Răng Bé Bị Ố Vàng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Chữa Triệt Để

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Răng bé bị ố vàng là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Vậy nguyên nhân nào khiến cho răng trẻ bị vàng và xỉn màu? Các bậc phụ huynh hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được câu trả lời cũng như tìm ra cách điều trị triệt để và phòng ngừa bệnh lý này cho bé hiệu quả nhất.

Răng bé bị ố vàng là gì? Nguyên nhân nào khiến răng trẻ bị ố vàng?

Răng bé bị ố vàng, xỉn màu là tình trạng phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng từng gặp phải. Hiện tượng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến một số như:

  • Do sâu răng: Răng bé 2 tuổi bị ố vàng có thể do vi khuẩn trong khoang miệng gây sâu răng hàm, làm hỏng lớp men răng. Từ đó gây ra tình trạng răng bị đổi màu ở trẻ.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Nhiều mẹ bầu trong khi mang thai phải điều bị bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi đó, các mẹ sẽ phải dùng những loại thuốc kháng sinh chứa lượng lớn chất tetracycline. Loại chất này sẽ làm đổi màu men răng của thai nhi. Tùy theo lượng thuốc mẹ sử dụng mà răng sữa của bé bị ố vàng nhiều hay ít.
  • Răng bé bị ố vàng do chế độ ăn uống: Trẻ em thường có thói quen thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo, socola, nước ngọt… Việc ăn những thực phẩm này quá mức có thể khiến bé bị sâu răng. Theo đó, răng của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đen li ti làm xỉn màu răng trắng vốn có.
Răng bé bị ố vàng có thể xuất phát từ thói quen sử dụng nhiều đồ ngọt
Răng bé bị ố vàng có thể xuất phát từ thói quen sử dụng nhiều đồ ngọt
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu bé chải răng không đúng cách hoặc không thường xuyên vệ sinh răng miệng dễ tạo cơ hội cho các mảng bám tích tụ trong khoang miệng. Chúng sẽ dần khiến cho răng sữa của trẻ bị ố vàng, mất thẩm mỹ.
  • Nhiễm màu fluor: Đây cũng là nguyên nhân điển hình khiến răng trẻ em bị ố vàng. Mặc dù, fluor giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng, hạn chế sâu răng hiệu quả. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến răng trẻ bị đổi màu, làm tăng mảng bám men răng. Trẻ bị răng ố vàng trong trường hợp này thường do việc sử dụng kem đánh răng chứa hàm lượng flour quá cao.
  • Do một số bệnh lý: Trẻ mắc các bệnh lý về gan và thận cũng sẽ bị ố vàng, xỉn màu răng. Những bệnh viêm gan hoặc vàng da thường là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu bạn thấy trẻ bị vàng răng đi kèm với những biểu hiện bất thường khác thì hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.
  • Chấn thương răng: Điều này sẽ tác động đến những mạch máu xung quanh răng. Từ đó làm tổn thương men răng của trẻ khiến chúng bị đổi màu, ố vàng.

Răng bé bị ố vàng gây ra những ảnh hưởng gì?

Trường hợp răng bé bị ố vàng do sâu răng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Bởi răng sâu của trẻ sẽ ngày càng trở nên trầm trọng thêm. Sâu sẽ ăn vào tủy răng gây ra viêm tủy răng sữa. Nghiêm trọng hơn, trẻ còn có thể phải nhổ bỏ răng sữa sớm. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ răng vĩnh viễn của bé mọc lệch lạc sau này.

Răng ố vàng do sâu có thể khiến trẻ bị mọc lệch răng vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm
Răng ố vàng do sâu có thể khiến trẻ bị mọc lệch răng vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm

Những trường hợp răng sữa của bé bị vàng khác nếu để lâu sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Từ đó gây ra nhiều bệnh lý làm răng bị bào mòn, khiến trẻ bị đau nhức răng, biếng ăn. Ngoài ra, răng ố vàng còn làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, khiến nụ cười trẻ trở nên kém duyên.

Nhiều cha mẹ thường chủ quan khi nghĩ răng sữa của bé rồi cũng sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Do vậy, không cần phải chăm sóc răng miệng cho trẻ nhiều. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm của các bậc phụ huynh. Bởi khi răng sữa của trẻ gặp vấn đề thì cũng ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này. Chúng có thể làm răng vĩnh viễn mọc lệch, bị ố vàng hoặc dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng.

