Tiểu rắt ở nữ là bệnh gì? Phương pháp điều trị triệt để chứng tiểu rắt

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Tiểu rắt ở nữ là bệnh lý thường gặp, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Ngoài ra, đây còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về đường tiết niệu. Vậy, tiểu rắt ở nữ giới là gì, triệu chứng của chúng như thế nào và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu về bệnh lý này.

Tìm hiểu tiểu rắt ở nữ là gì?

Tiểu rắt ở nữ giới là hiện tượng nữ giới phải đi tiểu nhiều lần với lượng nước rất ít. Nhiều người còn gọi đây là triệu chứng rối loạn chức năng đường tiểu hay rối loạn chức năng chế ước của bàng quang.

Tiểu rắt ở nữ là triệu chứng phổ biến hiện nay
Tiểu rắt ở nữ là triệu chứng phổ biến hiện nay

Thông thường, khi bàng quang bị đầy nước, chúng sẽ gửi tín hiệu lên não bộ. Não bộ nhận được thông tin sẽ điều khiển chúng ta đóng cơ vòng bàng quang để ngăn nước tiểu chảy ra ngoài. Với những người mắc chứng tiểu rắt, bàng quang bị đầy nước, cơ vòng tự động mở khiến nước tiểu tiết ra khó kiểm soát.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu người bệnh 2 tiếng lại đi tiểu một lần hoặc thường xuyên hơn, với một vài giọt nước tiểu thì được coi là tiểu rắt.

Các triệu chứng tiểu rắt

Các biểu hiện của tiểu rắt ở nữ rất dễ dàng để nhận biết, cụ thể như:

  • Người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu lại ít và thậm chí là nhỏ giọt.
  • Gặp tình trạng tiểu không ra nước nhưng hay có cảm giác buồn tiểu.
  • Khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi nồng, màu đục. Với những trường hợp nặng có thể gặp tình trạng tiểu rắt ra máu ở nữ, có mủ và tiểu đau buốt.
  • Thông thường, bộ phận sinh dục của nữ cũng có cảm giác đau rát, cơ thể mệt mỏi, uể oải, buồn nôn và thỉnh thoảng sốt nhẹ.

Nguyên nhân tiểu rắt ở phụ nữ

Có không ít nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu rắt ở nữ. Trong đó, có thể chia thành hai nguyên nhân chính là sinh lý và bệnh lý.

Có hai nguyên nhân chính gây nên chứng bệnh: Nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý
Có hai nguyên nhân chính gây nên chứng bệnh: Nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân sinh lý

Có khá nhiều yếu tố sinh lý tác động tới bệnh lý này, cụ thể như:

  • Thói quen vệ sinh: Cơ quan sinh dục là cơ quan có cấu trúc rất phức tạp. Đây cũng là cơ quan mà vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào cơ thể. Bởi vậy, nếu không có thói quen và biện pháp vệ sinh đúng cách, vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập và phát triển. Đặc biệt với những người đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục, đây là thời điểm để vi khuẩn phát triển rất dễ.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: Quan hệ tình dục bừa bãi, thô bạo rất dễ làm cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm, tổn thương. Ngoài ra, việc quan hệ không lành mạnh còn có thể dẫn tới bệnh lý về bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu, từ đó dẫn tới các triệu chứng tiểu rắt.
  • Dị ứng với sản phẩm tẩy rửa: Việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm có thể gây dị ứng, kích ứng ở vùng kín. Các phản ứng đó sẽ làm tổn thương âm đạo và dẫn tới tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt ở nữ.
  • Vệ sinh không đúng cách: Cách vệ sinh ảnh hưởng khá nhiều tới vùng kín. Người bệnh không nên thụt rửa quá sâu khi vệ sinh, điều này dễ dẫn tới các bệnh lý về viêm đường tiết niệu, từ đó xuất hiện tình trạng tiểu rắt ở nữ.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài nguyên nhân sinh lý, triệu chứng tiểu rắt ở nữ còn có thể do những bệnh lý này gây nên:

