Trẻ Bị Ngứa Da Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Không chỉ xuất hiện ở những người đang trong giai đoạn dậy thì hay đã trưởng thành, tình trạng ngứa da đầu cũng có thể hình thành ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy là vấn đề da liễu nói chung nhưng trẻ bị ngứa da đầu sẽ có cách điều trị riêng biệt. Chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị cụ thể sẽ được chúng tôi chia sẻ ở bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân trẻ bị ngứa da đầu

Da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường mong manh, nhạy cảm hơn nhiều so với người lớn và vùng da đầu của trẻ cũng không ngoại lệ. Chính bởi thế mà trẻ rất dễ mắc một số bệnh lý về da đầu gây hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu. Vậy trẻ bị ngứa da đầu do đâu? Theo đó, da đầu bị ngứa và mẩn đỏ ở trẻ nhỏ có thể đến từ những nguyên nhân sau đây: 

  • Do thay đổi thời tiết: Thời tiết cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngứa da đầu ở trẻ. Khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến làn da nhạy cảm của trẻ bị kích ứng, gây phản ứng dị ứng, ngứa ngáy và nổi mẩn. 
  • Tăng tiết tuyến bã nhờn (cứt trâu): Cứt trâu sẽ xuất hiện ở những tháng đầu đời của trẻ và kéo dài tới khi trẻ được 1 – 2 tuổi. Viêm da tiết bã da đầu chủ yếu hình thành ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc do thói quen vệ sinh da đầu không đúng cách ở cha mẹ. Ngứa da đầu do cứt trâu thường làm bong tróc các mảng vảy dày có màu vàng hoặc hơi sậm. Nếu không được xử lý tốt, khu vực này sẽ trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn, vi nấm phát triển và gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác. 
Tăng tiết tuyến bã nhờn (cứt trâu)
Tăng tiết tuyến bã nhờn (cứt trâu)
  • Do bị dị ứng: Dị ứng thực phẩm, hóa chất, khói bụi cũng khiến da đầu trẻ bị ngứa. Tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ do đường ruột, hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện. 
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Phấn rôm, kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu có chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng da đầu bé bị ngứa, mẩn đỏ. 

[pr_middle_post]

Dấu hiệu nhận biết ngứa da đầu ở trẻ em

Trẻ nhỏ thường chưa có đủ nhận thức để biết mình đang gặp phải vấn đề rắc rối gì. Vậy nên cha mẹ nên để ý kỹ để sớm nhận ra những bất thường ở trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu cho biết trẻ bị ngứa da đầu:

  • Trẻ thường xuyên cào, gãi đầu, bứt tóc.
  • Trên da đầu của trẻ xuất hiện mẩn đỏ, vùng da bị ửng đỏ.
  • Da đầu của trẻ có hiện tượng bong tróc vảy thành từng mảng dày, nhất là ở trẻ sơ sinh.

Các triệu chứng này dù nặng hay nhẹ thì đều ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, sự phát triển của bé nên ba mẹ cần lưu ý. 

Da đầu bị ngứa và mẩn đỏ ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ bị ngứa da đầu thường được coi là bệnh da liễu lành tính, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, việc ngứa ngáy liên tục có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, khiến bé dễ quấy khóc, cáu gắt và khó chịu. 

Thông thường, tình trạng trẻ bị ngứa da đầu ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Nhưng ở tuổi dậy thì, bệnh có thể kéo dài, dễ tái phát và cần có biện pháp can thiệp y tế để ngăn chặn các biến chứng dẫn tới rụng tóc, hói da đầu. 

Trường hợp cha mẹ không phát hiện sớm, điều trị – chăm sóc đúng cách cho trẻ, vùng da đầu bị tổn thương do ngứa có thể dẫn tới bội nhiễm. Tình trạng này không chỉ gây tổn thương trên da mà còn khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, tăng thân nhiệt, hay quấy khóc. Do đó, những bậc làm cha mẹ cần hết sức lưu ý trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. 

Trẻ bị ngứa da đầu khi nào cần đi khám?

Nếu cha mẹ quan sát thấy trẻ có những biểu hiện sau thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế – phòng khám uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời:

  • Trẻ hay gãi đầu, ngứa da đầu dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không được cải thiện. 
  • Vùng da đầu bị ngứa, nổi mẩn, có dấu hiệu sưng tấy, mọc mụn nước, lan rộng xuống vùng da xung quanh.
  • Trẻ cào gãi khiến da đầu xuất hiện những vết trầy xước, vết thương hở có nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Khi thấy da đầu của trẻ xuất hiện mụn mủ trắng đục rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng. 
  • Trẻ bỏ bú, chán ăn, quấy khóc thường xuyên và có dấu hiệu bị sốt. 
Hãy đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám nếu triệu chứng ngứa da đầu không thuyên giảm
Hãy đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám nếu triệu chứng ngứa da đầu không thuyên giảm

Cách điều trị da đầu bé bị ngứa

Để tiến hành điều trị khi trẻ bị ngứa da đầu, tốt nhất bạn nên đưa các bé tới bệnh viện thăm khám kiểm tra. Dựa theo mức độ cơn ngứa, diện tích vùng da bị ngứa, các tổn thương liên quan, các bác sĩ có thể khuyên cha mẹ nên áp dụng các cách điều trị như sau: 

Trị ngứa da đầu cho trẻ bằng mẹo dân gian

Với trẻ nhỏ việc sử dụng các loại thuốc tân dược được hạn chế tối đa do cơ thể trẻ lúc này vẫn chưa hoàn thiện. Việc quá lạm dụng các loại thuốc Tây có thể khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vậy nên, nhiều bậc cha mẹ đã tìm tới các mẹo chữa dân gian an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ để bảo vệ da đầu và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. 

Trị ngứa da đầu cho trẻ bằng mẹo dân gian thường được áp dụng theo những cách sau: 

Gội đầu bằng hương nhu

Là dược liệu có tính ấm, có khả năng kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi, giải phóng độc tố ra ngoài. Theo nghiên cứu, hương nhu có chứa một số loại tinh dầu như cacvaro, eugenol, ete metylic,… cùng các chất chống oxy hóa. Nhờ đó chúng có thể giúp làm thoáng da đầu, hỗ trợ lưu thông khí huyết dưới da, diệt khuẩn, kháng viêm một cách hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hương nhu đã được rửa sạch.
  • Cho hương nhu vào nồi đun với một lượng nước vừa đủ, khi sôi chờ thêm 5 phút để các tinh chất hòa tan vào nước rồi mới tắt bếp.
  • Cho nước ra chậu, chờ nước nguội bớt thì cha mẹ dùng gội đầu cho trẻ một cách nhẹ nhàng tuần 3 – 4 lần. 

[pr_middle_post]

Mẹo dùng vỏ bưởi

Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng vỏ bưởi để gội đầu với mục đích ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, rụng tóc, giúp tóc nhanh dài, chắc khỏe. Các nghiên cứu khoa học tìm thấy trong vỏ bưởi hàm lượng vitamin C, A, myrcene, limonene, các pectin và các men có lợi như amylaza, peroxydaza,… Nhờ đó, bạn có thể tận dụng chúng để trị gàu, diệt khuẩn, dưỡng nang tóc, giảm tình trạng khô rối, xơ rụng tóc ở trẻ nhỏ. 

Cha mẹ có thể dùng vỏ bưởi trị ngứa da đầu ở trẻ
Cha mẹ có thể dùng vỏ bưởi trị ngứa da đầu ở trẻ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả bưởi đã được loại bỏ phần cùi trắng, chỉ lấy phần vỏ mỏng màu vàng hoặc xanh ở ngoài rồi rửa sạch. Lưu ý, bạn có thể dùng vỏ bưởi khô hay tươi đều được nhưng nên thái thành miếng khoảng 3cm. 
  • Cho vỏ bưởi đã chuẩn bị vào nồi đun cùng 1.5 lít nước với lửa nhỏ, khi sôi đun thêm 5 phút rồi tắt bếp. Trong lúc đun nên đậy kín nắp để tránh để tinh dầu bưởi bị bay hơi làm giảm tác dụng điều trị tình trạng ngứa ngáy da đầu ở trẻ. 
  • Sau khi gội đầu sạch, cha mẹ lau tóc cho trẻ rồi dùng nước vỏ bưởi còn ấm gội lại đầu cho bé. 
  • Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm đều vào tóc rồi dùng khăn thấm bớt nước và để tóc khô tự nhiên. 

Sử dụng giấm táo

Cũng tương tự như các mẹo chữa khác, do có chứa axit citric – loại axit tự nhiên nên giấm táo có thể ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế tình trạng ngứa ngáy da đầu hiệu quả. Bên cạnh đó, giấm táo còn giúp cân bằng độ pH, tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nang tóc. 

Cách thực hiện:

  • Ở cách này, cha mẹ hòa tan 5ml giấm táo và 5ml nước vào với nhau rồi đổ vào bình xịt.
  • Dùng hỗn hợp này xịt nhẹ lên da đầu của trẻ, để yên trong khoảng 15 phút.
  • Cuối cùng gội lại đầu cho bé và duy trì áp dụng cách làm này 2 – 3 lần/tuần. 

Gội đầu bằng trái bồ kết

Nhờ có thành phần saponin trong bồ kết mà dược liệu này có thể dùng để kháng viêm, chống khuẩn, ngăn gàu, trị viêm da tiết bã nhờn và làm sạch da đầu hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin có trong bồ kết cũng giúp phục hồi nhanh chóng những hư tổn, giúp tóc mọc khỏe. Đồng thời hỗ trợ chăm sóc da đầu bé từ sâu bên trong một cách an toàn, dịu nhẹ.

Cách thực hiện:

  • Cha mẹ chuẩn bị 3 – 5 quả bồ kết khô rồi mang nướng cho tới khi có mùi thơm, vỏ ngoài cháy xem nhẹ. 
  • Cho bồ kết vào một miếng mỏng, buộc lại rồi đập nát, thả vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Khi nước còn ấm, bạn dùng nước bồ kết gội đầu cho trẻ, lưu ý tránh để nước dính vào mắt. Trường hợp để dính vào mắt, hãy rửa kỹ lại mắt nhiều lần với nước sạch là được. 
Gội đầu bằng trái bồ kết giúp làm sạch da đầu, giảm ngứa hiệu quả
Gội đầu bằng trái bồ kết giúp làm sạch da đầu, giảm ngứa hiệu quả

Trẻ bị ngứa da đầu dùng thuốc Tây điều trị

Như đã đề cập trước đó, việc dùng thuốc tân dược điều trị bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ít được áp dụng. Do vùng da của trẻ khá nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các thành phần của thuốc nên cha mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc nếu chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. 

Trường hợp trẻ bị ngứa da đầu kéo dài kèm tình trạng quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn thì cha mẹ nên đưa các bé tới cơ sở y tế. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và kê đơn thuốc phù hợp để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. 

Dầu gội trị ngứa da đầu cho trẻ

Các loại dầu gội trị ngứa da đầu cho trẻ hiện nay rất đa dạng và phần lớn đề có chiết xuất từ thiên nhiên nên rất an toàn cho trẻ. Một trong những sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng có thể kể đến như:

  • Dầu gội Suave Kids 2 in 1 hương dừa có chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên vô cùng an toàn. Loại dầu gội này được biết đến với công dụng ngăn ngừa các bệnh ngoài da, nuôi dưỡng da nhờ thành phần protein và vitamin cao. 
  • Sữa tắm kết hợp dầu gội Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo được chiết xuất từ cúc vạn thọ có khả năng sát khuẩn, chống kích ứng, viêm loét. Đồng thời hỗ trợ làm lành vết thương nhanh, chống triệu chứng rôm sảy mẩn đỏ, hăm, ngứa ngáy da đầu hiệu quả. 

[pr_middle_post]

Trẻ bị ngứa da đầu nên ăn gì, kiêng gì?

Trẻ bị ngứa da đầu nên ăn gì, kiêng gì sẽ áp dụng cho những bé đã bắt đầu ăn dặm. Trường hợp trẻ đang còn bú bằng sữa mẹ, mẹ bỉm có thể gia tăng những nguồn thực phẩm này trong chế độ ăn uống của mình để hỗ trợ trẻ cải thiện tình trạng ngứa da đầu hiệu quả hơn. 

Thực phẩm nên dùng

Cha mẹ có trẻ em bị ngứa da đầu nên cho con nhỏ bổ sung những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin B: Để giảm cảm giác ngứa ngáy, bong tróc vảy, mảng bám trên da đầu, cha mẹ có thể cho bé ăn nhiều thực phẩm như thịt gia cầm, cá, rau củ, trái cây,… có chứa nhiều vitamin B. 
  • Thực phẩm chứa Allicin: Thành phần này có nhiều trong hành lá, hành tây, tỏi,… với công dụng chống nấm, kháng viêm và rất tốt cho trẻ đang bị ngứa da đầu. 
  • Thực phẩm giàu kẽm: Việc bổ sung kẽm trong thực đơn ăn uống hàng ngày cho trẻ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tiết bã nhờn, hỗ trợ chăm sóc da đầu khỏe mạnh. Theo đó, cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua việc cho trẻ ăn thịt bò, thịt gia cầm, hàu, các loại đậu, ngũ cốc,… 
Cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu kẽm
Cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu kẽm

Thực phẩm cần tránh

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé nói chung và tình trạng ngứa da đầu nói riêng, cha mẹ cũng cần tránh để trẻ ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Nếu trẻ đang gặp vấn đề về da liễu, cha mẹ nên tránh để trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo, trà sữa,… Việc hạn chế dung nạp đường còn góp phần ngăn chặn vi khuẩn, vi nấm phát triển quá mức. 
  • Hải sản: Tôm, cua, sò,… là những loại hải sản có thể gây dị ứng, ngứa ngáy, nhất là với trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng. 
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Đây là loại vitamin rất tốt cho cơ thể nhưng lại không tốt với những trường hợp đang bị ngứa da đầu. Bởi vitamin C có khả năng tạo điều kiện cho nấm da sinh sôi, phát triển, khiến tình trạng ngứa ngáy da đầu ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. 

Lời khuyên cho cha mẹ khi trẻ bị ngứa da dầu

Ngoài việc nắm được cách điều trị, chế độ ăn uống cho trẻ bị ngứa da đầu, cha mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý vệ sinh cơ thể cho bé mỗi ngày, cha mẹ có thể các sản phẩm tắm gội chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ hoặc dùng nước lá thảo dược. Điều này sẽ tránh được tính trạng kích ứng, khiến da đầu trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Khi tắm gội cho trẻ không nên cào gãi mạnh tay hoặc sử dụng nước quá nóng. 
  • Cắt móng tay, móng chân cho các bé thường xuyên. 
  • Quần áo cho trẻ nên chọn loại vải cotton, thoáng mát, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời nên hạn chế cho trẻ đội mũ hoặc thường xuyên giặt mũ, nón cho trẻ để tránh tích tụ vi khuẩn, vi nấm. 
  • Giặt quần áo cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt là khăn tắm và nên phơi ở nơi có nắng. 
  • Cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng hoặc chiều muộn để giúp trẻ hấp thu vitamin tự nhiên. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như lạc, đậu phộng, hải sản,… Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là khoáng chất, vitamin để tăng cường sức đề kháng. 
  • Mang trẻ tới bệnh viện thăm khám ngay nếu trẻ bị ngứa đầu, rụng tóc, xuất hiện mụn, các vết lở loét trên đầu. 

Trẻ bị ngứa da đầu nhìn chung đều không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần để ý tới các bé, sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời. 

Chia sẻ

Triệu chứng
Chia sẻ
Bỏ qua
Top