Suy thận ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Suy thận ở trẻ em ngày càng phổ biến và gây ra những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Để bảo vệ tốt nhất cho con em mình, bố mẹ cần trang bị những kiến thức về suy thận ở trẻ như nguyên nhân, triệu chứng bệnh, cách điều trị cũng như biện pháp phòng tránh tốt nhất.

Tình trạng suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em – hội chứng suy giảm chức năng thận ở trẻ. Lúc này, thận không thể thải độc, lọc máu nên gây ứ đọng các chất độc hại cho cơ thể như ure, creatinin, kali, natri…

Một tình trạng đáng quan ngại hiện nay là số lượng trẻ em mắc căn bệnh nguy hiểm này ngày một tăng cao. Theo thống kê của bệnh viện Nhi Ðồng 1 – TP. HCM, hàng năm có đến 1.400 trẻ điều trị suy thận cùng với khoảng 10.000 lượt trẻ tái khám để theo dõi tình trạng sức khỏe. Điều đáng nói hơn nữa là có đến một nửa trẻ đã ở giai đoạn cuối và cần chạy thận, ghép thận.

Tại Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thận ở trẻ em ngày càng gia tăng
Tại Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thận ở trẻ em ngày càng gia tăng

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng suy thận ở trẻ em

Thực tế cho thấy, rất ít phụ huynh biết về nguyên nhân gây bệnh. Bố mẹ không chủ động phòng ngừa cho con, khiến con mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ những yếu tố gây bệnh sau:

Di truyền

Số liệu thống kê cho thấy, có đến 40% trẻ mắc suy thận do di truyền từ bố mẹ. Hầu hết, trẻ bị suy thận do khi mang thai mẹ mắc bệnh lý nguy hiểm làm con bị dị tật bẩm sinh như tiểu rắt, hẹp van niệu đạo. Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ có gen mắc bệnh về thận thì rất có thể con cũng sẽ bị bệnh. Bởi khi khám thai không thể phát hiện ra toàn bộ những bệnh lý tiềm ẩn nên nhiều trẻ khi đến bệnh viện thì mức độ suy thận đã ở giai đoạn cuối.

Ỉa chảy, mất nước

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa non kém nên rất dễ bị đau bụng đi ngoài. Điều này khiến thận bị quá tải, suy yếu dần và gây ra suy thận. Khi trẻ còn nhỏ, cơ thể mất nước là tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nó khiến trẻ mệt mỏi, da tái xanh, cảm thấy buồn nôn. Bố mẹ cần hết sức cảnh giác bởi nếu không kiểm soát nhanh chóng có thể gây tử vong.

Bệnh nhiễm trùng nặng

Nếu trẻ bị bệnh nhiễm trùng như suy đa tạng, siêu vi trùng…. nhưng không được điều trị nhanh chóng, đúng cách thì rất dễ gây ra di chứng suy thận.  Bên cạnh đó, lúc này trẻ thường sốt, tiểu rắt…và bị sẹo ở thận.

Tổn thương cầu thận và đường dẫn niệu

Những bệnh lý về cầu thận, đường dẫn niệu là yếu tố trực tiếp gây ra tình trạng suy thận ở trẻ em. Do đó, bố mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe. Các yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe sẽ tác động gây ra những biến chứng như xơ teo thận, xơ hóa thận…

Chấn thương gây suy thận ở trẻ em

Trẻ em bị các trường hợp sau thì rất dễ gây ra suy thận ở trẻ em::

  • Chấn thương nặng và lan nhanh trên diện rộng.
  • Mắc hội chứng sau mổ tim, ghép tạng.
  • Lạm dụng nhóm thuốc ức chế miễn dịch.

Sức đề kháng yếu

Bệnh suy thận thường xảy ra ở trẻ sinh non, biếng ăn, còi xương, chậm lớn… Khi cơ thể yếu, sức đề kháng không đảm bảo, nguy cơ bị bệnh rất cao.

Dấu hiệu nhận biết suy thận ở trẻ em

Suy thận có triệu chứng không rõ ràng nên rất nhiều bố mẹ không biết và không để ý để theo dõi sức khỏe trẻ. Do đó, các trường hợp được đưa đến bệnh viện đa phần đã ở giai đoạn cuối. Bố mẹ nếu thấy các triệu chứng sau thì phải đến bệnh viện kiểm tra ngay:

  • Phù nề: Trẻ nhỏ bị sưng phù ở mắt, tay, chân, bụng… Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng con bị dị ứng hoặc côn trùng cắn nên tự mua thuốc điều trị. Điều này rất nguy hiểm do tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng.
Trẻ bị sưng ở mắt, tay và chân là triệu chứng đặc trưng
Trẻ bị sưng ở mắt, tay và chân là triệu chứng đặc trưng
  • Tiểu tiện bất thường: Trẻ đi tiểu ít kèm máu, cảm thấy rát buốt sau khi tiểu. Đây đều là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh suy thận ở trẻ.
  • Chân tay bủn rủn –  Biểu hiện cụ thể của suy thận ở trẻ em: Trẻ thường bị run tay chân, kèm theo cách triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn… Nếu bố mẹ không xử lý kịp thời sẽ rất dễ gây tử vong.
  • Nhức đầu: Khi bị suy thận, gan và phổi phù to do thể tích máu tăng cao gây ra những cơn đau đầu cho trẻ. Lúc này, trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn… dẫn đến suy nhược.
  • Hơi thở yếu, thở có mùi: Bố mẹ khi thấy con thở khò khè, hay bị tức ngực , chóng mặt, thở dốc thì cần thăm khám ngay. Bên cạnh đó, hơi thở trẻ còn có mùi khó chịu do chất thải bị tích tụ trong cơ thể.
  • Tiểu nhiều: Khi bị suy thận, bé sẽ đi tiểu nhiều để phần nào thay thế thận loại bỏ chất độc. Tiểu thường xuyên khiến trẻ mệt mỏi, mất giấc, không thể ngủ sâu.
  • Chán ăn, ăn không ngon: Trẻ bị suy thận thường cảm thấy mệt mỏi trong người nên không hứng thú với ăn uống. Một số trẻ còn cảm thấy buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn.

Cách điều trị suy thận ở trẻ em hiện nay

Khi gặp bất cứ một trong những triệu chứng bất thường trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đi thăm khám. Bởi nếu chỉ định chậm trễ có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

XEM THÊM:

Trước tiên, bác sĩ sẽ đo chiều cao, cân nặng, huyết áp. Sau đó thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu hơn. Một số yếu tố để chẩn đoán là:

  • Nồng độ protein, bạch cầu, hồng cầu và các tinh thể bất thường trong nước tiểu.
  • Xem xét lượng ure và creatinine trong máu.
  • Có thể xét nghiệm máu để kiểm tra electrolyte, hemoglobin.
  • Ngoài ra, các sĩ có thể thực hiện siêu âm, chụp cộng hưởng từ để xác định dị tật bẩm sinh, sỏi thận, khối u và các vấn đề liên quan khác…

Từ đó mới có thể đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là tổng hợp một số phương pháp điều trị phổ biến.

Sử dụng thuốc chữa suy thận ở trẻ em

Đối với trường hợp suy thận ở trẻ em, bác sĩ thường kê đơn prednisolone và prednisone. Đây là thuốc chống phù nề và giảm protein trong nước tiểu. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dùng thuốc lợi tiểu hoặc yêu cầu nhập viện để truyền albumin nếu bệnh diễn tiến nặng.

Tuy nhiên, điều trị bằng Tây y gây ra một số tác dụng phụ như trẻ nhanh đói, tăng cân nhanh, huyết áp cao, kích thích dạ dày. Bố mẹ phải tuyệt đối thực hiện đúng theo phác đồ bác sĩ yêu cầu. Không tự ý mua thuốc, thay đổi đơn thuốc làm bệnh nặng thêm. Các cơ quan như dạ dày, gan của trẻ chưa hoàn thiện nên nếu dùng thuốc Tây sai cách sẽ dễ bị ảnh hưởng, gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Thuốc Tây có dược tính mạnh nên bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng phù hợp
Thuốc Tây có dược tính mạnh nên bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng phù hợp

Trong khi uống thuốc Tây, bố mẹ nên cho con ăn các thực phẩm nhiều năng lượng như rau xanh, hoa quả, bánh quy…Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ muối Kali, Natri và chất đạm.

Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng

Bố mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian được ông cha ta truyền lại giúp chữa suy thận hiệu quả. Có thể làm rồi cho trẻ uống những bài thuốc này ngay tại nhà cho con. Các bài thuốc chủ yếu được chế biến từ râu ngô, đậu đen hoặc kim tiền thảo, rửa sạch rồi đun với nước cho con uống hàng ngày.

Mẹo dân gian tại nhà có ưu điểm là thực hiện nhanh, chi phí rẻ mà vẫn có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa trẻ và cần uống trong thời gian kéo dài. Bên cạnh đó, hiệu quả vẫn chưa được khoa học chứng minh nên bố mẹ phải xin ý kiến từ bác sĩ điều trị chính mới được thực hiện.

Phương pháp Đông y trị bệnh dứt điểm

Bài thuốc Đông y điều trị suy thận ở trẻ em được đánh giá khá cao bởi mức độ an toàn. Điều trị suy thận bằng Đông y hiếm khi gây tác dụng phụ, dù phải điều trị trong thời gian kéo dài. Bằng cách sử dụng thảo dược có dược tính tự nhiên,  bài thuốc sẽ thúc đẩy chức năng thận, tăng sức khỏe và đề kháng cho trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo điều trị. Tuy nhiên, hãy chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín để không gặp phải vấn đề thuốc giả, kém chất lượng.

Tham khảo một số bài thuốc Đông y trị suy thận như sau:

  • Bài thuốc 1: Nguyên liệu bao gồm đậu ký sinh, quế quảng, lộc giác giao, phụ tử chế, đương quy, kỷ tử, địa hoàng thán với liều lượng thích hợp.
  • Bài thuốc 2: Nguyên liệu bao gồm trạch tả, hạn liên thảo, hoài sơn, phục linh, rễ cỏ xước, trinh nữ, kỷ tử, thục địa với liều lượng thích hợp.

Một số phương pháp khác

Những biện pháp như dùng thuốc Tây, Đông y hay mẹo dân gian chỉ có hiệu quả khi bệnh mới khởi phát hoặc được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ. Bởi khi suy thận đã ở giai đoạn cuối, trẻ chỉ có thể thực hiện 3 cách sau mới đảm bảo sức khỏe:

  • Chạy thận: thực hiện khi thận chỉ hoạt động được dưới 50% so với bình thường. Trẻ được tiến hành lọc máu bằng máy theo lộ trình nghiêm ngặt suốt đời để duy trì sự sống.
  • Lọc màng bụng: sử dụng phúc mạc trong bụng thành màng lọc thay thận. Phương pháp này hiệu quả được cho là có phần nổi trội hơn chạy thận. Bố mẹ không nhất thiết phải làm ở bệnh viện mà có thể giúp con lọc máu ngay tại nhà. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ xảy ra sơ suất, nhiễm trùng khá cao.
  • Ghép thận: khi có đủ điều kiện hoặc trong trường hợp cần thiết, trẻ phải thay thận để đảm bảo sự sống. Sau khi ghép thận, trẻ có thể sinh hoạt như bình thường được nhưng nên nghỉ ngơi nhiều và phải uống thuốc liên tục để tránh thận mới bị đào thải. Tuy nhiên, việc tìm thận tương thích khá khó khăn và chi phí thực hiện rất cao.

Bố mẹ cần lưu ý những gì trong quá trình chăm sóc?

Suy thận ở trẻ em rất nguy hiểm, do đó, bố mẹ cần phải hết sức lưu ý những điều sau:

  • Thăm khám cho con tại bệnh viện chuyên khoa thận – tiết niệu càng sớm càng tốt, ngay khi có bất cứ điều gì khác thường.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ trong quá trình điều trị. Bố mẹ mua que thử nước tiểu, thực hiện 1 – 2 ngày/lần để kiểm tra lượng protein niệu. Nếu có bất thường phải báo ngay với bác sĩ điều trị chính.
  • Tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc hoặc thay đổi cách thực hiện.
  • Giữ cho con luôn sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.
  • Xây dựng cho con thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh. Hãy bổ sung vitamin, năng lượng cho trẻ. Bố mẹ cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả… Tránh ăn nhiều muối, đồ cay, nhiều dầu mỡ, kali, phospho…
  • Cho trẻ uống mỗi ngày khoảng 2 lít nước, có thể thay thế bằng nước ép, nước hoa quả… để kích thích vị giác của trẻ.
  • Kích thích trẻ vận động nhiều, tránh việc chỉ nằm một chỗ.
  • Thường xuyên trò chuyện với con để động viên tinh thần, giúp con luôn vui vẻ.
Bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe trẻ
Bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe trẻ

Hy vọng toàn bộ thông tin trên đã giúp phụ huynh nắm rõ những điều quan trọng nhất về suy thận ở trẻ. Bố mẹ hãy quan tâm đến sức khỏe con nhiều hơn, theo dõi sát sao và thăm khám ngay khi có bất thường. Bên cạnh đó, hãy giúp con điều chỉnh để có chế độ ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

XEM NGAY:

Cập nhật - 1:02 Chiều , 30/05/2023

Chia sẻ

Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị hiện nay

Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không? Phương Pháp Điều Trị Hiện Nay

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ...
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...
Suy thận nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi nhanh?

Suy thận nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi nhanh?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bị bệnh thận. Nếu ăn uống đúng cách...
Người suy thận nên ăn rau gì? Kiêng ăn rau gì để mau khỏi?

Người Suy Thận Nên Ăn Rau Gì? Kiêng Ăn Rau Gì Để Mau Khỏi?

Người suy thận nên ăn rau gì, kiêng ăn rau gì là vấn đề không ít bệnh nhân quan tâm....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top