Tiểu Không Tự Chủ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Tiểu không tự chủ là hiện tượng bàng quang không kiểm soát được lượng nước tiểu đẩy ra ngoài khiến cuộc sống của bệnh nhân bị đảo lộn. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất vẫn là phụ nữ sau sinh, người già và người ở tuổi trung niên.

Tìm hiểu về hiện tượng tiểu không tự chủ
Tìm hiểu về hiện tượng tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ (tiểu không kiểm soát, tiểu són) tiếng Anh là SUI – Stress Urinary Incontinence. Đây là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng nước tiểu tự động bị rò rỉ ngay cả khi cơ bàng quang không co bóp. Hiện tượng này càng biểu hiện rõ ràng hơn khi vận động mạnh, ho, hắt hơi.

Y học chia tiểu không kiểm soát thành 3 dạng chính:

  • Đi tiểu không tự chủ do gắng sức: Nước tiểu bị rỉ ra ngoài khi cười, hắt hơi, ho hoặc tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, tập thể dục…
  • Tiểu không kiểm soát cấp kỳ: Bàng quang tăng hoạt và truyền đi những tín hiệu sai lệch, tạo cảm giác buồn tiểu không thể kiềm chế được.
  • Tiểu không kiểm soát do gắng sức và do bàng quang tăng hoạt: Là sự kết hợp của hai loại trên với những biểu hiện tiểu són điển hình.

Đi tiểu không tự chủ là dấu hiệu bệnh gì?

Một số loại thuốc lợi tiểu, rượu bia hoặc cafein cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị tiểu không kiểm soát. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài, chỉ diễn ra trong vài ngày rồi tự biết mất.

Nếu như tình trạng đi tiểu không tự chủ kéo dài, người bệnh không sử dụng rượu bia, thuốc lợi tiểu thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý về tiết niệu. Các bệnh lý phổ biến nhất là:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là tình trạng một trong số các cơ quan của đường tiết niệu bị nhiễm trùng (thận, niệu đạo, bàng quang, niệu quản). Biểu hiện thường gặp nhất là tiểu buốt, lưng và bụng dưới đau nhức và tiểu không tự chủ.

Tiểu không tự chủ có thể do viêm nhiễm gây nên
Tiểu không tự chủ có thể do viêm nhiễm gây nên

Phì đại tuyến tiền liệt

Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi,còn được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Sau tuổi 40, tuyến tiền liệt của nam giới bị phì đại rồi chèn ép bàng quang, niệu đạo, gây khó khăn cho việc tiểu tiện.

Các biểu hiện điển hình của phì đại tuyến tiền liệt là: Khó tiểu, bí tiểu, tiểu không hết bãi,… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Ung thư tuyến tiền liệt

Nếu đi tiểu không tự chủ ở nam giới xảy ra khi căng thẳng kéo dài có thể do ung thư tuyến tiền liệt. Đôi khi, tình trạng tiểu són cũng là tác dụng phụ của việc sử dụng các loại thuốc hóa – xạ trị ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư bàng quang

Tiểu són, luôn có cảm giác phải đi tiểu khẩn cấp là những biểu hiện ở bệnh nhân ung thư bàng quang. Bên cạnh những rối loạn về tiểu tiện, nước tiểu của bệnh nhân còn có thể lẫn máu, các cơn đau âm ỉ xuất hiện ở vùng đáy chậu.

Ung thư bàng quang gây ra những rối loạn tiểu tiện, trong đó có tiểu són
Ung thư bàng quang gây ra những rối loạn tiểu tiện, trong đó có tiểu són

Sỏi tiết niệu

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ thường liên quan đến bệnh sỏi tiết niệu. Nếu sỏi, khối u gây ra sự tắc nghẽn ở đường tiểu sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu, khiến chúng tràn không kiểm soát.

Theo các bác sĩ, sỏi tiết niệu có thể hình thành trong bàng quang, niệu quản, thận dẫn đến sự rò rỉ của nước tiểu. Việc phát hiện sớm các bệnh lý này giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng tiểu són, liên tục buồn tiểu.

Triệu chứng tiểu không kiểm soát

Bệnh tiểu không tự chủ gây ra nhiều rắc rối cho cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Tình trạng này thường xuất hiện với những triệu chứng điển hình là:

  • Nước tiểu bị rò rỉ trong khi ngủ, còn được gọi là tiểu không tự chủ vào ban đêm. Tình trạng này chủ yếu gặp ở người già và trẻ em.
  • Luôn có cảm giác buồn tiểu và không thể nhịn được. Nếu nhịn quá lâu nước tiểu có thể tự động rỉ ra.
  • Số lần đi tiểu trong ngày nhiều hơn so với bình thường.
  • Tiểu đêm (có thể lên đến 3-4 lần mỗi đêm). Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, giấc ngủ bị gián đoạn.
Tiểu không tự chủ ở người già gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt
Tiểu không tự chủ ở người già gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt

Phương pháp chẩn đoán tiểu không tự chủ

Để chẩn đoán nguyên nhân tiểu không tự chủ, trước tiên bác sĩ sẽ thu thập thông tin bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Sau đó, tùy thuộc vào triệu chứng ở mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ có chỉ định làm xét nghiệm phù hợp.

Một số xét nghiệm thường được chỉ định cho bệnh nhân tiểu són:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện những bất thường của nước tiểu (nhiễm trùng, vi khuẩn, nồng độ hồng cầu).
  • Đo lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang: Người bệnh được yêu cầu đi tiểu vào bình chứa đã chia vạch. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang thông qua catheter hoặc siêu âm. Nếu lượng nước tiểu tồn dư nhiều chứng tỏ người bệnh bị tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc các dây thần kinh điều khiển sự co bóp của bàng quang đang phát đi tín hiệu sai lệch.
  • Xét nghiệm niệu động học: Xét nghiệm này giúp xác định rõ nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát. Một ống thông tiểu được đưa vào niệu đạo rồi luồn lên bàng quang để bơm nước. Lúc này, một máy đo áp lực sẽ được sử dụng để đo mức co của các cơ bàng quang, cơ niệu đạo.
  • Chụp bàng quang: Bàng quang được bơm thuốc cản quang, sau đó đưa ống thông tiểu thông qua niệu đạo và luồn lên bàng quang. Khi bệnh nhân đi tiểu, lượng thuốc vừa bơm được đẩy ra ngoài, phim X-Quang sẽ phản ánh đầy đủ các vấn đề mà bàng quang đang gặp phải.
Thông qua chụp bàng quang có thể phát hiện những bất thường
Thông qua chụp bàng quang có thể phát hiện những bất thường

Theo các bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu, tuy tiểu són không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có thể khiến bệnh nhân. Do vậy nếu được chẩn đoán có yếu tố bất thường bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách điều trị tiểu không tự chủ hiệu quả

Nếu phát hiện tiểu không tự chủ do bệnh lý, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thay đổi lối sống sinh hoạt, tích cực tập vật lý trị liệu, sử dụng thiết bị hỗ trợ hoặc dùng thuốc. Chỉ định phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp không đáp ứng thuốc hoặc có những yếu tố phát sinh.

Bệnh nhân có thể kết hợp liệu pháp Tây y với Đông y để nâng cao hiệu quả điều trị tiểu không kiểm soát.

Điều trị tiểu không kiểm soát bằng Tây y

Để loại bỏ tình trạng tiểu không kiểm soát, bác sĩ có thể đặt thiết bị hỗ trợ vào âm đạo bệnh nhân, chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Cụ thể như sau:

Sử dụng vòng nâng (pessary)

Trước khi chỉ định dùng thuốc điều trị nội khoa, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Dụng cụ được sử dụng phổ biến nhất là pessary (vòng nâng), nó được đưa vào âm đạo để hỗ trợ người bệnh bị tiểu không kiểm soát do gắng sức.

