Tiểu buốt

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Tiểu buốt gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh mỗi khi tiểu tiện. Đây là triệu chứng phổ biến ở cả nam và nữ, có thể là dấu hiệu của một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bệnh về tình dục. Do vậy, khi bị tiểu buốt, người bệnh nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Định nghĩa

Tiểu buốt còn được gọi là chứng đái buốt, tiểu khó. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng, đau rát, khó chịu mỗi lần đi tiểu do đường tiết niệu bị viêm nhiễm, ống dẫn nước tiểu bị tổn thương,...

Đôi khi, bên cạnh triệu chứng đái buốt, nước tiểu của người bệnh còn có thể kèm theo mủ, mùi hôi tanh, thậm chí là nhỏ giọt. Điều này cho thấy đường tiểu của người bệnh đã có những viêm nhiễm nhất định.

Các bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu nhận định, chứng tiểu khó có thể xuất hiện ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, do những đặc thù về giới tính, cấu tạo ống niệu đạo mà tỷ lệ tiểu buốt ở nữ thường cao hơn nam giới.

Tiểu buốt khiến người bệnh khó chịu
Tiểu buốt khiến người bệnh khó chịu

Đáng chú ý, nếu người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, quan hệ tình dục thô bạo hoặc sử dụng các sản phẩm thụt rửa không đúng cách thì tình trạng tiểu buốt sẽ cải thiện khi ngừng thuốc, thay đổi thói quen làm “chuyện ấy”... 

Nhưng nếu như ngay cả khi không uống thuốc kháng sinh, thay đổi thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục mà tình trạng tiểu tiện không được cải thiện thì có thể bạn đã mắc phải bệnh lý nào đó. Triệu chứng tiểu buốt có thể là dấu hiệu của những bệnh lý sau:

  • Viêm bàng quang: Do vi khuẩn tấn công gây ra các viêm nhiễm niệu đạo rồi lan tới bàng quang khiến người bệnh đau tức bụng dưới và bị đái buốt, đái rắt.
  • Viêm niệu đạo: Các vi khuẩn gây viêm nhiễm ống niệu đạo, tạo cảm giác nóng rát khi đi tiểu cho bệnh nhân. Trầm trọng hơn, trong nước tiểu còn lẫn cả mủ và có mùi hôi khó chịu. Nếu gặp phải những triệu chứng này, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.
  • Viêm âm đạo: Tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thực tế, đây có thể là cảnh báo bệnh viêm âm đạo, nếu kèm theo các triệu chứng như khí hư có mùi hôi, đau khi làm “chuyện ấy” chị em cần kịp thời thăm khám tại cơ sở chuyên khoa.
  • Viêm thận: Bệnh lý viêm thận có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đái buốt. Khi những dấu hiệu này không được điều trị triệt để có thể làm suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc máu, nguy hiểm hơn là dẫn đến suy thận.
  • Bệnh lý về tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt có ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh sản của nam giới. Tình trạng đái buốt có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về tuyến tiền liệt như: Phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt.
  • Bệnh lậu: Đây là bệnh xã hội chủ yếu lây qua đường tình dục. Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh là đái buốt, đái rắt, nước tiểu có kèm mủ…
  • Bệnh Chlamydia: Đây cũng là một bệnh lý liên quan đến đường tình dục. Triệu chứng của bệnh Chlamydia tương tự như bệnh lậu gồm các biểu hiện như: Tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu có màu trắng đục do lẫn mủ.

Ngoài ra, chứng tiểu buốt ở nam giới còn có thể do các nguyên nhân như:

  • Viêm bao quy đầu
  • Viên vùng quanh trực tràng
  • Viêm mào tinh hoàn
  • U xơ tuyến tiền liệt
  • Viêm tinh hoàn

Nguyên nhân

Khi có dấu hiệu tiểu buốt, không ít người tỏ ra lo lắng không biết nguyên nhân do đâu. Theo các chuyên gia về tiết niệu, đái buốt có thể do:

