Đi tiểu rắt có phải mang thai không? Làm sao để khắc phục?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Tiểu rắt không chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm việc có thai ở nữ giới. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp triệu chứng này còn biểu thị cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý. Vậy, tiểu rắt có phải mang thai không và hướng xử lý thế nào? Để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Giải đáp chính xác: “Tiểu rắt có phải mang thai không?”
Giải đáp chính xác: “Tiểu rắt có phải mang thai không?”

Đi tiểu rắt có phải mang thai không?

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể nữ giới kèm theo sự tăng cao của hormone HCG trong cơ thể khiến lượng chất lỏng bài tiết qua thận nhiều hơn. Ngoài ra, khi thai nhi phát lớn dần sẽ nằm đè vào bàng quang khiến mẹ bầu luôn có cảm giác muốn đi tiểu. Với tần suất đi tiểu nhiều khiến lượng chất lỏng trong bàng quang bị hạn chế từ đó gây ra tình trạng tiểu rắt khi mang thai.

Bên cạnh chứng tiểu rắt ở nữ, mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ còn xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng khác như:

  • Tiểu buốt, khó tiểu, thậm chí phải rặn mới ra.
  • Nước tiểu lẫn máu và có mùi lạ.
  • Cơ thể mệt mỏi, một số trường hợp bị sốt nhẹ.
  • Không có vị giác, chán ăn và thường xuyên cảm thấy buồn nôn.
  • Đau nhức vùng thắt lưng, có đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc quặn từng cơn.
  • Tình trạng đau nhức có xu hướng lan dần từ thắt lưng xuống các bộ phận bên dưới như hạ vị, bộ phận sinh dục…

Một số lý do gây tiểu rắt khác

Để khẳng định tiểu rắt có phải mang thai không cần thực hiện các kiểm chứng và xét nghiệm có liên quan. Bởi lẽ ngoài mang thai, tiểu rắt còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý khác liên quan đến đường tiết niệu, hệ bài tiết, cơ quan sinh sản…

Tiểu rắt có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm
Tiểu rắt có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm

Các bệnh lý gây nên tình trạng tiểu rắt ở nữ giới có thể kể đến như:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nhiễm khuẩn đường tiết khởi phát do sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm lan rộng gây ảnh hưởng tiêu cực lên nhiều cơ quan khác. Một số triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới…
  • Nhóm bệnh phụ khoa: Các bệnh lý về phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… thường khởi phát do hệ miễn dịch suy giảm hoặc công tác vệ sinh vùng kín không đảm bảo gây nên.
  • Sỏi tiết niệu: Sỏi tiết niệu thường xuất hiện ở thận và bàng quang, hình thành do sự lắng đọng của nguyên tố canxi và các khoáng vật. Trong trường hợp sỏi dịch chuyển sẽ làm tổn thương các bộ phận trên đường chúng đi qua, dễ xuất hiện tình trạng tiểu rắt, tiểu ra máu, đau bụng dưới…
  • Bệnh lậu: Bệnh lậu là bệnh xã hội nguy hiểm lây nhiễm qua đường tình dục. Người mắc bệnh lý này xuất hiện các nốt mụn rộp ở bộ phận sinh dục từ đó gây nên tình trạng tiểu rắt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cách xử lý tình trạng tiểu rắt

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc tiểu rắt có phải mang thai không vẫn chưa thể khẳng định một cách chắc chắn. Vì vậy, khi thấy xuất hiện triệu chứng này, nữ giới cần kiểm tra lại đời sống tình dục của bản thân và thực hiện các biện pháp phát hiện thai sớm như dùng que thử thai, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu…

Tùy theo từng trường hợp, tiểu rắt có thai hoặc xuất phát do bệnh lý mà người mắc có cách xử lý thích hợp. Để hỗ trợ bạn đọc trong vấn đề này, dưới đây là một số cách thức khi bị tiểu rắt cho nữ giới.

Với bà bầu

Nữ giới trong giai đoạn thai kỳ thường rất nhạy cảm, vì vậy mọi cách thức tác động vào đối tượng này cần hết sức thận trọng nhằm không làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Trong trường hợp tiểu rắt có phải mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp:

  • Nghiêng người về phía trước khi đi tiểu: Nghiêng người về phía trước sẽ giúp lượng nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang dễ dàng hơn từ đó hỗ trợ khắc phục được tình trạng tiểu rắt.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Bà bầu nên bổ sung các loại hoa quả, rau xanh với nhiều chất xơ, vitamin trong khẩu phần ăn. Song song với đó cần hạn chế việc dung nạp vào cơ thể nhóm thực phẩm dễ gây kích thích bàng quang như đồ chiên xào, đồ cay nóng, các chất kích thích có hại…
  • Một số phương pháp trị bệnh dân gian: Phương pháp trị bệnh dân gian được đánh giá có mức độ an toàn, lành tính cao, phù hợp với phụ nữ mang thai. Theo đó, mẹ bầu bị tiểu rắt có thể sử dụng nước râu ngô, nước rau má, nước bột sắn… để cải thiện tình trạng tiểu rắt.
  • Thực hiện bài tập sàn chậu: Những bài tập này có tác dụng tăng sức mạnh co giãn của các cơ vùng chậu từ đó khắc phục tình trạng tiểu rắt. Để thực hiện, nữ giới tiến hành co cơ âm đạo trong khoảng 10 giây, sau đó nghỉ 10 giây rồi tiếp tục thực hiện lại.
Hiểu rõ nguyên nhân để có hướng xử lý tình trạng tiểu rắt chính xác
Hiểu rõ nguyên nhân để có hướng xử lý tình trạng tiểu rắt chính xác

Với người bệnh

Ở trường hợp bị bệnh, người mắc cần chủ động trong việc thực hiện các biện pháp chữa trị nhằm ngăn cản nguy cơ xuất hiện những biến chứng xấu. Trong đó, một số hướng điều trị tiểu rắt đem lại hiệu quả cao, được nhiều người lựa chọn là.