Cơ chế tác động của vòng nâng pessary là nâng bàng quang, niệu đạo lên cao. Từ đó làm giảm các triệu chứng tiểu són, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Các loại thuốc nội khoa

Đây là các loại thuốc có tác dụng giảm triệu chứng, ngăn chặn sự tăng hoạt của bàng quang. Một số loại thuốc phổ biến là:

  • Thuốc chống co thắt cơ trơn: Làm giãn cơ bàng quang, kiểm soát hiệu quả tình trạng rò rỉ của nước tiểu. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Mirabegron.
  • Hoạt chất OnabotulinumtoxinA: Hoạt chất này sẽ được tiêm vào cơ bàng quang nhằm ngăn chặn sự co thắt làm tăng nguy cơ rò rỉ nước tiểu. Thuốc có tác dụng trong khoảng 3-9 tháng.
Mirabegron dùng theo đường uống, giúp hạn chế sự rò rỉ của nước tiểu
Mirabegron dùng theo đường uống, giúp hạn chế sự rò rỉ của nước tiểu

Phẫu thuật

Y học hiện đại đã tìm ra nhiều phương pháp phẫu thuật giúp khắc phục tình trạng tiểu không tự chủ khác nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải cũng như tình trạng sức khỏe mỗi người bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Nếu bệnh nhân bị tiểu không kiểm soát do các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang,… phẫu thuật có thể được chỉ định nhưng không khuyến khích. Bởi các can thiệp này có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, cần nhiều thời gian để hồi phục.

Điều trị tiểu không tự chủ bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm của Đông y, tiểu không tự chủ đa phần liên quan đến chức năng tạng, trong đó có bàng quang. Cơ chế chung trong điều trị chứng tiểu không tự chủ của Đông y là giảm bớt co thắt ở bàng quang, trả lại trạng thái bình thường cho nước tiểu. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y đang được lưu truyền:

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này có tác dụng trị tiểu són ở người cao tuổi, nhất là những bị rò rỉ nước tiểu về đêm, không kiểm soát được dòng chảy của nước tiểu.

  • Thành phần dược liệu: Hoàng kỳ, phúc bồn tử, tang phiêu tiêu, ích trí nhân, bạch truật mỗi vị 15gr; Thăng ma 3gr.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc cùng 300ml nước, đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp và chắt nước ra để nguội. Phần nước thuốc thu được uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 2

Các thành phần đảng sâm, bạch phục linh,… của bài thuốc có tác dụng trị chứng đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu són, đầy hơi chướng bụng.

Bạch truật được Đông y sử dụng nhiều trong trị rối loạn tiểu tiện
Bạch truật được Đông y sử dụng nhiều trong trị rối loạn tiểu tiện
  • Thành phần dược liệu: Bạch truật, thăng ma, ngũ vị mỗi thứ 6gr; Đảng sâm 10gr; Bạch phục linh, tang phiêu tiêu, hoàng kỳ mỗi thứ 12gr; Sinh mẫu lệ 15gr
  • Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trong ấm đất với 500ml nước, đun đến khi còn 200ml thì chắt ra bát. Lượng nước thu được uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 3

Bài thuốc có tác dụng triệt tiêu các triệu chứng tiểu són, rò rỉ nước tiểu trong khi ngủ, chân tay lạnh, mệt mỏi,…

  • Thành phần dược liệu: Bạch truật, tiên linh tỳ, kim anh tử, tiên mao mỗi vị 6gr; Đảng sâm, hoàng kỳ 9gr; Tang phiêu tiêu, ba kích thiên 4gr; Xương bồ, ích trí nhân 3gr;
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các dược liệu vào đun cùng 300ml nước, đến khi còn 150ml thì tắt bếp và chắt riêng phần nước, dùng khi nguội.

