Trẻ Bị Đau Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Đau răng là tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để lâu ngày, đau răng có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của bé. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ bị đau răng và cách khắc phục nó ra sao? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết được câu trả lời cụ thể xoay quanh bệnh lý này.

Trẻ bị đau răng là gì? Dấu hiệu điển hình khi bé bị đau răng

Trẻ bị đau răng là tình trạng răng của trẻ xảy ra triệu chứng đau nhức khó chịu. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tinh thần của bé.

Thông thường, khi trẻ bị đau răng các bé sẽ có những dấu hiệu như:

  • Xị mặt, sưng một bên má
  • Mệt mỏi kèm theo sốt
  • Biếng ăn
  • Trẻ tỏ ra đau khi nhai hoặc cắn thức ăn

Nếu thấy trẻ xuất hiện nhiều hơn 2 dấu hiệu liệt kê trên đây, chứng tỏ bé đã bị đau răng.

Trẻ bị đau răng thường có biểu hiện sưng một bên má, mệt mỏi, biếng ăn
Trẻ bị đau răng thường có biểu hiện sưng một bên má, mệt mỏi, biếng ăn

Trẻ bị đau răng là do đâu?

Tình trạng trẻ em bị đau răng đang dần có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nguyên nhân khiến bé bị đau răng có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây:

Vệ sinh không đúng cách

Nguyên nhân khiến trẻ bị đau răng có thể do chưa có thói quen vệ sinh hoặc làm chưa đúng cách. Các bé ở độ tuổi 3 – 4 tuổi nếu không được cha mẹ tập cho thói quen chải răng vệ sinh miệng sau bữa ăn hoặc cha mẹ không vệ sinh răng miệng cho bé sẽ rất dễ khiến răng bị sâu gây đau răng.

Mặt khác, cha mẹ thường hay nghĩ rằng trẻ em có thể thay thế răng sữa khi lớn. Do vậy, các bậc phụ huynh có tâm lý chủ quan, không chú ý đến cách trẻ vệ sinh răng miệng. Hay sử dụng loại kem đánh răng nào, có phù hợp với bé hay không?

Bé bị đau răng do ăn nhiều đồ ngọt

Trẻ trong độ tuổi từ 3 – 4 tuổi thường có xu hướng thích ăn đồ ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt, kem… Những món ăn này đều chứa hàm lượng đường cao. Khi ăn thường xuyên, trẻ có thể bị tổn thương men răng. Từ đó dẫn đến việc bé bị đau răng do sâu răng hàm hoặc nhiễm trùng răng miệng.

Trẻ em bị đau răng do sâu răng, viêm lợi

Nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi bị đau răng có thể xuất phát từ việc bé bị sâu răng, viêm lợi. Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công răng. Theo thời gian, các mảng bám thức ăn tích tụ lại sẽ khiến bé sâu răng. Từ đó, trẻ có thể gặp phải những cơn đau cực kỳ khó chịu.

Sâu răng, viêm lợi là nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng đau răng ở trẻ nhỏ
Sâu răng, viêm lợi là nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng đau răng ở trẻ nhỏ

Do thiếu fluoride

Fluoride là một khoáng chất tự nhiên tồn tại trong nhiều loại thực phẩm và nước. Chất này có công dụng bảo vệ răng, giúp phục hồi tổn thương răng trong giai đoạn đầu.

Thông thường, Fluoride được bổ sung vào nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Những trẻ uống nước hoặc dùng kem đánh răng không chứa fluoride, thường có nguy cơ bị đau răng do sâu răng hơn những trẻ khác.

Thiếu dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đau răng. Thông thường, canxi, các loại vitamin A, C, D3, K và fluor là những chất rất cần thiết cho việc cấu tạo răng. Chúng không chỉ giúp răng mọc đúng vị trí mà còn bảo vệ sự chắc khỏe của răng miệng. Nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ bị thiếu hụt những chất này sẽ dễ có khả năng bị đau răng.

Suy yếu sức đề kháng khiến cho bé bị đau răng

Một số trẻ bị ốm hoặc dị ứng mãn tính khiến trẻ phải thở bằng miệng dẫn tới khô miệng. Đây là một trong những yếu tố điển hình làm gia tăng tình trạng sâu răng, viêm lợi ở trẻ.

Những hậu quả xảy ra khi trẻ em bị đau răng lâu ngày

Trường hợp trẻ bị đau răng sưng má lâu ngày không được chữa trị kịp thời, bé có thể gặp phải những hậu quả xấu dưới đây:

Đau nhức răng do sâu có thể khiến bé bị mất răng sớm nếu không được điều trị kịp thời
Đau nhức răng do sâu có thể khiến bé bị mất răng sớm nếu không được điều trị kịp thời
  • Mất răng sớm do sâu răng: Trẻ em bị đau răng do sâu nếu không được điều trị sớm có thể mắc các biến chứng răng miệng. Cụ thể như áp xe răng, viêm tủy răng, hoại tử tủy… dẫn đến việc phải bỏ chiếc răng đó. Tình trạng mất răng sớm có thể gây ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn của trẻ có khả năng mọc chậm lại hoặc lệch đi gây mất thẩm mỹ.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Răng luôn giữ một vai trò quan trọng và thiết yếu trong việc ăn nhai. Vì thế, khi bé đau răng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai hằng ngày. Bé thường sẽ bỏ qua bước nhai hoặc nghiền nát thức ăn. Từ đó khiến cho việc thức ăn khi đi xuống dạ dày khó được tiêu hóa tốt.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày: Đau răng có thể khiến trẻ gặp nhiều trở ngại trong việc sinh hoạt hằng ngày, cụ thể như việc ăn uống, nghỉ ngơi.

Các phương pháp điều trị hiệu quả cho trẻ bị đau răng

Hiện nay, cha mẹ có thể tìm thấy rất nhiều cách khắc phục tình trạng trẻ bị đau răng từ những phương pháp Tây y cho đến mẹo dân gian đều đủ cả. Tùy theo mức độ đau răng của trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng phương pháp phù hợp.

Dưới đây là những phương pháp trị đau răng ở trẻ an toàn, hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng cho con em mình.

Trị đau răng ở trẻ theo phương pháp Tây y

Thuốc Tây y là phương pháp điều trị đau răng ở trẻ đầu tiên được nhiều cha mẹ lựa chọn. Bởi phương pháp này cho công dụng nhanh chóng lại rất tiện lợi.

Hiện nay trên thị trường, thuốc trị đau răng cho trẻ em có rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn loại thuốc đau răng phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh phổ biến dành cho trẻ 3 tuổi bị đau răng mà các mẹ có thể tham khảo:

Đọc thêm

Thuốc Alphachymotrypsin có công dụng ngăn ngừa sưng viêm và giảm đau cho trẻ
Thuốc Alphachymotrypsin có công dụng ngăn ngừa sưng viêm và giảm đau cho trẻ
  • Alphachymotrypsin: Loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, sưng đỏ và viêm loét nướu. Do vậy, chúng thường được bác sĩ chỉ định cho trẻ em bị đau răng sưng má. Để trẻ sử dụng thuốc Alphachymotrypsin, bạn sẽ cần được bác sĩ kê đơn. Nếu bạn tự ý mua và cho trẻ sử dụng có thể khiến bé bị dị ứng, phù nề…
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Bé bị đau răng có thể được sử dụng thuốc Efferalgan, Paracetamol… Những loại thuốc này, cha mẹ cần cho trẻ dùng theo cân nặng của bé. Nếu như uống quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như đi ngoài, hôn mê, suy nhược cơ thể.
  • Thuốc giảm đau nhức răng dùng toàn thân: Những trẻ em bị đau răng nghiêm trọng sẽ được chỉ định dùng loại thuốc này. Cha mẹ có thể tham khảo những loại thuốc như Amoxicillin, Penicillin, Doxycycline…

Với những bé bị đau răng do sâu, cha mẹ có thể cho trẻ thực hiện phương pháp trám răng. Phương pháp này rất hiệu quả cho những trường hợp viêm nhiễm nhẹ, vết sâu nhỏ. Khi đó, các bác sĩ sẽ ngăn chặn vi khuẩn làm hại tủy răng ở trẻ bằng việc lấp kín lỗ sâu. Đồng thời những vết sâu này cũng sẽ được làm sạch và được tái tạo lại cấu trúc, hệ mô răng thật.

Một số mẹo dân gian trị đau răng ở trẻ

Ngoài thuốc Tây y, cha mẹ cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian trị đau răng trẻ tại nhà. Những mẹo này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn giúp bé giảm đau răng rất tốt. Các bạn có thể tham khảo một vài mẹo dân gian chữa đau răng cho bé hiệu quả sau:

Giảm đau răng cho trẻ bằng nước muối

Muối có khả năng kháng viêm, giảm đau, sát trùng cực kỳ hiệu quả. Do vậy, chúng có thể hạn chế nhiễm trùng, ngăn ngừa lây lan đến các vùng xung quanh. Ngoài ra, nước muối cùng giúp bé giảm đau răng nhanh chóng. Để thực hiện mẹo này, các mẹ hãy hòa tan một thìa cà phê muối cùng 200ml nước ấm. Sau đó, cho trẻ dùng nước này để súc miệng và ngậm trong vài phút.

Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp trẻ giảm đau, sát trùng cực kỳ hiệu quả
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp trẻ giảm đau, sát trùng cực kỳ hiệu quả

Sử dụng dầu đinh hương

Từ lâu, dầu đinh dương đã được biết đến là một loại dược liệu có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm tốt. Vì vậy, chúng cũng có khả năng trị đau răng ở trẻ nhanh chóng và giúp thơm miệng. Các mẹ chỉ cần lấy một cục bông gòn, ngâm vào dầu đinh hương. Sau đó cho bé cắn cục bông này trong khoảng 1 phút. Mỗi ngày, áp dụng 1 lần, mẹ sẽ thấy tình trạng đau răng của trẻ dần thuyên giảm.

Trị đau răng cho trẻ với lá trầu không

Trầu không cũng là mẹo dân gian giảm đau răng cho trẻ cực hữu ích và nhanh chóng. Theo đó, các mẹ chỉ cần lấy khoảng 2 – 3 lá trầu không, rửa sạch, để ráo. Sau đó, giã nát cùng vài hạt muối rồi hòa thêm một tí rượu vào, đợi 10 phút gạn lấy nước. Phần nước thu được, mẹ cho trẻ súc miệng thành 2 lần (cách nhau 5 phút) rồi nhổ ra là khỏi.

Các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị đau răng

Để ngăn ngừa tối đa hiện tượng trẻ bị đau răng, các bậc cha mẹ nên chú ý áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Cha mẹ nên dùng gạc hay dụng cụ rơ miệng để vệ sinh răng miệng cho con. Đến khi bé xuất hiện chiếc răng đầu tiên, bạn có thể đánh răng cho trẻ bằng bàn chải mềm. Đồng thời sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Không để trẻ vừa ngủ vừa bú bình: Điều này sẽ ngăn ngừa răng của bé tiếp xúc với đường dẫn. Từ đó tránh được tình trạng nhiễm trùng, nghẹt thở và sâu răng.
  • Tập cho bé súc miệng thường xuyên: Thói quen này sẽ tránh cho trẻ bị đau răng do sâu. Đồng thời hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây ra các bệnh răng miệng cho bé.
  • Dùng nước có chứa thành phần fluoride: Fluoride có khả năng bảo vệ răng của trẻ khỏi bị nhiễm trùng. Nếu bạn đang cho bé dùng nước không có fluoride thì có thể tham khảo ý kiến nha sĩ để bổ sung khoáng chất này.
  • Cho trẻ uống nước, sữa và các thức uống lỏng khác bằng ly: Khi con được 1 tuổi, cha mẹ hãy tập cho trẻ uống chất lỏng bằng cốc hoặc ly. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ sâu khe răng cho bé.
Thói quen uống nước bằng ly sẽ ngăn ngừa nguy cơ sâu răng dẫn tới đau nhức răng ở trẻ
Thói quen uống nước bằng ly sẽ ngăn ngừa nguy cơ sâu răng dẫn tới đau nhức răng ở trẻ
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường: Các mẹ cần kiểm soát lượng lượng thực phẩm chứa nhiều đường mà bé hay ăn. Đặc biệt là những món như khoai tây chiên, kẹo, các loại bánh, kem… Những thực phẩm này có thể đe dọa đến sức khỏe răng miệng trẻ khi tiêu thụ quá mức.
  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả: Bạn nên cho bé ăn nhiều loại trái cây như lê, dưa hấu, cần tây, dưa chuột. Hoặc các loại rau xanh như bông cải… Những loại thực phẩm này giàu chất xơ và ít đường sẽ cực tốt cho răng miệng của trẻ. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khiến trẻ em bị đau răng.
  • Khám răng thường xuyên: Thói quen này sẽ giúp cha mẹ phát hiện ra những bất thường về răng miệng của trẻ. Từ đó tránh được nguy cơ răng trẻ bị nhiễm khuẩn dẫn đến đau và sâu răng lồi thịt.