  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư có thể là nguyên nhân khiến người bệnh có cảm giác đái buốt. Tuy nhiên, tình trạng này có thể chấm dứt khi ngừng thuốc.
  • Quan hệ tình dục thô bạo, kém an toàn: Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn tấn công và gây tổn thương đường tiết niệu và bàng quang.
  • Do vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ: Việc không làm sạch cơ quan sinh dục đúng cách, không vệ sinh “cô bé” và “cậu nhỏ” trước khi “lâm trận” có cũng có thể gây ra tình trạng đái buốt.
  • Phản ứng với các sản phẩm thụt rửa, bôi trơn: Hóa chất có trong những sản phẩm này có thể khiến niệu đạo, đường tiết niệu bị kích ứng, gây ra sự bất thường về tiểu tiện.
  • Mang thai: Ở phụ nữ mang thai, bàng quang có thể nằm sát tử cung. Khi bào thai phát triển về kích thước có thể tác động đến bàng quang và niệu đạo, gây chứng đái buốt, đái khó và cảm giác nóng rát, khó chịu.
  • Do bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân kể trên, tiểu buốt có thể là “tín hiệu” cảnh báo một bệnh lý nào đó. Các bệnh về đường tiết niệu, bệnh phụ khoa cũng có thể khiến người bệnh đái buốt.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt
Nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt

Tiểu buốt có nguy hiểm không?

Ngay khi xuất hiện triệu chứng đái buốt, nóng rát niệu đạo, người bệnh nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán. Nếu chủ quan xem nhẹ những tín hiệu này từ cơ thể, người bệnh có thể phải đối diện với những biến chứng sau:

  • Cuộc sống sinh hoạt đảo lộn, luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải, mất ngủ kéo dài.
  • Đái buốt có thể là biểu hiện của bệnh về đường tiết niệu nên nếu không được điều trị có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của bàng quang, làm suy thận, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Làm tổn thương tuyến tiền liệt, khiến chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Từ đó ngăn quá trình thụ thai, làm tăng nguy cơ vô sinh.
  • Tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang,... trực tiếp đe dọa sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. 

Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi
Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi

Đối với nữ giới, chứng tiểu buốt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Vô sinh do bệnh lý phụ khoa, tắc vòi trứng.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng.
  • Ở phụ nữ mang thai, tiểu buốt do bệnh lý kéo dài có thể gây sinh non, thậm chí là sảy thai.
  • Khi nữ giới bị đái buốt, cơ quan sinh dục đang có những tổn thương nhất định nên khi quan hệ sẽ gây đau rát, gây tâm lý e ngại và né tránh làm “chuyện ấy”. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống vợ chồng, thậm chí đe dọa hạnh phúc hôn nhân.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán nguyên nhân gây đái buốt, trước hết các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe lâm sàng. Tùy thuộc vào biểu hiện ở từng bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định xét nghiệm phù hợp.

Các biện pháp được sử dụng trong chẩn đoán chứng đái buốt phổ biến nhất là:

  • Xét nghiệm máu: Được chỉ định khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: Là xét nghiệm đặc biệt quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện sớm vi khuẩn có trong nước tiểu. Nếu xuất hiện bất cứ loại vi khuẩn gây hại nào, chứng tỏ hệ tiết niệu của bệnh nhân đang bị viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm dịch tiết từ âm đạo và dương vật: Nhằm phát hiện các vi khuẩn, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
  • Siêu âm ổ bụng: Cung cấp hình ảnh chi tiết giúp bác sĩ đánh giá tổng quan hệ tiết niệu. Đồng thời, hình ảnh siêu âm cũng giúp xác định xem bệnh nhân có bị sỏi hay không.

Sau khi có được kết quả chẩn đoán, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu buốt, thể trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Giải pháp điều trị

Đái buốt không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, không ít người tỏ ra lo lắng và tự đặt câu hỏi: “Bị tiểu buốt phải làm sao”. 

Thực tế, các biện pháp điều trị chứng đái buốt tương đối đa dạng, người bệnh có thể thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc lựa chọn một số liệu pháp từ dân gian, Đông y. Cụ thể như dưới đây:

Biện pháp điều trị tại nhà

Trước hết, để cải thiện chứng tiểu buốt, người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt như vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đúng cách, uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, hạn chế những lo âu, căng thẳng. Sau đó có thể áp dụng một số kinh nghiệm từ dân gian dưới đây:

Củ sắn dây: Sắn dây được nhắc đến là loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, làm thông đường tiết niệu. Đặc biệt, củ sắn dây tươi còn giúp trị chứng đái buốt, tiểu khó hiệu quả. Bài thuốc từ loại củ này là một trong những cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất mà người bệnh nên tham khảo.

