Tiểu buốt sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Tiểu buốt sau sinh là tình trạng thường gặp ở các chị em sau khi sinh đẻ. Vậy, nguyên nhân gây nên bệnh lý này là gì và các phương pháp điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức về bệnh lý này.

Nguyên nhân gây tiểu buốt sau sinh

Tiểu buốt sau sinh mổ và tiểu buốt sau sinh thường là hiện tượng đi tiểu bị nóng rát, đau buốt. Kèm theo đó, các chị em còn có những triệu chứng như khó tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu rắt. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng tiểu buốt này thường xuất hiện ở phụ nữ sinh mổ nhiều hơn và chúng có thể kéo dài trong khoảng 5 – 6 tuần.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu buốt sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu buốt sau sinh

Theo các chuyên gia, khi ở thời điểm cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới và chèn lên bàng quang. Sau khi sinh, cơ thể của mẹ chưa kịp phục hồi nên sẽ gặp tình trạng tiểu buốt.

Ngoài ra, với mẹ sinh mổ, bác sĩ phải rạch ở phần tử cung để lấy bào thai. Từ đó gây ảnh hưởng tới hệ tiết niệu và dẫn tới chứng tiểu buốt. Với phụ nữ sinh thường, việc cắt tầng sinh môn khiến chị em đau rát và sợ đi tiểu. Nhịn tiểu quá lâu sẽ gây tiểu buốt sau sinh.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Phụ nữ sau sinh thường bị thay đổi giờ giấc sinh hoạt và điều này có thể ảnh hưởng tới nội tiết, gây nên tình trạng tiểu buốt. Ngoài ra, nếu mẹ không xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cũng sẽ dẫn tới triệu chứng này.

Tiểu buốt sau sinh là biểu hiện bệnh gì?

Bên cạnh những nguyên nhân trên, phụ nữ sau sinh bị tiểu buốt còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan, cụ thể như:

1. Dính bàng quang

Có thể nói, đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau sinh hoặc những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ở vùng bụng. Các mô sẹo sẽ hình thành tại vị trí mổ, dính lại với nhau và gây nên tình trạng dính bàng quang.

Thông thường, sau mỗi ca phẫu thuật, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân ngăn ngừa tình trạng này. Trong trường hợp bàng quang của người bệnh vẫn bị dính thì sẽ phải thực hiện phẫu thuật nội soi để loại bỏ phần mô dính.

2. Sa bàng quang

Đây là tình trạng bàng quang phình to và lọt vào âm đạo. Rất nhiều phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng này do cơ hỗ trợ bàng quang và âm đạo bị yếu, từ đó bàng quang lọt vào trong âm đạo. Bệnh lý này khiến người bệnh gặp phải triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt đi kèm đau bụng.

3. Bàng quang bị tổn thương

Sau khi sinh đẻ, bàng quang của phụ nữ dễ dàng bị tổn thương. Đặc biệt khi sinh mổ, vùng niệu đạo sẽ xuất hiện 1 lỗ nhỏ. Chính lỗ nhỏ này khiến dẫn tới tình trạng tiểu buốt, tiểu mất kiểm soát và làm tổn thương tới bàng quang. Thông thường, khi bàng quang của nữ giới bị tổn thương, các bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật để điều trị triệt để.

4. Co thắt bàng quang

Sự co thắt ở bàng quang cũng là nguyên nhân gây nên triệu chứng tiểu buốt sau sinh. Bàng quang sẽ bị tác động rất lớn trong cơn đau đẻ, từ đó dẫn tới tình trạng bàng quang bị co thắt. Quá trình co thắt đó luôn khiến phụ nữ có cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng khi đi tiểu sẽ thấy buốt kèm đau rát.

Sự bất thường khi tiểu tiện có thể là triệu chứng của bệnh co thắt bàng quang
Sự bất thường khi tiểu tiện có thể là triệu chứng của bệnh co thắt bàng quang

5. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu thường khiến chị em có triệu chứng tiểu buốt. Phụ nữ sau khi sinh thường tiết nhiều sản dịch, điều này làn đường niệu đạo bị viêm nhiễm. Thêm vào đó, nếu vết mổ bị nhiễm trùng sẽ càng tạo cơ hội cho các vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Điều này khiến phụ nữ gặp tình trạng tiểu đau buốt, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh.

