Tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Theo các chuyên gia, tiểu không tự chủ ở trẻ em là biểu hiện của chứng rối loạn tiểu tiện. Nếu không có những phương pháp điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Vậy, phương pháp điều trị nào hiệu quả để khắc phục tình trạng này của bé?

Tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu không tự chủ ở trẻ em còn được gọi là tiểu són – một bệnh lý thuộc nhóm rối loạn tiểu tiện. Bệnh lý này khiến nước tiểu dễ dàng bị rò rỉ khi trẻ hắt hơi, ho hoặc khi đang vận động. Theo Tây y, chứng bệnh này ở trẻ được chia thành 2 loại, cụ thể như sau:

  • Tiểu không tự chủ tiên phát: Đây là hiện tượng trẻ vẫn có khả năng kiểm soát hoạt động đi tiểu vào ban ngày nhưng vào ban đêm thường xảy ra tình trạng rỉ nước khi ngủ. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở trẻ và liên tục từ bé tới lớn.
  • Tiểu không tự chủ thứ phát: Tình trạng này xảy ra ở trẻ do một nguyên nhân nào đó gây nên, có thể là nguyên nhân bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt không khoa học.
Tiểu không tự chủ ở trẻ em là bệnh lý thuộc nhóm rối loạn nước tiểu
Tiểu không tự chủ ở trẻ em là bệnh lý thuộc nhóm rối loạn nước tiểu

Tiểu không tự chủ ở trẻ em có thể gặp ở mọi đối tượng là bé trai và bé gái. Tuy nhiên, các chuyên gia thường phân biệt tình trạng này ở hai nhóm tuổi khác nhau:

  • Trẻ dưới 6 tuổi: Có thể nói, đây là nhóm đối tượng dễ gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ, thường xuyên đái dầm vào ban đêm. Tuy vậy, giai đoạn này, bàng quang và các cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thể xem là bệnh lý.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: Ở giai đoạn này, nếu trẻ vẫn thường xuyên gặp tình trạng tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần thì có thể là dấu hiệu của việc cơ thể trẻ tiềm ẩn nhiều bệnh lý. Bởi lẽ, các cơ quan của trẻ trong giai đoạn này đã có sự phát triển toàn diện và đảm bảo được các chức năng.

Vậy, bệnh lý này ở trẻ có nguy hiểm không? Thực chất, ở giai đoạn đầu, bệnh lý này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt và quá trình phát triển của trẻ. Thêm vào đó, tiểu không tự chủ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý, nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ tác động không nhỏ tới sức khỏe của bé.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới biểu hiện tiểu không tự chủ ở trẻ em. Nguyên nhân có thể do thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý. Cũng có thể đây là một trong những triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau:

  • Bàng quang nhỏ: Chức năng bàng quang của trẻ còn kém, thể tích nhỏ khiến khả năng chứa nước tiểu thấp. Điều này khiến bé thường xuyên cảm thấy buồn vệ sinh, khả năng nhịn tiểu kém và hay gặp tình trạng són tiểu.
  • Bàng quang tăng hoạt: Nước tiểu đi từ thận xuống bàng quang sẽ gửi một tín hiệu tới não bộ để đóng cơ vòng bàng quang. Từ đó chúng ta sẽ có cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị bàng quang tăng hoạt sẽ có kích thích phản xạ đi tiểu nhanh chóng dù chỉ là lượng nước tiểu rất nhỏ.
  • Rối loạn nội tiết: Vasopressin là hormone bài niệu của cơ thể, có vai trò ức chế khả năng sản xuất nước tiểu khi ngủ. Khi lượng hormone này suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng trẻ có lượng nước tiểu nhiều hơn, dẫn tới tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em.
  • Bệnh lý: Theo một số thống kê, có khoảng 3% trẻ mắc chứng tiểu không tự chủ là do mắc các bệnh như sau: Thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, táo bón…
  • Di truyền: Nếu bố mẹ đều mắc chứng tiểu không kiểm soát thì tình trạng này có thể di truyền sang trẻ em. Theo một kết quả nghiên cứu, trẻ bị bệnh do di truyền có thể chiếm 44%.
  • Ăn uống không hợp lý: Trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc sử dụng nhóm thực phẩm gây kích thích bàng quang sẽ khiến tình trạng tiểu không tự chủ nặng hơn.
  • Trẻ chậm phát triển: Các chuyên gia y tế cho rằng, trẻ chậm phát triển về tâm lý và thể chất sẽ gặp khó khăn khi kiểm soát việc đi tiểu.
  • Ngủ sâu giấc: Tình trạng trẻ tiểu không tự chủ có thể do bé ngủ quá sâu giấc, trẻ khó tỉnh dậy để đi tiểu ngay khi bàng quang đã tích nhiều nước tiểu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý tiểu không tự chủ ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý tiểu không tự chủ ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh lý tiểu không tự chủ ở trẻ