Củ sắn dây
Củ sắn dây

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Chuẩn bị một củ sắn dây tươi, đem cạo sạch vỏ rửa sạch.
  • Bước 2: Thái sắn thành từng lát nhỏ, mỏng vừa rồi phơi khô.
  • Bước 3: Khi sắn đã khô đem tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Mỗi ngày dùng 10g bột sắn pha với nước, dùng liên tục trong 10 ngày để cải thiện tình trạng tiểu tiện.

Rau mồng tơi: Rau mồng tơi vốn là loại rau phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Theo dân gian, đây là loại rau không độc, có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị chứng đái buốt hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Hái rau mồng tơi vào buổi sáng sớm. Dùng khăn mềm lau sạch bụi bẩn, đất cát dính trên lá.
  • Bước 2: Đem lá mồng tơi đi giã nát rồi chắt lấy nước uống. Riêng phần bã dùng để đắp vào phần bụng dưới (khu vực bàng quang). Thực hiện cách này vài ngày là chứng tiểu khó, đái buốt sẽ được cải thiện.

Nước râu ngô: Dân gian đánh giá cao tác dụng của râu ngô trong hỗ trợ điều trị các viêm nhiễm ở đường tiết niệu, giảm bớt triệu chứng đái buốt, giúp nước tiểu dễ dàng lưu thông. Việc sử dụng râu ngô trong trị chứng tiểu khó được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả và cực kỳ tiết kiệm.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 100gr râu ngô, đem rửa sạch và đun với 100ml nước trong khoảng 10-15 phút.
  • Bước 2: Chắt lấy nước, mỗi lần dùng khoảng 30ml vào buổi sáng và buổi tối. Nên dùng trước bữa ăn khoảng 3-4 tiếng để đem lại hiệu quả mong muốn, uống liên tục trong vòng 7 ngày để loại bỏ triệt để tình trạng đái buốt.

Dùng quả bí xanh: Bí xanh có tính mát, tác dụng chính là thanh lọc cơ thể, bài thải độc tố và vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, nước nghiền từ bí xanh giúp lợi tiểu, hỗ trợ trị chứng đái buốt tương đối hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một khúc bí xanh gọt vỏ, rửa sạch rồi giã nhuyễn.
  • Bước 2: Lọc bớt bã, thêm vào vài hạt muối và uống hết trong ngày. Thực hiện đều đặn hằng ngày, sau khoảng 10 ngày chứng đái buốt sẽ được cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chế biến bí xanh thành các món ăn hằng ngày nếu không thể ăn sống hoặc uống nước nghiền từ bí xanh. Cách dùng này cũng cần được duy trì trong vòng 10 ngày để đạt được hiệu quả mong muốn.

MỜI BẠN ĐỌC THAM KHẢO:

Biện pháp điều trị bằng Tây y

Căn cứ vào nguyên nhân gây đái buốt (liên quan đến đường tiết niệu hay cơ quan sinh dục), bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Các trường hợp thường gặp là:

  • Đái buốt do nhiễm trùng đường tiểu: Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh. Cũng tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà thời gian, liều lượng dùng thuốc ở mỗi người sẽ khác nhau. Nếu tình trạng viêm nhiễm ở thể nhẹ, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn, nếu tình trạng viêm nhiễm phức tạp người bệnh có thể được chỉ định truyền kháng sinh theo đường tĩnh mạch trong thời gian dài.

