[Tổng hợp] 7 loại thuốc trị tiểu đêm hiệu quả nhất hiện nay

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Tìm hiểu những loại thuốc trị tiểu đêm hiệu quả là điều quan tâm của nhiều người bệnh. Bởi lẽ đây là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dưới đây là các loại thuốc trị tiểu đêm nhiều lần cùng cách sử dụng và những lưu ý khi dùng người bệnh nên tham khảo.

Tiểu đêm uống thuốc gì? – Điều trị bằng thuốc Tây

Có thể nói, điều trị tiểu đêm bằng thuốc Tây là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Những bài thuốc trị tiểu đêm mang lại hiệu quả nhanh chóng và tích cực. Vậy, tiểu đêm uống thuốc gì tốt và hiệu quả? Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được các bác sĩ kê đơn.

Thuốc điều trị tiểu đêm nhiều lần – Nhóm Desmopressin

Đây là nhóm thuốc hoạt động giống như lại hormone chống bài niệu ADH – hormone quyết định việc tiểu ít hay nhiều của mỗi chúng ta. Nếu quá ít ADH sẽ khiến nước tiểu bị loãng, mất quá nhiều qua thận và dẫn tới bệnh lý tiểu nhiều lần. Nếu có nhiều hormone ADH, nước tiểu sẽ được giữ lại, người bệnh tiểu ít và khiến cơ thể choáng váng, mệt mỏi, buồn nôn.

Nhóm thuốc Desmopressin là thuốc trị tiểu đêm hiệu quả, được sử dụng phổ biến
Nhóm thuốc Desmopressin là thuốc trị tiểu đêm hiệu quả, được sử dụng phổ biến

Có rất nhiều loại thuốc nằm trong nhóm thuốc này. Tuy nhiên, thuốc xịt mũi Desmopressin là thuốc trị tiểu đêm được sử dụng phổ biến. Loại thuốc này được chỉ định sử dụng trong trường hợp tiểu đêm do tiểu niệu – nguyên nhân thường thấy khiến người bệnh mắc chứng tiểu nhiều về đêm.

Thuốc trị tiểu đêm nhiều – Nhóm thuốc kháng cholinergic

Đây là thuốc trị tiểu đêm thường được các bác sĩ chỉ định đối với những trường hợp gặp tình trạng bàng quang hoạt động quá mức.

Sử dụng nhóm thuốc có tác dụng ngăn chặn hormone acetylcholine và làm giãn cơ trơn bàng quang. Từ đó có khả năng phòng ngừa các cơn co thắt ở bàng quang – nguyên nhân khiến người bệnh đi tiểu đêm. Một số loại thuốc thuộc nhóm này được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:

  • Oxybutynin (Thuốc Oxytrol và thuốc Ditropan XL).
  • Tolterodine (Thuốc Detrol và thuốc Detrol LA).
  • Darifenacin (Enablex).
  • Trospium (Sanctura).
  • Fesoterodine (Toviaz).
  • Solifenacin (Vesicare).

Hầu hết tất cả các loại thuốc trên đều thuộc dạng uống, ngoại trừ Oxytrol có cả dạng uống và dạng miếng dán. Đây cũng là loại thuốc gây nhiều tác dụng phụ hơn các loại thuốc khác. Bởi vậy, người dùng có thể sử dụng Oxytrol ở dạng miếng dán để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Các chuyên gia y tế đánh giá rằng, người bệnh sử dụng nhóm thuốc này cũng sẽ gặp một số tác dụng phụ như: Táo bón, khô miệng, nhìn kém… Thêm vào đó, sử dụng quá liều cũng sẽ khiến tình trạng sa sút trí tuệ của người bệnh nghiêm trọng hơn.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Thuốc uống tiểu đêm có tác dụng lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu Furosemide cũng là một trong những thuốc trị tiểu đêm được các bác sĩ chỉ định sử dụng. Nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế làm tăng lượng nước tiểu vào ban ngày và giảm lượng nước tiểu được sản xuất vào ban đêm.

Furosemide được các bác sĩ chỉ định sử dụng
Furosemide được các bác sĩ chỉ định sử dụng

Tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ như: Phát ban, khó thở, sưng mặt, sưng môi hoặc lưỡi, chóng mặt… Với những trường hợp nặng hơn có thể bị giảm thính lực, đau ngực, ho, nhịp tim không đều, tím bầm da,… Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc và tới kiểm tra tại các cơ sở y tế.

Thuốc chẹn Alpha – 1

Nhóm thuốc này có tác dụng trong việc điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt – nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu đêm nhiều lần. Thuốc có cơ chế hoạt động tăng lực cơ ở bàng quang, từ đó giúp bàng quang dễ dàng mở ra và cải thiện một số triệu chứng: Đi tiểu nhiều, bí tiểu, tiểu không hết…

Có thể kể đến một số loại thuốc ở nhóm thuốc này như: Alfuzosin (Uroxatral), Terazosin (Hytrin), Tamsasmin (Flomax), Doxazosin (Cardura), Silodosin (Rapaflo). Bên cạnh đó, nhóm thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ: Đau đầu, huyết áp thấp, chóng mặt, mệt mỏi, xuất tinh ngược ở nam giới…

Loại thuốc chẹn Alpha – 1 này thường gây ra một số tác dụng phụ liên quan đến huyết áp, khiến bệnh nhân có thể cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, xuất tinh ngược ở nam giới, huyết áp thấp, chóng mặt và buồn nôn.

