3+ nhóm thuốc trị viêm tuyến tiền liệt phổ biến [Chuyên gia tiết niệu]

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt chủ yếu là thuốc làm giảm triệu chứng, dùng theo đường uống. Chúng được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa cho các bệnh nhân ở giai đoạn đầu, khi bệnh chưa có biến chứng nào. Thời gian, liều lượng dùng thuốc cụ thể còn phụ thuộc vào kết quả siêu âm, xét nghiệm của mỗi người bệnh.

Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt
Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt

Các loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt hiệu quả

Theo các chuyên gia Tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến có thể được chữa khỏi nếu có phác đồ điều trị phù hợp. Các loại thuốc đặc, loại bỏ triệu chứng viêm tuyến tiền liệt, ngăn chặn viêm nhiễm phát sinh. Việc dùng thuốc kiên trì, đúng hướng dẫn sẽ giúp nam giới đẩy lùi viêm tiền liệt tuyến nhanh chóng.

Hiện nay có 3 nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị viêm tuyến tiền liệt gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc chẹn alpha và thuốc giảm đau, hạ sốt. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Nhóm thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh được chỉ định khi nam giới bị viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn. Trong một vài trường hợp, những bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn cũng được chỉ định loại thuốc này. Bởi nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế sự nhiễm khuẩn, ngăn không cho các biến chứng xảy ra.

Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm tuyến tiền liệt:

Trimethoprim

Trimethoprim là thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm nhiễm ở hệ tiết niệu, nhất là bàng quang, tuyến tiền liệt. Tác dụng chính của loại thuốc này là tiêu diệt và chống lại tác nhân gây ra viêm đường tiết niệu.

Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt Trimethoprim
Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt Trimethoprim
  • Công dụng: Ức chế hoạt động của vi khuẩn, chống lại các tác nhân gây ra viêm nhiễm ở đường tiết niệu.
  • Cách dùng: Ngày dùng 400mg vào sáng và tối.
  • Tác dụng phụ: Nôn và buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn.
  • Chống chỉ định: Không sử dụng cho những bệnh nhân bị suy gan, suy thận, thiếu máu hoặc những người mẫn cảm với thành phần của trimethoprim.

Azithromycin

Thuốc kháng sinh Azithromycin thường được sử dụng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn. Đây là loại thuốc phổ biến trong các phác đồ điều trị viêm tuyến tiền liệt của các bác sĩ.

  • Công dụng: Loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, tạo lớp “áo giáp” bảo vệ tuyến tiền liệt trước sự tấn công của vi khuẩn.
  • Cách dùng: Uống 500mg/ngày, sử dụng trong 3 ngày.
  • Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột két, chức năng gan suy giảm, thính lực suy giảm, rối loạn nhịp tim.
  • Chống chỉ định: Đối tượng bị suy gan, đái tháo đường, suy thận và người dị ứng với các thành phần của nhóm kháng sinh macrolid.

Levofloxacin

Levofloxacin là kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm quinolon. Loại thuốc này thường được sử dụng trong điều trị viêm nhiễm, nhiễm trùng do vi khuẩn ở người lớn.

Levofloxacin là thuốc điều trị viêm tiền liệt tuyến thuộc nhóm quinolon
Levofloxacin là thuốc điều trị viêm tiền liệt tuyến thuộc nhóm quinolon
  • Công dụng: Tiêu viêm, loại bỏ vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu.
  • Cách dùng: Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn, liều lượng cụ thể do bác sĩ chỉ định cho từng bệnh nhân. Đối với levofloxacin dạng nước có thể dùng tiêm vào tĩnh mạch, tiêm vào ống sống hoặc phúc mạc.
  • Tác dụng phụ: Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt ít gây tác dụng phụ. Một số biểu hiện hiếm gặp là men gan tăng, đau, đầu, mất ngủ, mẩn ngứa, phát ban.
  • Chống chỉ định: Người bị nhược cơ, viêm gân gót chân, viêm đại tràng, người đang mang thai, cho con bú và mẫn cảm với levofloxacin không được dùng.

Clarithromycin

Clarithromycin là thuốc kháng sinh kìm khuẩn thuộc nhóm macrolid. Thông qua khả năng ức chế quá trình tổng hợp protein ở vi khuẩn, Clarithromycin làm hạn chế khả năng sinh sôi, cải thiện triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt hiệu quả.

  • Công dụng: Diệt khuẩn ở liều cao, hạn chế khả năng sinh sôi phát triển lan rộng của vi khuẩn gây bệnh.
  • Cách dùng: Dùng theo liều lượng 250-500 mg/ngày,  chia thành 1-2 lần.
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau bụng nhẹ, tiêu chảy, viêm lưỡi, đau đầu, rối loạn thị lực (ít gặp).
  • Chống chỉ định: Không dùng chung với cisaprid, astemizol hoặc terfenadin. Các trường hợp bị suy gan, mắc bệnh lý về tim mạch, người mang thai, đang cho con bú không được dùng.

Amoxicillin

Trong các loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt, Amoxicillin là kháng sinh tương đối hữu ích. Tuy cũng có tác dụng trị viêm nhiễm và loại bỏ vi khuẩn nhưng Amoxicillin ít khi được chỉ định cho bệnh nhân viêm tiền liệt tuyến.

Thuốc trị viêm tiền liệt tuyến Amoxicillin ít được chỉ định
Thuốc trị viêm tiền liệt tuyến Amoxicillin ít được chỉ định
  • Công dụng: Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
  • Cách dùng: 500 mg-1000 mg/lần, mỗi ngày 2-3 lần.
  • Tác dụng phụ: Đau đầu, buồn nôn, sốt, sưng hạch…
  • Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân dị ứng với Amoxicillin hoặc các kháng sinh cùng nhóm. Các trường hợp bị tăng bạch cầu, người suy thận cần thận trọng khi dùng. Bà bầu, người đang cho con bú không nên dùng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Nhóm thuốc chẹn alpha

Trong các loại thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt, nhóm thuốc chẹn alpha có tác dụng giãn cơ bàng quang, các cơ trơn ở tuyến tiền liệt. Điều này giúp cho nước tiểu được lưu thông dễ dàng, hạn chế các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt. Các loại thuốc phổ biến nhất là doxazosin, tamsulosin, terazosin.

Doxazosin

Doxazosin được dùng cho các trường hợp bị u xơ tuyến tiền liệt. Loại thuốc này không có tác dụng thu nhỏ khối u nhưng lại khiến các cơ ở tuyến tiền liệt được giãn nở, hạn chế chèn ép bàng quang. Từ đó loại bỏ nguy cơ vi khuẩn đi ngược từ bàng quang lên và gây viêm nhiễm.

  • Công dụng: Giảm triệu chứng liên quan đến rối loạn tiểu tiện, ngăn ngừa viêm nhiễm phát sinh.
  • Cách dùng: 4mg/ngày, dùng vào buổi sáng. Với người uống liều duy trì có thể tăng lên 8mg/ngày, uống ngày 1 lần vào buổi sáng.
  • Tác dụng phụ: Da mẩn đỏ, khó thở, tim đập nhanh, bàn chân bàn tay bị sưng phù. Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng: Nôn và buồn nôn, đau đầu, buồn ngủ…
  • Chống chỉ định: Không dùng cho đối tượng bị huyết áp thấp, người mang thai, chuẩn bị phẫu thuật và người mẫn cảm với Doxazosin.

Terazosin

Terazosin được sử dụng trong điều trị các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt. Thuốc không dùng cho các bệnh nhân cao huyết áp vì có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Terazosin thuộc nhóm thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt chẹn alpha
Terazosin thuộc nhóm thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt chẹn alpha
  • Công dụng: Giãn cổ bàng quang, ngăn chặn sự tắc nghẽn nước tiểu để không cho các vi khuẩn sinh sôi.
  • Cách dùng: Dùng theo đường uống, uống 1-5mg/lần/ngày, tối đa không quá 20mg/ngày.
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, thị lực giảm, liệt dương, nhịp tim đập nhanh,…
  • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, bệnh nhân mẫn cảm với thuốc.

Tamsulosin

Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt Tamsulosin thường được chỉ định cho các trường hợp viêm nhiễm có liên quan đến khối u xơ ở tuyến này. Thuốc có tác dụng nới lỏng cơ ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt nhằm giúp bệnh nhân tiểu tiện dễ dàng hơn.

  • Công dụng: Giảm các triệu chứng liên quan đến tiểu khó, dòng tiểu yếu, luôn buồn tiểu khẩn cấp. Đồng thời ức chế hoạt động của một số vi khuẩn ở đường tiết niệu gây tiểu buốt.
  • Cách dùng: Uống ngày một lần, mỗi lần 0,4mg vào buổi sáng sau ăn 30 phút. Liều dùng tối đa là 0,8mg/ngày.
  • Tác dụng phụ: Đau ngực, sốt kèm ớn lạnh, suy giảm thị lực, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Chống chỉ định: Người mang thai, người đang cho con bú. Những người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc không được dùng.

Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt

Do viêm tuyến tiền liệt có thể khiến nam giới đau, sốt nên các loại thuốc giảm đau hạ số cũng được sử dụng. Tuy chúng không được xem là thuốc trị viêm tiền liệt tuyến nhưng lại giúp hạn chế đáng kể các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc phổ biến nhất là aspirin, diclophenac.

Aspirin

Aspirin có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng ngăn chặn sự tập kết tiểu cầu hiệu quả.

Aspirin được sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ trước
Aspirin được sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ trướcAspirin được sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ trước
  • Công dụng: Hạ sốt, chống viêm, chống lại sự tập kết tiểu cầu.
  • Cách dùng: 325-650 mg/lần. Dùng nhắc lại sau 4h nếu vẫn còn sốt và đau.
  • Tác dụng phụ: Tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, ợ nóng.
  • Chống chỉ định: Người bị dị ứng với thuốc, hen phế quản, bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Người đang mang thai và người đang cho con bú phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Diclophenac

Diclofenac là thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt không steroid được sản xuất dưới cả dạng viên và dạng ống tiêm. Đối với tiêm tuyến tiền liệt, Diclofenac giúp loại bỏ các yếu tố trung gian gây viêm nhiễm.

  • Công dụng: Kháng viêm, hạ sốt và giảm các cơn đau do viêm tuyền liệt tuyến.
  • Cách dùng: Uống hoặc tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều dùng thông thường là 100-125mg/ngày chia thành 4 lần.
  • Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn nôn, dị ứng toàn thân, xuất huyết đường tiêu hóa…
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân viêm loét dạ dày, suy tim, người mắc bệnh hen. Đối tượng mẫn cảm với thành phần của thuốc cũng không nên dùng.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt

Các loại thuốc trị viêm tiền liệt tuyến chỉ được bán theo toa của bác sĩ. Khi sử dụng bất cứ loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt nào người bệnh cũng nên chú ý một số điều sau:

  • Tuân thủ liều lượng, cách dùng mà bác sĩ hướng dẫn. Không tự ý tăng/giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc trước thời gian chỉ định. Bởi việc dừng thuốc đột ngột có thể khiến tuyến tiền liệt nhạy cảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bội nhiễm.
  • Chủ động liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy những bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Cần hạn chế rượu bia, chất kích thích khi sử dụng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt để tránh làm tổn thương thêm bàng quang, tuyến tiền liệt.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, luôn uống nhiều nước trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc.
  • Hạn chế gây thêm áp lực cho tuyến tiền liệt (ngồi nhiều, di chuyển bằng xe đạp nhiều giờ/ngày…)

Các loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt được bác sĩ chỉ định chủ yếu là thuốc kháng sinh nhằm loại bỏ triệu chứng của bệnh. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả mong muốn, nam giới nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc nhằm hạn chế nguy cơ bội nhiễm khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

XEM THÊM:

Cập nhật - 12:39 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Chi Phí Mổ Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Có Đắt Không? Nên Mổ Ở Đâu?

Chi phí mổ phì đại tuyến tiền liệt có đắt không? Nên mổ ở đâu?

Chi phí mổ phì đại tuyến tiền liệt là khoảng bao nhiêu? Có đắt không? Bệnh viện nào thực hiện...
U xơ tiền liệt tuyến nên ăn gì kiêng gì để chữa bệnh tốt nhất

U xơ tiền liệt tuyến nên ăn gì kiêng gì để chữa bệnh tốt nhất?

U xơ tiền liệt tuyến nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng là thắc mắc của...
Cách chữa viêm tiền liệt tuyến hiệu quả nhất [Cập nhật 2020]

Cách chữa viêm tiền liệt tuyến hiệu quả nhất [Cập nhật 2020]

Các cách chữa viêm tiền liệt tuyến hiện nay tương đối đa dạng, tùy vào tình trạng bệnh lý mà...
Tăng sản tuyến tiền liệt: Phương pháp chẩn đoán & Điều trị hiệu quả

Tăng Sản Tuyến Tiền Liệt: Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Tăng sản tuyến tiền liệt là bệnh lành tính, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh...
Thuốc chữa phì đại tiền liệt tuyến Avodart: chỉ định, cách dùng và lưu ý

Thuốc chữa phì đại tiền liệt tuyến Avodart: chỉ định, cách dùng và lưu ý

Thuốc chữa phì đại tiền liệt tuyến Avodart được chỉ định dùng điều trị những triệu chứng của bệnh phì...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top