Thuốc kháng sinh trị tiểu buốt
Thuốc kháng sinh trị tiểu buốt

  • Đái buốt do các bệnh lý liên quan đến đường tình dục: Nếu người bệnh bị tiểu buốt do bệnh lậu, herpes,... thì bác sĩ sẽ yêu cầu kiêng quan hệ tình dục kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc đặc trị để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Đái buốt do sỏi: Với trường hợp này, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê thuốc trị tiểu buốt có tác dụng làm tan sỏi (đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch). Cũng tùy thuộc vào kích thước, vị trí của sỏi ở đường tiết niệu mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể hơn với từng bệnh nhân.
  • Đái buốt do các nguyên nhân khác: Ở những bệnh nhân bị tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu do tác dụng phụ của thuốc bác sĩ sẽ chỉ định đổi thuốc hoặc có biện pháp can thiệp phù hợp. 

Biện pháp điều trị Đông y

Theo quan điểm của Đông y thận hư gây ra tình trạng tâm tỳ khí hư khiến bệnh nhân tiểu rắt, đái buốt, thậm chí là tiểu không tự chủ. Cơ chế chung của các bài thuốc Đông y trong điều trị chứng đái buốt là tiêu viêm, giảm bớt áp lực cho bàng quang. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y mà người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc từ ích trí nhân, hoài sơn, tang phiêu tiêu

Ích tri nhân
Ích tri nhân

Ích trí nhân là dược liệu có tính ôn, vị cay, thường được sử dụng trong các bài thuốc bổ tỳ thận. Ích trí nhân kết hợp với hoài sơn, tang phiêu tiêu giúp tạo nên bài thuốc trị tiểu buốt tiểu rắt, tiểu đêm và tình trạng bàng quang suy yếu ở nữ giới.

  • Thành phần dược liệu: Ích trí nhân 15gr; Hoài sơn 30gr; Tang phiêu tiêu 30gr.
  • Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu đã chuẩn bị với 500ml nước trong vòng 60 phút. Chắt phần nước thu được ra bát, chia thành 2 phần và uống vào buổi sáng + buổi tối sau khi ăn.

Bài thuốc từ kim ngân, mã đề, thổ linh

Đây là các dược liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố khỏi cơ thể. Đông y thường kết hợp kim ngân, mã đề, thổ linh để làm bài thuốc trị bệnh về tiết niệu, trong đó có đái buốt.

  • Thành phần dược liệu: Kim ngân, thổ linh, thương nhĩ, mã đề mỗi vị 20gr.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc cùng 500ml nước lấy 200ml. Uống mỗi ngày 1 thang để chứng đái buốt được trị triệt để.

Bài thuốc từ kim tiền thảo, đinh lăng

Kim tiền thảo là dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trị chứng tiểu buốt, tiểu rát. Đông y thường kết hợp kim tiền thảo với đinh lăng và một số dược liệu khác để điều trị bệnh về đường tiết niệu.

  • Thành phần dược liệu: Đinh lăng, kim tiền thảo, vỏ bí ngô, rau diếp mỗi vị 20gr; Trạch tả 16gr.
  • Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với nước, uống mỗi ngày 1 thang. Duy trì trong 25-30 ngày.

Bài thuốc từ huyền sâm, đinh lăng, kim tiền thảo

Từ xa xưa, các thầy thuốc Đông y đã sử dụng bài thuốc này để trị chứng đái buốt kèm theo nóng rát, khó chịu. Hơn thế, tác dụng của bài thuốc từ huyền sâm, kim tiền thảo, rễ cỏ tranh,... được nhiều người đánh giá cao.

  • Thành phần dược liệu: Kim tiền thảo, đinh lăng, cẩu tích, huyền sâm, thổ linh, rễ cỏ tranh mỗi vị 16gr; Thục địa 20gr; Thủy long 30gr.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc sắc cùng 400ml nước lấy 150ml. Phần nước thu được uống hết trong ngày, duy trì mỗi ngày 1 thang như trên trong vòng  10-15 ngày.

THAM KHẢO: Bài thuốc điều trị tiểu buốt của Quân Dân 102

Ứng dụng phương pháp Đông Y có biện chứng, đội ngũ y bác sĩ Quân Dân 102 kết hợp hài hòa giữa Y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình tư vấn thăm khám và điều trị tiểu buốt. Theo đó, người bệnh được thăm khám chẩn đoán bệnh theo phương pháp tứ chẩn: Văn - Vọng - Vấn - Thiết, kết hợp khám bằng các thiết bị y tế hiện đại cung cấp các chỉ số xác định bệnh đúng chuẩn như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,...

