Tiểu không kiểm soát sau sinh và những điều chị em nên biết

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Tiểu không kiểm soát sau sinh là tình trạng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa. Thông thường bệnh lý có thể tự khỏi sau 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh chuyển biến nặng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ. Do vậy, người bệnh cần phải tìm hiểu về nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Chứng tiểu không kiểm soát sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Đi tiểu không kiểm soát là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt với phụ nữ sau sinh, tình trạng này càng phổ biến. Tiểu không kiểm soát sau sinh là hiện tượng nước tiểu bị rò rỉ và người bệnh không thể điều chỉnh hay kiểm soát việc phóng thích nước tiểu. Nước tiểu có thể chỉ rò rỉ vài giọt, cũng có thể nhiều hơn khiến bàng quang hoàn toàn trống rỗng.

Tiểu không kiểm soát sau sinh là bệnh lý thường gặp ở nhiều phụ nữ
Tiểu không kiểm soát sau sinh là bệnh lý thường gặp ở nhiều phụ nữ

Một con số thống kê cho thấy, có khoảng 30% phụ nữ ở độ tuổi 20 tới 55 mắc chứng tiểu không kiểm soát. Đây cũng chính là độ tuổi sinh sản của phụ nữ. Có 30 tới 50% trong số đó bị mất khả năng kiểm soát nước tiểu ở mức độ nghiêm trọng.

Các dây chằng, dây thần kinh, cơ sàn chậu hoạt động để hỗ trợ bàng quang, giữ niệu đạo đóng lại và nước tiểu cũng không bị rò rỉ. Tuy nhiên, khi những cơ quan này bị tổn thương trong khi mang thai và sinh con sẽ gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát.

Vậy, tiểu không kiểm soát sau sinh có nguy hiểm không? Thực chất, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mới có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng này.

Tuy nhiên, thông thường, ở giai đoạn đầu các triệu chứng còn chưa xuất hiện nhiều thì bệnh lý này không quá ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ sau sinh. Trong trường hợp bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn sẽ tác động không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ sau sinh.

Nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu không kiểm soát sau sinh, có thể chia ra thành hai nguyên nhân chính như sau:

Nguyên nhân sinh lý

Một số nguyên nhân sinh lý dẫn tới chứng tiểu không kiểm soát sau sinh như sau:

  • Trong quá trình mang thai cũng như sau sinh, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều. Nội tiết tố thay đổi là một trong những nguyên nhân khiến bệnh lý này xảy ra.
  • Sức nâng đỡ của niệu đạo bị suy yếu, từ đó khiến khả năng kiểm soát bàng quang bị rối loạn trong giai đoạn mang thai và sau sinh. Điều này dẫn tới tình trạng tiểu không kiểm soát.
  • Mô cơ bị giãn nở do sinh nở, sinh con to, quá trình chuyển dạ hay rặn đẻ… khiến dây thần kinh kiểm soát bàng quang suy yếu. Từ đó phụ nữ sau sinh gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện.
  • Trong quá trình sinh đẻ, việc thực hiện gây mê màng cứng với phụ nữ sinh mổ khiến vùng đáy chậu bị ảnh hưởng, dẫn tới cảm giác tê buốt. Dây thần kinh tủy sống cũng có những tác động không nhỏ và dẫn tới việc tiểu không tự chủ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, việc tiểu không kiểm soát sau sinh còn đến từ nguyên nhân bệnh lý. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng và viêm đường tiết niệu: Viêm nhiễm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ và tiểu không tự chủ là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý này.
  • Bệnh tiểu đường: Lượng đường quá lớn trong cơ thể khiến việc bài tiết bị ảnh hưởng và gây nên các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ…
  • Bệnh lý về thần kinh: Một số bệnh lý về thần kinh như rối loạn thần kinh, xơ cứng tủy sống… đều có biểu hiện dễ dàng nhận biết là tiểu không kiểm soát. Cơ thể mỗi người đều có phản xạ thôi thúc đi tiểu khi bàng quang đầy. Não, dây thần kinh ngoại biên và tủy sống có vai trò kiểm soát phản xạ này. Tuy nhiên nếu mắc các bệnh lý liên quan tới cơ quan này, việc phản xạ sẽ không đúng lúc và dẫn tới tình trạng rò rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ.
  • Một số bệnh lý khác: Táo bón mãn tính, cao huyết áp, suy thận,…

