Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện có hơn 20% dân số bị suy thận và gần 10% trong số đó chiều hướng tăng nặng rồi chuyển sang mãn tính, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần nắm rõ tình trạng sức khỏe, am hiểu về bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

Suy thận gây tăng huyết áp
Suy thận gây tăng huyết áp

Nguyên nhân suy thận gây tăng huyết áp

Thận là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và thải các chất thải ra khỏi cơ. Khi chức năng này suy giảm khiến các chất độc không được bài tiết, đọng lại trong cơ thể gây ra nhiều bệnh lý khác.

Thận cũng góp phần trong việc cấu tạo hồng huyết cầu, giữ cho huyết áp ổn định. Bệnh suy thận khiến chức năng điều hòa huyết áp của thận giảm dẫn đến tăng huyết áp. Lúc này thể tích mạch máu bị giãn nở làm tăng sức cản của mạch toàn thân, dẫn đến huyết áp không được kiểm soát.

Qua đó có thể lý giải được tại sao suy thận gây tăng huyết áp và ngược lại huyết áp cao khiến các động mạch quanh thận bị hẹp, yếu hoặc cứng lại, lâu ngày dẫn đến tình trạng thận yếu do không được cung cấp đủ máu.

Các bệnh lý về thận gây tăng huyết áp phổ biến

Giữa thận huyết áp có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và tác động trực tiếp lên nhau. Chỉ một thay đổi nhỏ trong chức năng thận cũng sẽ làm cho huyết áp thay đổi. Một số bệnh lý của thận gây tăng huyết phổ biến dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về chức năng thận ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp.

Bệnh hẹp động mạch thận

Bệnh hẹp động mạch thận là bệnh lý về thận dễ gây ra tăng huyết áp nhất. Các động mạch thận bị thu hẹp khiến lưu lượng máu giàu oxy qua thận giảm. Điều này khiến việc điều hòa huyết áp rối loạn, máu chưa đủ tới thận thì huyết áp đã tăng cao.

Máu qua thận giảm kích hoạt bộ máy cận tiểu cầu hoạt động, làm tăng khả năng tiết chất aldosteron và angiotensin. Trong đó aldosteron là chất có tác dụng tăng hấp thu muối và nước khiến thận hoạt động vất vả hơn. Angiotensin – chất làm co mạch ngoại vi đều là những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.

Viêm bể thận mạn tính

Viêm bể thận mạn tính là hiện tượng nhu mô, mô kẽ của thận bị tổn thương. Tình trạng này xuất hiện do bể thận bị viêm nhiễm khuẩn hoặc do sỏi. Triệu chứng của viêm bể thận thể hiện rõ bao gồm sốt, rối loạn tiểu tiện như đái dắt đái buốt, đau sườn lưng một bên hoặc hai bên, vùng thắt lưng liên tục đau âm ỉ.

Viêm bể thận mãn tính có thể gây tăng huyết áp
Viêm bể thận mãn tính có thể gây tăng huyết áp

Ngoài ra, một triệu chứng hay gặp nữa là tăng huyết áp do bệnh tiến triển lâu ngày, tái phát nhiều lần dẫn đến suy thận mạn bệnh học. Do vậy, cần đặc biệt chú ý tới viêm bể thận mạn tính, tránh để xảy ra tăng huyết áp.

Bệnh viêm cầu thận

Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận gồm viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Cầu thận giữ vai trò là bộ lọc nhỏ trong thận làm nhiệm vụ lọc máu và đưa chất thải vào nước tiểu. Do đó, khi cầu thận bị viêm sẽ làm suy giảm chức năng thận và có các biểu hiện như phù nề, thay đổi thành phần nước tiểu, tiểu tiện ra máu và tăng huyết áp bất thường.

Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng tăng huyết áp bất thường, kèm theo đó là các biểu hiện đau đầu, choáng váng, hôn mê. Trường hợp tăng huyết áp thường xuyên gây thương đáy mắt, tai biến mạch máu não hoặc suy tim.

Bệnh thận đa nang gây tăng huyết áp

Bệnh thận đa nang xảy ra khi thận bị tổn thương bởi sự xuất hiện của rất nhiều nang chứa đầy dịch trong nhu mô thận. Các nang của thận có các kích thước khác nhau và đều chứa dịch. Chất dịch này làm huỷ hoại chức năng thận.

Bệnh thận đa nang dẫn đến tăng huyết áp
Bệnh thận đa nang dẫn đến tăng huyết áp

Bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng là huyết áp cao và suy thận bệnh học. Khi huyết áp tăng cao có thể gây xuất huyết não, phình động mạch chủ, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Bệnh Protein niệu vi thể

Bệnh Protein niệu hay còn gọi là bệnh đạm niệu là tình trạng protein xuất hiện trong nước tiểu. Đây là dấu hiệu thận đang bị tổn thương cũng như cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm. Bệnh lý về thận này dẫn đến tăng huyết áp và nhanh chóng dẫn đến suy thận với tỷ lệ khoảng 50%.

Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy thận gây tăng huyết áp

Tình trạng suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng bệnh lý nghiêm trọng. Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải đặc biệt là người cao tuổi.

Dấu hiệu cảnh báo suy thận
Dấu hiệu cảnh báo suy thận

Huyết áp cao chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong. Đặc biệt đối với người bệnh mắc suy thận lại càng đặc biệt chú ý và thường xuyên theo dõi với những dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp như:

  • Nhức đầu.
  • Chảy máu mũi.
  • Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc.
  • Tê hoặc ngứa các chi.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
  • Giấc ngủ bị rối loạn, làm giảm khả năng tập trung.
  • Đau tim.

Dựa vào những dấu hiệu trên, người bệnh cần theo dõi để kiểm soát tốt mức huyết áp để ngăn ngừa bệnh thận và các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, bệnh nhân đã bị suy thận thì cần được điều trị sớm và kịp thời để phòng tránh tăng huyết áp.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Phương pháp điều trị tăng huyết áp trong suy thận mạn

Điều trị suy thận gây tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và tổng thể, cần đặc biệt chú ý đến bản chất của bệnh thận. Để điều trị tăng huyết áp trong suy thận, chỉ số huyết tiêu chuẩn bình thường cần đảm bảo dưới 130/80mmHg. Để đạt được mục tiêu trên, người bệnh cần kết hợp việc dùng thuốc, duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học.

Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp trong suy thận mạn

Một trong những khuyến cáo hàng đầu cho bệnh nhân thận mạn gây tăng huyết áp là sử dụng thuốc giúp làm hạ huyết áp và làm giảm protein niệu. Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng sử dụng thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định:

  • ACEI hoặc ARB: Đây là những loại thuốc có hiệu quả tương đương trong hạ huyết áp và giảm protein niệu. Lưu ý không khuyến cáo điều trị kết hợp cả ACEI và ARB vì sự kết hợp này làm xấu đi chức năng thận.
  • Thiazide và lợi tiểu quai: Thiazide được khuyến cáo cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 1 – 3 có hiệu quả trong việc giảm huyết áp và giảm nguy cơ tim mạch. Trong khí đo lợi tiểu quai được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 4 – 5 có hiệu quả làm giảm thể tích dịch ngoại bào ở bệnh nhân có mức lọc cầu thận giảm nặng.
  • Chẹn kênh Canxi: Chẹn kênh canxi cũng được khuyến cáo là lựa chọn trong điều trị tăng huyết áp đối với bệnh thận mạn.
  • Kháng Aldosterone: Đóng một vai trò quan trọng trong tiến triển của bệnh thận mạn, là thuốc chữa suy thận tương đối phổ biến.
Phương pháp điều trị tăng huyết áp bằng thuốc
Phương pháp điều trị tăng huyết áp bằng thuốc

Lưu ý khi dùng thuốc trị bị suy thận gây tăng huyết áp

Sử dụng thuốc là phương pháp hữu hiệu dành cho bệnh nhân bị suy thận gây tăng huyết áp. Song bệnh nhân cần lưu ý:

  • Thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp phối hợp từ 2 loại trở lên kèm theo thuốc lợi tiểu nên dùng viên phối hợp thuốc.
  • Với thuốc hạ áp nên sử dụng các thuốc ưu tiên trước.
  • Chọn thuốc phối hợp tùy phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc cần phải lưu ý khám thường xuyên cho đến khi huyết áp được ổn định.

Một số biện pháp phòng tránh suy thận gây tăng huyết áp

Chế độ ăn uống khoa học, vitamin đầy đủ, duy trì tập thể dục hàng ngày, không sử dụng các chất kích thích góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa tăng huyết áp cho người suy thận và giảm nguy cơ tim mạch.

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây. Giảm lượng muối trong các món ăn, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều chất béo.
  • Tập thể dục thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ là lựa chọn hợp lí. Đơn giản là các vận động, tăng dần cường độ và tần suất vận động bằng các bài tập hàng ngày là biện pháp kiểm soát huyết áp cực kì hiệu quả.
  • Kiêng sử dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá. Bởi lẽ đây là tác nhân làm giải phóng Angiotensin – chất làm co mạch ngoại vi khiến huyết áp tăng cao.
  • Đặc biệt chú ý nghỉ ngơi thư giãn và ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh.

Suy thận gây tăng huyết áp là biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng không nhỏ lớn đến đời sống sinh hoạt. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ suy thận, bệnh nhân cần đi thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Mặt khác, hãy duy trì thói quen tốt, sinh hoạt khoa học để sức khỏe luôn được bảo vệ tốt nhất.

NỘI DUNG HỮU ÍCH:

Cập nhật - 1:03 Chiều , 30/05/2023

Chia sẻ

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...
Suy thận có uống được nước dừa không? Giải đáp của chuyên gia

Suy Thận Có Uống Được Nước Dừa Không? Giải Đáp Của Chuyên Gia

Có rất nhiều người cho rằng nước dừa có thể sử dụng cho người bị suy thận và cho hiệu...
Suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Suy thận mạn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Suy thận mạn là tình trạng thận bị tổn thương nặng nề giai đoạn nặng, không thể phục hồi chức...
Suy thận độ 1 - Những điều bạn cần biết

Suy thận độ 1 – Những điều người bệnh cần phải biết

Suy thận gồm 5 cấp độ tương ứng với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Suy thận độ 1...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top