Suy thận cấp – Những thông tin quan trọng người bệnh cần nắm rõ

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Suy thận cấp là vấn đề thường gặp ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ suy thận cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng trong bài viết này để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp là bệnh khá phổ biến và nguy hiểm. Người bệnh gặp phải vấn đề suy giảm chức năng thận, thậm chí là bị mất chức năng trong thời gian vài giờ hoặc vài ngày.

Khi đó, mức lọc cầu thận giảm xuống. Các chất cặn, chất độc ứ đọng trong cơ thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Suy thận cấp là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe 
Suy thận cấp là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Suy thận cấp là căn bệnh nguy hiểm và có tiến triển nhanh. Thời gian khởi phát đến lúc bệnh có biểu hiện rõ ràng chỉ diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày. Do đó, việc kiểm tra để phát hiện triệu chứng bệnh sớm cũng như điều trị cực kỳ quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Dựa vào cơ chế sinh bệnh, các bác sĩ chia nguyên nhân gây ra bệnh suy thận cấp thành 3 nhóm:

Nguyên nhân trước thận

Đây là nhóm nguyên nhân tác động làm giảm lượng máu đến thận. Tình trạng này chủ yếu do các vấn đề:

  • Người bệnh gặp phải chấn thương gây mất nước và mất máu dẫn đến sốc.
  • Người bệnh bị nhồi máu cơ tim và các bệnh về tim mạch khác.
  • Bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, tử cung, máu…
  • Sốc phản vệ, sốc do chấn thương và tan máu cấp.

Nguyên nhân tại thận

Đây là nhóm nguyên nhân về bệnh lý gây tổn thương tại thận như:

  • Bệnh lý cầu thận như viêm cầu thận, viêm mạch máu thận…
  • Bệnh lý mô kẽ thận như nhiễm khuẩn, tế bào ác tính xâm nhập…
  • Bệnh về ống thận như thiếu máu, nhiễm độc thận.

Nguyên nhân sau thận

Tổng hợp các nguyên nhân do tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu như:

  • Tắc ống thận.
  • Tắc thận do sỏi, máu động hoặc hoại tử.
  • Tắc niệu quản do sỏi, u tử cung, u xơ tuyến tiền liệt…gây chèn ép.
  • Niệu đạo bị tắc do co thắt, bệnh lý tuyến tiền liệt…
Người bị suy thận cấp phải kiểm soát huyết áp và lượng đường trong cơ thể
Người bị suy thận cấp phải kiểm soát huyết áp và lượng đường trong cơ thể

Triệu chứng người bệnh gặp phải

Người bị suy thận cấp sẽ trải qua 4 giai đoạn với các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, buồn nôn. Trong 24 giờ đầu thường xuất hiện tình trạng vô niệu, thiểu niệu.
  • Giai đoạn 2: Kéo dài từ 1 – 6 tuần, gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là tử vong. Người bệnh gặp phải tình trạng vô niệu, thiểu niệu kèm theo triệu chứng phù phổi, suy tim. Thông thường, lúc này nước tiểu của bệnh nhân sẽ có màu sẫm kèm mủ và máu. Bên cạnh đó, creatinin huyết tương, ure và kali trong máu tăng lên. Toan chuyển hoá HCO3, độ pH giảm. Khi đó, người bệnh bị tụt huyết áp và giãn mạch.
  • Giai đoạn 3: Thường chỉ xảy ra khoảng 1 tuần, người bệnh tiểu tiện bình thường. Lượng nước tiểu tăng từ  200-300ml/24giờ lên 4-5 lít/24 giờ. Khi đó, người bệnh đối mặt với nguy cơ mất nước, tăng ure và kali…
  • Giai đoạn 4: Đây được xem như giai đoạn phục hồi và thường kéo dài từ 2 – 6 tuần. Các bác sĩ tiến hành xét nghiệm nồng độ creatinin và ure trong máu.

Ở mỗi giai đoạn, người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, đừng chủ quan, hãy theo dõi biểu hiện của bệnh để nhanh chóng tiến hành kiểm tra và điều trị dứt điểm.

