Phát ban đỏ không sốt là bệnh gì? Những thông tin quan trọng người bệnh cần biết

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Phát ban đỏ không sốt là bệnh gì, có nguy hiểm không và xảy ra do những nguyên nhân nào? Người bệnh có thể phát hiện qua những triệu chứng gì, cách xử lý ra sao? Người bệnh cùng tham khảo bài viết này để có được câu trả lời chi tiết, chính xác nhất cho những thắc mắc trên.

Phát ban đỏ không sốt là bệnh gì?

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Lê Phương (Phó GĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện, nguyên PGĐ bệnh viện YHCT Hà Đông) cho biết: Phát ban là tình trạng trên da xuất hiện các nốt và vùng da có màu hồng. Tình trạng phát ban đỏ không sốt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý da liễu hoặc xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa da và các tác nhân gây dị ứng như kim loại, nọc độc côn trùng, hóa chất,… Khi đó, trên da xuất hiện dạng ban đỏ, ngứa ngáy, không gây sốt.

Thông thường, tình trạng này sẽ tự phục hồi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng bội nhiễm, ứ mủ, đau nhức.

  • Viêm da cơ địa

Một trong những nguyên nhân gây phát ban đỏ nhưng không sốt đó là bệnh viêm da cơ địa. Ban đầu, trên da xuất hiện các vùng ban có màu đỏ hoặc hồng gây ngứa nhẹ và nóng rát. Nếu không điều trị sớm, bệnh chuyển sang mãn tính, trên da xuất hiện mụn nước li ti, nứt nẻ, đóng vảy tiết.

  • Mề đay dị ứng

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu xảy ra khi cơ thể quá mẫn cảm với các tác nhân gây dị ứng. Vùng da bị mề đay có dạng sẩn hoặc mảng đỏ, gây ngứa ngáy, đau rát nhẹ nhưng không sốt.

  • Phát ban đỏ không sốt do rôm sảy

Rôm sảy là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phát ban đỏ nhưng không sốt. Khi tuyến mồ hôi rối loạn làm cho bã nhờn ứ đọng, lỗ chân lông viêm đỏ gây ra những chấm nhỏ trên da có chứa dịch hoặc mủ trắng.

  • Chàm sữa

Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ, trên da xuất hiện các nốt ban màu hồng và mụn nước nhỏ li ti. Sau một thời gian, mụn nước vỡ ra bong thành mảng trắng trên da. Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, đau rát nhưng không sốt.

  • Hăm tã

Trẻ em là đối tượng dễ bị phát ban đỏ không sốt do hăm tã. Nguyên nhân là do ma sát giữa tã, tuần, da trong điều kiện môi trường hầm bí khiến cho bị bị viêm đỏ, nổi mụn nước. Tình trạng này sẽ tự hết sau vài ngày nếu trẻ được chăm sóc đúng cách.

 Trẻ phát ban đỏ nhưng không sốt có thể do hăm tã
Trẻ phát ban đỏ nhưng không sốt có thể do hăm tã
  • Ban xuất huyết

Bệnh lý ban xuất huyết xảy ra do hồng cầu thoát ra ngoài mạch máu gây nên các nốt ban hồng hoặc đỏ dưới da, không kèm sốt, ngứa ngáy. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, tuy nhiên phổ biến nhất là ở người bị cháy nắng hoặc thường xuyên stress.

  • Giãn mao mạch

Hiện tượng giãn mao mạch thường xảy ra ở phụ nữ, người béo phì, ít vận động. Lúc này, trên da nổi phát ban đỏ, không ngứa và không sốt. Bệnh nếu không phát hiện cũng như có cách xử lý nhanh chóng, người bệnh có nguy cơ bị chảy máu tiêu hóa, đột quỵ.

  • Dị ứng thời tiết

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi với nhiệt độ, độ ẩm hay ánh sáng,… Khi đó, người bệnh có thể bị nổi phát ban đỏ kèm theo triệu chứng đường hô hấp như hắt hơi, nghẹt mũi,…

  • Các nguyên nhân khác gây phát ban đỏ không sốt

Phát ban đỏ nhưng không sốt có thể xảy ra do một số thói quen không tốt trong quá trình chăm sóc và bảo vệ da hoặc một số yếu tố bên ngoài tác động. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh da sai cách gây bí tắc lỗ chân lông, khi đó bụi bẩn và bã nhờn ứ đọng tạo điều kiện để các loại vi khuẩn phát triển gây ra ban đỏ.
  • Cơ địa dị ứng thuốc, thực phẩm, hóa chất,…
  • Thường xuyên stress do áp lực cuộc sống, công việc.
  • Chức năng của gan, thận, mật suy giảm khiến độc tố tích tụ lại gây ra hiện tượng phát ban ngoài da.

