉ định cho trường hợp viêm da trên diện rộng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng sâu. Kháng sinh đường uống giúp phòng ngừa và tiêu diệt vi khuẩn.

Đông y chữa viêm da tiếp xúc

Theo Đông y, viêm da tiếp xúc xảy ra khi vệ khí của cơ địa không liên kết chặt chẽ. Nói một cách dễ hiểu là cơ địa của bệnh nhân nhạy cảm, da yếu nên dễ bị dị ứng/kích ứng.

Cũng theo Đông y, một nguyên nhân khác gây bệnh do khí huyết uất tụ hóa nhiệt. Do vậy, cần loại bỏ các yếu tố ngoại tà và bổ sung khí huyết, thanh nhiệt, giải độc.

Bài thuốc số 1:

Cơ thể bị tiếp xúc với các yếu tố ngoại tà sẽ dẫn đến tình trạng da khô rát, phát ban nổi mụn nước, chảy mủ, mẩn ngứa. Bài thuốc này sẽ cải thiện các triệu chứng trên. Bên cạnh đó còn tác dụng trị triệu chứng mẩn đỏ, lưỡi đỏ có rêu vàng.

Nguyên liệu: Cát cánh 6gr, kinh giới 6gr, lá tre 6gr, bạc hà 6gr, ngân hoa 8gr, liên kiều 8gr, đậu cổ 8gr, bạch truật 8gr, ngưu bàng 8gr, cam thảo 5gr, mộc thông 10gr.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất các các vị thuốc rồi để ráo.
  • Thang thuốc được sắc cùng với 600ml nước.
  • Đun sôi rồi tắt bếp, chắt nước thuốc, chia làm nhiều phần để uống đều trong ngày.
  • Thông thường mỗi ngày uống một thang thuốc hoặc dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Thuốc đông y chữa viêm da tiếp xúc
Thuốc đông y chữa viêm da tiếp xúc

Bài thuốc số 2:

Công dụng của bài thuốc này giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng ngoài da. Gồm các biểu hiện như phát ban đỏ ửng, mụn nước, mụn mủ, chảy dịch.

Nguyên liệu: Hoàng cầm 12gr, liên kiều 12gr, cát cánh 12gr, trúc diệp 12gr, tri mẫu 12gr, đan bì 12gr, hoàng liên 12gr, huyền sâm 16gr, sinh địa 16gr, sơn chi 16gr, cam thảo 4gr, tê giác 4gr.

Cách thực hiện:

  • Rửa thật sạch các vị thuốc, để ráo nước.
  • Có thể sắc thuốc bằng ấm hoặc nồi, sắc với 700ml nước.
  • Chắt lấy nước thuốc, chia làm 3 lần uống/ngày.

Bài thuốc số 3:

Đây là bài thuốc bôi, dùng bôi ngoài da vùng bị tổn thương. Thang thuốc thích hợp với trường hợp bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc có mụn nước, mụn mủ chảy dịch.

Nguyên liệu: Hoàng bá 20gr, thổ đại hoàng 20gr, sinh địa du 30gr.

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên rửa thật sạch, sau đó để ráo nước.
  • Các vị thuốc được sắc cùng 500ml nước.
  • Dùng nước thuốc bôi lên vùng da bị dị ứng.

THAM KHẢO: Giải pháp điều trị viêm da tiếp xúc của Quân dân 102

Hiện nay để điều trị viêm da tiếp xúc triệt để tận gốc, an toàn, không tái phát, Quân Dân 102 đã nghiên cứu và phát triển giải pháp Đông y có biện chứng. Đây là phương pháp có sự kết hợp tinh hoa của 2 nền y học Đông y và Tây y trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Theo đó, trong thăm khám và chẩn đoán, bên cạnh quy trình TỨ CHUẨN (Vọng - Văn - Vấn - Thiết), các bác sĩ tại Quân dân 102 còn ứng dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho xét nghiệm máu, xét nghiệm chỉ số gan thận, soi da,... Điều này giúp việc chẩn đoán trở nên dễ dàng chính xác hơn. Từ đó, các bác sĩ xác định cụ thể nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị đúng hướng nhất.