Suy thận cấp có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Suy thận cấp được các bác sĩ đánh giá là tình trạng rất nghiêm trọng và cần được điều trị nhanh chóng. Bởi bệnh có diễn biến cực kỳ nhanh, có thể xảy ra sau vài giờ hoặc vài ngày. Nếu không xử lý ngay, người bệnh sẽ đối mặt với các biến chứng như:

Hơn thế nữa, suy thận cấp có thể dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Theo thống kê của Hội Lọc máu và Ghép thận Châu Âu (EDTA), người bị suy thận cấp có tỷ lệ tử vong là 8%. Tuy nhiên, nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều cơ quan bị tổn thương thì con số này tăng lên đến 65 – 76%.

XEM THÊM:

Do đó, người bệnh phải chẩn đoán sớm để phát hiện kịp thời. Bên cạnh đó, bắt buộc nghiêm túc thực hiện theo đúng phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra. Theo các chuyên gia, suy thận cấp có chữa được không thì câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ THỂ. Người bệnh có sức khỏe tốt, điều trị đúng cách thì thận sẽ nhanh chóng phục hồi.

Suy thận cấp được đánh giá là diễn ra rất nhanh, tiến triển dưới 2 ngày, thậm chí là vài giờ. Tình trạng xấu nhất có thể xảy ra đối với bệnh nhân suy thận cấp là tử vong.

Do đó, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân phải chẩn đoán sớm, có cách điều trị đúng đắn. Lúc đó, suy thận cấp có thể được bác sĩ chữa khỏi hoàn toàn, chức năng thận có cơ hội phục hồi gần như bình thường.

Chẩn đoán và điều trị suy thận cấp

Suy thận cấp rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng. Do đó, khi nhận ra một số triệu chứng của bệnh, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa thận – tiết niệu để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Các phương pháp chẩn đoán chính xác

Đầu tiên, để chẩn đoán được bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng trước. Người bệnh sẽ phải cung cấp thông tin về tuổi, tình trạng sức khỏe, công việc, vấn đề đang gặp phải và những loại thuốc đang sử dụng. Đồng thời, bác sĩ sẽ quan sát tay, chân của người bệnh có bị sưng phù không và dùng ống nghe để kiểm tra phổi.

Sau đó, bằng những phương pháp kiểm tra chuyên sâu như siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp X-quang bụng, CT scan bụng…, bác sĩ sẽ xem xét một số yếu tố như sau:

  • Xét nghiệm nitơ urê máu (BUN).
  • Nồng độ natri và kali huyết thanh.
  • Mức lọc cầu thận (eGFR) hiện tại.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm giải phóng mặt bằng creatinin.
  • Kiểm tra huyết thanh creatinin.
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chuyên sâu để chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chuyên sâu để chẩn đoán bệnh

Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như tìm ra được nguyên nhân. Tùy thuộc vào kết quả thăm khám mà mỗi trường hợp sẽ có phác đồ điều trị riêng.

Cách điều trị suy thận cấp

Mục tiêu điều trị suy thận là phục hồi chức năng thận. Do đó, bác sĩ sẽ tập trung ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh cũng như hạn chế các chất lỏng, chất thải tích tụ trong cơ thể. Có thể liệt kê ra 3 cách phổ biến là:

  • Dùng thuốc: bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó bổ sung canxi và insulin để ngăn chặn sự gia tăng của kali trong máu. Ngoài ra, người bệnh cần dùng thuốc lợi tiểu để đào thải chất độc, chất thải ra ngoài cơ thể.
  • Chạy thận: đây là giải pháp sau cùng giúp thận lọc máu. Các chất thải, chất độc sẽ được tách ra bằng máy và trả lại máu sạch cho cơ thể.
  • Điều trị bảo tồn: người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học để việc đào thải chất độc tốt hơn. Bác sĩ sẽ tăng cường lượng nước, hạn chế tối đa natri và kali. Bệnh nhân có thể dùng các thực phẩm chứa carbohydrate và ít protein. Ngoài ra, cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh để phát hiện cũng như xử trí kịp thời biến chứng có thể xảy ra

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định. Đặc biệt, bác sĩ cảnh báo người bệnh không được tự ý mua thuốc, hoặc nghe theo một số nguồn tin không uy tín rồi tự điều trị tại nhà. Hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên môn cao để khám và chữa bệnh.