Triệu chứng của bệnh lý tiểu không tự trẻ ở trẻ rất dễ dàng để nhận biết. Ở giai đoạn đầu, khi bệnh còn nhẹ, trẻ thường gặp tình trạng rò rỉ lượng nước tiểu nhỏ khi cười, ho, hắt hơi hoặc vận động. Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn, tình trạng này sẽ làm hạn chế hoạt động của bé, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.

Thêm vào đó, trẻ cũng có những biểu hiện khác khi mắc bệnh lý này, cụ thể như sau:

  • Bé luôn có cảm giác buồn vệ sinh và rất khó để kiềm chế lại.
  • Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày và tình trạng này diễn ra hàng ngày.
  • Trẻ em có thể cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh.
  • Trẻ đi tiểu đêm và bị rò rỉ nước tiểu khi ngủ.
  • Nhiều trẻ có thể chán ăn, quấy khóc nhiều hơn khi bệnh lý chuyển nặng.

Chẩn đoán bệnh tiểu không tự chủ ở trẻ em

Để đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn nhất, bác sĩ chuyên môn cần phải chẩn đoán bệnh và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Việc chẩn đoán được thực hiện qua các bài kiểm tra tổng quát và xét nghiệm như sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ ghi chép lại những dấu hiệu của trẻ từ khi mới bị bệnh sau đó thực hiện khám lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm và phân tích nước tiểu: Việc xét nghiệm và phân tích nước tiểu giúp tìm ra dấu hiệu tình trạng nhiễm trùng nước tiểu.
  • Chụp bàng quang: Việc chụp bàng quang giúp ghi lại những hình ảnh cụ thể để bác sĩ có thể đánh giá những vấn đề ở cơ quan này.
  • Đo lượng nước tiểu dư thừa sau khi trẻ đi tiểu: Bác sĩ sẽ sử dụng catheter hoặc siêu âm để tiến hành kiểm tra lượng nước tiểu còn đọng lại trong bàng quang và đưa ra đánh giá khách quan nhất về bệnh lý.
Bác sĩ sẽ thực hiện một số thao tác kiểm tra và xét nghiệm để chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ thực hiện một số thao tác kiểm tra và xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

Điều trị bệnh tiểu không tự chủ ở trẻ như thế nào hiệu quả?

Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể khắc phục được chứng bệnh này ở trẻ nếu có phương pháp điều trị kịp thời và đúng đắn. Bố mẹ có thể tham khảo những cách điều trị sau đây.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Việc áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị tiểu không tự chủ ở trẻ em  vừa mang lại hiệu quả tích cực và rất an toàn, lành tính. Tuy nhiên, biện pháp điều trị này chỉ phù hợp khi trẻ có thể trạng bệnh còn nhẹ hoặc mới ở giai đoạn đầu bị bệnh.