Các dấu hiệu tiểu không tự chủ sau sinh

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý này rất dễ dàng. Ở giai đoạn đầu của bệnh, người mẹ thường gặp hiện tượng rò rỉ nước tiểu khi ho, vận động, thay đổi tư thế hoặc hắt hơi. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết được chứng bệnh này thông qua một số dấu hiệu khác nhau như:

  • Phụ nữ sau sinh thường đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
  • Ban ngày thường đi tiểu với tần suất dày đặc, thường có cảm giác buồn tiểu nhưng lại đi lượng nước tiểu rất ít.
  • Bị són tiểu khi quan hệ.
  • Khi đi tiểu cần phải rặn nhiều nhưng lại gặp tình trạng nước tiểu bị rò rỉ không kiểm soát.
  • Gặp tình trạng đau rát và khó chịu ở vùng kín, bị đau vùng thắt lưng, bụng dưới mỗi khi đi tiểu.
  • Với tình trạng bệnh nặng, người bệnh có thể đi tiểu ra máu.

Chẩn đoán bệnh lý

Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, việc chẩn đoán bệnh là điều rất cần thiết. Chẩn đoán bệnh giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và liệu trình điều trị hợp lý.

Thực hiện chẩn đoán để có liệu trình điều trị tốt nhất
Thực hiện chẩn đoán để có liệu trình điều trị tốt nhất

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra và xét nghiệm như sau:

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ ghi lại những dấu hiệu của người bệnh từ khi mới bắt đầu phát bệnh rồi thực hiện kiểm tra lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm, phân tích nước tiểu: Đây là xét nghiệm quan trọng để tìm ra dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nước tiểu.
  • Đo lượng nước tiểu dư thừa sau khi đi tiểu: Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để kiểm tra lượng nước tiểu dư thừa trong bàng quang, sau đó đưa ra đánh giá khách quan nhất.
  • Chụp bàng quang: Những hình ảnh sau khi chụp bàng quang sẽ giúp bác sĩ chuyên môn đánh giá được các vấn đề đang gặp phải ở cơ quan này.

Điều trị tiểu không kiểm soát sau sinh

Dù ở giai đoạn đầu, bệnh lý không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, nếu không có những phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát sau sinh, bệnh lý sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy, phương pháp điều trị nào hiệu quả cho bệnh lý này?

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Các chuyên gia khuyên rằng, khi ở giai đoạn đầu tiên của bệnh, mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị dân gian. Bởi lẽ phương pháp này rất lành tính, an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tích cực:

  • Giá đỗ: Đây là thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn. Ngoài ra, sử dụng giá đỗ còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, có tác dụng tốt trong việc điều trị tiểu không kiểm soát. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm giá đỗ, làm sạch nguyên liệu rồi đun lấy nước uống. Người bệnh có thể thêm một chút đường hòa cùng để dễ uống hơn.
  • Râu ngô và kim tiền thảo: Sự kết hợp của hai nguyên liệu này giúp quá trình điều trị tiểu không kiểm soát đạt được hiệu quả tích cực. Người bệnh chuẩn bị nguyên liệu, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi đun lấy nước uống. Có thể sử dụng nước râu ngô và kim tiền thảo thay nước lọc hàng ngày để việc điều trị có kết quả nhanh hơn.
  • Uống mật ong: Các bác sĩ cho rằng, mật ong có tác dụng hấp thụ và giữ chất lỏng trong cơ thể rất tốt. Bởi vậy, sử dụng mật ong nguyên chất mỗi ngày có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Áp dụng những bài thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu không kiểm soát sau sinh
Áp dụng những bài thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu không kiểm soát sau sinh

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Phương pháp điều trị Tây y mang lại hiệu quả rất nhanh chóng và được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh, việc sử dụng thuốc Tây cần phải được lưu ý kỹ lưỡng, bởi chúng có thể ảnh hưởng tới bé khi mẹ sử dụng thuốc không đúng cách.

  • Thông thường, phụ nữ sau sinh sẽ được các bác sĩ kê các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm trong trường hợp mẹ mắc chứng bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Nhóm thuốc lợi tiểu giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
  • Thuốc Duloxetine tác động lên hệ thần kinh trung ương để điều chỉnh chức năng kiểm soát cơ vòng bàng quang.
  • Thuốc điều hòa nội tiết giúp nội tiết phụ nữ cân bằng, nhằm hạn chế và phòng tránh các biểu hiện của bệnh tiểu không kiểm soát sau sinh.

Việc sử dụng thuốc Tây đòi hỏi người bệnh phải sử dụng đúng liệu trình do bác sĩ kê đơn, không quá lạm dụng để tránh các phản ứng phụ có thể xảy ra.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

So với phương pháp Tây y thì biện pháp này mang lại hiệu quả chậm hơn. Tuy nhiên chúng đi sâu vào nguyên căn gây bệnh và làm giảm các triệu chứng. Phụ nữ sau sinh có thể tham khảo một số bài thuốc y học cổ truyền sau đây:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 16gr lá dâu tằm, 12gr khiếm thực, 12gr địa hoàng, 12gr ngũ gia bì, 12gr truật sơn kế, 10gr thỏ ty tử, 10gr thủy đề, 10gr bạch linh. Làm sạch và loại bỏ bụi bẩn rồi đem sắc thuốc hàng ngày. Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc và chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: 12gr hắc táo nhân, 12gr tiểu thảo, 12gr bạch biển đậu, 12gr sơn thù, 12gr rễ cây địa hoàng, 12gr kim anh, 10gr phá cố chỉ, 16gr khoai mài. Rửa tất cả các dược liệu và cho vào ấm sắc lấy thuốc. Chia phần thuốc thành 2 hoặc 3 lần uống trong ngày và mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 40gr cam thảo; 20gr đỗ trọng, đương quy, khởi tử, sa sâm, hoài sơn, liên nhục, hắc táo nhân, biển đậu, phòng sâm, hoàng kỳ, viễn chí, bạch truật, thỏ ty tử; 10gr cẩu tích, quế; 16gr trạch tả, trần bì. Làm sạch dược liệu rồi ngâm cùng rượu trắng 40 độ. Ngâm khoảng 20 đến 30 ngày thì có thể sử dụng. Mỗi ngày chỉ dùng 20 – 30ml và dùng trước bữa ăn.
Phương pháp điều trị Đông y được nhiều người áp dụng
Phương pháp điều trị Đông y được nhiều người áp dụng

Tiểu không kiểm soát sau sinh nên làm gì, ăn gì?

Bên cạnh áp dụng các bài thuốc điều trị bệnh, phụ nữ sau sinh cần phải lưu ý về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt để quá trình chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Mẹ hạn chế dùng nước sau bữa tối và trước khi đi ngủ để giảm lượng nước tiểu vào buổi đêm. Chỉ nên sử dụng đúng và đủ lượng nước vào ban ngày.
  • Tạo thói quen đi vệ sinh đúng khung giờ để tăng hiệu quả trị bệnh.
  • Kiêng và hạn chế các nhóm thực phẩm như: Đồ ngọt, cafein, nhóm thực phẩm chứa hương vị nhân tạo. Nhóm thực phẩm này có nhiều chất gây hại, kích thích bàng quang và dẫn tới tình trạng tiểu không kiểm soát sau sinh.
  • Mẹ sau sinh có thể áp dụng những bài tập thể dục nhẹ nhàng ngay tại nhà để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và lối sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và lối sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh

Các biện pháp phòng tránh bệnh

Tiểu không kiểm soát là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Bởi vậy, để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh lý này, phụ nữ sau sinh cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau đây:

  • Cung cấp và bổ sung đúng, đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Tập và duy trì thói quen đi hết lượng nước tiểu trong bàng quang.
  • Thay đổi và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng đồ ăn mặn, thức ăn dầu mỡ, đồ cay nóng. Bổ sung nhiều nhóm thực phẩm có chứa chất xơ cho cơ thể.
  • Hạn chế và kiêng dùng nước ngọt có gas, đồ uống có chứa chất cafein.
  • Vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ, lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo.
  • Sau khi quan hệ cần làm sạch vùng kín để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn vùng kín – nguyên nhân gây bệnh tiểu không kiểm soát.

Tiểu không kiểm soát sau sinh không quá nguy hiểm nếu người bệnh có những phương pháp điều trị hợp lý. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cần ghi nhớ những lưu ý cần thiết để việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cập nhật - 2:34 Sáng , 02/06/2023

Chia sẻ

Tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Theo các chuyên gia, tiểu không tự chủ ở trẻ em là biểu hiện của chứng rối loạn tiểu tiện....
Tiểu không tự chủ ở nam giới là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả?

Tiểu không tự chủ ở nam giới là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả?

Tiểu không tự chủ ở nam giới là triệu chứng của bệnh lý rối loạn tiểu tiện. Dù không quá...
Tiểu không tự chủ là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách điều trị triệt để

Tiểu Không Tự Chủ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Tiểu không tự chủ là hiện tượng bàng quang không kiểm soát được lượng nước tiểu đẩy ra ngoài khiến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top