Nhờ quá trình thăm khám, chẩn đoán bệnh kỹ càng này giúp cho các bác sĩ nhanh chóng biết được căn nguyên gây bệnh, tình hình diễn tiến tình trạng bệnh ở mức nào, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Dựa trên phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành bốc thuốc kê đơn theo liệu trình tương ứng. Các thảo dược trong bài thuốc đảm bảo an toàn, lành tính, không tác dụng phụ có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm cơn đau buốt khi tiểu tiện, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, bổ thận, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các vị dược nổi bật có thể kể đến như: Kim tiền thảo, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hạt chuối, Sinh địa, Kỷ tử, Khổ sâm, Bán biên liên,…

Mặt khác, thảo dược mà Viện Quân Dân 102 sử dụng không đơn thuần là các vị dược mà còn được ứng dụng tiến bộ của y học hiện đại nhằm kiểm nghiệm chất lượng, hiệu quả. Chưa kể thành phần liều lượng dược liệu sẽ được điều chỉnh, cân đối đảm bảo quy chuẩn công thức phối vị, đảm bảo tỷ lệ vàng.

Để được tư vấn, thăm khám và điều trị tiểu buốt bằng phương pháp Đông Y có biện chứng của Quân Dân 102, bạn chủ động liên hệ qua:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 102 TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TỔ HỢP Y TẾ CỔ TRUYỀN BIỆN CHỨNG QUÂN DÂN 102

  • Địa chỉ: Số 7, ngách 8/11, tổ 6, đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 02439982886
  • Lịch làm việc: Từ 7h30 đến 21h00 trong ngày (tất cả các ngày trong tuần)

Bị tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì?

Để nhanh chóng loại bỏ tình trạng đái buốt, người bệnh cần xây dựng thực đơn lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm có tác dụng thanh can khai uất. Cụ thể như sau:

  • Các loại rau giàu chất xơ như bông cải xanh, rau nhút cùng một số loại trái cây giàu vitamin C như dừa, quả việt quất.
  • Các thực phẩm giàu Probiotic như: Sữa chua uống, phô mai, một số loại rau củ muối chua.
  • Tỏi và tinh dầu tỏi vì trong tỏi có chứa Allicin - hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn đường tiết niệu hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn khoa học
Xây dựng chế độ ăn khoa học

Ngoài ra, bệnh nhân đái buốt cũng nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay nóng như mù tạt, ớt, hạt tiêu,...
  • Các loại hoa quả có tính axit mạnh như chanh, cam, bưởi...
  • Bánh, kẹo, nước uống chứa chất ngọt nhân tạo.
  • Rượu bia, cà phê, soda cũng là những đồ uống mà người bệnh đái buốt cần tránh xa.

Cách phòng ngừa

Đái buốt không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn có thể khiến bệnh nhân gặp phải một số biến chứng nếu như bị viêm nhiễm. Để tránh bị triệu chứng này “làm phiền”, mỗi người nên chủ động thực hiện một số biện pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn cay nóng,... Bởi đây là những món ăn có tác dụng kích thích bàng quang, gây ra các bệnh về tiểu đường, thận, tiết niệu.
  • Không dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín, gel bôi trơn chứa chất tẩy rửa gây kích ứng. Luôn vệ sinh “cô bé” và “cậu nhỏ” sạch sẽ, đúng cách nhất là trước và sau khi “giao ban”.
  • Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để đảm bảo an toàn cho cả hai, tránh lây nhiễm các bệnh liên quan đến đường tình dục - một trong những nguyên nhân gây đái buốt.
  • Uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày, không nên uống quá ít.
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu, nên đi ngay khi buồn.
  • Luôn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh, ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn và nấm gây hại.
  • Chủ động gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu tiểu buốt, tiểu khó, nóng rát khi đi tiểu tiện.

Tiểu buốt có thể là biểu hiện sinh lý của cơ thể do sử dụng thuốc kháng sinh, quan hệ tình dục hoặc do việc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, thậm chí là bệnh về đường tình dục. Do vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị (nếu có bệnh).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.