Uống Rượu Nổi Mề Đay Là Tình Trạng Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Uống rượu nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp nhận đồ uống này. Tình trạng này có thể gây ra một số biến chứng khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về tình trạng này, đừng bỏ lỡ!

Uống rượu nổi mề đay là gì? Nguyên nhân gây bệnh không phải ai cũng biết

Có rất nhiều trường hợp bị nổi mề đay sau khi uống rượu. Các bác sĩ cho biết, tình trạng này xảy ra do cơ thể phản ứng với các chất có trong rượu. Nguyên nhân của điều này là:

  • Dị ứng với thành phần rượu: Trong rượu chứa nước, gạo, lúa mì, mạch nha, men, ethanol,… Khi cơ thể bị dị ứng với một trong những thành phần trên sẽ gây ra hiện tượng nổi mề đay.
  • Cơ thể không dung nạp: Có nhiều trường hợp, cơ thể không thể phân hủy, chuyển hóa các chất trong bia rượu có thể gây dị ứng, mẩn ngứa. Nguyên nhân này thường liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Mạch máu mẫn cảm: Hệ thống mạch máu dị ứng với các chất có trong rượu, bia cũng có thể dẫn đến tình trạng uống rượu nổi mề đay.
  • Chức năng gan kém: Ethanol khi vào cơ thể sẽ được đưa đến gan để chuyển hóa thành acetaldehyde. Chất này có độc tính cao, kích thích tế bào Kupffer gây ra phản ứng viêm và tổn thương tế bào gan. Thêm vào đó, quá trình chuyển hóa chất béo bị rối loạn khiến gan bị viêm, nhiễm mỡ hoặc xơ gan.
  • Dị ứng với nấm men: Trong bia rượu có nấm men, nếu cơ thể bị dị ứng cũng có thể gây ra nổi mề đay.
Uống rượu nổi mề đay do chức năng gan suy giảm
Uống rượu nổi mề đay do chức năng gan suy giảm

Triệu chứng khi uống rượu nổi mề đay

Sau khi uống rượu vài phút đến vài giờ, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Dị ứng da: Trên da xuất hiện các mẩn đỏ, vùng phát ban kèm cảm giác ngứa ngáy. Các nốt sần có kích thước khác nhau, thường tập trung ở vùng bụng, mặt, tay chân,…hoặc toàn cơ thể.
  • Rối loạn hô hấp: Người bệnh bị khàn giọng, thở khò khè, nghiêm trọng nhất là suy hô hấp.
  • Rối loạn tiêu hóa: Rượu bia tác động đến dạ dày gây co thắt, làm tăng nhu động ruột. Do đóm, một số trường hợp người bệnh bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Rối loạn vận mạch: Tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, trường hợp nặng có thể ngất xỉu.
  • Rối loạn thần kinh: Người bệnh không kiểm soát được ngôn ngữ và hành vi.

Trên đây là những triệu chứng điển hình người bệnh có thể gặp khi uống rượu bị nổi mề đay. Người bệnh cần hết sức chú ý phát hiện sớm để có những biện pháp xử lý giúp bảo vệ sức khỏe an toàn nhất.

Ngoài các triệu chứng ngoài da, người bệnh còn cảm thấy đau đầu, chóng mặt
Ngoài các triệu chứng ngoài da, người bệnh còn cảm thấy đau đầu, chóng mặt

Uống rượu bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Qua những triệu chứng, có thể thấy tình trạng uống rượu nổi mề đay rất dễ chuyển biến nặng, gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, dù xảy ra do bất cứ nguyên nhân nào, người bệnh cũng cần theo dõi sát sao, nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn cách xử lý phù hợp, ngăn ngừa biến chứng.

Uống rượu bị nổi mề đay khi nào cần gặp bác sĩ, người bệnh chú ý những trường hợp sau:

  • Vật vã, mê sảng, hôn mê, ngất xỉu.
  • Không thể tự chủ được trong khi đi vệ sinh.
  • Suy hô hấp, khó thở, tụt huyết áp, trụy mạch.