Cách điều trị tận gốc tình trạng răng bé bị ố vàng

Hiện nay, các mẹ có thể tìm thấy rất nhiều phương pháp chữa trị răng ố vàng ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng an toàn, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Do vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã gợi ý cho các bậc phụ huynh một vài phương pháp loại bỏ tận gốc răng tình trạng răng trẻ em bị ố vàng an toàn và hữu hiệu nhất để tham khảo.

Các mẹo dân gian chữa trị răng trẻ bị ố vàng hiệu quả nhất

Mẹo dân gian là một trong những cách được nhiều cha mẹ lựa chọn để trị răng ố vàng ở trẻ. Bởi phương pháp này cực an toàn cho sức khỏe cơ thể cũng như răng miệng của bé. Bên cạnh đó, chúng còn giúp trẻ cải thiện hiệu quả tình trạng răng ố vàng, mất thẩm mỹ.

Dưới đây là một số mẹo điều trị răng bé 3 tuổi bị vàng tốt nhất mà mẹ có thể tham khảo:

Dùng baking soda

Nhắc đến baking soda, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến công dụng nấu ăn, làm đẹp da, khử mùi hôi cơ thể. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích trên, baking soda còn giúp cho răng trắng sáng hiệu quả. Với những trẻ bị răng ố vàng, mẹ hãy rắc 1 ít bột soda lên kem đánh răng của trẻ. Sau đó chải răng bé theo chiều dọc cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Cuối cùng mẹ hãy để trẻ súc miệng lại với nước sạch.

Baking soda và kem đánh răng sẽ giúp trẻ sớm sở hữu hàm răng trắng sáng, đều màu
Baking soda và kem đánh răng sẽ giúp trẻ sớm sở hữu hàm răng trắng sáng, đều màu

Mẹo làm trắng răng cho trẻ với cà chua

Cà chua cũng là nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bé trở hữu một hàm răng trắng sáng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần đem cà chua rửa sạch rồi đem xay thật mịn. Sau đó, vắt nửa quả chanh lấy nước cốt rồi trộn đều cùng phần cà chua vừa xay. Kế tiếp, mẹ hãy bảo bé dùng bàn chải chà hỗn hợp cà chua – nước cốt chanh lên răng. Đợi khoảng 5 phút cho bé súc miệng lại với nước sạch và đánh răng như thông thường.

Cải thiện răng bé bị ố vàng với nước vo gạo

Nước vo gạo giàu vitamin và khoáng chất nên thường được dùng để làm đẹp. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có khả năng khử mùi hôi, loại bỏ cặn bẩn, mảng bám ố vàng trên răng. Đồng thời làm chắc chân răng, bồi đắp men răng. Từ đó hạn chế các bệnh nha khoa thường gặp như hôi miệng, viêm lợi, sâu ở phần kẽ răng,…

Để áp dụng mẹo này, mẹ hãy cho bé chải răng thật sạch bằng kem đánh răng thường dùng. Sau đó, nhúng bàn chải đánh răng vào nước vo gạo và chải răng thêm lần nữa. Cuối cùng cho bé súc miệng lại bằng nước sạch là được.

Loại bỏ tận gốc răng ố vàng ở trẻ bằng các phương pháp Tây y

Khi răng bé bị ố vàng, các mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp Tây y để điều trị. Phương pháp loại bỏ răng ố vàng này có rất nhiều hình thức khác nhau. Tùy theo từng độ tuổi và giai đoạn phát triển răng của trẻ mà mẹ có thể thực hiện cách điều trị phù hợp. Cụ thể như:

Giai đoạn 0 – 1 tuổi

Trẻ trong giai đoạn này mới mọc một vài chiếc răng trên cung hàm. Do đó, bé vẫn ăn các thực phẩm mềm như cháo hoặc sữa… Tuy không phải nhai nhiều, nhưng nếu không vệ sinh sạch sẽ vẫn khiến răng trẻ bị vàng.

Trong trường hợp răng bé 8 tháng bị vàng, các bác sĩ thường khuyên không nên áp dụng phương pháp làm trắng nào bởi trẻ còn quá nhỏ. Lúc này, cha mẹ có thể dùng nước muối để vệ sinh răng miệng cho bé. Chỉ với khăn xô mềm hoặc dụng cụ rơ lưỡi, cha mẹ hãy thấm vào nước muối rồi chà nhẹ nhàng chúng lên khoang miệng trẻ là đã có làm sạch răng.

