Viêm Da Cơ Địa Kiêng Gì? Ăn Gì? Để Phòng Ngừa Tái Phát

Cập nhật: 27/03/2024

Viêm da cơ địa là một bệnh lý mạn tính và rất dễ tái phát. Dị ứng thành phần thực phẩm là một trong những lý do khiến bệnh dai dẳng, chuyển biến nặng và khiến người bệnh luôn trong trạng thái ngứa ngáy khó chịu. Cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng này đó là xây dựng chế độ ăn phù hợp. Vậy viêm da cơ địa kiêng gì và nên ăn gì?

Viêm da cơ địa kiêng gì để tránh bệnh nặng hơn?

Đây là một trong các phương pháp điều trị dự phòng đồng thời loại bỏ nguyên nhân viêm da cơ địa. Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng việc ăn các món ăn lạ có thể khiến bệnh khởi phát và kéo dài. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh viêm da cơ địa không nên ăn:

Các loại thịt đỏ

Mặc dù chứa nhiều hàm lượng protein tốt cho quá trình trao đổi chất tuy nhiên thịt đỏ lại là thực phẩm không hề tốt cho người bệnh mắc viêm da cơ địa. Trong thành phần các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt trâu,… có chứa các hoạt chất khiến tình trạng viêm da trở nên trầm trọng hơn, kéo dài và cản trở việc điều trị.

Vì không biết đến điều này nên nhiều trường hợp tái phát bệnh liên tục mà không hiểu nguyên nhân do đâu. Để thay thế nguồn protein này, người bệnh nên sử dụng thịt heo để thay thế trong bữa ăn dinh dưỡng hằng ngày.

viem-da-kieng-thit-do
bị viêm da nên kiêng thịt đỏ

Trứng gà, thịt gà

Đây là nhóm thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ ngoài ra trở nên trầm trọng hơn rất nhiều. Các bác sĩ luôn phải nhắc nhở bệnh nhân của mình tránh xa nhóm thực phẩm này.

Nếu người bệnh viêm da cơ địa sử dụng thịt gà hay trứng gà, các vết viêm sẽ có dấu hiệu sưng tấy, ửng đỏ, nổi mề đay, sinh ra dịch mủ rất khó để chữa khỏi. Đặc biệt là với trẻ em, cần tránh xa tất cả thực phẩm có liên quan đến gà, thậm chí là nội tạng gà.

Viêm da cơ địa kiêng gì? Hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm có đặc tính tanh, với một hàm lượng histamin cực kỳ lớn, chúng kích thích các mao mạch dưới da, khiến da nổi mẩn ngứa, nổi mụn. Khi cơ thể đã có tiền sử mắc viêm da cơ địa, chắc chắn sau khi ăn hải sản, bệnh sẽ bùng phát trở lại.

Trẻ nhỏ mắc viêm da cơ địa nên tránh xa tôm, cua, ghẹ hay cá biển. Nếu không tình trạng ngứa ngáy sẽ khiến trẻ vô thức gãi nhiều hơn, khiến da bị xước, tổn thương, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn khác xâm nhập vào.

Thức ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ

Không thể phủ nhận mức độ phủ sóng của các loại đồ ăn nhanh hiện nay. Đây đều là những món ăn trẻ nhỏ và cả người lớn đều rất ưa chuộng. Tuy nhiên, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng không hề tốt cho cơ thể. Chúng có thể khiến tình trạng ngứa ngáy diễn ra trầm trọng hơn, kích thích phản ứng viêm trong cơ thể xảy ra.

Chưa hết, sức để kháng của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ăn quá nhiều đồ dầu mỡ. Đây chính là điều kiện tốt để viêm da cơ địa bùng phát trở lại. Không chỉ đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ, người bệnh cũng nên tránh xa các loại thực phẩm đóng hộp, nước ngọt có gas,…

Thực phẩm lên men, muối chua

Có rất ít người biết đến mức độ nguy hại của các thực phẩm muối chua, lên men vì nghĩ tần suất sử dụng loại thực phẩm này không nhiều. Thực tế, các chất có trong thực phẩm lên men sẽ có những tác động nhất định đến chức năng đào thải của thận. Khiến việc tán độc của cơ thể kém hơn, bệnh lý viêm da cơ địa cũng vì thế mà trở nên khó chữa trị hơn.

Chưa kể, các loại đồ muối chua nếu chế biến không cẩn thận sẽ tạo môi trường cho rất nhiều vi khuẩn sinh sôi, gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn kép.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Nhóm thực phẩm này đặc biệt cần thiết cho trẻ nhỏ, tuy nhiên chúng lại không dung hòa với căn bệnh viêm da cơ địa. Sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa làm gia tăng sự ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt, với các loại sữa tiệt trùng, hàm lượng protein casein cao có thể khiến những người có cơ địa nhạy cảm bị dị ứng.