Tiểu không tự chủ ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho đường tiểu. Đồng thời loại bỏ những thực phẩm làm gia tăng triệu chứng tiểu són ra khỏi thực đơn. Cụ thể như sau:

Các loại thực phẩm nên ăn

Bệnh nhân bị tiểu không kiểm soát nên bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn:

  • Trái cây ít acid: Dưa hấu, táo, nho, dâu đen, dừa,…
  • Các loại rau giàu chất xơ và ít calo: Dưa chuột, măng tây, rau diếp, bông cải xanh, cà rốt…
  • Protein có lợi: Cá, thịt gà, trứng, đậu phụ…
Táo giúp bổ sung vitamin, chất xơ cho bệnh nhân tiểu són
Táo giúp bổ sung vitamin, chất xơ cho bệnh nhân tiểu són

Các loại thực phẩm nên kiêng

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiêng ăn một số thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay: Vì chúng có khả năng kích thích, khiến bàng quang co bóp nhiều hơn, tăng cường đẩy nước tiểu ra ngoài.
  • Các món ăn nhiều đường: Bánh kẹo, mật mía, hoa quả quá ngọt như mít, sầu riêng,..
  • Các loại trái cây có múi giàu acid: Chanh, cam, bưởi,… hàm lượng acid có trong những loại quả này có thể khiến triệu chứng tiểu són trầm trọng hơn.
  • Đồ ăn mặn: Những loại đồ ăn nhiều muối có thể khiến cơ thể tích nước làm trầm trọng hơn cảm giác buồn tiểu.
  • Một số loại đồ uống có hại: Rượu bia, nước giải khát có ga,…

Biện pháp phòng tránh

Để phòng tránh đi tiểu không tự chủ, mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Điều chỉnh cân nặng: Ăn uống điều độ để giảm cân, vì tỷ lệ bị tiểu són ở phụ nữ thừa cân luôn cao hơn những người bình thường.
  • Có thực đơn khoa học: Người bệnh nên ăn uống đầy đủ, đảm bảo không nạp vào cơ thể những thực phẩm gây kích thích bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ không kiểm soát.
  • Hạn chế uống nước sau 9h tối: Nếu bị tiểu són vào ban đêm hoặc ngay sau khi ngủ dậy, người bệnh nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ.
  • Thường xuyên tập thể dục: Tăng cường những bài tập tác động vào các cơ vùng chậu, điển hình nhất là bài tập Kegel.
  • Chủ động thăm khám sức khỏe: Khi tình trạng tiểu són kéo dài trong vài ngày nhưng không phải do dùng thuốc hay uống rượu bia thì người bệnh cần chủ động thăm khám. Đồng thời, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là cách phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Tiểu không tự chủ tuy chưa đe dọa tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra những xáo trộn cho cuộc sống của bệnh nhân. Các cách chữa tiểu không tự chủ hiện nay tương đối đa dạng nhưng lại chưa có hiệu quả cao. Vì vậy, một trong những phương án khống chế bệnh hiệu quả là tạm thời “sống chung” với tiểu són và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để tình trạng tiểu tiện sớm trở lại bình thường.

Cập nhật - 2:41 Chiều , 09/06/2023

Chia sẻ

Tiểu không tự chủ ở nam giới là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả?

Tiểu không tự chủ ở nam giới là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả?

Tiểu không tự chủ ở nam giới là triệu chứng của bệnh lý rối loạn tiểu tiện. Dù không quá...
Tiểu không kiểm soát sau sinh và những điều chị em nên biết

Tiểu không kiểm soát sau sinh và những điều chị em nên biết

Tiểu không kiểm soát sau sinh là tình trạng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa. Thông thường bệnh lý...
Tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Theo các chuyên gia, tiểu không tự chủ ở trẻ em là biểu hiện của chứng rối loạn tiểu tiện....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top