Phác đồ điều trị viêm vùng chậu mới nhất của Bộ Y tế năm 2020

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm vùng chậu gây ra tổn thương nhất định đối với những cơ quan phụ khoa quan trọng như tử cung, buồng trứng, vòi trứng. Điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả luôn là điều chị em quan tâm hàng đầu. Dưới đây là phác đồ điều trị viêm vùng chậu chi tiết đã được chuyên gia kiểm chứng giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Phương pháp chẩn đoán viêm vùng chậu

Những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu đau vùng hạ vị, đau vùng chậu, đau cổ tử cung khi đi lại, đau phần phụ sẽ được các bác sĩ chỉ định tiến hành chẩn đoán viêm vùng chậu. Ngoài ra, một vài tiêu chuẩn chẩn đoán khác bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể trên 38.3 độ C
  • Cổ tử cung có dịch mủ, có dấu hiệu viêm
  • Tăng bạch cầu trong máu
  • Tăng chỉ số CRP

Xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Phân tích tế bào máu, tế bào nước tiểu
  • Đo chỉ số CRP để xác định tình trạng viêm nhiễm
  • Đo nồng độ beta hCG
  • Xét nghiệm chỉ số CA125
  • Siêu âm tử cung và cổ tử cung
  • Xét nghiệm dịch âm đạo để xác định sự tồn tại của một số loại vi trùng: Gardnerella vaginalis, Neisseria Gonorrhoeae
  • Kiểm tra miễn dịch để xác định nhiễm Chlamydia Trachomatis
Nhiều xét nghiệm được tiến hành nhằm chẩn đoán viêm vùng chậu chính xác nhất
Nhiều xét nghiệm được tiến hành nhằm chẩn đoán viêm vùng chậu chính xác nhất

Nguyên tắc điều trị viêm vùng chậu

Điều trị viêm vùng chậu cần tuân thủ các nguyên tắc:

  • Tiến hành điều trị sớm bằng kháng sinh phổ rộng. Không sử dụng nhóm thuốc kháng sinh Quinolon vì tỉ lệ đề kháng rất cao
  • Tuân thủ đúng liều lượng dùng thuốc
  • Liên tục theo dõi phản ứng phụ trong điều trị
  • Bệnh nhân không quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc điều trị
  • Không chỉ điều trị cá nhân và cần kết hợp điều trị cho cả bạn tình

Phác đồ điều trị viêm vùng chậu

Sử dụng phác đồ trong điều trị giúp các bác sĩ theo dõi chi tiết từng trường hợp bệnh, giúp điều trị nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Trong thời gian gần đây trên Cộng Đồng Phụ Nữ Việt Nam - webtretho nổi lên một bài thuốc có nguồn gốc từ Y học Thái Y Viện. Nhiều chị em chia sẻ bài thuốc đã giúp hộ thoát hẳn nỗi lo bệnh phụ khoa, thậm chí còn khôi phục sức khỏe sinh sản >>> XEM CHI TIẾT NGAY!

Phác đồ điều trị viêm vùng chậu ngoại trú

Phác đồ A:

  • Tiêm bắp 1 liều Ceftriaxone 250mg duy nhất. Kết hợp uống Doxycycline 100mg 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày liên tục. (Một vài trường hợp chỉ định uống kết hợp Metronidazol 500mg 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày liên tục).

Hoặc

  • Tiêm bắp Cefoxitin 2g 1 liều, kết hợp uống Probenecid 1g 1 liều, uống Doxycyclin 100mg 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày liên tục. (Một vài trường hợp chỉ định uống kết hợp Metronidazol 500mg 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày liên tục).

Hoặc

  • Tiêm bắp Cefotaxime 1g 1 liều duy nhất (hoặc tiêm bắp Ceftizoxim 1g 1 liều duy nhất), kết hợp uống Doxycycline 100mg 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày liên tục. (Một vài trường hợp chỉ định uống kết hợp Metronidazol 500mg 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày liên tục).

Phác đồ B:

  • Uống Ofloxacin 400mg 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày liên tục. Hoặc uống Levofloxacin 500mg 1 lần mỗi ngày trong 14 ngày liên tục. (Một vài trường hợp chỉ định uống kết hợp Metronidazol 500mg 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày liên tục).

Với những trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với Penicilin

  • Chỉ định nhập viện, điều trị bằng tiêm tĩnh mạch Clindamycin 900mg mỗi 8h đồng hồ. Kết hợp tiêm tĩnh mạch (hoặc tiêm bắp) liều đầu tiên Gentamycin 2mg/kg; duy trì 1.5mg/kg sau mỗi 8h đồng hồ.
  • Sau 24h đồng hồ đã có dấu hiệu cải thiện lâm sàng sẽ chuyển sang uống Clindamycin 450mg sau mỗi 6h đồng hồ, uống liên tục trong vòng 14 ngày. Hoặc uống Doxycycline 100mg 2 lần mỗi ngày kết hợp Metronidazol 500mg 2 lần mỗi ngày trong vòng 14 ngày liên tục.

Hoặc

  • Điều trị ngoại trú bằng đường uống Ofloxacin 400mg 2 lần mỗi ngày, kết hợp uống Metronidazole 500mg 2 lần mỗi ngày trong vòng 14 ngày. (Một vài trường hợp chỉ định uống kết hợp Metronidazol 500mg 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày liên tục).
Thuốc dạng uống Ofloxacin
Thuốc dạng uống Ofloxacin

Phác đồ điều trị viêm vùng chậu nội trú

Chỉ định dành cho những trường hợp bệnh nhân:

  • Chẩn đoán chưa chắc chắn
  • Bệnh nhân đang mang thai
  • Trường hợp bệnh nặng, xuất hiện khối áp xe ở vùng chậu
  • Bệnh nhân bị ức chế suy giảm miễn dịch
  • Bệnh nhân điều trị ngoại trú nhưng không có tiến triển
  • Bệnh nhân không tuân thủ điều trị ngoại trú

Phác đồ A:

  • Tiêm tĩnh mạch Cefoxitin 2g sau mỗi 6h đồng hồ (ngày tiêm 4 lần)
  • Tiêm tĩnh mạch Cefotetan 2g sau mỗi 12h đồng hồ (ngày tiêm 2 lần)
  • Uống (có thể tiêm) Doxycycline 100mg sau mỗi 12h đồng hồ

Hoặc

  • Tiêm tĩnh mạch (hoặc tiêm bắp) Ceftriaxone 1g mỗi ngày 1 lần
  • Uống (hoặc tiêm tĩnh mạch) Doxycycline 100mg sau mỗi 12h đồng đồng (ngày tiêm 2 lần)
Thuốc dạng tiêm Ceftriaxone
Thuốc dạng tiêm Ceftriaxone

Phác đồ B:

  • Tiêm tĩnh mạch Clindamycin 900mg sau mỗi 8h đồng hồ. Kết hợp tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều đầu tiên Gentamycin 2mg/kg, duy trì 1.5mg/kg sau mỗi 8h đồng hồ
  • Tiêm tĩnh mạch Ampicillin-sulbactam 3g sau mỗi 6h đồng hồ. Kết hợp tiêm tĩnh mạch (hoặc uống) Doxycycline 100 mg sau mỗi 12h đồng hồ
    Sau 24h đồng hồ điều trị các triệu chứng sốt, nôn mửa, đau vùng chậu chuyển từ đường tiêm tĩnh mạch sang đường uống. Uống Doxycycline 100mg 2 lần mỗi ngày, uống liên tục trong vòng 14 ngày.
  • Những trường hợp bệnh nhân không dung nạp Doxycycline, thay thế bằng Azithromycin 1g uống mỗi lần 1 tuần, trong 2 tuần.
  • Những trường hợp áp xe phần phụ sẽ chỉ định sử dụng ngoại khoa can thiệp sau 48h tiêm tĩnh mạch kháng sinh.

Điều trị nội khoa kết hợp

  • Sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau
  • Tiến hành lấy vòng tránh thai (nếu có)
  • Chỉ định bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều hơn, kiêng quan hệ tình dục, nếu quan hệ cần sử dụng bao cao su

Lưu ý khi điều trị viêm vùng chậu

Từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc hoàn toàn điều trị, bệnh nhân cần phải đặc biệt lưu ý:

  • Không quan hệ tình dục, kiêng hoàn toàn nếu không bệnh sẽ tiến triển nặng ngoài tầm kiểm soát
  • Luôn chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín, sử dụng quần lót thấm hút tốt, thoáng khí. Không thụt rửa âm đạo quá mạnh, quá sâu
  • Trường hợp xuất hiện dấu hiệu áp xe vùng chậu quá nặng, dấu hiệu vỡ áp xe cần tiến hành phẫu thuật gấp. Những bệnh nhân có khối u áp xe cần chuẩn bị tinh thần trước.
  • Tuyệt đối dùng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, đúng chỉ định
  • Trường hợp dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào cũng cần thông báo lại với bác sĩ để được thay thế.
  • Những phác đồ điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, không mang tính chất thay thế liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám để các bác sĩ xây dựng một phác đồ điều trị cá nhân theo thể trạng bệnh cụ thể.
Dừng quan hệ tình dục khi điều trị viêm vùng chậu
Dừng quan hệ tình dục khi điều trị viêm vùng chậu

Phòng ngừa tái phát viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu sau khi điều trị vẫn có thể tái phát nếu chị em vẫn giữ những thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Vì thế, dù đã từng mắc hay chưa mắc phải bệnh lý viêm vùng chậu, chị em cũng nên thực hiện phòng ngừa bằng những biện pháp sau:

  • Tình dục lành mạnh: Tốt nhất nên tự biết các bảo vệ bản thân khi quan hệ tình dục bằng việc sử dụng bao cao su, không quan hệ với nhiều bạn tình, vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ. Nếu nghi ngờ viêm nhiễm tình dục nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Vệ sinh vùng kín chu đáo: Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần nhẹ dịu. Lúc vệ sinh cần nhẹ nhàng, không thụt rửa mạnh và sâu vào bên trong. Nếu cảm thấy dị ứng với dung dịch vệ sinh cần dừng lại ngay.
  • Hạn chế tối đa can thiệp nạo hút thai: Tốt nhất chị em nên tránh nạo hút thai vì gây ra rất nhiều hệ lụy sau này. Để không mang thai ngoài ý muốn, hãy sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
  • Khám bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên: Phát hiện sớm giúp nâng cao hiệu quả điều và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau. Khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng sinh dục, chị em phụ nữ nên chủ động khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Trên đây là những phác đồ điều trị viêm vùng chậu có thể dùng để tham khảo. Người bệnh sẽ dễ dàng hình dung được quy trình điều trị bệnh lý đang mắc phải. Bệnh để càng lâu càng nguy hiểm và khó chữa, hãy chủ động vì sức khỏe của chính bản thân mình.

Cập nhật - 2:28 Sáng , 02/06/2023

Chia sẻ

Bệnh lý liên quan đến các cơ quan phụ khoa quan trọng

Viêm vùng chậu là gì? Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Tưởng chừng đơn giản nhưng bệnh lý viêm vùng chậu lại có nguy cơ biến chứng vô cùng nguy hiểm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top