Nội mạc tử cung là gì? Chức năng và các bệnh lý thường gặp

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc mềm bên trong tử cung, có cấu tạo đặc biệt và đảm nhận chức năng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vậy nội mạc tử cung là gì và bộ phận này có thể gặp phải những vấn đề nào?

Nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung còn được gọi là niêm mạc tử cung là lớp mô mỏng, xốp và mềm bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung. Bộ phận này có thể phát triển nhờ hormone estrogen – nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ.

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bao phủ mặt trong thành tử cung
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bao phủ mặt trong thành tử cung

Cấu tạo

Cấu tạo của nội mạc tử cung gồm hai phần là mô đệm và mô trụ tuyến. Lớp niêm mạc này có hai lớp là lớp nội mạc căn bản và lớp nội mạc tuyến.

  • Lớp nội mạc căn bản còn được gọi là lớp đáy được hình thành từ tế bào mô trụ tuyến, mô đệm. Đây là lớp nội mạc không chịu sự ảnh hưởng khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt.
  • Lớp nội mạc tuyến còn gọi là lớp nông, là lớp nội mạc nằm ngay bên ngoài, chịu tác động khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt.

Nội mạc tử cung bình thường của phụ nữ sẽ dày khoảng 3mm – 4mm sau khi hết kinh nguyệt và dày từ 8mm – 12mm khi đang ở giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Chức năng

Nội mạc tử cung có vai trò rất quan trọng đối với sinh khỏe sinh sản của phụ nữ, là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình thụ thai và mang thai.

Trong thời kỳ rụng trứng, nếu trứng không được thụ tinh, lớp mô niêm mạc sẽ bị bong tróc và bị đẩy ra ngoài cơ thể dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt.

Nếu trứng được thụ tinh, hormone estrogen sẽ khiến lớp niêm mạc trở nên dày lên để sẵn sàng tiếp nhận trứng đã thụ tinh về làm tổ, lớp niêm mạc sẽ hình thành nên lớp màng rụng để bảo vệ phôi thai và cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai và thai nhi phát triển.

Tác động của nội mạc tử cung đến quá trình sinh sản

Lớp nội mạc tử cung có tác động rất lớn đến quá trình sinh sản, khả năng mang thai của phụ nữ. Điều này dựa vào sự thay đổi của lớp niêm mạc theo từng giai đoạn và độ dày niêm mạc.

Sự thay đổi của nội mạc tử cung

Sự thay đổi của nội mạc tử cung dựa theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Ở mỗi giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt, nội mạc sẽ có sự thay đổi nhất định như sau:

  • Sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc sẽ có độ dày từ 4mm – 6mm, là giai đoạn lớp niêm mạc mỏng nhất nhưng vẫn đủ để bao phủ toàn bộ mặt trong tử cung.
  • 14 ngày sau khi kết thúc kỳ nguyệt san, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày hơn và tiết ra các chất dịch nhầy dưới tác động của hormone sinh dục. Lúc này, nội mạc tử cung có độ dày từ 8mm – 12mm và là giai đoạn lý tưởng để trứng đã thụ tinh về làm tổ tại tử cung.
  • Vài ngày trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo, lớp niêm mạc sẽ trở nên rất dày, có thể dày tới 12mm – 16mm. Lúc này, nếu quá trình thụ thai không được diễn ra, lớp nội mạc sẽ bong khỏi tử cung rồi bị đẩy ra ngoài hình thành chu kỳ kinh nguyệt mới.

Độ dày của niêm mạc tử cung

Độ dày, mỏng của niêm mạc tử cung có sự thay đổi dựa vào các giai đoạn của cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở một số người, lớp niêm mạc tử cung có sự dày, mỏng theo cơ địa. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sinh sản và khả năng thụ thai của nữ giới.

  • Lớp niêm mạc quá mỏng

Lớp niêm mạc quá mỏng có thể khiến phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai tự nhiên. Ở một số chị em phụ nữ, lớp niêm mạc có thể mỏng hơn 8mm khiến trứng tuy đã được thụ tinh nhưng rất khó để bám dính và làm tổ tại thành tử cung.