  • Uống nước việt quất: Các dưỡng chất có trong quả việt quất có hiệu quả tích cực khi điều trị chứng tiểu không kiểm soát. Bố mẹ nên cho trẻ sử dụng một ly nước ép việt quất mỗi ngày để thấy được hiệu quả điều trị từ  nguyên liệu này.
  • Uống mật ong: Theo y học, mật ong có tác dụng hấp thụ và giữ chất lỏng trong cơ thể rất tốt. Mỗi ngày cho trẻ sử dụng một thìa mật ong nhỏ để khắc phục và hạn chế vấn đề tiểu không kiểm soát.
  • Sữa ấm kết hợp với đường thốt nốt: Sự kết hợp của hai nguyên liệu giúp tăng thân nhiệt và hỗ trợ làm giảm tình trạng tiểu không tự chủ.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Điều trị bằng phương pháp Tây y mang lại hiệu quả nhanh hơn so với các phương pháp điều trị khác. Tùy thuộc vào từng thể trạng bệnh và nguyên nhân khác nhau, bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Điều trị bằng phương pháp Tây y mang lại hiệu quả điều trị tích cực
Điều trị bằng phương pháp Tây y mang lại hiệu quả điều trị tích cực
  • Với trường hợp trẻ mắc tiểu không tự chủ do bị nhiễm trùng bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để diệt vi trùng và sát khuẩn bàng quang.
  • Trường hợp trẻ bị sỏi bàng quang, bàng quang của trẻ không đủ lớn để chứa nhiều nước tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu, kết hợp với việc uống nhiều nước. Điều này giúp sỏi tan và đào thải qua được các chất độc ra qua đường nước tiểu.

Một số trường hợp tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em ở giai đoạn nặng, sử dụng thuốc không thể khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định phải phẫu thuật để điều trị triệt để.

Khi sử dụng thuốc Tây, bố mẹ chỉ cho bé uống thuốc theo đúng chỉ định và liệu trình của bác sĩ. Không ngừng thuốc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác, điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh lý.

Trẻ tiểu không tự chủ bố mẹ nên làm gì?

Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị tiểu không tự chủ ở trẻ em. Vậy, trẻ mắc chứng tiểu không tự chủ bố mẹ nên làm gì?

Bố mẹ nên lưu ý về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho trẻ khi điều trị bệnh
Bố mẹ nên lưu ý về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho trẻ khi điều trị bệnh
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng nước sau bữa tối và trước khi đi ngủ để làm giảm lượng nước tiểu sản xuất vào buổi đêm. Nên cho trẻ uống đủ và đúng lượng nước vào thời gian ban ngày.
  • Rèn cho bé đi vệ sinh đúng giờ để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Hạn chế và kiêng sử dụng các loại thực phẩm chứa cafein, đồ ngọt, socola, những thực phẩm có hương vị nhân tạo. Nhóm thực phẩm này có chứa chất gây kích thích bàng quang và dẫn tới tình trạng tiểu không tự chủ.
  • Phụ huynh không nên la mắng trẻ khi con đi tiểu không tự chủ, tiểu són. Bố mẹ nên động viên, tạo tâm lý tốt cho trẻ để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.
  • Khi trẻ buồn tiểu, bố mẹ nên khuyên con cố nhịn tiểu khoảng 10 đến 15 phút, điều này sẽ tạo thành thói quen cho trẻ và cải thiện được khả năng kiểm soát bàng quang của bé.

Cách phòng tránh tiểu không tự chủ ở trẻ em

Để hạn chế và ngăn ngừa bệnh lý này xảy ra, bố mẹ nên có những biện pháp phòng tránh bệnh như sau:

  • Bố mẹ bổ sung đúng và đủ lượng nước cần thiết cho bé mỗi ngày.
  • Rèn cho bé thói quen đi tiểu hết nước trong bàng quang.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, hạn chế đồ ăn mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng.
  • Cho bé sử dụng nước ngọt hoặc đồ uống có gas ở mức hạn chế nhất bởi nhóm thực phẩm này gây kích thích bàng quang.
  • Vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng vùng kín.
  • Bố mẹ có thể cùng trẻ rèn luyện thói quen tập những bài thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh lý.
  • Dạy cho bé đi tiểu ngay khi buồn vệ sinh, tránh tình trạng nhịn tiểu.

Thực chất, tiểu không tự chủ ở trẻ em không phải bệnh lý nguy hiểm nếu bố mẹ phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị hợp lý. Ngoài ra, bố mẹ cần ghi nhớ những lưu ý cần thiết từ chuyên gia để việc chữa bệnh đạt được hiệu quả tích cực nhất.

Chia sẻ

Triệu chứng
Tiểu không kiểm soát sau sinh và những điều chị em nên biết

Tiểu không kiểm soát sau sinh và những điều chị em nên biết

Tiểu không kiểm soát sau sinh là tình trạng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa. Thông thường bệnh lý...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top