Quân dân 102 kết cả Đông và Tây y trong thăm khám viêm da dị ứng
Quân dân 102 kết cả Đông và Tây y trong thăm khám viêm da dị ứng

Trong điều trị Quân dân 102, sử dụng loại thuốc điều trị chính vẫn là thuốc Đông y để đảm bảo tính hiệu quả toàn diện và độ an toàn cao. Bài thuốc điều trị viêm da tiếp xúc của Quân dân 102 là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ, bao gồm:

  • Bài thuốc uống: Bao gồm các vị thuốc Kim ngân, Liên kiều, Thương nhĩ tử, Astiso, Nhân trần, Sa sâm, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Mạch môn,.... giúp: Bổ gan thận, thanh lọc độc tố trong cơ thể hoàn toàn, làm giảm các phản ứng viêm từ trong ra ngoài (bao gồm bong tróc, ngứa da, nổi mụn nhọt, mụn nước,...); Bổ khí dưỡng huyết tăng sinh tế bào da mới, làm nhuận da nuôi dưỡng làn da hồng hào, khỏe mạnh; Nâng cao hệ miễn dịch, ổn định cơ địa cho người bệnh, ngăn ngừa các phản ứng quá mẫn và rối loạn tấn công ngược vào tế bào khỏe mạnh gây tái viêm da.
  • Thuốc bôi da: Có sự kết hợp của các thảo dược Kinh giới, Hoàng bá nam, Hoàng liên, Mật ong, Kim ngân hoa,... giúp: Tiêu trừ tà độc tích tụ dưới da, tiêu viêm giảm đỏ rát, trừ ngứa ngáy; Chống nhiễm trùng da, ngăn ngừa viêm da lan rộng, phòng biến chứng; Cấp ẩm, làm lành da, nuôi dưỡng và tăng cường hàng rào bảo vệ da
  • Thuốc ngâm rửa: Bao gồm các vị thuốc Kim ngân hoa, Diếp cá, Kinh giới, Tía tô, Lá dâu, Trầu không, Bạc hà... Giúp: Loại bỏ các tế bào da chết, khô ráp, sần sùi; Sát khuẩn, làm sạch da, chống bội nhiễm da, ngừa biến chứng viêm lan rộng; Giúp thuốc bôi dễ dàng được hấp thụ, hiệu quả bảo vệ và nuôi dưỡng da được tối ưu.

Bài thuốc điều trị viêm da tiếp xúc của Quân dân 102 có sự điều chỉnh gia giảm tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người
Bài thuốc điều trị viêm da tiếp xúc của Quân dân 102 có sự điều chỉnh gia giảm tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người

Để tìm hiểu chi tiết về phương pháp Đông y có biện chứng và tiện cho việc thăm khám, bệnh nhân có thể đặt lịch khám trước tại đơn vị theo thông tin dưới đây:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 102 TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TỔ HỢP Y TẾ CỔ TRUYỀN BIỆN CHỨNG QUÂN DÂN 102

  • Địa chỉ: Số 7, ngách 8/11, tổ 6, đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 02439982886
  • Lịch làm việc: Từ 7h30 đến 21h00 trong ngày (tất cả các ngày trong tuần)

Lưu ý khi điều trị

Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày cho khoa học. Bởi một chế độ kiêng khem khoa học giúp tránh xa được nguy cơ bệnh trở nặng. Bên cạnh đó còn thúc đẩy hiệu quả của các biện pháp điều trị. Dưới đây là danh sách các thói quen, thực phẩm gây kích ứng mà người bệnh nên tránh.