Một số trường hợp quá trình làm tổ của trứng có thể diễn ra nhưng phôi thai dễ dàng bị bong ra khỏi niêm mạc tử cung gây ra tình trạng sảy thai, thai chết lưu… và có thể khiến phụ nữ bị vô sinh thứ phát.

Tình trạng này có thể xuất phát do thiếu máu hoặc thiếu hormone sinh dục. Phụ nữ đã nạo hút thai nhiều lần cũng có nguy cơ bị mỏng niêm mạc tử cung.

Độ dày mỏng của lớp niêm mạc ảnh hưởng nhiều đến khả năng mang thai của phụ nữ
Độ dày mỏng của lớp niêm mạc ảnh hưởng nhiều đến khả năng mang thai của phụ nữ
  • Lớp niêm mạc quá dày

Lớp niêm mạc tử cung quá dày do hormone sinh dục bị dư thừa dẫn tới hiện tượng tăng sinh lớp niêm mạc. Một số trường hợp lớp niêm mạc có thể dày tới 20mm.

Khi nội mạc tử cung quá dày có thể dẫn tới tình trạng rong kinh hoặc vô kinh ở phụ nữ. Đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa như đa nang buồng trứng… khiến phụ nữ khó có thai tự nhiên.

Các bệnh thường gặp liên quan đến nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai của phụ nữ. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận rất nhạy cảm, dễ bị tác động dẫn tới những tổn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm và nhiễm khuẩn xảy ra trong buồng tử cung gây viêm, sưng và tổn thương lớp niêm mạc. Bệnh lý này xuất hiện do sự tấn công của vi khuẩn, virus xuất hiện qua việc nạo hút thai không an toàn hoặc thực hiện các thủ thuật đặt vòng, tháo vòng…

Viêm nội mạc tử cung có thể khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội nhất là trong giai đoạn hành kinh và khi quan hệ tình dục. Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện viêm nhiễm vùng kín, khí hư ra bất thường và rối loạn kinh nguyệt.

Tình trạng này nếu không được điều trị sẽ dẫn tới những biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, viêm phần phụ, dính cổ tử cung, thậm chí dẫn tới vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng khá phổ biến khi các mô niêm mạc của tử cung được tìm thấy trên các bộ phận khác trong cơ thể nhất là ở vùng chậu, ống dẫn trứng hoặc mặt sau của tử cung.

Tình trạng này diễn ra khi người bệnh bị trào ngược kinh nguyệt, xuất hiện sau phẫu thuật tử cung hình thành sẹo hoặc có sự bất thường trong hệ thống miễn dịch.

Khi bị lạc nội mạc tử cung, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như sau: Đau bụng dữ dội kể cả khi giao hợp, di chuyển hoặc tiểu tiện; người bệnh bị chảy máu ồ ạt và rối loạn tiêu hóa.

Lạc nội mạc tử cung nếu không được điều trị sẽ dẫn tới biến chứng nghiêm trọng là vô sinh hoặc ung thư nội mạc tử cung.

Ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung là bệnh lý ung thư phụ khoa thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Người bệnh có thể bị xuất huyết âm đạo và ra khí hư bất thường, thường xuyên đau vùng chậu, bị sụt cân không rõ nguyên nhân và có sự thay đổi thói quen đi vệ sinh.

Bệnh lý này có thể xuất phát từ các nguyên nhân: mất cân bằng nội tiết tố sinh dục, do yếu tố di truyền hoặc do các bệnh lý về niêm mạc tử cung mà không được điều trị. Bệnh có nguy cơ cao ở những người có bệnh lý tiểu đường, huyết áp cao.

Ung thư nội mạc tử cung là biến chứng rất nguy hiểm
Ung thư nội mạc tử cung là biến chứng rất nguy hiểm

Đây là bệnh lý rất nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Vì các triệu chứng của bệnh không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên ít khi được phát hiện kịp thời.

Việc phát hiện muộn có thể khiến người bệnh đã ở tình trạng nặng, ung thư di căn dẫn đến tiên lượng rất xấu.