Nhóm thuốc an thần

Việc thức dậy nhiều lần, ngủ không sâu giấc khiến người bệnh đi tiểu nhiều trong đêm. Tình trạng này xảy ra có thể do cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, lo nghĩ quá nhiều. Bởi vậy, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc an thần giúp người bệnh cải thiện được tinh thần. Thuốc có khả năng duy trì giấc ngủ, giúp người bệnh vào giấc nhanh hơn và tạo tinh thần tốt hơn.

Ngoài những nhóm thuốc trên, bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thuốc khác như: Thuốc trị tiểu đêm của Nhật Bản, thuốc bổ thận trị tiểu đêm….

Các bài thuốc trị tiểu đêm từ Đông y

Bên cạnh những loại thuốc trị tiểu đêm từ Tây y thì trong những năm gần đây, rất nhiều người bệnh đã áp dụng phương pháp trị bệnh bằng y học cổ truyền. Khác với cách điều trị bằng Tây y, những bài thuốc trị tiểu đêm, tiểu không tự chủ của Đông y sẽ đi sâu vào nguyên căn gây bệnh, từ đó giúp giảm những triệu chứng của bệnh lý này.

Các bài thuốc từ y học cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh tích cực
Các bài thuốc từ y học cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh tích cực

Có rất nhiều vị thuốc Đông y được ứng dụng để điều trị chứng tiểu đêm như: Cẩu tích, ích trí nhân, xà sàng tử, ngũ gia bì, câu kỷ tử, thỏ ty tử, kim tiền thảo, bạch quả, sơn thù du… Đây là những loại thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên, rất lành tính và an toàn cho người bệnh.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu chuẩn bị: 12gr ích trí nhân, 8gr xà sàng tử, 12gr thỏ ty tử, 12gr phá cố chỉ, 12gr khiếm thực, 12gr kim anh tử, 5gr tiểu hồi hương, 3gr cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh làm sạch tất cả các dược liệu đã chuẩn bị, để ráo nước và đem sắc thuốc.
  • Đun cùng khoảng 1 lít nước, để nhỏ lửa và đun khoảng 20 phút thì tắt bếp và sử dụng.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu chuẩn bị: 12gr ngũ gia bì, 12gr thục địa, 12gr sơn thù, 12gr khiếm thực, 12gr phòng sâm, 12gr bạch truật, 10gr thỏ ty tử, 10gr bạch linh, 10gr trạch tả, 16gr tang diệp.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch và để ráo nước tất cả nguyên liệu trước khi đem sắc lấy thuốc.
  • Đun cùng 900ml nước và để nhỏ lửa khoảng 20 phút thì tắt bếp.
  • Chia phần thuốc sắc thành 2 – 3 lần uống và mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu chuẩn bị: Súc tuyền hoàn, ích trí nhân, ô dược và sơn dược.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch nguyên liệu rồi đem tán thành bột mịn để dễ sử dụng.
  • Mỗi ngày uống thuốc hai lần, mỗi lần hòa 8gr với nước ấm và sử dụng.

Với những bài thuốc y học cổ truyền, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài mới có thể thấy được tác dụng điều trị bệnh.

Người bệnh cần kiên trì áp dụng các bài thuốc để thấy được hiệu quả điều trị bệnh
Người bệnh cần kiên trì áp dụng các bài thuốc để thấy được hiệu quả điều trị bệnh

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị tiểu đêm

Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, khi dùng các thuốc trị tiểu đêm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Phải có chỉ định của các bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc. Người bệnh không được phép tự ý mua và dùng thuốc.
  • Không được tự ý kết hợp các loại thuốc Đông y với nhau để điều trị bệnh. Chỉ dùng đúng thang thuốc do bác sĩ kê đơn, tránh những rủi ro có thể xảy ra.
  • Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường, người bệnh phải ngừng sử dụng thuốc và tới các cơ sở thăm khám bệnh.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng và thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những loại thuốc trị tiểu đêm được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng bởi chúng mang lại hiệu quả tích cực. Bên cạnh áp dụng các bài thuốc, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Cập nhật - 2:34 Sáng , 02/06/2023

Chia sẻ

Tiểu đêm là bệnh gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị triệt để

Tiểu đêm là bệnh gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị triệt để

Tiểu đêm có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo những rối loạn của đường tiểu. Tình trạng này...
Tiểu đêm mất ngủ: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Tiểu đêm mất ngủ: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Tiểu đêm mất ngủ không phải trạng thái sinh lý bình thường, có thể gây tổn thương hệ bài tiết,...
Tiểu đêm ở nữ cảnh báo điều gì? Hướng điều trị phù hợp?

Tiểu đêm ở nữ cảnh báo điều gì? Hướng điều trị phù hợp?

Tiểu đêm ở nữ biểu thị bàng quang đang gặp rối loạn, khiến nhiều người lo lắng. Nghiêm trọng hơn,...
Top 10 cách trị tiểu đêm tại nhà và những lưu ý hữu ích nhất

Top 10 cách trị tiểu đêm tại nhà và những lưu ý hữu ích nhất

Tìm hiểu các cách trị tiểu đêm tại nhà chắc chắn là mối quan tâm của nhiều người bệnh khi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top