Triệu chứng bệnh phát ban đỏ không sốt

Người bệnh có thể nhận biết tình trạng phát ban đỏ không sốt qua những triệu chứng điển hình sau:

  • Các nốt phát ban có màu hồng hoặc đỏ, có nổi mẩn hoặc mụn nước trên da.
  • Sau một thời gian, vết ban lan ra các bộ phận khác gây ngứa ngáy, đau rát.
  • Trên da có thể xuất hiện mụn mỏ, tăng sừng, tróc vảy.
  • Không xảy ra hiện tượng sốt.

Phát ban đỏ không sốt có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Do đó, mỗi người cần nắm rõ các triệu chứng trên để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp các triệu chứng bệnh MỀ ĐAY MẨN NGỨA

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nổi phát ban đỏ không sốt nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ

TTƯT, BSCKII Lê Phương nhận định, phát ban đỏ nhưng không sốt thường tự thuyên giảm sau một vài giờ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này do các nguyên nhân bệnh lý thì triệu chứng bệnh ngày càng lan rộng hơn.

Người bệnh không chỉ phải đối mặt với cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt mà còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, sốc phản vệ. Do đó, hãy chủ động đến khám tại các cơ sở y tế nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tổn thương thứ phát trên da như viêm loét, nứt nẻ, dày sừng khiến người bệnh ngứa ngáy, đau đớn dữ dội.
  • Tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 ngày.
  • Diện tích vùng phát ban lan rộng ra khắp cơ thể, đặc biệt là ở phần miệng, lưỡi, họng.
  • Người bệnh bị tụt huyết áp, cảm thấy khó thở.

Xem thêm

Các cách chữa phát ban đỏ không sốt hiệu quả

Tùy thuộc vào tình trạng phát ban và nguyên nhân mà người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. Hiện nay có 3 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất bao gồm mẹo dân gian, sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y.

Mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa phát ban đỏ không sốt được ông cha ta truyền lại được khá nhiều người áp dụng. Các bài thuốc sử dụng nguồn dược liệu có sẵn trong thiên nhiên giúp giảm triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy. Tuy không có tác dụng nhanh và mạnh nhưng bù lại, phương pháp này rất an toàn, tiết kiệm, dễ thực hiện và phù hợp với mọi đối tượng.

Dưới đây là một vài gợi ý người bệnh có thể áp dụng trong trường hợp phát ban đỏ mới xuất hiện:

  • Cây sả: Người bệnh đun nước tắm từ các nguyên liệu gồm sả (6 – 8 cây), lá ổi tươi (1 nắm) và đinh hương (1 nắm) để làm sạch, diệt khuẩn, giảm ngứa và mẩn đỏ trên da. Thực hiện liên tục trong nhiều ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Lá tía tô: Tinh dầu, khoáng chất và các loại vitamin trong lá tía tô có công dụng chống viêm, giải độc và tăng sức đề kháng nên rất tốt cho người mắc bệnh da liễu. Người bệnh mỗi ngày nấu nước lá tía tô để uống sẽ giúp điều trị bệnh phong ngứa hiệu quả.
  • Trà xanh: Trà xanh chứa các hoạt chất như kaempferol, caproic, Epigallocatechin-2-gallate (EGCG), vitamin nhóm B, C giúp thải độc, kháng viêm, làm lành vết thương và chống lão hóa rất tốt. Người bệnh rửa sạch một nắm lá trà xanh rồi đun nước để ngâm rửa vùng da bị phát ban đỏ hoặc dùng để tắm mỗi ngày một lần.
Trà xanh chữa nổi phát ban đỏ không ngứa an toàn, hiệu quả
Trà xanh chữa nổi phát ban đỏ không ngứa an toàn, hiệu quả

Người bệnh kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày một trong những mẹo trên và theo dõi tiến triển bệnh. Trong trường hợp phát ban đỏ không sốt nặng, tình trạng bệnh không được cải thiện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Bàn về hiệu quả của các mẹo trị mề đay theo dân gian, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Mặc dù lá trà xanh, lá tía tô, sả,… đều có chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm. Tuy nhiên, nồng độ các hoạt chất này lại rất thấp và nếu chỉ đun nước ngâm rửa bên ngoài thì khó có thể mang lại hiệu quả. 

