Suy Thận Độ 3 – Thông Tin Chi Tiết Cần Người Bệnh Cần Biết

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Suy thận độ 3 là giai đoạn nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc nắm rõ các thông tin về bệnh cũng như cách điều trị cực kỳ quan trọng. Nếu đang quan tâm, bạn đừng bỏ lỡ những thông tin sau đây.

Suy thận độ 3 là gì?

Suy thận gồm 5 cấp độ tương ứng với mức độ bệnh. Ở độ 3, chức năng thận chỉ hoạt động được 25% so với khi thận hoạt động bình thường. Lúc này, khả năng lọc máu, duy trì và trao đổi chất bị suy giảm nghiêm trọng. Tốc độ thanh lọc chỉ duy trì ở mức 30 – 59ml/phút. Suy thận độ 3 chia nhỏ thành 2 giai đoạn là:

  • Giai đoạn 3A: mức độ tổn thương thận khá nhẹ và trung bình. Tốc độ lọc cầu thận đạt 45 – 59 mL/phút/1,73m².
  • Giai đoạn 3B: tình trạng thận mất chức năng đã trở nặng. Tốc độ lọc cầu thận đạt 30 – 44 mL/phút/1,73m².
Suy thận cấp 3 khá nguy hiểm bởi thận chỉ còn hoạt động 25% so với ban đầu
Suy thận cấp 3 khá nguy hiểm bởi thận chỉ còn hoạt động 25% so với ban đầu

Triệu chứng của suy thận độ 3

Như đã biết, suy thận độ 1 và 2 chưa có triệu chứng lâm sàng cụ thể. Tuy nhiên, ở độ 3, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua 5 biểu hiện đặc trưng là:

Tiểu tiện bất thường

Biểu hiện đầu tiên thường gặp nhất ở người bị suy thận độ 3 thường liên quan đến sự bài tiết của cơ thể. Cụ thể, người bệnh gặp tình trạng:

  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Mắc chứng thiểu niệu, tiểu ít nhưng tiểu nhiều lần.
  • Nước tiểu có màu đậm, xuất hiện bọt khí.
  • Số ít trường hợp tiểu ra máu hoặc lẫn protein

Cảm thấy đau nhức toàn thân

Người bệnh thường gặp cơn đau ở mô mềm, lưng, cạnh sườn ở vùng thận rồi lan xuống đùi và 2 chân. Tuy không quá dữ dội nhưng nó làm người bệnh cực kỳ khó chịu và sinh hoạt khó khăn hơn. Cơn đau thường diễn ra theo chu kỳ. Đồng thời người bệnh rất dễ nhầm lẫn với đau nhức do cơ xương khớp bị tổn thương. Dù nguyên nhân gây đau là gì thì cũng nên đi thăm khám sớm nếu gặp phải tình trạng này.

Người bệnh bị sưng phù

Suy thận cấp 3 gây ra tình trạng một số bộ phận sưng phù do cơ thể bị tích nước. Bọng mắt, tay và chân là những vị trí chịu ảnh hưởng sớm và nặng nề nhất.

Người bị suy thận rất hay bị sưng phù do ứ đọng nước
Người bị suy thận rất hay bị sưng phù do ứ đọng nước

Mệt mỏi, thiếu sức sống

Khi bị suy thận, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Người bệnh thường xanh xao, gầy gò. Nguyên nhân là do suy giảm chức năng thận ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu gây ra tình trạng thiếu máu.

Chân tay co quắp

Người bệnh suy thận độ 3 gặp phải vấn đề rối loạn chuyển hóa và hàm lượng khoáng chất. Khi đó, cơ thể dễ bị chuột rút và co quắp lại cực kỳ khó chịu.

Suy thận độ 3 có nguy hiểm không và có chữa được không?

Suy thận độ 3 có nguy hiểm không? – Các bác sĩ khẳng định tình trạng này khá nguy hiểm. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm độc niệu
  • Thiếu máu
  • Tăng đường huyết
  • Huyết áp tăng cao đột ngột
  • Có thể bị loãng xương.

Thậm chí, nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể chuyển biến sang giai đoạn cuối. Khi đó, tính mạng của người bệnh bị đe dọa. Khi người bệnh ở giai đoạn 2, nếu được điều trị đúng cách thì thận có thể phục hồi được đến 90%. Tuy nhiên, suy thận độ  thì thận đã bị tổn thương 70% nên rất khó để trở lại như thường.

Suy thận độ 3 chữa được không? Điều mà bất cứ ai đang quan tâm căn bệnh này cũng muốn có câu trả lời chuẩn xác. Các bác sĩ cho biết, không có phương pháp nào có thể chữa dứt điểm và giúp thận hồi phục như ban đầu. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng phương pháp với thái độ hợp tác thì người bệnh có thể phục hồi đến 70%.