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT DỊCH VỤ NHA KHOA

Trẻ dưới 1 tuổi bị răng ố vàng không nên áp dụng các phương pháp nha khoa hiện đại
Trẻ dưới 1 tuổi bị răng ố vàng không nên áp dụng các phương pháp nha khoa hiện đại

Giai đoạn 2 – 5 tuổi

Từ 2 – 5 tuổi là lúc trẻ bắt đầu mọc các răng như răng cửa, răng hàm, răng nanh… Đồng thời bé sẽ tiếp xúc với nhiều thực phẩm khác nhau nên dễ khiến răng bị ố vàng. Hoặc gặp phải tình trạng răng sâu do thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt.

Để điều trị răng bé 2 tuổi bị ố vàng hiệu quả nhất, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có phương án chữa trị tối ưu.

Trẻ từ 5 tuổi trở lên

Từ 5 tuổi trở lên, trẻ sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Song ở độ tuổi này, bé rất thích ăn vặt, sử dụng bánh kẹo nhiều. Điều này sẽ gây hại trực tiếp cho răng vĩnh viễn của bé, dẫn tới răng trẻ bị vàng và sâu.

Thông thường, trẻ trên 5 tuổi bị ố vàng răng sẽ được chỉ định lấy cao răng. Phương pháp này giúp loại bỏ sạch những mảng bám còn đọng lại trên răng. Từ đó làm cho răng bé trở nên sạch sẽ, trắng sáng hơn trước. Ngoài ra, sau khi lấy cao răng, cha mẹ cần hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng theo đúng lời khuyên của bác sĩ để duy trì răng trắng sáng lâu dài.

Các biện pháp phòng ngừa răng trẻ bị ố vàng hiệu quả nhất

Để hạn chế nguy cơ răng bé bị ố vàng, cha mẹ nên lưu ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách và thường xuyên mỗi ngày.

Dưới đây là một số biện pháp giữ răng bé trắng sáng, chắc khỏe mà bạn có thể tham khảo:

Bảo vệ răng cho trẻ ngay khi mang bầu

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong 3 tháng đầu thai kỳ, chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định rất lớn tới việc hình thành men răng sau này của trẻ.

Vì vậy, nếu không muốn răng bé mới mọc bị vàng thì ngay khi mang thai, chị em cần lưu ý cẩn thận khi bổ sung dưỡng chất cùng việc sử dụng thuốc.

Mẹ bầu cần chú ý khi sử dụng thuốc để tránh khiến trẻ sinh ra dễ bị vàng răng
Mẹ bầu cần chú ý khi sử dụng thuốc để tránh khiến trẻ sinh ra dễ bị vàng răng

Kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ

Các bậc phụ huynh không nên chiều theo ý của con trong việc ăn uống. Bởi những món ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, đồ ăn vặt sẽ gây hại cho men răng. Từ đó khiến trẻ em bị ố vàng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe của bé.

Thay vào đó, các mẹ nên tập cho con thói quen ăn rau xanh, vitamin và hoa quả tươi. Những thực phẩm này sẽ giúp răng bé trở nên chắc khỏe, trắng sáng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Vệ sinh răng miệng trẻ đúng cách, khoa học

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân khiến răng bé 2 tuổi bị ố vàng. Do vậy, các mẹ cần thay đổi ngay chăm sóc răng miệng ở trẻ theo phương pháp sau:

  • Từ khi bé bắt đầu mọc răng sữa, mẹ hãy chải răng cho bé 2 lần/ngày. Với những bé sơ sinh mới mọc răng, bạn có thể dùng gạc hoặc dụng cụ vệ sinh răng miệng để dễ vệ sinh.
  • Tập cho trẻ thói quen súc miệng với nước muối loãng mỗi lần sau khi ăn. Đây cũng là cách phòng ngừa và điều trị sâu răng hiệu quả.
  • Lựa chọn kem đánh răng phù hợp với độ tuổi và an toàn cho bé. Điều này sẽ tránh cho bé rơi vào tình trạng thừa flour khiến răng ố vàng, xỉn màu.
  • Cha mẹ hãy hướng dẫn cho bé chải răng đúng cách. Cụ thể, đặt bàn chải lên răng làm sao cho lông bàn chải vừa khít lên toàn thân răng. Chải răng từ từ từng nhóm 3 răng một theo chiều từ trên xuống. Đồng thời chải cả mặt trong, mặt ngoài.

