Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Góc Tư Vấn Từ Chuyên Gia:

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Nổi mề đay có được tắm không là từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm. Vậy nghiên cứu khoa học về vấn đề này như thế nào? Người bệnh sẽ có được câu trả lời chi tiết và chính xác nhất qua những thông tin được đề cập trong bài viết này.

Bị nổi mề đay có được tắm không?

Mề đay là bệnh da liễu phổ biến, có triệu chứng điển hình là các mẩn đỏ trên da gây ngứa ngáy. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc. Do đó, người bệnh rất quan tâm về vấn đề điều trị và cách chăm sóc khi bị nổi mề đay.

Nổi mề đay có được tắm không gây ra rất nhiều tranh cãi. Bởi theo một số quan niệm dân gian, người bệnh cần phải kiêng nước, kiêng gió mới nhanh khỏi. Các chuyên gia cho biết, tùy thuộc vào nguyên nhân mà có nên tắm hay không.

Dị ứng nổi mề đay có được tắm không phụ thuộc vào nguyên nhân
Dị ứng nổi mề đay có được tắm không phụ thuộc vào nguyên nhân

Cụ thể, nếu mề đay do phong hàn, người bệnh tuyệt đối tránh xa nước và gió để bệnh không nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh xảy ra do các nguyên nhân khác như tiếp xúc dị nguyên, dị ứng thời tiết, thực phẩm,… thì quan niệm dân gian này hoàn toàn sai lầm.

Khi đó, người bệnh không những không cần kiêng nước mà còn phải tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Bởi nó giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng khiến mề đay nặng hơn.

Các bác sĩ da liễu khuyên người bệnh nên dùng nước ấm hoặc nấu nước tắm bằng một số loại lá sau đây:

  • Lá trà xanh: Các hoạt chất có trong lá trà xanh giúp diệt khuẩn, giảm sưng đỏ và ngứa ngáy. Thêm vào đó, chất EGCG có công dụng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tốt làn da trước tác nhân gây hại, đồng thời thúc đẩy hồi phục tổn thương trên da nhanh hơn.
  • Lá khế chua: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa,… ở lá khế có khả năng sát trùng, kháng viêm, giảm ngứa, hỗ trợ việc phục hồi mô da hiệu quả.
  • Rau sam: Thảo dược tự nhiên này không chỉ giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm mà còn tăng cường sức khỏe làn da rất tốt.
  • Lá kinh giới: Đây là gia vị ăn kèm rất phổ biến, lại có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và giải độc. Lá kinh giới được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh da liễu nói chung và mề đay nói riêng.
  • Tía tô: Theo Y học cổ truyền, thảo dược này có vị cay, thơm, tính ôn giúp giải độc, tán phong hàn. Còn theo Y học hiện đại, tía tô chứa Quercetin, Acid Alpha-lineclic, Rosmarinic Acid, Luteolin,… có công dụng ức chế sản xuất histamin, giảm nhanh triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Bị nổi mề đay có nên tắm không, người bệnh có thể tắm nước lá trà xanh
Bị nổi mề đay có nên tắm không, người bệnh có thể tắm nước lá trà xanh

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, người bệnh sử dụng 1 nắm lá trong các nguyên liệu trên, đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Sau đó, khi thảo dược đã sạch thì đun cùng 2 lít nước, để sôi 5 – 10 phút rồi loại bỏ bã, pha với nước lạnh để tắm hàng ngày. Người bệnh cần kiên trì áp dụng hàng ngày để giảm mề đay.

Những lưu ý quan trọng người bệnh cần nhớ

Những thông tin trên đã giúp người bệnh hiểu được bị nổi mề đay có được tắm không. Vậy có những lưu ý nào trong quá trình tắm để bệnh nhanh khỏi? Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia da liễu về vấn đề này:

  • Sử dụng nước ấm: Người bệnh không nên dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng để tránh gây kích ứng da. Nước nóng khiến da khô, mất cân bằng độ pH và có thể gây bỏng. Nước quá lạnh khiến người bệnh dễ bị sốc nhiệt hoặc cảm lạnh.
  • Không chà xát mạnh: Chú ý không gãi hoặc chà xát mạnh bởi điều này khiến vùng da bị mề đay bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm và dễ để lại sẹo.
  • Không tắm quá lâu: Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tắm 1 lần/ngày và không quá 20 phút/lần. Việc tiếp xúc quá lâu với nước gây mất độ ẩm trên da, tình trạng ngứa ngáy diễn ra dữ dội hơn.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp:  Sữa tắm, sữa rửa mặt, xà phòng, gel tẩy tế bào chết,…nên dùng loại có chiết xuất tự nhiên, độ pH trung bình. Người bệnh nên tìm hiểu thật kỹ sản phẩm, mua ở địa chỉ chính hãng để đảm bảo độ an toàn cao.
  • Nguyên liệu nấu nước tắm: Nếu người bệnh tắm bằng các thảo dược tự nhiên như trà xanh, trầu không,…cần chú ý chọn lá không chứa hóa chất. Bên cạnh đó hãy làm sạch bằng cách rửa nhiều lần, ngâm qua nước muối pha loãng. Cách này không được áp dụng nếu da bị trầy xước, mưng mủ, chảy máu.
  • Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm: Người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da sau mỗi lần tắm để làm dịu, mềm da, giảm ngứa ngáy rất tốt.

Xem thêm

Người bệnh nên chú ý tắm nước có nhiệt độ vừa phải để đảm bảo an toàn
Người bệnh nên chú ý tắm nước có nhiệt độ vừa phải để đảm bảo an toàn

Bên cạnh đó, để giúp tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa nhanh hết, người bệnh còn cần chú ý một số điều sau:

  • Lựa chọn trang phục thoải mái, có chất liệu mỏng nhẹ, mềm mịn và thoáng mát để tránh kích ứng da.
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, chất hóa học, gió lạnh,…
  • Vệ sinh môi trường sống, chú ý làm sạch những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với da như gối, chăn màn,…
  • Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, không căng thẳng trong thời gian dài hoặc xúc động mạnh khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Bổ sung các nhóm thực phẩm chứa vitamin, chất xơ, omega – 3,… Người bệnh nên ăn đủ chất, uống đủ nước. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cần loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, bia rượu, gia vị quá mặn, ngọt hoặc cay nóng,…
  • Nên thăm khám, làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ da liễu về cách điều trị và chăm sóc khi bị mề đay.

Vấn đề nổi mề đay có được tắm không và cần lưu ý những gì đã được đề cập chi tiết qua những thông tin trên. Người bệnh có thể áp dụng vào thực tế để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

CLICK ĐỌC NGAY

Cập nhật - 12:15 Chiều , 01/08/2023

Chia sẻ

Mề đay Cholinergic: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mề đay Cholinergic: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tốt nhất

Mề đay Cholinergic là căn bệnh da liễu xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, tuyến mồ hôi...
cach tri me day bang gung

7 Cách Trị Mề Đay Bằng Gừng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

Cách trị mề đay bằng gừng tại nhà không phải biện pháp mới, những mẹo này đã được dân gian...
Ăn Hải Sản Bị Nổi Mề Đay Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn

Ăn Hải Sản Bị Nổi Mề Đay Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn

Ăn hải sản bị nổi mề đay xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng bất thường với protein có...
Nổi mề đay ở mặt khiến người bệnh cảm thấy ngứa rát, châm chích

Bị nổi mề đay ở mặt có để lại sẹo không và cách khắc phục

Nổi mề đay trên mặt là một dạng bệnh da liễu phổ biến, có thể xuất hiện do dị ứng,...
Nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Nghe chuyên gia giải đáp

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Nghe chuyên gia giải đáp

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi và cách chăm sóc như thế nào nhận được rất nhiều sự quan...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top