  • Viêm đường tiết niệu: Có tới 70% phụ nữ mắc tiểu rắt do viêm đường tiết niệu. Vi khuẩn E.coli xâm nhập vào cơ thể và gây nên các triệu chứng: Tiểu rắt, sưng ngứa vùng kín, đau bụng dưới.
  • Viêm bàng quang: Người bệnh vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục sai tư thế, không lành mạnh, quần lót bó chặt là nguyên nhân gây ẩm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm nhiễm và lây lan sang khu vực âm đạo, tử cung. Bệnh lý này thường có các triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, có mùi lạ,…
  • Viêm âm đạo: Các vi khuẩn tấn công vào âm đạo sẽ gây mất cân bằng và viêm nhiễm. Khi mắc bệnh lý này, ngoài triệu chứng tiểu rắt, người bệnh còn gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, nhiều khí hư, đau bụng dưới khi quan hệ, vùng kín có mùi hôi khó chịu.
  • Sỏi đường tiết niệu: Tình trạng sỏi cọ sát vào niêm mạc sẽ gây kích ứng, từ đó xuất hiện tình trạng viêm bàng quang và tiết niệu. Các triệu chứng thường thấy của sỏi đường tiết niệu: Tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mủ kèm máu.

Chứng tiểu rắt ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Thực chất, triệu chứng này không quá nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị tiểu rắt ở nữ kịp thời, tình trạng này sẽ có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tiểu rắt ở nữ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh
Tiểu rắt ở nữ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh

Trong trường hợp phụ nữ bị tiểu rắt do nguyên nhân sinh lý thì có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, nếu tiểu rắt là triệu chứng của bệnh lý nào đó, người bệnh cần có phương pháp điều trị kịp thời nhanh chóng. Bởi lẽ, trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng, chúng sẽ có những hệ lụy không tốt với sức khỏe người bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cách trị tiểu rắt ở nữ như thế nào hiệu quả?

Tiểu rắt ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bởi vậy, cách chữa tiểu rắt ở phụ nữ luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, nữ giới thường áp dụng ba phương pháp điều trị bệnh: Phương pháp dân gian, phương pháp Tây y và phương pháp Đông y.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Nếu người bệnh đang tìm kiếm cách điều trị tiểu rắt ở nữ tiết kiệm thời gian và chi phí thì có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây.

  • Lá mồng tơi: Sử dụng 100gr lá mồng tơi, rửa sạch rồi ngâm qua với nước muối loãng trong khoảng 5 phút. Đun lá mồng tơi cùng 500ml nước, đun khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp, chắt bỏ bã và sử dụng nước.
  • Bột sắn dây: Các hoạt chất có trong bột sắn dây có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt ở nữ. Sử dụng nước ấm, hòa với bột sắn dây, có thể thêm 1 chút đường và sử dụng trong 10 – 14 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.
  • Giá đỗ: Rửa sạch giá đỗ rồi ngâm với nước muối loãng. Sau đó đun giá đỗ với lượng nước vừa đủ, thêm một chút đường để dễ uống hơn. Sử dụng 4 – 5 cốc nước giá đỗ hàng ngày để thấy được hiệu quả điều trị nhanh chóng.

Điều trị tiểu rắt ở nữ bằng phương pháp Tây y

Hầu hết phụ nữ đều lựa chọn phương pháp Tây y để điều trị bệnh bởi chúng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc Tây thường được các bác sĩ kê đơn:

  • Thuốc Nitrofurantoin: Đây là một loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh, được sử dụng để ngăn ngừa và cải thiện chứng tiểu rắt khi bệnh nhân bị tổn thương âm đạo. Với tác dụng tổng hợp protein, các DNA và tế bào vi khuẩn, sử dụng thuốc giúp các triệu chứng suy giảm nhanh chóng.
  • Thuốc Oxybutynin: Đây là loại thuốc có tác dụng hạn chế sự co thắt của bàng quang, từ đó đẩy lùi các triệu chứng gây bệnh. Người bệnh có thể dùng thuốc dưới dạng viên nén hoặc miếng dán theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc Trospium: Loại thuốc này có khả năng làm giãn các cơ tại bàng quang, giúp kiểm soát tiểu tiện hiệu quả. Ngoài ra, thuốc còn làm giảm cảm giác buồn tiểu và hiện tượng rò rỉ nước tiểu.
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh lý
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh lý