Trái cây có tính axit

Viêm da cơ địa kiêng gì? – Đáp án là trái cây có tính axit cao, có vị chua như chanh, cam, dứa,… chúng có thể khiến bệnh chàm, bệnh viêm da cơ địa diễn biến nặng nề hơn, khó kiểm soát hơn. Bổ sung trái cây tươi trong điều trị bệnh lý ngoài da là vô cùng cần thiết, tuy nhiên người bệnh nên để ý đâu là loại trái cây nên ăn, đâu là loại nên tránh.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Đường có thể kích thích các phản ứng gây viêm trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ, tồi tệ hơn. Điều này vô tình khiến các vết thương ngoài da không thể lành lại, khô miệng. Đây cũng là lý do khiến quá trình điều trị kéo dài không hồi kết.

Đặc biệt ở trẻ nhỏ, những thực phẩm đồ ngọt luôn khiến trẻ hứng thú và ăn nhiều hơn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh có con bị viêm da cơ địa sẽ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của con em mình.

Chất kích thích gây hại

Là kẻ thù của hệ miễn dịch, đề kháng, chúng khiến các bệnh lý trở nên trầm trọng và khó khăn hơn trong điều trị. Chưa kể, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá còn khiến gan nhiễm độc, chức năng thận suy giảm, độc tố tích tụ dưới da trầm trọng hơn. Chỉ chờ thời cơ, bệnh lý ngoài da cụ thể là viêm da cơ địa sẽ bùng phát trở lại, làm trầm trọng hơn các triệu chứng viêm da.

Một số chất có trong rượu bia khiến cytokine được giải phóng, chúng sẽ ức chế đến hệ thần kinh là làm tăng triệu chứng ngứa ngáy.

Viêm da cơ địa nên ăn gì?

Song hành với việc chủ động tránh xa những loại thực phẩm được mệnh danh là “kẻ thù” của viêm da cơ địa, người bệnh cũng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm được khuyên dùng, với công dụng bổ sung dưỡng chất, tăng đề kháng, phục hồi thương tổn cho da.

Thực phẩm giàu vitamin A, B, E, chất xơ

Vitamin A là dưỡng chất vàng cho hệ miễn dịch cơ thể. Tăng cường bổ sung vitamin A giúp cơ thể chống lại với các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Những loại thực phẩm giàu vitamin A phải kể đến như cà rốt, bí đỏ, cà chua, đu đủ,…

Cùng với sự bảo vệ của vitamin A, vitamin B sẽ có chức năng làm lành các tổn thương ở biểu bì và mô da, giúp các vùng da bị viêm nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường. Người bệnh có thể tăng cường vitamin B bằng cách ăn nhiều bông cải xanh, cải bó xôi, yến mạch,…

Vitamin E cũng thuộc bộ 3 vitamin cực kỳ tốt cho làn da nhờ khả năng bảo vệ và ngăn ngừa lão hóa da. Có rất nhiều thực phẩm giàu vitamin E mà người bệnh nên tăng cường bổ sung như đậu tương, giá đỗ,…

rau-cu-nhieu-chat-xo
rau củ có nhiều chất xơ nên kiêng

Thực phẩm chứa nhiều axit béo không no

Các loại axit béo không no, điển hình là omega 3 đặc biệt tốt cho những bệnh nhân viêm da, viêm đường tiêu hóa, viêm đau khớp,… Bởi lẽ, chúng có tác dụng thúc đẩy và kích thích sự phát triển của các liên kết tế bào, giúp nhanh chóng làm lành tế bào da bị tổn thương, giúp vùng da bị viêm nhanh chóng liền sẹo.

Các loại thực phẩm giàu omega 3 nói riêng và giàu axit béo không no nói chung phải kể đến là cá chép, cá hồi, cá mòi, cá trích,…

Thịt heo và các loại nấm

Đây chính là nguồn bổ sung protein thay thế cho thịt đỏ và thịt gà cho cơ thể. Đối với người bệnh, việc thiếu hụt protein là vô trùng nguy hiểm, điều này có thể khiến cơ thể suy nhược, quá trình trao đổi chất và hình thành liên kết tế bào bị ảnh hưởng.

Do vậy, khi không thể dung nạp thịt đỏ, thịt gà, người mắc viêm da cơ địa nên tìm cho mình một nguồn protein khác chất lượng không kém.

Uống nhiều nước

Bổ sung nhiều người là một cách cung cấp đầy đủ độ ẩm cho làn da, hạn chế tối đa tình trạng da khô ráp, sần sùi. Da khô là một trong những nguyên nhân khiến bệnh lý viêm da khởi phát. Bởi khi da khô sần sùi khiến bong tróc xảy ra, các vi khuẩn sẽ nhân cơ hội tấn công.

Ngoài ra, việc uống nhiều nước sẽ giúp hệ chức năng gan thận bài tiết đào thải độc tố dễ dàng hơn, đẩy nhanh quá trình điều trị các triệu chứng ngứa ngáy do viêm da cơ địa.