6. Kích ứng niệu đạo

Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Thông thường, các bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để bàng quang không bị chứa nhiều nước trong ca mổ. Sau khi tháo ống dẫn ra sẽ làm kích ứng nhẹ ở vùng niệu đạo. Từ đó dẫn tới tình trạng tiểu buốt sau sinh, kèm theo nóng rát ở vùng kín.

Tiểu buốt sau sinh có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Tiểu buốt sau sinh có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày và tâm lý của phụ nữ. Nguy hiểm hơn khi đây chính là một trong những triệu chứng của bệnh lý về âm đạo, bàng quang. Dù chưa quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời, tình trạng tiểu buốt có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Bởi vậy, nếu có triệu chứng tiểu buốt kèm tiểu rắt, đau và nóng rát, các chị em phải tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Thêm vào đó, khi khám bệnh, các chị em cần thông báo với bác sĩ về việc mới sinh con để có phác đồ điều trị phù hợp.

Tiểu buốt sau sinh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh
Tiểu buốt sau sinh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh

Thông thường, tiểu buốt sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường và các triệu chứng sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong trường hợp đó là dấu hiệu của các bệnh lý về âm đạo hay bàng quang, phụ nữ cần nhiều thời gian để điều trị hơn.

Tiểu buốt sau sinh và cách điều trị như thế nào hiệu quả?

“Cách chữa tiểu buốt sau sinh như thế nào hiệu quả?” là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm sữa đặt ra. Đặc biệt là khi vừa sinh con, mẹ bỉm sữa cần phải rất lưu ý về liệu trình điều trị, không tự ý dùng thuốc. Dưới đây là một số phương pháp điều trị chứng tiểu buốt các mẹ có thể tham khảo:

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Với các mẹ bỉm sữa, đây là phương pháp rất an toàn và thường được áp dụng. Tuy nhiên, biện pháp điều trị này thường phù hợp với phụ nữ có triệu chứng nhẹ.

  • Bí xanh: Là một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên đây cũng là một nguyên liệu hỗ trợ điều trị các bệnh lý. Trong đó có chứng tiểu buốt sau sinh. Người bệnh có thể chế biến bí xanh thành món ăn rồi sử dụng hoặc xay nhuyễn lấy nước và uống hàng ngày.
  • Bèo cái: Bèo cái hay còn được gọi là phủ bình – một vị thuốc trong Đông y có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Ngoài ra, với những người mắc chứng tiểu buốt sau sinh, đây còn là nguyên liệu giúp điều trị bệnh hiệu quả. Với bài thuốc từ nguyên liệu này, người bệnh cần sơ chế sạch sẽ bèo cái rồi kết hợp với thài lài, mã đề sao vàng. Sử dụng hỗn hợp đã sao vàng hãm lấy nước và sử dụng.
  • Bột sắn dây: Là nguyên liệu có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, sử dụng bột sắn dây có thể điều tiết tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Mỗi ngày uống 2 cốc nước sắn dây và kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả.

ĐỌC NGAY:

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Tây y là biện pháp điều trị được nhiều người lựa chọn bởi chúng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Với tiểu buốt sau sinh, các bác sĩ thường kê những loại thuốc như sau:

  • Thuốc chống viêm, kháng sinh, chống phù nề để tạo áp lực lên bàng quang.
  • Thuốc thúc đẩy co bóp bình thường ở cơ quan bàng quang.
  • Thuốc Capocaine để bôi giúp bệnh nhân làm tê vị trí bị ảnh hưởng.
  • Một số loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ.
Điều trị chứng tiểu buốt bằng phương pháp Tây y
Điều trị chứng tiểu buốt bằng phương pháp Tây y

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị phải do bác sĩ chỉ định. Bởi lẽ mẹ sau sinh nếu sử dụng thuốc bừa bãi sẽ ảnh hưởng tới quá trình nuôi con và cho con bú. Chị em không tự ý mua và dùng thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới con nhỏ.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Nhiều phụ nữ đã lựa chọn phương pháp Đông y để điều trị chứng tiểu buốt sau sinh. Bởi lẽ, đây là biện pháp an toàn, lành tính, đi sâu vào nguyên căn gây bệnh và làm giảm những triệu chứng.