Cách xử lý khi uống rượu nổi mề đay

Uống rượu nổi mề đay ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc trang bị những kiến thức về cách xử lý khi không may gặp phải tình trạng này cực kỳ cần thiết.

Phương pháp chăm sóc tại nhà

Ngay sau khi xuất hiện các dấu hiệu dị ứng nhẹ như phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, đầu tiên hãy ngừa uống bia rượu. Tiếp theo, người bệnh có thể thực hiện ngay một số cách sau:

  • Uống thật nhiều nước: Nước giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy đào thải rượu qua đường nước tiểu, từ đó ngăn chặn tình trạng mề đay. Người bệnh có thể thay thế nước lọc bằng trà gừng, trà cam thảo, nước ép trái cây.
  • Chườm lạnh: Người bệnh thực hiện chườm lạnh nhẹ nhàng lên các vùng da bị nổi mề đay.
  • Nghỉ ngơi nơi thoáng mát: Người bệnh nên nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát sau khi uống bia rượu, nên sử dụng quạt hoặc điều hòa với nhiệt độ vừa phải.
Hãy uống nhiều nước sau khi uống rượu để đào thải độc tố
Hãy uống nhiều nước sau khi uống rượu để đào thải độc tố

Mẹo dân gian

Bên cạnh những cách trên, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa nổi mề đay khi uống bia rượu. Điển hình như:

  • Lá khế: Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm và làm dịu da khi bị mề đay rất tốt. Người bệnh rửa sạch 100g lá khế tươi, nấu với nước dùng để ngâm rửa những vùng da bị nổi mẩn.
  • Lá tía tô: Các hoạt chất như hydrocumin, limonen, perillaldehyd, vitamin,…có tác dụng giảm nổi mề đay do uống bia rượu hiệu quả. Người bệnh rửa sạch 200g lá tía tô rồi đem xay nhuyễn cùng 100ml. Hỗn hợp này đun sôi lên, bỏ bã, nước cốt để nguội và uống 3 – 5 lần/ngày.
  • Gừng: Tác dụng giải độc, kháng viêm của gừng rất tốt. Người bệnh uống nước từ nước cốt 1 củ gừng nấu cùng 1 chút đường phèn.

Sử dụng thuốc kháng histamin

Khi uống rượu có thể khiến cơ thể tiết ra histamin gây nổi mề đay. Do đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin để điều trị. Thuốc trị bệnh mẩn ngứa được bán ở tất cả cửa hàng trên toàn quốc, sử dụng tiện lợi lại cho hiệu quả nhanh chóng.

Tuy nhiên, người bệnh phải có sự cho phép của bác sĩ mới được uống. Bởi nếu dùng sai loại thuốc và liều lượng không những khiến tình trạng mề đay nghiêm trọng hơn, mà còn xảy ra một số tác dụng phụ như đau đầu, hại dạ dày, kháng thuốc,…cực kỳ nguy hiểm.

Không được tùy ý mua thuốc về uống khi bị nổi mề đay do rượu bia
Không được tùy ý mua thuốc về uống khi bị nổi mề đay do rượu bia

Bài thuốc Đông y chữa tình trạng uống rượu nổi mề đay

Một trong những cách điều trị tình trạng uống rượu nổi mề đay được nhiều người áp dụng đó là phương pháp Đông y. Các bài thuốc không chỉ giảm triệu chứng ngoài da mà còn bồi bổ, tăng cường chức năng gan, thận.

Khi đó, hoạt động đào thải độc tố trong bia rượu tốt hơn. Thêm vào đó, các thảo dược còn điều dưỡng khí huyết, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng rất tốt cho cơ thể.

Người bệnh có thể tham khảo một số các bài thuốc Đông y đặc trị mề đay hiệu quả, an toàn:

Mề đay Đỗ Minh

  • Tác dụng: Bài thuốc kết hợp 3 chế phẩm điều trị mề đay từ bên trong. Cụ thể, thuốc đặc trị có tác dụng giảm ngứa, nổi mẩn, đào thải độc tố. Thuốc bổ thận dưỡng huyết giúp bổ máy, tăng cường chức năng thận và nâng cao đề kháng. Thuốc bổ gan giải độc có tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan.
  • Nguyên liệu: Kim ngân cành, bồ công anh, diệp hạ châu, bách bộ, sài hồ nam, hy thiêm, hạnh phúc, nhân trần, hoàng kỳ,…
  • Cách dùng: Sau khi khám xong, lương y sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp, người bệnh lấy một lượng cao vừa đủ, hoàn cùng nước ấm và uống sau ăn 30 phút.

Tiêu ban Giải độc thang 

  • Tác dụng: Đặc trị mề đay, bị mẩn ngứa toàn diện nhờ kết hợp 2 phép trị là giải độc và tiêu ban. 2 nhóm thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa, tiêu viêm sưng, hóa ứ, bổ gan thận, hoạt huyết, nâng cao vệ khí và sức đề kháng.
  • Nguyên liệu: Gần 30 vị thuốc quý, điển hình như bồ công anh, đương quy, phòng phong, xuyên khung, đơn đỏ, cúc tần, kim ngân cành, ké đầu ngựa, ngải cứu, hoàng kỳ, diệp hạ châu,…
  • Cách dùng: Người bệnh mua thuốc dạng nước đóng túi, cao viên hoặc cao tinh chất sử dụng theo đúng chỉ dẫn từ lương y.

Tiêu ban Hoàn bì thang

  • Tác dụng: Bài thuốc giúp điều trị mề đay triệt để, thông qua 2 giai đoạn. Đầu tiên, các vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc và chống viêm, sưng trên da. Ở giai đoạn 2 sẽ phục hồi chức năng tạng tỳ, bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch, đồng thời ngăn chặn tái phát.
  • Nguyên liệu: Đơn đỏ, cát cánh, tang diệp, bồ công anh, phòng phong, diệp hạ châu, ý dĩ, bạch truật, sinh địa,…
  • Cách dùng: Sau khi thăm khám, lương y sẽ chỉ định đơn thuốc uống từ các thảo dược trên. Một số trường hợp, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể cần kết hợp thêm kem bôi và thuốc ngâm rửa.

Xem thêm

Tiêu ban Hoàn bì thang kết hợp các thảo dược quý giúp điều trị triệt để mề đay
Tiêu ban Hoàn bì thang kết hợp các thảo dược quý giúp điều trị triệt để mề đay

Địa chỉ chữa bệnh mề đay do dị ứng rượu bia

Uống rượu nổi mề đay có thể gây ra nhiều biến chứng, do vậy việc phát hiện sớm và đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám rất quan trọng. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín, chất lượng khám chữa bệnh tốt người bệnh có thể tham khảo:

  • Bệnh viện Da liễu Hà Nội: Đây là bệnh viện hàng đầu trong khám, chữa các vấn đề về da liễu như nổi mề đay, mẩn ngứa, bệnh viêm da,… Bệnh viện có các bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao, cùng sự hỗ trợ của vật chất hiện đại. Địa chỉ của bệnh viện ở số 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa (Hà Nội). SĐT: (04)38430962.
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc: Nếu đang muốn điều trị chứng nổi mề đay, người bệnh không nên bỏ qua địa chỉ này. Đơn vị gồm 3 địa chỉ là 70 Nguyễn Thị Định (Hà Nội),  116 Văn Lang, Hạ Long (Quảng Ninh) và 145 Hoa Lan, Phú Nhuận (tp. HCM). Số điện thoại: (024)7109 6699 (Hà Nội) – (0203) 657 0128 (Quảng Ninh) – (028)7109 6699 (HCM).
  • Bệnh viện Da liễu trung ương: Một trong những bệnh viện khám chữa mề đay nói chung và nổi mề đay khi uống rượu nói riêng cực kỳ uy tín trên toàn quốc. Người bệnh đến khám tại số 15A, Phương Mai, Hà Nội, nên gọi cho SĐT (04) 35764626 – (04) 35764627 để đặt lịch trước.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Nhà thuốc Y học cổ truyền với 150 hình thành và phát triển, đã trở thành địa chỉ uy tín, nổi tiếng được nhiều người bệnh đánh giá cao. Địa chỉ tại số 37A ngõ 97, Văn Cao (Hà Nội) và số 100 đường D1, Bình Thạnh (HCM). SĐT: 024 6253 6649 (HN) hoặc 028 3899 1677 (HCM).
  • Tổ Hợp Y Tế Cổ Truyền Quân Dân 102: Cơ sở đầu tiên ứng dụng y học hiện đại và y học cổ truyền trong việc khám chữa mề đay, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bệnh nhân. Địa chỉ bệnh viện tại số 7, ngách 8/11 Lê Quang Đạo (Hà Nội) và Số 179 Nguyễn Văn Thương, Bình Thạnh (HCM).  SĐT: 0888 598 102 (HN) – 0888 698 102 (HCM).
Người bệnh nên lựa chọn các địa chỉ nổi tiếng, có đội ngũ bác sĩ giỏi
Người bệnh nên lựa chọn các địa chỉ nổi tiếng, có đội ngũ bác sĩ giỏi

Phòng ngừa nổi mề đay khi uống rượu

Các bác sĩ đã đưa ra những lời khuyên cho những trường hợp uống bia rượu nổi mề đay. Người bệnh cần chú ý những điều sau để áp dụng vào thực tế:

  • Hạn chế uống bia rượu bởi chúng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt nếu có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng thì tuyệt đối không nên sử dụng.
  • Uống đủ nước, thường xuyên ăn hoa quả, uống nước ép trái cây để loại bỏ độc tố, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia trong lúc đang đói.
  • Không nên ăn các thực phẩm có tính cay nóng, gây khó tiêu, đồ ăn chế biến sẵn,…
  • Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, tránh stress, thường xuyên tập thể dục.
  • Thăm khám và điều trị các bệnh về gan, thận để đảm bảo chức năng đào thải độc tố tốt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề uống rượu nổi mề đay. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn đọc để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Rượu bia là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe, người bệnh cần cân nhắc về việc sử dụng.

Nội dung hấp dẫn

Cập nhật - 12:15 Chiều , 01/08/2023

Chia sẻ

7 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng Hiệu Quả Nhất

Chữa mề đay bằng lá đinh lăng là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả...
Thuốc sắc sẵn tiện dùng dành cho người bệnh

Hướng Dẫn Dùng Tiêu Ban Hoàn Bì Thang Chữa Mề Đay Hiệu Quả Nhất

Sử dụng liệu trình chữa mề đay, phong ngứa Tiêu ban hoàn bì thang của Tổ hợp y tế Cổ...
Top 7 Loại Siro Trị Mề Đay Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay

Top 7 Loại Siro Trị Mề Đay Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay

Siro trị mề đay trên thị trường hiện nay rất được yêu thích vì tính tiện lợi cũng như hiệu...
Nổi mề đay sau sinh là gì? Hướng dẫn điều trị bệnh an toàn hiệu quả

Nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không và chữa khỏi không?

Nổi mề đay sau khi sinh là một nỗi ám ảnh đối với nhiều phụ nữ hiện nay. Bệnh thường...
Nhờ Quân dân 102, chị Nhung đã chữa khỏi mề đay thành công

Chia Sẻ: Mẹ Bỉm Thoát TRẦM CẢM Vì Mề Đay Sau Sinh Nhờ Thuốc Nam

Những cơn ngứa, nổi mề đay xuất hiện dày đặc sau khi sinh từng khiến chị Võ Hồng Nhung (27...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top