Người bệnh chỉ nên dùng thuốc sau khi được bác sĩ kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán bệnh và kê đơn. Điều này giúp việc điều trị đạt được hiệu quả cao hơn, đồng thời hạn chế những tác dụng phụ trong thời gian chữa bệnh.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Những bài thuốc từ Đông y thường có tác dụng chậm hơn so với Tây y. Tuy nhiên, phương pháp này đi sâu vào nguyên căn gây bệnh, từ đó làm giảm những triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa tiểu rắt ở nữ được các chuyên gia khuyên dùng:

  • Bài thuốc 1: Người bệnh sử dụng 10gr chi tử, 12gr cà mạch, 8gr điền tử, 8gr mộc thông, 6gr biển súc. Sắc tất cả các dược liệu trên cùng 1 lít nước, đun nhỏ lửa khoảng 25 phút thì tắt bếp và sử dụng. Bệnh nhân chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày và sử dụng khi còn nóng để có được hiệu quả điều trị cao hơn.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12gr hoa hòe, 12gr chi tử, 8gr lá tre, 8gr huyết dụ và 4gr sinh địa. Sơ chế dược liệu rồi sắc cùng 1 lít nước, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì chắt bỏ bã và sử dụng.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 14gr thuốc quả dành dành, 8gr thạch hộc, 8gr rau má và 6gr vỏ núc nác. Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc và sắc cùng 80ml nước. Đun thuốc nhỏ lửa cho tới khi còn 350ml thì tắt bếp và sử dụng. Bài thuốc này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới thấy được tác dụng.

Bị tiểu rắt ở nữ nên làm gì?

Là chứng bệnh thường xuất hiện ở nữ giới, vậy cần phải làm gì khi bị tiểu rắt? Dưới đây là các biện pháp chị em nên áp dụng:

  • Sử dụng lượng nước đầy đủ hàng ngày. Tuy nhiên người bệnh không nên uống nước trước khi đi ngủ, tránh tình trạng tiểu về đêm.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C, các hoạt chất chống oxy hóa, ăn nhiều rau xanh và chất xơ.
  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm nên bổ sung thêm dầu cá và uống thêm các loại trà thảo dược.
  • Người bệnh có thể áp dụng các bài tập Kegel để cải thiện và tăng sức mạnh cho cơ vùng chậu.
  • Hình thành và xây dựng việc đi tiểu đúng giờ.
  • Sau khi quan hệ tình dục, người bệnh cần phải đi tiểu ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập vào hệ bài tiết.
Lưu ý về thói quen sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh
Lưu ý về thói quen sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh

Làm gì để phòng tránh bệnh tiểu rắt ở nữ giới?

Để phòng tránh và ngăn ngừa tiểu rắt ở nữ, người bệnh cần ghi nhớ một vài lưu ý sau đây:

  • Kiêng và hạn chế sử dụng các loại đồ uống: Bia, rượu, nước có gas, cà phê…
  • Không nên dùng quá nhiều hoa quả có tính axit cao.
  • Không dùng nhóm thực phẩm, đồ ăn cay nóng, chua, mặn.
  • Không được phép nhịn tiểu khi buồn, điều này sẽ khiến bệnh lý trở nên nặng hơn.

Tiểu rắt ở nữ là bệnh lý thường xuyên xảy ra, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Bởi vậy, ngay khi có triệu chứng, người bệnh cần phải kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cập nhật - 1:20 Chiều , 11/05/2023

Chia sẻ

Tiểu buốt và đau lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tiểu buốt và đau lưng: Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị tận gốc

Tiểu buốt và đau lưng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm sinh lý người bệnh. Nghiêm...
Tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Tiểu buốt gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh mỗi khi tiểu tiện. Đây là triệu chứng...
Tổng hợp 9+ cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất, hiệu quả tức thì

Top 10+ Cách Trị Tiểu Buốt Tại Nhà Nhanh Nhất, Hiệu Quả Tức Thì

Cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Chứng...
Tiểu buốt sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tiểu buốt sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tiểu buốt sau sinh là tình trạng thường gặp ở các chị em sau khi sinh đẻ. Vậy, nguyên nhân...
Tiểu rắt khi mang thai là bệnh gì? Cách điều trị an toàn cho mẹ và bé

Tiểu rắt khi mang thai là bệnh gì? Cách điều trị an toàn cho mẹ...

Tiểu rắt khi mang thai là tình trạng phổ biến ở các sản phụ. Đây có thể là triệu chứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top