  • Bài thuốc 1: Người bệnh cần chuẩn bị 8gr trúc diệp, 6gr cam thảo, 6gr mạch môn đông, 4gr mộc thông, 4gr sinh địa. Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng 800ml nước, đun 25 phút cho tới khi dưỡng chất từ nguyên liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp. Sử dụng thuốc vào buổi sáng, trưa, tối và dùng khi còn ấm để phát huy công dụng.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10gr trúc diệp, 10gr hoàng cầm, 8gr bạch thược, 8gr xa tiền thảo, 6gr sinh địa, 6gr cam thảo, 6gr trạch tả. Đun tất cả các dược liệu cùng 1.2 lít nước, đun nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn ¼ nước thì tắt bếp và sử dụng.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 12gr hoàng kỳ, 12gr nhân sâm, 8gr tang phiêu, 8gr mạch môn đông, 4gr thăng ma. Đun nguyên liệu cùng 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn 1 bát nhỏ thì sử dụng. Sử dụng thuốc khi còn ấm và dùng trong ngày để đảm bảo dược tính của dược liệu.

Ăn gì, kiêng gì khi bị tiểu buốt sau sinh?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới cách chữa tiểu buốt sau sinh mổ. Đặc biệt, với phụ nữ sau sinh, các mẹ càng phải lưu ý về chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là thực đơn cho người bị tiểu buốt, mẹ nào cũng nên tham khảo:

  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, sử dụng các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể hàng ngày, có thể sử dụng một số loại nước ép để thay đổi khẩu vị.
  • Không ăn những đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
  • Lưu ý về chế độ ăn uống dành riêng cho phụ nữ sau sinh, không ăn uống tùy ý, có thể gây mất sữa cho trẻ.
Lưu ý về chế độ ăn uống khi điều trị bệnh
Lưu ý về chế độ ăn uống khi điều trị bệnh

Cách phòng tránh tiểu buốt sau sinh

Tiểu buốt sau sinh là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ. Để phòng tránh, các chị em cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chăm sóc và vệ sinh vết mổ thật kỹ sau sinh, không nên vận động mạnh. Trong trường hợp vết mổ bị sưng đỏ, cần tới thăm khám tại các bệnh viện.
  • Khi nằm, các mẹ nên nằm nghiêng về một bên, dùng gối kê sau lưng để làm giảm áp lực đè xuống vết mổ. Điều này còn có thể làm giải tác động tới đường tiết niệu.
  • Không nên nhịn tiểu, điều này sẽ làm bệnh chuyển biến nặng hơn.

Trên đây là những kiến thức về tiểu buốt sau sinh – bệnh lý thường gặp ở các chị em phụ nữ. Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, trong thời gian điều trị, các mẹ cần phải ghi nhớ những lưu ý để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.

CLICK XEM THÊM:

Cập nhật - 1:20 Chiều , 11/05/2023

Chia sẻ

Top 13 bài thuốc Nam chữa tiểu buốt hiệu quả ngay tại nhà

Top 13 bài thuốc Nam chữa tiểu buốt hiệu quả ngay tại nhà

Dùng thuốc Nam chữa tiểu buốt là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng bởi chúng rất lành tính...
Bật mí 7+ cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh nhất, hiệu quả bất ngờ

Bật mí 7+ cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh nhất, hiệu quả bất ngờ

Cách trị tiểu rắt tại nhà là một trong những chủ đề sức khỏe nhận được không ít sự quan...
Ăn gì trị tiểu buốt? Bị tiểu buốt kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Ăn Gì Trị Tiểu Buốt? Bị Tiểu Buốt Kiêng Ăn Gì Để Nhanh Khỏi?

Ăn gì trị tiểu buốt là vấn đề nhận được không ít sự quan tâm từ người bệnh. Bởi lẽ...
Đi tiểu rắt có phải mang thai không? Làm sao để khắc phục?

Đi tiểu rắt có phải mang thai không? Làm sao để khắc phục?

Tiểu rắt không chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm việc...
Top 6+ thuốc trị tiểu rắt hiệu quả nhất hiện nay

Top 6+ thuốc trị tiểu rắt được đánh giá cao nhất thị trường

Thuốc trị tiểu rắt Tây y thường là lựa chọn của người bệnh bởi tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top