Tránh những thói quen không tốt

Người bệnh viêm da tiếp xúc cần kiêng khem để đạt được hiệu quả trong việc điều trị. Người bệnh có thể tham khảo những thói quen cần kiêng dưới đây để góp phần đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

Tránh tiếp xúc với hóa chất

Hóa chất là dị nguyên cần tránh kể cả với da khoẻ. Khi da đang bị viêm sẽ rất nhạy cảm, dễ kích ứng nặng với hoá chất. Nhất là những hóa chất ở dạng lỏng hoặc bay hơi.

Người bệnh cần tránh một số sản phẩm nguy hiểm như nước rửa bát, nước lau nhà, bột giặt, chất tẩy rửa. Cùng các loại khác như nước hoa, keo xịt tóc, thuốc nhuộm, xăng, dầu, vôi, cao su, sơn, xi măng…

Cần hạn chế tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa
Cần hạn chế tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa

Tránh tiếp xúc với ánh nắng, không khí khô, lạnh

Ánh nắng mặt trời chứa các tia UV, tia cực tím vô cùng nguy hiểm. Khi da viêm tiếp xúc với tia cực tím có thể khiến tổn thương trầm trọng hơn, gây sẹo thâm. Nhiều bệnh nhân khi gặp ánh nắng khiến bệnh viêm tiếp xúc bùng phát mạnh hơn.
Tiếp xúc với điều kiện không khí khô, lạnh sẽ khiến da bị mất độ ẩm cần thiết. Do đó gây ra hiện tượng bong tróc da. Vì vậy mà tình trạng viêm da tiếp xúc trầm trọng hơn và cảm giác ngứa nhiều hơn.

Viêm da tiếp xúc kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và đẩy nhanh tốc độ phục hồi da. Một số thực phẩm có hại cho người bệnh như:

  • Hải sản: Gồm các loại như tôm, cá biển, ghẹ, cua, hàu, …
  • Thịt giàu đạm: Một số loại thịt động vật cần kiêng như thịt gà, thịt bò.
  • Thực phẩm muối chua: Những đồ muối chua như dưa cả, dưa cải, kim chi, …
  • Đồ cay nóng, dầu mỡ: Các loại thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng.
  • Chất kích thích: Đồ uống có cồn như rượu, bia, cafe, trà, thuốc lá.

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm tốt cho bệnh như rau củ quả chứa nhiều vitamin E, C,… Bổ sung nhiều nước lọc, nước ép trái cây, thực phẩm giàu kẽm.

Phòng tránh bệnh học

Căn bệnh viêm da tiếp xúc dễ mắc mà cũng dễ tái phát. Do đó, người bệnh cần thiết bổ sung các kiến thức về biện pháp phòng ngừa. Mọi người cần chú ý thực hiện những phương pháp phòng tránh sau đây:

  • Loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, côn trùng trong môi trường sống. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dùng các loại thuốc xịt côn trùng.
  • Khi phải tiếp xúc với các loại hoá chất cần đeo bao tay và ủng.
  • Chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đi từ ngoài đường về.
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên đã biết, đã có tiền sử dị ứng.
  • Khi đi ngoài trường nắng cần che chắn da cẩn thận, thoa kem chống nắng phù hợp với làn da.

Cần che chắn da cẩn thận khi ra ngoài
Cần che chắn da cẩn thận khi ra ngoài

  • Nên chọn sử dụng những sản phẩm chăm sóc da, chất tẩy rửa dịu nhẹ, có nguồn gốc thảo dược, tránh kích ứng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc chất bẩn. Nhất là khi lỡ tiếp xúc với côn trùng hoặc đập chết côn trùng trên da.
  • Thực hiện các phương pháp nâng cao sức đề kháng như tập luyện thể dục, thể thao, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý dễ mắc với bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh không quá khó khăn. Hãy sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh dễ tái phát lại nhiều lần, do vậy mỗi người cần chủ động thực hiện những biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.