Suy thận cấp nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?

Như bạn đã biết, chế độ ăn uống ảnh hưởng cực lớn đến việc điều trị bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định một thực đơn phù hợp cho từng người bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung, chế độ dinh dưỡng của người bị suy thận cấp phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Vitamin và chất xơ: người bệnh cần bổ sung nhiều bằng cách ăn các rau củ quả như ớt chuông, cải xanh, cà tím….
  • Chất béo: hạn chế tuyệt đối các chất béo từ mỡ động vật. Thay vào đó, người bệnh muốn cải thiện suy thận cần bổ sung dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu…
  • Chất đạm: mỗi giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định hàm lượng đạm cần thiết để người bệnh có thể điều chỉnh thực đơn. Các thực phẩm nhiều đạm như trứng, cá, thịt, sữa…
  • Tinh bột: đây là chất quan trọng nhất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người bệnh nên ăn thực phẩm nhiều tinh bột nhưng ít đường như khoai lang, khoai sọ, bún, bột sắn dây…
  • Đồ cay nóng, thức ăn nhanh: Nhóm thực phẩm này gây tăng áp lực đào thải tại thận do đó nên hạn chế.
  • Thực phẩm chứa nhiều phospho, kali: Cần hạn chế để giảm tải áp lực cho thận.
  • Hạn chế lượng muối: Ăn nhiều muối ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, tăng áp lực và khiến thận phải hoạt động nhiều hơn.
Người suy thận cấp có thực đơn riêng để đảm bảo hỗ trợ điều trị
Người suy thận cấp có thực đơn riêng để đảm bảo hỗ trợ điều trị

Những cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Suy thận cấp diễn biến nhanh, gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc phòng bệnh là điều mà bất kỳ ai cũng nên làm. Bạn nên chú ý các vấn đề sau:

  • Người đang gặp các bệnh như tiểu đường, suy tim, cao huyết áp…hoặc đối tượng có nguy cơ cao như người lớn tuổi cần tìm hiểu về bệnh suy thận cấp. Từ đó, nếu phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào thì phải đến bệnh viện kiểm tra ngay
  • Kiểm soát đường huyết ở mức cân bằng.
  • Gữ chỉ số huyết áp ở mức ổn định.
  • Không để thừa cân, béo phì.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn nên ăn các thực phẩm như rau củ quả, ngũ cốc, các loại đậu, các loại cá…
  • Tạo thói quen ăn nhạt, giảm lượng muối ăn mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cơ thể cần, khoảng 2 – 2,5 lít/ngày
  • Không hút thuốc, dùng chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Không lạm dụng thuốc, đặc biệt là NSAIDs – thuốc kháng viêm không chứa steroid.
  • Thường xuyên hoạt động thể dục, thể thao, tập yoga, thiền.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh stress kéo dài.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ khoảng 2 lần/năm.

Trên đây là tổng hợp thông tin về bệnh suy thận cấp. Bạn cần nắm rõ để chủ động phòng tránh, thăm khám và điều trị. Hãy xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đảm bảo sức khỏe của bản thân và ngăn ngừa bệnh lý tại thận.

XEM NGAY:

Cập nhật - 1:03 Chiều , 30/05/2023

Chia sẻ

Suy thận độ 2: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh

Suy thận độ 2: Nhận biết triệu chứng và phòng ngừa đúng cách

Suy thận độ 2 là giai đoạn diễn tiến tiếp sau khởi phát. Đây là giai đoạn không nguy hiểm...
Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị hiện nay

Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không? Phương Pháp Điều Trị Hiện Nay

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ...
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...
CTCP Bệnh viện Quân dân 102 là địa chỉ khám, xét nghiệm định lượng triglycerid uy tín, chuẩn xác

Suy thận nên ăn hoa quả gì? – Top 10 loại trái cây tốt nhất

Người bị suy thận nên ăn hoa quả gì hay cần kiêng những loại trái cây nào là mối quan...
Suy thận có con được không? Cách tăng khả năng sinh sản hiệu quả

Suy thận có con được không? Cách tăng khả năng sinh sản hiệu quả

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top