Cách chăm sóc, phòng ngừa các bệnh hiệu quả cao

Lớp niêm mạc tử cung là bộ phận rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Do đó, áp dụng các phương pháp chăm sóc và phòng ngừa các bệnh về lý liên quan đến bộ phận này có thể giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh

Đây là cách chăm sóc và phòng ngừa các bệnh về nội mạc tử cung hiệu quả nhất. Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, tần suất điều độ và quan hệ với một bạn tình giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, hạn chế tối đa có thai ngoài ý muốn.

Nhờ quan hệ tình dục an toàn, niêm mạc tử cung ít bị tổn thương bởi hoạt động này. Phụ nữ cũng có thể tránh được nạo hút thai ngoài ý muốn.

Vệ sinh vùng kín cẩn thận, sạch sẽ

Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa hiệu quả. Chị em phụ nữ cần lưu ý cách vệ sinh vùng kín như sau:

  • Rửa, làm sạch vùng kín hàng ngày, đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Luôn giữ âm hộ khô thoáng và không nên mặc quần áo bó sát, chật chội.
  • Rửa âm hộ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính dịu nhẹ, đặc biệt không thụt rửa âm đạo.
  • Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cần đặc biệt lưu ý việc giữ vệ sinh. Cần thay băng vệ sinh liên tục và dùng những sản phẩm an toàn.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung quần áo lót và khăn tắm với người khác.

Chế độ dinh dưỡng và điều kiện nghỉ ngơi

Chế độ dinh dưỡng và điều kiện nghỉ ngơi của phụ nữ giúp bảo vệ sức khỏe nói chung, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa các bệnh phụ khoa.

  • Phụ nữ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt nên bổ sung nhiều chất xơ và vitamin.
  • Nên tập thể dục hàng ngày với các bài tập phù hợp với bản thân.
  • Tạo lối sống lành mạnh, luôn tư duy tích cực và tránh những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống.
  • Cần ngủ đủ giấc và đặc biệt không nên thức khuya.

Cần khám phụ khoa định kỳ

Một số bệnh lý phụ khoa không có các triệu chứng lâm sàng hoặc các triệu chứng không rõ ràng nên các bệnh lý chỉ được phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ.

Phụ nữ nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần, nhất là đối với những người đã có quan hệ tình dục hoặc có tiền sử bệnh lý phụ khoa. Khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát được những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Khám phụ khoa định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ
Khám phụ khoa định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ

Trên đây là những thông tin cần biết về nội mạc tử cung. Chị em phụ nữ nên hiểu thêm về cơ thể của mình để nâng niu sức khỏe của bản thân và có những kiến thức để nhận biết được những điều bất thường của sức khỏe từ đó can thiệp điều trị các bệnh lý kịp thời.

Cập nhật - 4:48 Chiều , 16/05/2023

Chia sẻ

Can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp nạo buồng tử cung

Phác Đồ Điều Trị Viêm Nội Mạc Tử Cung Mới Nhất

Viêm nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa cần được can thiệp điều trị sớm để tránh những...
Nguyên nhân của bệnh lạc nội mạc vùng kín

Lạc Nội Mạc Tử Cung: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Điều Trị

Tỷ lệ bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung đang ngày một tăng mạnh. Bệnh lý này là gì,...
Thực phẩm giàu chất đạm

Lạc nội mạc tử cung nên ăn gì, kiêng gì tốt? [CHUYÊN GIA KHUYẾN CÁO]

Chế độ dinh dưỡng khi điều trị bệnh luôn là vấn đề được các bác sĩ đặc biệt lưu ý,...
Thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung và điều cần biết

TOP 10 Thuốc Điều Trị Lạc Nội Mạc Tử Cung Bác Sĩ Khuyên Dùng

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa rất khó để phòng ngừa. Bệnh nhân mắc bệnh thường...
u lạc nội mạc tử cung là gì

U Lạc Nội Mạc Tử Cung Là Gì? Nhận Biết Sớm Và Chữa Trị Kịp...

Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa ngày càng phổ biến ở đối tượng chị em phụ nữ....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top