Các biện pháp điều trị suy thận độ 3 phổ biến

Trước tiên, để đưa ra được phác đồ chữa suy thận độ 3, bác sĩ cần phải kiểm tra tình trạng bệnh bằng các cách như:

  • Khám lâm sàng: hỏi về dấu hiệu bệnh, thói quen sinh hoạt…
  • Xét nghiệm máu: đo nồng độ creatinin có trong máu
  • Xét nghiệm nước tiểu: đo lường nước tiểu để đánh giá tình trạng bệnh
  • Sinh thiết thận: giúp chẩn đoán mức độ tổn thương của thận cũng như tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh
  • Chẩn đoán hình ảnh: sử dụng phương pháp siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ (MRI)

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm chuyên sâu như nồng độ ure, kali có trong máu cũng như ước tính về mức độ lọc cầu thận. Sau khi đã có kết quả, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra chỉ định riêng cho từng người. Đừng ngần ngại việc thăm khám nếu thấy bất cứ biểu hiện khác lạ nào.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị suy thận độ 3

Các loại thuốc Tây y được sử dụng rất phổ biến gồm:

  • Thuốc ức chế các thụ thể Angiotensin II.
  • Thuốc có công dụng ức chế men chuyển Angiotensin.
  • Sử dụng thuốc làm ổn định huyết áp, ngăn ngừa tiểu đường.
  • Thuốc bổ sắt để giải quyết vấn đề thiếu máu.
Người bệnh chỉ dùng thuốc Tây theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra
Người bệnh chỉ dùng thuốc Tây theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra

Thuốc Tây có ưu điểm nổi bật là hiệu quả nhanh chóng và rất tiện lợi. Người bệnh có đơn thuốc là có thể mua ở bất kỳ cơ sở bán lẻ thuốc đảm bảo chất lượng nào trên toàn quốc. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại hạn chế như dễ gây tác dụng phụ, có thể gặp phải tình trạng kháng thuốc… Do đó, bạn nhất định phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc nếu chưa có đơn. Ngoài ra, khi mua thuốc có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề gì muốn biết, người bệnh có thể tham khảo ý kiến dược sĩ tư vấn tại nơi bán thuốc.

Bài thuốc dân gian cải thiện triệu chứng

Đây là những bài thuốc đóng vai trò hỗ trợ giúp phương pháp điều trị chính đạt hiệu quả tốt hơn. Mẹo điều trị này thường lành tính, ít tác dụng phụ và thực hiện khá đơn giản nên tiết kiệm được chi phí. Người bệnh có thể tham khảo 3 mẹo điều trị hiệu quả sau đây:

  • Dùng rau ngổ: Loại rau chứa nhiều cellulose, vitamin, gluxit, tinh dầu, enydrin…có công dụng lợi tiểu, giãn nở mạch máu, cải thiện chức năng thận. Cách thực hiện: rửa sạch, ngâm với nước muối 30g rau ngổ rồi giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó, bạn thêm 150ml vào trộn đều, lọc lấy nước cốt rồi uống trực tiếp.
  • Bài thuốc từ mã đề:  Mã đề là vị thuốc Nam làm tiêu tắc nghẽn ở thận. Đồng thời, trong mã đề có chứa Aucubin, Rinantin, Vitamin C và K, Aucubozit, Carotin…. tốt cho sức khỏe. Cách thực hiện: đun 10g mã đề, 2g cam thảo trong 600ml nước đến khi còn ⅓ thì nhấc ra. Nước thuốc chia 3 phần uống 3 buổi trong ngày.
  • Râu ngô: Nguyên liệu này có tác dụng thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, giải độc thận…Cách thực hiện: dùng râu ngô đun với nước để uống hàng ngày.

Tuy nhiên, tác dụng của những mẹo điều trị này khá chậm và phụ thuộc nhiều vào cơ địa từng người. Trước khi thực hiện, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Thuốc Đông y trị bệnh dứt điểm tận gốc

Bài thuốc dùng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng tăng cường chức năng thận, bồi bổ cơ thể, lợi tiểu… nên vừa đạt hiệu quả cao, vừa rất an toàn. Bạn không cần lo vấn đề lạm dụng thuốc hay tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh phải uống lâu dài, theo lộ trình nhất định mới thấy hiệu quả.

Hiện nay, ngành dược Đông y đang đối mặt với vấn đề thuốc giả, kém chất lượng. Hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn cơ sở uy tín để tránh mất tiền oan. Bạn hãy tham khảo trên mạng xã hội về địa chỉ, thông tin về lương y, giấy chứng nhận cấp phép hoạt động. Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo phản hồi cũng những người đã chữa trị

Lọc máu bằng cách chạy thận

Nếu sử dụng thuốc không đáp ứng được hiệu quả thì bác sĩ mới chỉ định chạy thận. Thông thường, ở giai đoạn 3 hiếm khi bệnh nhân phải thực hiện chạy thận.

Bác sĩ sẽ sử dụng máy chạy thận để lọc chất thải, chất độc sau đó trả máu sạch lại cơ thể. Cách này cho kết quả khá tốt nhưng chỉ sau một thời gian nhất định, bạn phải thực hiện lại. Người bệnh cũng phải đối mặt với rủi ro như chuột rút, hạ huyết áp, đau lưng, ngứa ngáy, buồn nôn…Chi phí mỗi lần chạy thận cũng khá cao. Bạn cần tìm hiểu kỹ và nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

XEM THÊM:

Suy thận độ 3 nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh suy thận độ 3. Nó có thể giúp tăng cường sức khỏe, giảm áp lực cho thận và ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu đi. Do đó, người bệnh cần lưu ý, tìm hiểu kỹ và áp dụng. Hãy đảm bảo thực hiện nghiêm túc các lưu ý sau:

  • Bổ sung thực phẩm tốt cho hoạt động của thận như cá, hành tây, súp lơ, tỏi…
  • Uống từ 2 – 2,5 lít nước lọc/ngày.
  • Ăn nhiều tinh bột nhưng cần lựa chọn thực phẩm ít đường như khoai tây, bột sắn dây, phở, miến dong.
  • Hạn chế thức ăn có đạm cao như thịt đỏ, nội tạng, thịt gia cầm.
  • Nên ăn đồ luộc thay vì xào, chiên, quay… để giảm lượng chất béo.
  • Thực phẩm nhiều kali, phospho như sữa chua, hạt dẻ, đồ đóng hộp… không nên ăn mỗi ngày.
  • Nên ăn nhạt, nấu các món luộc thay vì chiên, xào nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng ít muối (duy trì mức 2 – 4g/ngày) cũng như gia vị khi nấu. Không ăn đồ muối chua, thịt xông khói…
  • Không nên dùng các đồ uống như rượu, bia, cà phê…
Người bệnh nên ăn món luộc để hạn chế tối đa lượng muối
Người bệnh nên ăn món luộc để hạn chế tối đa lượng muối

Việc thiết lập ra thực đơn cho người bị suy thận là cực kỳ cần thiết. Bạn cần phải tuân thủ nghiêm túc để bệnh nhanh khỏi hơn. Đồng thời, người bệnh cần chú ý xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp và khoa học. Người bệnh cần đảm bảo một số hoạt động thường ngày như:

  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc
  • Luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực
  • Không nên làm việc quá sức, suy nghĩ nhiều, căng thẳng kéo dài
  • Nên dành thời gian khoảng 20 phút để vận động, tập thể dục, thể thao

Điều này không chỉ giúp bệnh tiến triển tích cực hơn mà còn tăng cường sức khỏe cũng như đề kháng cho cơ thể. Do đó, mỗi người hãy xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh.

Một số lưu ý từ bác sĩ trong quá trình điều trị

Để quá trình điều trị suy thận cấp 3 diễn ra đạt hiệu quả tốt nhất trong thời gian ngắn, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ các lưu ý:

  • Bước thăm khám rất quan trọng, thực hiện chuẩn xác và kỹ càng sẽ giúp người bệnh đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.
  • Tuân thủ đúng đơn thuốc được bác sĩ đưa ra. Việc tự ý đổi loại thuốc, liều lượng hay thời gian điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị và sức khỏe.
  • Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế chất lượng, đảm bảo uy tín để khám và chữa bệnh.
  • Nên chú ý theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh. Nếu có dấu hiệu bất thường thì phải đi khám ngay.
  • Thường xuyên tái khám để bác sĩ đưa ra các thay đổi phù hợp.

Suy thận độ 3 khá nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Do đó, bạn cần theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, hãy xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng nhất.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật - 1:27 Chiều , 30/05/2023

Chia sẻ

Suy thận mạn nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị

Suy Thận Mạn Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Hỗ Trợ Tốt Cho Điều...

Suy thận mạn nên ăn gì hay cần kiêng những thực phẩm nào là vấn đề mà người bệnh cần...
Suy thận cấp - Những thông tin quan trọng người bệnh cần nắm rõ

Suy thận cấp – Những thông tin quan trọng người bệnh cần nắm rõ

Suy thận cấp là vấn đề thường gặp ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của...
Suy thận âm là gì? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Suy thận âm là gì? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Suy thận âm là một trong những căn bệnh phổ biến ở cả nam và nữ giới. Tình trạng này...
Suy thận sau thận là gì? Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và cách điều trị

Suy thận sau thận: Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và cách điều trị

Suy thận là bệnh lý phổ biến, được chia thành 3 loại dựa theo nguyên nhân, cụ thể là suy...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top