Thăm khám và lấy cao răng định kỳ

Cha mẹ nên cho bé đi khám răng định kỳ để phát hiện những bất thường trên răng. Từ đó ngăn ngừa tối đa các bệnh lý răng miệng ở trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lấy cao răng cho bé theo lịch hẹn của nha sĩ. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa và loại bỏ hiệu quả tình trạng răng bị ố vàng,

Những địa chỉ chữa răng bé bị ố vàng uy tín

Để đảm bảo việc điều trị răng bé bị ố vàng an toàn và hiệu quả nhất, cha mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một vài địa chỉ nha khoa chất lượng cao, được nhiều người tin tưởng lựa chọn để khám cho bé dưới đây:

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín sẽ đảm bảo được hiệu quả trị bệnh cao nhất và an toàn cho bé
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín sẽ đảm bảo được hiệu quả trị bệnh cao nhất và an toàn cho bé
  • Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương: Tọa lạc tại số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội. Đây là địa chỉ được rất nhiều cha mẹ lựa chọn cho con khi gặp phải các vấn đề răng miệng. Bởi nơi này sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn, tay nghề giỏi. Họ sẽ giúp bạn tìm ra chính xác nguyên nhân khiến răng ố vàng ở trẻ. Từ đó tư vấn cách chữa trị phù hợp an toàn và hữu ích nhất cho bé.
  • Nha khoa Vidental Kid: Đây là đơn vị duy nhất tại nước ta xây dựng phòng khám nha khoa dành riêng cho trẻ em. Nha khoa Vidental Kid luôn điều trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ bằng công nghệ hiện đại. Nhờ đó, đảm bảo quá trình thăm khám, phát hiện nguyên nhân gây bệnh chuẩn xác. Đồng thời đưa ra phương án chữa trị răng ố vàng ở trẻ tối ưu nhất. Cha mẹ có thể thông qua website https://videntalkid.com/ để đặt lịch khám cho bé.
  • Nha khoa Đông Nam: Nằm tại số 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM. Đây là địa chỉ nha khoa uy tín được rất nhiều người dân miền Nam tin tưởng. Bởi nha khoa Đông Nam đã từng chữa trị thành công cho rất nhiều trẻ gặp các vấn đề răng miệng. Trong đó có cả tình trạng răng trẻ bị ố vàng sâu răng có thịt lồi. Vì thế, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng điều trị khi cho con đến thăm khám tại nha khoa này.
  • Khoa răng hàm mặt – Bệnh viện C Đà Nẵng: Đây là bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Nơi này được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng lựa chọn cho con đến thăm khám bởi có đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao. Đồng thời sở hữu trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng tốt nhu cầu chữa bệnh. Hiện bệnh viện đang tọa lạc ở số 122 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.

Có thể thấy, tình trạng răng bé bị ố vàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể khắc phục vấn đề này hiệu quả, cha mẹ hãy cho bé đến thăm khám tại nha khoa. Từ đó phát hiện ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp nhất, giúp bé sớm sở hữu hàm răng trắng sáng, khỏe khoắn.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Cập nhật - 1:30 Chiều , 21/06/2023

Chia sẻ

Trẻ bị đau răng

Trẻ Bị Đau Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Đau răng là tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng...
Trường hợp sâu răng phát triển năng, bắt buộc loại bỏ phần tủy răng

Bọc Răng Sứ Cho Răng Sâu Là Thế Nào? Quy Trình Và Bảng Giá Chi...

Răng bị sâu nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lây lan và ảnh hưởng trực...
Niềng răng mắc cài sứ dây trong

Niềng Răng Mắc Cài Sứ Dây Trong: Đặc Điểm Và Bảng Giá Chi Tiết

Hiện nay, ngoài phương pháp chỉnh nha bằng mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng mắc cài sứ dây...
Quy Trình Bọc Răng Sứ An Toàn - Không Đau Tại ViDental Clinic

Quy Trình Bọc Răng Sứ An Toàn – Không Đau Tại ViDental Clinic

Quy trình bọc răng sứ tại ViDental Clinic là một trong những yếu tố quyết định nhiều tới kết quả...
Sâu răng nổi hạch

Sâu Răng Nổi Hạch Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Tận...

Sâu răng nổi hạch là tình trạng nhiều người mắc phải, bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top