Hơn nữa, việc áp dụng một mẹo chữa với công thức chung chung cho tất cả trường hợp mắc bệnh cũng khiến hiệu quả đạt được có tính “ăn may” nhiều hơn. Có thể cùng một mẹo chữa như thế nhưng với người này thì hiệu quả người khác lại không”.

Thuốc Tây y chữa phát ban đỏ nhưng không sốt

Thuốc Tây y chữa mẩn ngứa, phát ban đỏ không sốt cho hiệu quả cao, lại rất tiện lợi nên được người bệnh ưu tiên thực hiện. Các vết mẩn đỏ và tình trạng ngứa ngáy sẽ được giải quyết nhanh chóng nhờ các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamin như Hydroxyzine,  Clorpheniramin, Cetirizine,..có tác dụng ức chế cơ thể tiết ra histamin gây nổi mẩn và ngứa ngáy trên da.
  • Thuốc chứa corticoid thường được sử dụng gồm Fluocinolone, Triamcinolone, Hydrocortisone,…giúp kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch từ đó giảm nhanh triệu chứng phát ban.
  • Thuốc bôi chữa phát ban đỏ phổ biến như Phenergan, Eumovate…làm dịu da, giảm ngứa hiệu quả.

Thuốc Tây có dược tính mạnh nên hiệu quả điều trị cao, tuy nhiên lại rất dễ gây ra tác dụng phụ. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ cân nhắc về loại thuốc và liều lượng để vừa đảm bảo tác dụng vừa an toàn cho sức khỏe. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo đơn thuốc để chữa phát ban đỏ không sốt nhanh chóng nhất.

Cũng theo TTƯT, BSCKII Lê Phương, đa phần các loại thuốc tây thông qua cơ chế làm bất hoạt histamin nên chỉ giải quyết được phần ngọn của bệnh, chứ không tác động vào căn nguyên gây bệnh.
Chính bởi vậy, sau khi ngưng thuốc, các triệu chứng của mề đay sẽ quay trở lại, thậm chí với mức độ nghiêm trọng hơn. Và khi sử dụng thuốc tây trong thời gian dài rất dễ gặp phải các tác dụng phụ như: Đau dạ dày, nhờn thuốc,….

Bài thuốc Đông y

Theo quan niệm Đông y, phát ban đỏ không sốt xảy ra do ngoại tà xâm nhập tiến tạng phủ suy yếu, mất cân bằng âm dương. Ngoài việc cải thiện triệu chứng bên ngoài, để điều trị dứt điểm, các bài thuốc cần tập trung thải độc, bồi bổ tạng phủ, tăng cường đề kháng.

Bài thuốc Đông y sử dụng các thảo dược thiên nhiên, tuy không thể cho tác dụng nhanh như thuốc Tây nhưng hiệu quả điều trị triệt để, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Khi tình trạng phát ban đỏ không sốt xảy ra do bệnh lý da liễu, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang. Đây là một trong những bài thuốc hiệu quả, được nhiều chuyên gia YHCT đánh giá cao nhờ khả năng xử lý mề đay dứt điểm, lại an toàn, không tiềm ẩn bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào với người bệnh.

Nếu bạn đọc quan tâm đến bài thuốc và mong muốn nhận được tư vấn từ phía chuyên gia, vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

NHẤT NAM Y VIỆN

Phát ban đỏ không sốt nên khám ở đâu?

Khi bị phát ban đỏ không sốt dai dẳng mãi không khỏi, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để kiểm tra. Dưới đây là gợi ý về một số địa chỉ uy tín, nhận được nhiều đánh giá tốt nhất về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh:

  • Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ chữa mề đay hiệu quả được hàng ngàn người tin tưởng tìm đến

Nhất Nam Y Viện là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam phục dựng và phát triển thành công tinh hoa YHCT triều Nguyễn từ mô hình, kiến trúc đến các bài thuốc quý chữa bệnh cho Vua – Chúa triều Nguyễn.

Xem chi tiết mô hình thăm khám của Nhất Nam Y Viện trong nội dung video dưới đây:

Nếu độc giả nào muốn tìm hiểu thêm về Nhất Nam Y Viện cũng như muốn được tư vấn, thăm khám, kê đơn điều trị giải quyết nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh mề đay vui lòng liên hệ:

NHẤT NAM Y VIỆN:

Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 024.8585.11020888.598.102.

Bệnh viện Da liễu Trung ương (số 15A Phương Mai, Hà Nội): Bệnh viện số 1 hiện nay về việc khám và điều trị các vấn đề dị ứng, da liễu với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ, y tá giỏi. Người bệnh có thể đến khám từ  thứ 2 – thứ 6 (6:00 – 16:30) hoặc 2 ngày cuối tuần (7:00 – 17:00). SĐT: (04) 357 646 26.

Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng (91 Dũng Sĩ Thanh Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng): Địa khám phát ban đỏ không sốt uy tín sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao và được trang bị thiết bị. Lịch làm việc từ thứ 2 – thứ 6 (7h30 – 16h45) và thứ 7 (7h30 – 16h30). SĐT: 0236 375 6951

Bệnh viện Da liễu TP HCM (số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3): Đây là cơ sở  y tế về da liễu nổi tiếng nhất khu vực phía Nam, người bệnh không nên bỏ qua. Bệnh viện làm việc từ thứ 2 – thứ 6 (7:00 – 16:00), thứ 7 (7:30 – 18:30) và chủ nhật (7:30 – 15:00). SĐT: (028) 393 081 31– (028) 393 016 97.

Chuyên gia hướng dẫn phòng ngừa bệnh phát ban đỏ

Để ngăn ngừa tình trạng phát ban đỏ không sốt tái phát, người bệnh cần điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt, ăn uống. Cụ thể như sau:

  • Không tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng da như côn trùng, hóa chất, bụi bẩn, lông động vật,…
  • Vệ sinh toàn bộ cơ thể sạch sẽ, nên chú ý lựa chọn sản phẩm làm sạch và chăm sóc da có nguồn gốc rõ ràng, tính chất dịu nhẹ và an toàn.
  • Mặc quần áo thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt trẻ bị phát ban đỏ không sốt cần chọn loại tã phù hợp và cần thay thường xuyên.
  • Giữ ấm cơ thể, chú ý dưỡng da trong những ngày thời tiết chuyển mùa hoặc lạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cần bôi kem chống nắng và che chắn kĩ khi ra ngoài.
  • Nhiệt độ nước tắm chỉ nên duy trì ở 32-36 độ C, không nên tắm quá 20 phút.
  • Luôn giữ cho tinh thần được vui vẻ, thường xuyên thư giãn để tránh stress.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thêm vitamin, omega 3 đồng thời kiêng thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như thức ăn giàu đạm, cay nóng, quá mặn,…và chất kích thích.
  • Theo dõi tình trạng da và gặp các bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc chính xác nhất.

Phát ban đỏ không sốt xảy ra do nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ trên đây, người bệnh đã trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản để chăm sóc da và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất trước tình trạng này. Liên hệ ngay với Nhất Nam Y Viện để được tư vấn miễn phí về lộ trình điều trị:

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị da liễu

Triệu chứng của bạn?

Bài viết cùng chuyên mục

Cập nhật - 10:05 Sáng , 12/09/2023

Chia sẻ

Uống rượu nổi mề đay là tình trạng gì? Có nguy hiểm không?

Uống Rượu Nổi Mề Đay Là Tình Trạng Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Uống rượu nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá...
Nổi mề đay ở mặt khiến người bệnh cảm thấy ngứa rát, châm chích

Bị nổi mề đay ở mặt có để lại sẹo không và cách khắc phục

Nổi mề đay trên mặt là một dạng bệnh da liễu phổ biến, có thể xuất hiện do dị ứng,...
Dùng Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay Như Nào Mới Hiệu Quả?

Dùng Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay Như Nào Mới Có Hiệu Quả Tốt?

Lá đơn đỏ, hay còn gọi với tên lá đơn mặt trời, là một loại dược liệu trong Đông y...
Dị Ứng Thời Tiết Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Dị Ứng Thời Tiết Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Dị ứng thời tiết nổi mề đay là bệnh lý da liễu khá phổ biến, thường xuất hiện vào thời...
Nổi mề đay sau sinh là gì? Hướng dẫn điều trị bệnh an toàn hiệu quả

Nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không và chữa khỏi không?

Nổi mề đay sau khi sinh là một nỗi ám ảnh đối với nhiều phụ nữ hiện nay. Bệnh thường...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top