Bé bị đau răng nên đi chữa ở đâu tốt nhất?

Đau răng kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của bé. Bởi vậy, việc điều trị đau răng ở trẻ sớm là điều rất cần thiết và quan trọng. Theo đó, ngoài vấn đề phương pháp chữa trị, các bậc cha mẹ cũng quan tâm đến địa chỉ chữa đau răng cho trẻ uy tín.

Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bậc phụ huynh một vài địa chỉ nha khoa khám cho trẻ em tốt nhất để tham khảo. Những địa chỉ này đều sở hữu trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Từ đó đảm bảo cho việc khám và điều trị cho trẻ bị đau răng đạt kết quả tốt nhất. Cha mẹ có thể tìm đến những địa chỉ nha khoa sau:

  • Khoa Răng trẻ em – Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương: Nằm tại số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Nha khoa trẻ em Vidental Kid: Bố mẹ có thể liên hệ qua website https://videntalkid.com/ để đặt lịch khám bệnh cho con.
  • Nha khoa Kim: Cha mẹ có thể tìm đến địa chỉ 31 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q1, TPHCM.
  • Nha khoa quốc tế Tâm An: Nằm tại số 113 Dương Đình Nghệ, Sơn Trà, Đà Nẵng.

Trẻ bị đau răng là hiện tượng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng đau răng có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó, ngay khi phát hiện vấn đề này, cha mẹ nên đưa bé đến phòng khám nha khoa để thăm khám và tìm ra cách chữa trị kịp thời. Nhờ vậy, ngăn ngừa những biến chứng răng miệng nghiêm trọng có thể xảy ra cho bé.

Bạn nên biết

Cập nhật - 1:30 Chiều , 21/06/2023

Chia sẻ

Niềng răng vô hình Zenyum là kỹ thuật gì? Phương pháp này có tốt không?

Niềng Răng Vô Hình Zenyum Là Kỹ Thuật Gì? Có Nên Thực Hiện Không?

Niềng răng vô hình Zenyum hiện nay được nhiều người ưa chuộng bởi đây là phương pháp chỉnh nha tốt,...
Cấy ghép Implant được coi là giải pháp tối ưu nhất hiện nay

Trồng Răng Hàm Nên Chọn Phương Pháp Nào? Quy Trình Và Chi Phí

Răng hàm bị mất, hoặc sâu nặng không thể bảo tồn sẽ gây khó khăn trong việc ăn nhai. Để...
Răng số 7 có vị trí nằm ở phía trong cùng của cung hàm

Trồng Răng Số 7 Mất Bao Nhiêu Tiền, Nên Chọn Phương Pháp Nào?

Răng số 7 có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn. Khi chiếc răng này bị mất...
Viêm nha chu có lây không

Viêm Nha Chu Có Lây Không Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Viêm nha chu có lây không là điều mà nhiều người bệnh thắc mắc. Trong bài viết dưới đây, chúng...
Đau răng khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả nhất

Đau Răng Khi Mang Thai Tháng Cuối: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Đau răng khi mang thai tháng cuối là tình trạng mà nhiều mẹ bầu dễ gặp phải hiện nay. Bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top