Ngũ cốc

Trong các loại ngũ cốc là một hệ dưỡng chất rất đầy đủ và phù hợp với bệnh nhân viêm da cơ địa. Điển hình là protein giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, các chất béo có lợi, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Có thể nói, các loại ngũ cốc là thực phẩm an toàn và rất nên được bổ sung tăng cường trong thực đơn của các bệnh nhân bị viêm da cơ địa hoặc đang gặp tình trạng bệnh viêm da dị ứng.

Thực phẩm giàu Quercetin

Đây là một loại Flavonoid có nguồn gốc từ các loại thực vật. Hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ này là thành phần tạo nên màu sắc da dạng cho các loại trái cây, chúng có khả năng kháng Histamin mạnh mẽ nên được dùng như một chất kháng viêm tự nhiên.

Các nhà khoa học tìm thấy nhiều thành phần này trong các loại rau củ quả như: việt quất, anh đào, táo, trà xanh, cải bó xôi, súp lơ xanh,…

Các loại thực phẩm chứa men vi sinh

Men vi sinh hay còn được gọi là Probiotics là những vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể, ngăn cản sự bành trướng của các loại vi khuẩn có hại. Các men vi sinh sẽ tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và phòng ngừa tái phát viêm da cơ địa rất tốt.

Men vi sinh có thể bổ sung bằng các loại viên uống chức năng hoặc tăng cường ăn các loại thực phẩm như: sữa chua, kim chi, phô mai mềm,..

Phòng tránh viêm da cơ địa tái phát như thế nào?

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa các nhóm thực phẩm nên ăn và nên tránh, người bệnh cần chú ý nhiều hơn nữa nếu không muốn gặp lại căn bệnh oái ăm này.

  • Duy trì chế độ ăn uống đã được lên kế hoạch. Việc ăn theo chế độ đã định sẵn là một việc khá khó khăn với nhiều người. Thông thường người bệnh sẽ rất nhanh chóng cảm thấy nhàm chán, không có ý thức tuân thủ chế độ.
  • Vệ sinh cơ thể cẩn thận hàng ngày. Nhất là đối với trẻ em hiếu động, việc vui chơi và tiết mồ hôi khiến cơ thể tích tụ nhiều bụi bẩn trên da. Sau mỗi ngày, nên vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, nên sử dụng nước ấm thay vì nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Hạn chế gãi khi bị ngứa. Viêm da cơ địa bị ngứa là điều không thể tránh khỏi, như thói quen, gãi ngứa là một hành động rất tự nhiên. Tuy nhiên, điều này thứ nhất sẽ khiến vùng da dễ bị xước, tổn thương, gây ra vết thương lâu lành. Thứ hai, nếu móng tay không được làm sạch, đây sẽ là con đường dẫn truyền vi khuẩn gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Lưu ý khi chọn các loại hóa mỹ phẩm sử dụng trên da. Nếu có thể, hãy tiến hành kiểm tra ngay khi bạn có dấu hiệu dị ứng với các thành phần hóa mỹ phẩm. Từ đó rút kinh nghiệm về sau, chú ý hơn đến các thành phần trước khi mua. Những người có làn da nhạy cảm nên hạn chế sử dụng sản phẩm chứa nhiều hương liệu.
  • Thường xuyên vệ sinh chăn màn, rèm cửa, vỏ gối,… Đây là những vật dụng trong nhà tiếp xúc với làn da mỗi ngày. Lâu ngày các vật dụng này sẽ bị bám bụi và gây dị ứng cho làn da nhạy cảm.
  • Giữ ấm cho da vào mùa đông. Bệnh nhân viêm da cơ địa rất lo lắng khi thời tiết chuyển lạnh bởi đây là thời điểm bệnh dễ bùng phát, tái phát nhất. Bởi vật, ngay khi có dấu hiệu giao mùa, hãy tăng cường giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là với các vùng da đã từng bị viêm da cơ địa.
  • Giữ cơ thể thông thoáng và mùa nóng. Tránh mặc những loại quần áo bó sát, khó thâm hút mồ hôi khiến cơ thể bí bách, ngứa ngáy.
  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên ngoài môi trường. Người bệnh nên tự nhận thức được rằng cơ thể mình rất nhạy cảm nên khi đi ra ngoài nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật,…

Duy trì một chế độ ăn uống phù hợp kết hợp thói quen sinh hoạt khoa học sẽ là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm da cơ địa tái phát. Hãy tự xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống với các lưu ý viêm da cơ địa nên kiêng gì và ăn gì để thực hiện mỗi ngày. Bạn đọc cũng có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia bác sĩ để an tâm hơn về thực đơn dinh dưỡng.

Nguồn tham khảo: https://www.tapchidongy.org/benh-hoc/viem-da-co-dia

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC