Vảy Nến Phấn Hồng Gibert: Nhận Biết Triệu Chứng, Cách Chữa Trị

Cập nhật: 29/03/2024

Vảy phấn hồng gibert là một loại bệnh da liễu thường gặp nhất trong đời sống ngày nay. Khi không may mắc bệnh, các tổn thương da sẽ xuất hiện trên da của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ tự biến mất hoàn toàn sau một thời gian mà không cần sự can thiệp của các phương pháp chữa trị. Để tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh, cùng chúng tôi đón đọc những nội dung hữu ích dưới đây.

Bệnh vảy phấn hồng gibert là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Vảy nến hồng gibert là tên gọi khác của vảy phấn hồng gibert. Đây là căn bệnh ngoài da phổ biến ở dạng tổn thương da cấp tính. Tên gọi tiếng Anh của căn bệnh này là Pityriasis rosea of Gibert. Tên gọi của bệnh được lấy từ tên riêng Gibert – Ông là người đầu tiên phát hiện và mô tả bệnh.

vay-phan-hong-gibert
Vảy phấn hồng gibert là bệnh thường gặp

Khi không may mắc phải bệnh này, người bệnh không nên quá lo lắng vì các triệu chứng của bệnh sẽ tự biến mất hoàn toàn sau một thời gian mà không cần can thiệp các phương pháp chữa trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nhất định đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Dựa vào số liệu thống kê, độ tuổi thường mắc phải bệnh này nhất nằm trong khoảng 10-35 tuổi. Trong số đó, có đến 58-60% phụ nữ mắc bệnh này.

Để trả lời cho thắc mắc: “Vảy phấn hồng gibert có nguy hiểm không?”, câu trả lời là không bởi vì đây là căn bệnh lành tính, chúng sẽ tự khỏi hoàn toàn sau một thời gian. Nhưng nếu người mắc bệnh là phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ, bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nhất định nếu không phát giác bệnh và chữa trị kịp thời:

  • Cơn ngứa ngày càng tăng nặng, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Đối với phụ nữ mang thai thì tỷ lệ sinh non là rất cao, con sinh ra có thể trạng rất yếu ớt.

Có thể kết luận, mặc dù bệnh lý này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, nhưng các triệu chứng của chúng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gây phiền hà đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.

Hiện nay, chưa có một kết luận nào nói về nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy phấn hồng gibert. Một số chuyên gia đã đặt ra giả thuyết, bệnh xảy ra là do có một loại virus xâm nhập và khiến da bị tổn thương có tên là Epstein-Barr (thuộc họ virus Herpes). Nhưng hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định tính chính xác của giả thuyết này.

Những triệu chứng điển hình của bệnh vảy phấn hồng gibert

Thực tế, các triệu chứng của bệnh không xuất hiện rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý khác. Do vậy, để tránh sử dụng sai phương pháp điều trị, bệnh nhân cần nằm lòng các biểu hiện đặc trưng của bệnh vảy nến hồng gibert dưới đây:

  • Ở thời gian đầu, người bệnh sẽ bị sốt nhẹ và có cảm giác đau đầu, mỏi người.
  • Da của vùng lưng, cổ, bụng, ngực và cẳng tay bị tổn thương. Hình dạng của vết tổn thương là có hình tròn hoặc oval, có màu đỏ nhạt và có giới hạn để phân biệt với vùng da lành lặn khác.
  • Đường kính của các vết tổn thương trên da nằm trong khoảng từ 2-5cm. Các triệu chứng này kéo dài trong khoảng thời gian từ 5-15 ngày, trong một số trường hợp đặc biệt, các triệu chứng kéo dài dai dẳng hơn 2 tháng.
  • Các tổn thương trên da sẽ xuất hiện kể từ ngày thứ 2 – 3 với đặc điểm là các nốt tổn thương màu hồng nhẹ, kèm tình trạng vảy khô màu xám và ban mề đay xung quanh.
  • Ở vùng da bị tổn thương, phần trung tâm bị lõm nhẹ, da nhăn nheo và hơi teo, chúng có màu nâu.
  • Lúc này, người bệnh cảm thấy cơ thể bị sốt rét, mệt mỏi, ngứa ngáy. Đặc biệt, ở nách bị sưng hạch bạch huyết.
  • Sau một thời gian, các tổn thương da bị biến mất hoàn toàn. Lúc này, da có thể giảm hoặc tăng sắc tố và không hề để lại dấu vết gì trên da.

Trả lời thắc mắc: “Vảy phấn hồng gibert có dễ lây không?”

Được xem là bệnh truyền nhiễm, nên chúng rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Do đó, bạn cần cẩn thận khi giao tiếp, tiếp xúc với người bệnh. Đặc biệt, hạn chế dùng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, vì nếu dùng chung và tiếp xúc gần thì bạn đã vô tình biến mình thành nạn nhân của bệnh vảy phấn hồng gibert.

Bên cạnh đó, các vết tổn thương da có xu hướng lan nhanh và rộng, thường tái phát lại nhiều lần. Mặc dù không gây đau cho người bệnh, nhưng chúng gây ngứa cục bộ và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vô cùng. Do vậy, nếu phát hiện một trong các triệu chứng nói trên, bạn cần đến cơ sở y tế để điều trị ngay tức khắc.

Chuẩn đoán bệnh vảy phấn hồng gibert

Ban đầu, bác sĩ sẽ thực hiện bước chẩn đoán để kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp. Theo đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán theo 1 trong 2 phương pháp sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Như đã nói bên trên, các triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng gibert rất dễ nhầm lẫn sang các dấu hiệu của bệnh lý khác. Nếu bạn phát hiện có những dấu hiệu trên, thì 100% bạn đã mắc phải bệnh lý vảy nến hồng gibert. Tuy nhiên, khi không nhận thấy các biểu hiện điển hình nói trên thì bạn đã mắc bệnh da liễu khác.

Do đó, để chẩn đoán bệnh chính xác, cần phân biệt biểu hiện của bệnh vảy nến hồng gibert với các biểu hiện ngoài da dưới đây:

  • Viêm da dầu: Ở vùng da ngực, đầu, lưng hoặc má là những vị trí thường bị viêm da dầu. Đặc điểm của biểu hiện này là xuất hiện vảy vụn, vảy mỡ và chân lông sẩn.
  • Giang mai 2: Đặc điểm riêng của biểu hiện này là bị tổn thương ở niêm mạc, có nổi hạch và khi xét nghiệm giang mai thì cho kết quả dương tính.
  • Dị ứng thuốc gây ra nhiễm độc da: Cần kiểm tra biểu hiện này bằng cách xét nghiệm inVitro.
  • Vảy nến thể chấm giọt: Các vảy trắng xà cừ xuất hiện trên da.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng là bước đầu tiên để bác sĩ xác định lại bệnh nhân có mắc bệnh vảy phấn hồng gibert hay không. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cần chẩn đoán cận lâm sàng. Trong chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Tiến hành phân tích mô bệnh học không đặc hiệu.
  • Xét nghiệm để tìm nấm âm tính.
  • Hoá mô miễn dịch, các tế bào dương tính với TCD4.

[pr_middle_post]

Cách điều trị bệnh vảy phấn hồng gibert hiệu quả

Tuy các triệu chứng của bệnh kéo dài không quá 12 tuần và có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên chúng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu từ ngày này sang ngày khác, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, để giảm thiểu tình trạng này, có thể điều trị bằng nhiều cách bao gồm: Dùng thuốc Tây và áp dụng các phương pháp dân gian.

Điều trị bệnh bằng cách dùng thuốc Tây

vay-phan-hong-gibert1
Điều trị vảy phấn hồng bằng thuốc bôi

Để cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da như:

  • Sử dụng những loại kem có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da: Sử dụng kem dưỡng ẩm và làm dịu da trong thời gian dài, da lấy lại được cân bằng và làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
  • Thuốc bôi có chứa steroid: Một số loại thuốc bôi có chứa steroid như: Betamethasone và Hydrocortisone. Sử dụng những loại thuốc này sẽ giúp giảm ngứa và sưng. Đồng thời, ngăn không cho tình trạng viêm da tái phát trở lại.
  • Thuốc kháng histamin: Các phản ứng dị ứng như ngứa ngáy sẽ được cải thiện rõ rệt.

Còn đối với những trường hợp tổn thương trên da quá nặng, hoặc dùng các loại thuốc bôi ngoài da không cho kết quả cao thì bạn nên chuyển qua sử dụng các loại thuốc sau:

  • Erythromycin: Người lớn sử dụng thuốc này với liều lượng 1-2g/ngày và sử dụng trong vòng 14 ngày. Còn đối với trẻ em thi dùng với liều lượng 25-40mg/kg/ngày.
  • Acyclovir: Sử dụng trong vòng 1 tuần với liều lượng 800mg x 4 lần/ngày.
  • Chiếu tia UVB dải hẹp (bước sóng 311nm): Trong vòng từ 1-2 tuần, tiến hành chiếu 5 ngày/tuần.

Linh hoạt áp dụng các phương pháp dân gian

Cần lưu ý, phương pháp chữa trị này chỉ áp dụng cho tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng khó chịu trên da do vảy nến hồng gibert gây ra. Theo đó, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên, có sẵn tại nhà để làm thành bài thuốc:

  • Giấm táo: Chuẩn bị nước sạch để hòa cùng với giấm táo, sau đó bôi lên vùng da bị bệnh.
  • Lá trầu không: Vốn dĩ, lá trầu không có tính sát khuẩn cực cao. Do vậy, bạn có thể nấu nước lá trầu không, sau đó dùng nước lá trầu không để tắm và rửa vùng da bị tổn thương.
  • Nha đam: Bạn có thể tận dụng gel nha đam để bôi lên vùng da bị bệnh.
  • Bột yến mạch: Làm giảm các triệu chứng kích ứng da là công dụng chính của bột yến mạch.
  • Nước muối: Chuẩn bị nước sạch rồi pha loãng với muối, sau đó bôi lên vùng da bị vảy phấn hồng gibert.

Tuy nhiên, đối với phương pháp này, trước và sau khi sử dụng thì cần rửa vết thương bằng nước sạch. Với các vết thương hở thì không nên áp dụng các mẹo dân gian điều trị, cũng tuyệt đối không được chà gãi vì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.

Xem thêm: Top 10+ cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả 

Nên ăn và kiêng ăn gì khi bị vảy nến hồng gibert?

Chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định kết quả điều trị thất bại hay thành công. Nếu biết kiêng khem các loại thực phẩm không phù hợp, tình trạng ngứa ngáy khó chịu nói riêng và các triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng gibert nói chung sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Theo đó, khi không may mắc bệnh lý, bạn không nên hấp thu các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm cần kiêng

Theo đó, bạn cần hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm dưới đây:

  • Đồ ăn cay nóng: Đây là loại thực phẩm mà người bị vảy phấn hồng gibert cần tránh xa và tuyệt đối không được sử dụng. Vì khi hấp thu loại thực phẩm này vào sẽ gây bất lợi cho hệ thống miễn dịch, vùng da bị vảy sẽ ngày càng bong tróc hơn, cơn ngứa ngày càng tăng nặng khiến người bệnh khó chịu. Lúc này, người bệnh sẽ không ý thức được và tiến hành gãi để bớt ngứa. Một số đồ ăn cay nóng cần tránh xa tuyệt đối là: Gia vị cay, ớt, tỏi,…
  • Đồ ăn hải sản: Một số loại hải sản như cua, ghe,… có chứa đạm, khi trực tiếp ăn sẽ gây dị ứng trên da. Biểu hiện đầu tiên khi bị dị ứng đó chính là da bị ngứa ngáy. Lúc này, tình trạng ngứa ngáy sẽ tăng nặng và kéo dài dai dẳng hơn. Đặc biệt, đối với những người bị vảy phấn hồng gibert, nếu vô tình ăn đồ hải sản không kiểm soát sẽ làm các triệu chứng của bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Lạc, sữa, trứng: Lạc, trứng, sữa vốn là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của người dùng, nhưng chúng không phù hợp với sức khỏe của người bị vảy phấn hồng gibert. Do đó, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, cần loại bỏ 3 thực phẩm nói trên.
  • Một số chất kích thích: Tránh xa hoàn toàn các chất kích thích là điều nên làm đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý này. Bởi khi sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn, tế bào lympho T và các phản ứng hóa học sẽ bị thay đổi, làm kích thích quá trình sản sinh tế bào chết, vảy trên da cũng từ đó mà trở nên dày hơn.

Thực phẩm cần được bổ sung cho cơ thể khi bị vảy phấn hồng gibert

Để bồi dưỡng sức khỏe cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại thực phẩm giàu omega 3: Một số loại thực phẩm giàu omega 3 có thể kể đến như cá thu, cá ngừ, cá basa,… Sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian dài sẽ ngăn chặn các chất gây viêm của vảy phấn hồng.
  • Rau quả: Cấu trúc da sẽ được bảo vệ khi bạn sử dụng các loại rau củ chứa nhiều beta- caroten như cà rốt, xoài, bơ,…
  • Vừng đen: Trong vừng đen có chứa vitamin E và axit béo, hai chất này có tác dụng rất tốt cho lớp collagen ở dưới da. Do vậy, khi ăn vừng đen, da sẽ trở nên chắc khỏe, các triệu chứng của vảy phấn hồng cũng sớm được phục hồi.

Khi điều trị bệnh lý này, cần lưu ý điều gì?

Để hỗ trợ quá trình điều trị vảy phấn hồng đạt hiệu quả cao cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Cần phải ngủ đủ với tổng thời gian 8 tiếng/ngày.
  • Tuân ngủ nghiêm ngặt và sử dụng đúng liều thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. Không được tuỳ ý tăng giảm liều theo sở thích cá nhân.
  • Bôi các loại kem dưỡng ẩm cho da thích hợp.
  • Trong khi tắm, không được tắm nước quá nóng hoặc ngâm mình dưới nước trong thời gian dài.

Thông tin về bệnh vảy phấn hồng gibert đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ trong bài viết trên. Vì các triệu chứng của bệnh khiến người mắc rất khó chịu, nên bạn cần can thiệp các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt để cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Nếu bạn có vấn đề nào thắc mắc về bệnh lý này, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tận tình.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC