Viêm Da Cơ Địa Ở Mông Và Những Biện Pháp Xử Lý Hiệu Quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm da cơ địa ở mông là bệnh lý phổ biến, tuy nhiên do xuất hiện ở vị trí khá nhạy cảm nên nhiều người thường có tâm lý e ngại, chỉ điều trị tại nhà. Điều này vô tình khiến bệnh trở nên trầm trọng và có xu hướng phát triển thành bệnh mãn tính gây ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống, sinh hoạt và công việc của người mắc. Để tìm ra nguyên nhân, cách điều trị cũng như biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102

Viêm da cơ địa ở mông là gì?

Mông là vùng da nhạy cảm, do được bao bọc bởi nhiều lớp vải, cộng sức ép của trọng lượng cơ thể khiến vùng da này dễ bị mắc bệnh. Trong đó, viêm da cơ địa ở mông là một trong những ví dụ điển hình.

Viêm da cơ địa ở mông là bệnh lý phổ biến dễ gặp ở người cao tuổi và trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa ở mông là bệnh lý phổ biến dễ gặp ở người cao tuổi và trẻ nhỏ

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, hình thành khi lớp da bị viêm nhiễm. Lúc này da sẽ có hiện tượng khô ráp, bong tróc, nứt nẻ so với vùng da khỏe mạnh còn lại. Có những trường hợp da có thể xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. 

Viêm da cơ địa ở mông là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở mông. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trẻ em hoặc người lớn tuổi. Khi mới xuất hiện, viêm da cơ địa trên mông chỉ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, không gây ngứa. Tuy nhiên, nếu không tiến hành điều trị, những tổn thương này sẽ nhanh chóng lan rộng và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây khó khăn cho việc chữa trị. 

Viêm da cơ địa ở mông do đâu?

Da ở mông thường dày hơn những vùng da khác để chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể dồn xuống khi ngồi. Tuy nhiên, cũng vì thế nên chúng thường hay bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy viêm da cơ địa ở mông hình thành là do những nguyên nhân nào? Được biết, tương tự như viêm da cơ địa ở mặt, tay, chân,… viêm da cơ địa ở vùng mông cũng do:

  • Yếu tố cơ địa: Những đối tượng có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng sẽ rất dễ mắc bệnh lý ngoài da. Đặc biệt là những trường hợp khi sinh ra có chứa kháng thể lympho T nên cần hết sức lưu ý. 
  • Môi trường sống ô nhiễm, thói quen vệ sinh da kém: Môi trường nóng ẩm, ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khỏe, hệ hô hấp. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây nên tình trạng viêm nhiễm. Mặt khác, người sinh sống ở vùng nhiệt đới cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do hệ bài tiết hoạt động nhiều. Cộng thêm thói quen vệ sinh da kém khiến lỗ chân lông bít tắc và hình thành bệnh viêm da cơ địa. 
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân là cha mẹ từng bị bệnh viêm da cơ địa, nhất là thể mãn tính thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Theo thống kê thực tế, tỷ lệ di truyền viêm da cơ địa là 77% ở những người cận huyết. 
  • Bệnh lý: Người bị bệnh thận, hô hấp, bệnh gan, hệ bài tiết,…là những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa ở vùng mông cao hơn so với những người khỏe mạnh. Nguyên nhân là bởi hệ miễn dịch bị suy giảm khiến hệ bài tiết hoạt động kém, độc tố không được đào thải ra ngoài, tích tụ trong cơ thể và gây bệnh ngoài da. 
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa. Vậy nên trẻ em và người già thường là những đối tượng dễ mắc bệnh lý này nhất. Lúc này vi khuẩn sẽ tấn công, phá vỡ hàng rào bảo vệ da và hình thành các tổn thương.
  • Dị ứng: Với những trường hợp bị dị ứng tiếp xúc, dị ứng thời tiết, lông chó mèo, phấn hoa, thực phẩm, côn trùng,… sẽ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm và bùng phát bệnh viêm da cơ địa. 
Viêm da cơ địa do dị ứng với lông động vật
Viêm da cơ địa do dị ứng với lông động vật

Viêm da cơ địa trên mông hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nắm được nguyên nhân chính xác sẽ giúp tìm phương pháp điều trị dễ dàng và đạt được hiệu quả tốt. Chưa kể, chúng còn hỗ trợ làm hạn chế những biến chứng không mong muốn, nhất là với những người bị dị ứng dị nguyên. 

Xem thêm

Dấu hiệu nhận biết

Người bị viêm da cơ địa ở mông sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Vùng da mông xuất hiện những nốt ban đỏ hình tròn như đồng xu và có hiện tượng bong trợt, kèm theo những nốt mụn nước.
  • Nổi mề đay và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu vô cùng, nhất là về đêm.
  • Vùng da mông bị viêm sẽ chảy dịch, đóng vảy tiết vàng, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu khi thời tiết hanh khô.
  • Khi các nốt mụn nước bị vỡ, da có thể bị phù nề, tạo cảm giác nóng, ngứa. 
  • Ngoài da, bệnh nhân còn thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, sụt cân và mất ngủ. 

Viêm da cơ địa ở trên mông có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở mông hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhìn chung đều không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị và can thiệp sớm một cách chuẩn xác, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc. 

Một số trường hợp bị viêm da cơ địa trên mông khi chuyển biến nặng có thể gây phù mạch, nhiễm trùng, sốc phản vệ,… Chính vì thế, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường tại vùng da này, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra và điều trị sớm. Bệnh viêm da càng để lâu, nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao. Hơn nữa, chúng còn kéo dài thời gian điều trị, gây tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian. 

Xem thêm

Cách điều trị viêm da cơ địa ở mông

Người bị viêm da cơ địa không nên chủ quan, để tránh để bệnh lan rộng, gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu thì tốt nhất nên tới bệnh viện thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Sau khi có kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa theo đó để tìm ra biện pháp điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Thông thường, viêm da cơ địa ở mông sẽ được điều trị theo 2 cách sau đây: 

Mẹo dân gian chữa bệnh

Khi triệu chứng của bệnh chưa bùng phát dữ dội, các cơn ngứa ngáy, đau rát mới khởi phát thì bạn có thể tham khảo áp dụng các mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà. Do tận dụng các nguyên liệu tự nhiên nên các bài thuốc khá an toàn, lành tình và có thể áp dụng được với nhiều đối tượng khác nhau. 

Các nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp cải thiện bệnh viêm da cơ địa ở thể nhẹ
Các nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp cải thiện bệnh viêm da cơ địa ở thể nhẹ

Những nguyên liệu này ngoài khả năng sát khuẩn, chống viêm, chúng còn hỗ trợ dưỡng da, cải thiện tổn thương ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên vì là nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên hiệu quả đến khá chậm, các bạn cần áp dụng kiên trì trong thời gian dài mới thấy chuyển biến rõ rệt. Chi tiết như sau: 

  • Mẹo chữa bằng lá kinh giới: Đầu tiên, hãy chuẩn bị 2 nắm lá kinh giới, rửa sạch, ngâm qua nước muối. Đun lá kinh giới với khoảng 2 lít nước rồi cho ra chậu, thêm nước mát để tắm. Mẹo chữa viêm da cơ địa ở vùng mông với lá kinh giới nên được tiến hành ngày 1 lần cho tới khi các tổn thương và cảm giác ngứa ngáy trên da cải thiện. Lưu ý, trong lúc tắm có thể dùng bã lá kinh giới thoa nhẹ nhàng lên vùng mông để tăng hiệu quả điều trị và giúp giảm ngứa tốt hơn. 
  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá chè xanh: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá chè xanh tươi đã được rửa sạch. Cho lá vào nồi, đun với 3 lít nước cho sôi rồi đổ ra chậu lớn. Pha thêm chút nước để hạ nhiệt độ và dùng nước này tắm mỗi ngày. Nếu vùng mông bị viêm da nặng, có hiện tượng mưng mủ thì bạn có thể tăng lượng chè xanh mỗi khi đun. 
  • Dùng lá sài đất: Hãy chuẩn bị 100g lá sài đất, rửa sạch. Tương tự như những cách trên, các bạn đun lá sài đất với 2 lít nước cho sôi rồi pha nước tắm. Tần suất áp dụng hợp lý nhất là dùng 1 lần/ngày cho tới khi bệnh được kiểm soát. 
  • Dùng lá trầu không: Với nguyên liệu này, bạn chuẩn bị khoảng 10 – 15 lá trầu, rửa sạch, giã nát. Ngay sau khi vệ sinh dùng mông sạch sẽ, thấm khô nước trên da, bạn thoa nước cốt lá trầu không lên và massage trong khoảng 20 phút. Cuối cùng vệ sinh lại với nước ấm và kiên trì thực hiện đều đặn ngày cách ngày. Sau khoảng 3 ngày, tình trạng viêm da, tiết dịch và ngứa ngáy sẽ thuyên giảm đáng kể. 
  • Sử dụng rau răm: Rửa sạch 200g lá rau răm, mang giã nhuyễn với ½ thìa muối rồi vắt lấy nước cốt. Tương tự như cách làm với lá trầu không, hãy vệ sinh da mông, sau đó thoa nước cốt rau răm lên da và để trong khoảng 10 phút. Rửa lại da cho sạch và duy trì áp dụng cách chữa viêm da cơ địa với rau răm tuần 2 – 3 lần. 
  • Chữa viêm da cơ địa ở mông bằng lá ổi: Lấy 1 nắm ổi non, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng trong 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất (nếu có). Mang lá ổi giã nát với 1 ít muối hạt rồi chắt lấy nước cốt để thoa lên vùng da đang bị viêm da cơ địa tại mông. Trước và sau khi thoa nước cốt lá ổi bạn đều cần làm sạch lại mông để làm tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, khiến bệnh nặng hơn. Tuần áp dụng cách chữa viêm da cơ địa ở vùng mông với lá ổi 2 – 3 lần là đủ. 

Dùng thuốc Tây

Trái lại với các mẹo dân gian chữa bệnh, thuốc tân dược thường cho hiệu quả nhanh chóng nhưng kèm theo đó sẽ có không ít tác dụng phụ nếu dùng sai cách hoặc quá lạm dụng. Do đó, các bạn cần tới bệnh viện uy tín, thăm khám, kiểm tra và dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc. Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị viêm da cơ địa ở mông gồm có:

  • Thuốc corticoid: Thường là thuốc dạng mỡ dùng theo đường bôi ngoài da để giúp cấp ẩm, làm mềm da. Ngoài ra, thuốc có chứa corticoid còn giúp sát khuẩn, giảm ngứa ngáy, tránh để bệnh lan rộng ra vùng da xung quanh. 
Trị viêm da cơ địa bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trị viêm da cơ địa bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc được dùng để ngăn ngừa quá trình tăng sinh quá mức histamin trong cơ thể. Do thuốc có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ điều trị. 
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng cho những ca bị viêm da cơ địa nặng có xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng vượt mức kiểm soát. Liều lượng và loại thuốc cụ thể sẽ được bác sĩ kê đơn khi bệnh nhân tới thăm khám và có kết quả chẩn đoán chính xác. 

Ngoài 3 loại thuốc trên, người bị viêm da cơ địa còn có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho da mông để làm giảm cảm giác khô da, nứt nẻ và bong tróc. Đồng thời có thể bổ sung một vài viên uống có tác dụng cung cấp vitamin thiết yếu trong trường hợp cần thiết. Điều này sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và chống lại những tác nhân có hại từ trong ra ngoài. 

Trong trường hợp dùng thuốc Tây không mang lại hiệu quả như mong muốn, các bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng biện pháp điều trị bằng laser hoặc chiếu ánh sáng nhằm kiểm soát và trị bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, do các ảnh hưởng và biến chứng mà phương pháp này thường ít được chỉ định. 

Xem thêm

Biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa ở mông

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh. Để ngăn bệnh tái phát nhiều lần, những trường hợp bị viêm da cơ địa trên mông có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Sử dụng sữa tắm, xà phòng dịu nhẹ, không hương liệu, chất tẩy rửa mạnh và có độ pH trung bình để hạn chế tình trạng kích ứng da.
  • Nên tắm bằng nước ấm, không tắm bằng nước lạnh hay nước quá nóng vì chúng có thể thể làm khô da, khiến da bong tróc, nứt nẻ, tăng tiết bã nhờn và gây bệnh.
  • Việc cào gãi hay chà xát mạnh lên da có thể khiến vi khuẩn, nấm lan rộng và tăng nguy cơ để lại sẹo. Thay vì cào gãi, các bạn có thể dùng tay xoa nhẹ hoặc ấn vào chỗ ngứa để làm giảm cảm giác ngứa ngáy.
  • Mặc đồ thoải mái để tránh sự ma sát, hạn chế đổ mồ hôi và giúp da thông thoáng hơn.
  • Căng thẳng, stress, áp lực, lo lắng kéo dài sẽ khiến bệnh viêm da dễ tái phát. Vậy nên bạn cần giữ tâm lý thoải mái, ăn ngủ nghỉ đúng giờ, khoa học để tăng cường sức đề kháng. 
  • Đảm bảo không gian sống có đủ độ ẩm vì trong môi trường khô nóng, tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, tránh để nấm mốc, vi khuẩn tích tụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khiến bệnh bùng phát. 
  • Không lạm dụng thuốc chữa viêm da cơ địa, nếu muốn dùng thuốc bạn cần sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. Không tự ý mua, tăng – giảm liều lượng hay ngưng thuốc đột ngột gây nhờn thuốc, ảnh hưởng tới quá trình điều trị cũng như làm giảm tác dụng trị bệnh ở những lần sau đó. 
  • Uống nhiều nước để giúp da luôn ẩm mịn, thanh thải độc tố tốt, tránh nguy cơ bị khô, nứt nẻ da. Theo đó, bạn nên uống khoảng 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày, có thể dùng xen kẽ với nước ép trái cây để gia tăng hiệu quả trị bệnh và bảo vệ da. 
  • Nên tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra, xử lý ngay nếu thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường. 
Nên tới bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh
Nên tới bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh

Nhìn chung, viêm da cơ địa ở mông là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên do xuất hiện ở vị trí nhạy cảm nên việc điều trị và phòng tránh sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Vậy nên, hãy cố gắng sinh hoạt điều độ, khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, ăn uống đủ chất để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 

Cập nhật - 3:33 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

7 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Khế Cho Hiệu Quả Bất Ngờ

7 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Khế Cho Hiệu Quả Bất Ngờ

Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế là biện pháp dân gian được nhiều người áp dụng và cho...
8 Cách Trị Viêm Da Tiết Bã Bằng Dầu Dừa Hiệu Quả Tại Nhà

8 Cách Trị Viêm Da Tiết Bã Bằng Dầu Dừa Hiệu Quả Tại Nhà

Điều trị viêm da tiết bã bằng các mẹo dân gian là phương pháp được nhiều người tham khảo, áp...
Viêm Da Cơ Địa Mất Vân Tay Do Đâu, Làm Sao Để Khắc Phục?

Viêm Da Cơ Địa Mất Vân Tay Do Đâu, Làm Sao Để Khắc Phục?

Viêm da cơ địa mất vân tay là bệnh da liễu thường không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh...
Top 17 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Nhanh Khỏi Nhất

Top 16 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Nhanh Khỏi Nhất

Để hỗ trợ chữa bệnh lý ngoài da, rất nhiều người đã tìm tới các biện pháp tự nhiên như...
Bệnh lý viêm da cơ địa có chữa khỏi được không? Có để lại sẹo không?

[Giải Đáp] Bệnh Lý Viêm Da Cơ Địa Có Chữa Khỏi Được Không?

Viêm da cơ địa là bệnh lý mang đặc trưng kéo dài dai dẳng kèm theo các triệu chứng vô...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top