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả lâu dài. Một số bài thuốc trị tiểu rắt có thể tham khảo là:

  • Sử dụng rau mồng tơi: Chuẩn bị một nắm mồng tơi đã rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 1 chút nước. Người bệnh dùng cả cái và nước rau mồng tơi để tăng hiệu quả trị bệnh.
  • Sử dụng dấm táo và mật ong: Hòa 2 thìa cà phê dấm táo và mật ong vào một cốc nước và sử dụng ngay trong bữa ăn hàng ngày để loại bỏ chứng tiểu rắt, triệu chứng tiểu buốt

Lưu ý, bài thuốc dân gian chữa tiểu rắt chỉ nên sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Tốt nhất, người bệnh chỉ nên sử dụng phương pháp này như một cách thực hỗ trợ điều trị.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây được sử dụng khá phổ biến nhờ đem lại hiệu quả nhanh trong thời gian ngắn và tính tiện lợi trong sử dụng. Theo đó, một số loại thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều trị tiểu rắt là:

  • Thuốc kháng sinh nhóm Quinolon, Cephalosporin… giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nhằm kiểm soát quá trình viêm nhiễm.
  • Penicillin, Amoxicillin, Erythromycin… dùng trong điều trị các bệnh về viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Trường hợp mắc bệnh phụ khoa, bệnh xã hội, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể rồi từ đó kê đơn phù hợp.
Tây y đem lại nhiều hiệu quả tích cực nhưng cần đảm bảo đúng nguyên tắc điều trị
Tây y đem lại nhiều hiệu quả tích cực nhưng cần đảm bảo đúng nguyên tắc điều trị

Lưu ý, thuốc Tây trị tiểu rắt có khả năng làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, người bệnh tránh tuyệt đối tình trạng lạm dụng thuốc hoặc mua thuốc không theo đơn.

Bài thuốc Đông y

Trị bệnh theo Đông y hướng đến loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh song song với bồi bổ khí huyết, nâng cao chức năng tạng phủ. Đồng thời, khi các vị thuốc đi vào cơ thể còn hỗ trợ cân bằng âm dương, tăng cường sức đề kháng từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương và ngăn cản tình trạng tái phát bệnh.

Một số vị thuốc thường được sử dụng trong điều trị chứng tiểu rắt là thông thảo, hoàng kỳ, mạch môn, châu thăng ma… Đây đều là các thảo dược quý thiên nhiên, không làm phát sinh tác dụng phụ dù sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vào tính an toàn khi áp dụng phương pháp trị bệnh này.

Lưu ý khi bị tiểu rắt

Ngoài việc hiểu rõ tiểu rắt có phải mang thai không, người mắc còn cần có đầy đủ kiến thức về lưu ý khi xuất hiện triệu chứng nhằm bảo vệ sức khỏe và ngăn cản những điều đáng tiếc. Trong đó, khi bị tiểu rắt người mắc cần:

  • Chủ động tiến hành kiểm tra khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường để được bác sĩ hỗ trợ, tư vấn.
  • Vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân nhất là bộ phận sinh dục sạch sẽ mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, chú ý bổ sung chất xơ, vitamin…
  • Tránh việc sử dụng nhóm thực phẩm chiên rán, cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị… không tốt cho sức khỏe.
  • Không sử dụng bất cứ một chất kích thích có hại nào, điển hình là rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Xây dựng lối sống khoa học, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Có đời sống tình dục lành mạnh, không quan hệ với nhiều bạn tình và chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Tiểu rắt có phải mang thai không cần được kiểm chứng thêm thông qua các biện pháp phát hiện thai sớm. Dù khởi phát do điều gì, người mắc vẫn cần hết sức thận trọng, tiến hành thăm khám và tuân thủ đúng hướng dẫn từ phía chuyên gia.

ĐỌC NGAY:

Cập nhật - 10:33 Sáng , 04/05/2023

Chia sẻ

Tiểu rắt ở nữ là bệnh gì? Phương pháp điều trị triệt để

Tiểu rắt ở nữ là bệnh gì? Phương pháp điều trị triệt để chứng tiểu...

Tiểu rắt ở nữ là bệnh lý thường gặp, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Ngoài ra,...
Tiểu buốt khi mang thai là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Tiểu Buốt Khi Mang Thai Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân & Cách Chữa

Tiểu buốt khi mang thai thường xuất hiện trong những tháng đầu và cuối của thai kỳ. Tình trạng này...
Tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Tiểu buốt gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh mỗi khi tiểu tiện. Đây là triệu chứng...
Tổng hợp 9+ cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất, hiệu quả tức thì

Top 10+ Cách Trị Tiểu Buốt Tại Nhà Nhanh Nhất, Hiệu Quả Tức Thì

Cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Chứng...
Tiểu rắt ở nam giới là gì? Làm sao để trị bệnh hiệu quả nhất?

Tiểu rắt ở nam giới là gì? Làm sao để trị bệnh hiệu quả nhất?

Tiểu rắt ở nam giới là một chứng bệnh thường gặp hiện nay. Đây cũng chính là triệu chứng điển...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top