Top 3+ Nhóm Thuốc Trị Sỏi Mật Thông Dụng & Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc trị sỏi mật được bác sĩ chỉ định trong điều trị nội khoa đối với các bệnh nhân có sỏi nhỏ, chưa có biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, bệnh nhân sỏi mật uống thuốc gì, liều lượng ra sao còn tùy thuộc vào vị trí sỏi cũng như thể trạng của từng người. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, siêu âm, chụp cắt lớp bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Tìm hiểu về các loại thuốc chữa sỏi túi mật hiệu quả
Tìm hiểu về các loại thuốc chữa sỏi túi mật hiệu quả

Điều trị sỏi mật bằng thuốc có hiệu quả?

Thống kê cho thấy, có tới hơn 80% số người bị sỏi mật không xuất hiện triệu chứng. Chỉ đến khi bệnh bắt đầu có các biến chứng nặng như gây đau đớn, vàng da, sốt kèm ớn lạnh… thì người bệnh mới bắt đầu thăm khám và được chẩn đoán bị sỏi mật.

Lúc này, tùy thuộc vào kích thước sỏi, tình trạng sức khỏe cũng như vị trí sỏi bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặc trị sỏi mật phù hợp. Các loại thuốc Tây y được sử dụng trong điều trị sỏi mật hiện nay gồm chia thành 3 nhóm là giảm đau, làm tan sỏi và điều trị biến chứng.

Riêng đối với loại thuốc làm tan sỏi nếu dùng trong thời gian dài có thể gây ra biến chứng, thậm chí còn làm tăng nguy cơ tái phát sỏi. Do đó, bác sĩ luôn cẩn trọng trong việc kê đơn, chỉ định thuốc trị sỏi mật cho bệnh nhân.

Các loại thuốc trị sỏi mật có nguồn gốc Tây y

Để giúp bệnh nhân cải thiện các cơn đau, thu nhỏ kích thước sỏi và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc. Tuy nhiên, chúng lại có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Do vậy, việc sử dụng các loại thuốc điều trị sỏi mật cần có chỉ định của bác sĩ bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc trong bất cứ trường hợp nào. Dưới đây là 3 nhóm thuốc chữa sỏi túi mật đang được sử dụng phổ biến.

Thuốc giảm đau sỏi mật

Các cơn đau sỏi mật xuất hiện khi đường mật bị co thắt. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc chống co thắt cơ trơn, nhằm giảm đau đớn và mệt mỏi cho bệnh nhân.

Các loại thuốc trị sỏi mật có tác dụng giảm đau bao gồm:

Papaverin

Là thuốc chống co thắt cơ trơn có tác dụng ức chế phosphoryl hóa đồng thời cản trở quá trình co cơ do canxi. Các thành phần của thuốc không bị tác động bởi hệ thần kinh của cơ mà sẽ trực tiếp thẩm thấu và tác dụng lên cơ.

Thuốc giảm đau sỏi mật Papaverin giúp bệnh nhân bớt mệt mỏi
Thuốc giảm đau sỏi mật Papaverin giúp bệnh nhân bớt mệt mỏi
  • Công dụng: Chống co thắt cơ trơn, giúp giãn cơ đường mật, niệu quản, giảm đau do sỏi túi mật.
  • Cách dùng: Uống trong hoặc sau bữa ăn, mỗi lần 1 viên nang 150mg, ngày 3 lần. Tiêm tĩnh mạch 30mg/lần, nhắc lại sau 3-4h nếu cần thiết.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho các trường hợp quá mẫn cảm với Papaverin. Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân bị suy giảm dẫn truyền.
  • Tác dụng phụ: Tim đập nhanh, huyết áp tăng nhẹ, mặt nóng đỏ, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy nhẹ….

Visceralgin (tiemonium)

Đây cũng là một loại thuốc chống co thắt cơ trơn, thường được người bệnh sử dụng khi có những cơn đau ban đầu của bệnh. Tuy nhiên, thuốc không đem lại hiệu quả giảm đau mà còn có thể gây ra một số biến chứng, kìm hãm quá trình điều trị bệnh. 

  • Công dụng: Giảm đau, chống co thắt, sử dụng cho các trường hợp đau cấp tính.
  • Cách dùng: Chỉ dùng cho người lớn bằng cách tiêm tĩnh mạch ½-2 ống 5ml/ngày. 
  • Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc, người bị tiểu khó hoặc những bệnh nhân không đáp ứng thuốc kháng viêm.
  • Tác dụng phụ: Gây sốt, đau họng, miệng lở loét, táo bón, rối loạn tiểu tiện.

Atropin

Là thuốc kháng muscarin có tác dụng ức chế tác dụng của acetylcholin với cơ trơn. Được sử dụng để giảm đau túi mật, đau do sỏi mật.

  • Công dụng: Giảm các cơn co thắt cơ trơn, ngăn chặn kích thích thần kinh đến cơ và tuyến.
  • Cách dùng: Liều lượng được chỉ định cụ thể với từng đối tượng bệnh nhân. 
  • Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, người bị liệt ruột, nhược cơ,…
  • Tác dụng phụ: Có thể gây mờ mắt, khô miệng, tiểu dắt, bí tiểu,…

Alverin

Alverin là loại thuốc có tác dụng hướng cơ có tác dụng loại bỏ các cơn co thắt do chất hóa học trung gian acetylcholin gây ra.

Alverin là thuốc giảm đau được sử dụng trong điều trị sỏi mật
Alverin là thuốc giảm đau được sử dụng trong điều trị sỏi mật
  • Công dụng: Giảm sưng phù cũng như các cơn co thắt vùng bụng. Thành phần của thuốc tác động vào các cơ bụng dưới, giúp các cơ này nhanh chóng giãn ra, giảm đau cho bệnh nhân.
  • Cách dùng: Dùng cho người trên 12 tuổi, liều lượng là 60 – 120mg, 3 lần/ngày.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ đang cho con bú, đối tượng dưới 12 tuổi, những người bị huyết áp thấp.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây sưng mặt, vàng da, đau đầu, buồn nôn.

Thuốc làm tan sỏi mật

Các loại thuốc chữa sỏi mật có tác dụng làm tan sỏi đang được y học sử dụng chia thành 2 loại: Thuốc dùng cho đường uống và tiêm. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc làm tan sỏi không được khuyến khích do tồn tại nhiều hạn chế và vẫn tiềm ẩn nguy cơ sỏi tái phát.

Thuốc trị sỏi mật, hỗ trợ làm tan sỏi dùng đường uống

Các loại thuốc có tác dụng làm tan sỏi mật dùng theo đường uống có bản chất là các acid mật. Những acid này giúp bào mòn sỏi cholesterol thông qua cơ chế hòa tan các cholesterol dư thừa trong dịch mật, đồng thời ức chế quá trình sản sinh cholesterol ở gan. 

Hai loại thuốc hỗ trợ làm tan sỏi mật theo đường uống được sử dụng phổ biến là Acid chenodeoxycholic (Chenodiol) và Acid ursodeoxycholic (ursodiol).

Acid chenodeoxycholic

Chenodiol là thuốc làm tan sỏi cholesterol từ từ. Thuốc thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị sỏi mật không cản quang, chưa có biến chứng và túi mật gần như vẫn hoạt động bình thường.

  • Công dụng: Giảm quá trình tổng hợp cholesterol ở gan. Bổ sung muối mật, giúp cơ thể hòa tan cholesterol và lipid.
  • Cách dùng: Dùng theo đường uống với liều lượng 13-16mg/kg thể trọng/ngày, uống vào buổi sáng và tối ngay trong bữa ăn.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho trường hợp bị rối loạn chức năng gan và đường mật đang có những dấu hiệu bất thường, người đang mang thai. Đối với các trường hợp sỏi mật có biến chứng hoặc đã được chỉ định phẫu thuật cũng không nên sử dụng.
  • Tác dụng phụ: Có thể gây tiêu chảy nhẹ, đau vùng túi mật, khó tiêu, táo bón, buồn nôn,…

Acid ursodeoxycholic (ursodiol)

Acid ursodeoxycholic có thành phần tương tự như các axit sinh lý có trong dịch mật với tác dụng là hòa tan loại sỏi cholesterol. Thuốc chỉ được chỉ định khi bệnh nhân ít sỏi, chưa xuất hiện triệu chứng.

Acid ursodeoxycholic giúp làm tan sỏi, là thuốc chữa sỏi mật hiệu quả
Acid ursodeoxycholic giúp làm tan sỏi, là thuốc chữa sỏi mật hiệu quả
  • Công dụng: Hỗ trợ làm tan sỏi cholesterol cho các bệnh nhân sỏi mật.
  • Cách dùng: Dùng theo đường uống với liều lượng từ 8-12 mg/kg, dùng từ 1-3 lần/ngày.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân bị viêm kết tràng, viêm túi mật cấp, tắc ống mật, sỏi mật bị canxi hóa, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú.
  • Tác dụng phụ: Tiêu chảy, buồn nôn, ngứa ngáy.

Thuốc làm tan sỏi dùng đường tiêm

Bản chất của thuốc tiêm làm tan sỏi mật là sử dụng một dung môi hữu cơ có tên methyl tert-butyl ether để tiêm vào túi mật. Mặc dù phương pháp này giúp làm tan sỏi trực tiếp nhưng còn tồn tại nhiều rủi ro, hiệu quả đem lại không cao nên ít khi được bác sĩ chỉ định.

Thuốc điều trị biến chứng do sỏi mật

Bệnh lý sỏi mật có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm trùng túi mật,… thậm chí là hoại tử túi mật. Khi xuất hiện những biến chứng này, người bệnh có thể sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn viêm nhiễm.

Trong thời gian chờ tán sỏi túi mật, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị biến chứng nhằm giúp ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid và quinolon.
  • Các loại thuốc lợi mật, cải thiện chức năng đào thải độc tố của cơ thể ví dụ như artichaut.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị sỏi mật

Tùy thuộc vào tình trạng sỏi, cơ địa mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc trị sỏi mật phù hợp. Để nhanh chóng loại bỏ sỏi, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các loại thuốc trị sỏi mật theo đường uống có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng. Nhưng khi những tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng thì người bệnh cần ngừng dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý.
  • Việc sử dụng thuốc chữa sỏi mật phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc sử dụng tại nhà khi chưa được chỉ dẫn.
  • Cần kết hợp việc dùng thuốc với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để quá trình điều trị đạt hiệu quả mong muốn.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nên thường xuyên theo dõi kích thước sỏi bằng việc siêu âm, chụp cắt lớp. Thông qua kết quả hình ảnh, bác sĩ sẽ có điều chỉnh về đơn thuốc, liều lượng dùng cho phù hợp.

Sỏi mật là bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do vậy, ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên chủ động thăm khám để xác định tình trạng sỏi (nếu có), từ đó bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị sỏi mật phù hợp hoặc có biện pháp can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết.

Top 15 Cách Chữa Sỏi Mật Hiệu Quả Tại Nhà Hiệu Quả Tốt Nhất

Chữa sỏi mật thế nào là điều nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm. Từ xưa đến nay, trong dân gian, Đông và Tây...

Top 15 Cách Chữa Sỏi Mật Hiệu Quả Tại Nhà Hiệu Quả Tốt Nhất

Chữa sỏi mật thế nào là điều nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm....