Nấm âm đạo

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới, theo một số nghiên cứu, có tới hơn 75% phụ nữ trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân dẫn đến nấm âm đạo cùng các triệu chứng và cách điều trị bệnh sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa

Nhiễm nấm âm đạo (hay viêm âm đạo do nấm) là tình trạng nấm trong âm đạo phát triển quá mức kiểm soát gây tình trạng viêm, đau rát, tiết dịch âm đạo, vón cục và ngứa ngáy khó chịu ở vùng âm đạo và âm hộ ở nữ giới.

Nấm âm đạo xuất hiện khi môi trường vùng kín mất cân bằng
Nấm âm đạo xuất hiện khi môi trường vùng kín mất cân bằng

Theo các bác sĩ chuyên môn, trong âm đạo luôn tồn tại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, gồm 2 loại là lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường âm đạo được cân bằng, các loại nấm âm đạo không gây ảnh hưởng tới cơ thể. Nhưng khi sức đề kháng bị yếu đi, nội tiết tố bị suy giảm, môi trường pH âm đạo mất cân bằng,… các loại nấm men có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh mẽ, tấn công âm đạo và gây ra bệnh nấm.

Nguyên nhân

Nấm âm đạo (hay viêm âm đạo do nấm) chủ yếu do nấm men Candida Albicans gây ra. Các nguyên nhân có thể khiến chị em gặp phải nấm âm đạo có thể kể đến:

  • Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố thường gặp ở người dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, phụ nữ mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh,…Những trường hợp này người bệnh bị mất cân bằng pH âm đạo khiến vi nấm có cơ hội phát triển, tấn công âm đạo và gây ra bệnh.
  • Thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vệ sinh vùng kín bằng nguồn nước không sạch, thụt rửa sâu, sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh cũng là những nguyên nhân gây mất cân bằng pH âm đạo. Những việc này đều tạo điều kiện cho nấm phát triển và sinh ra bệnh.
  • Lây nhiễm mầm bệnh: Bị lây nhiễm khuẩn nhất là vi khuẩn Chlamydia khi quan hệ tình dục là một trong những nguyên nhân dẫn tới bị nấm phụ khoa.

Vi khuẩn Chlamidia là tác nhân gây nấm phụ khoa
Vi khuẩn Chlamydia là tác nhân gây nấm phụ khoa

  • Mặc đồ lót không phù hợp: Đồ lót quá chật, không thoáng khí, không thấm mồ hôi hay không thay quần lót thường xuyên và vệ sinh quần lót không đúng cách cũng có thế khiến chị em bị viêm âm đạo.
  • Do băng vệ sinh: Viêm âm đạo do nấm có thể gặp khi sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh khi sử dụng băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Nguyên nhân nhiễm nấm âm đạo có thể là không sử dụng bao cao su khi quan hệ; bạn tình nhiễm các bệnh xã hội như lâu, giang mai, sùi mào gà;… Quan hệ không lành mạnh khiến vùng kín suy giảm khả năng bảo vệ và gây nhiễm viêm âm đạo.
  • Một số nguyên nhân khác: Các nguyên nhân khác có thể kể đến chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hàm lượng dinh dưỡng thấp, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể thiếu ngủ,…

Đối tượng bệnh lý

Đối tượng của bệnh viêm âm đạo không chỉ là những chị em đã lập gia đình mà trên thực tế có những người chưa từng có quan hệ vẫn có thể dễ dàng mắc phải.

Theo thống kê, có tới 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có 15 – 25% các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa gặp phải ở các bạn gái chưa có quan hệ tình dục, nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản của các em.

Một số yếu tố nguy cơ khiến chị em có nguy cơ dễ bị viêm âm đạo bao gồm:

  • Những đối tượng có đời sống tình dục phức tạp
  • Những người có thói quen mặc quần áo chật, quần áo ẩm; sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh,…
  • Những người đã từng hoặc đang sử dụng dụng cụ tử cung tránh thai
  • Những người bị mắc đái tháo đường
  • Những người phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai.

Triệu chứng

Nấm âm đạo gây ra nhiều triệu chứng bất thường ở vùng kín, các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường khác. Do đó, người bệnh cần thận trọng, phát hiện sớm và tìm cách xử lý đúng cách nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt cũng như an toàn. Một số biểu hiện viêm nhiễm âm đạo do nấm thường gặp được kể đến là:

  • Ngứa ngáy vùng kín, đặc biệt ngứa nhiều sau khi quan hệ, ngứa dữ dội sâu bên trong.
  • Vùng kín có thể sưng tấy, nổi mẩn.
  • Khi hư ra bất thường, có màu trắng đục, loãng, có bọt hoặc dính thành từng mảng như bã đậu, có mùi hôi tanh rất khó chịu.
  • Có triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó, nóng, rát âm đạo.
  • Cảm giác đau rát âm hộ khi quan hệ tình dục.
  • Âm đạo chảy máu bất thường, nhất là chảy máu sau khi quan hệ.

Ngứa vùng kín là triệu chứng khi có nấm âm đạo
Ngứa vùng kín là triệu chứng khi có nấm âm đạo

Ngay khi thấy một số triệu chứng bất thường này, chị em nên chủ động đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sớm điều trị bệnh dứt điểm. Nếu bệnh không được điều trị sớm và đúng cách sẽ diễn biến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản ở nữ giới.

Biến chứng

Viêm âm đạo do nấm được chia làm 2 dạng là biến chứng và không có biến chứng. Nếu có một trong các tình trạng sau, là lúc viêm âm đạo đã xuất hiện các biến chứng nguy hại:

  • Các triệu chứng ở mức độ nặng như viêm đỏ âm đạo nặng nề dẫn đến âm đạo có những vết loét hay vết nứt gây đau.
  • Nhiễm nấm tái phát 4 lần hoặc hơn 4 lần trong một năm.
  • Viêm âm đạo do nấm không điển hình, bệnh không phải do Candida Albicans.
  • Nhiễm nấm âm đạo xảy ra trên phụ nữ mang thai.
  • Mất kiểm soát đường huyết.
  • Người bệnh tình trạng suy giảm miễn dịch do dùng thuốc hoặc nhiễm virus HIV.

Vậy, nấm âm đạo có thể gây nên những biến chứng gì. Thường biến chứng của nấm âm đạo là gây ra viêm nhiễm ở âm đạo và có thể lan rộng ra các cơ quan sinh sản khác ở vùng chậu. Viêm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khó đoán như:

  • Gia tăng nguy cơ viêm lạc nội mạc tử cung
  • Viêm nhiễm các cơ quan vùng chậu, viêm nhiễm phụ khoa
  • Nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ
  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, đời sống vợ chồng, đời sống tình dục.

Nấm âm đạo làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung
Nấm âm đạo làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung

Một vấn đề khác cũng đặc biệt được quan tâm đó là nấm âm đạo khi mang thai. Theo các bác sĩ chuyên môn, nấm âm đạo khi mang thai không gây nguy hiểm nhưng có thể khiến các bà bầu cảm thấy khó chịu ở vùng âm đạo. Lúc này, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Cụ thể là:

  • Trẻ sinh ra bị tưa miệng, viêm da khi sinh.
  • Trẻ nếu chẳng may nuốt phải nấm có thể rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột.
  • Một số trường hợp nặng có thể làm trẻ viêm màng ối, sinh non.
  • Nếu nấm phát triển xuyên qua màng ối, trẻ sơ sinh có thể gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.

Bởi nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé như trên, người bệnh không nên chủ quan mà cần chủ động liên hệ với bác sĩ, chuyên gia để tìm giải pháp điều trị phù hợp.

Các chị em phụ nữ nên đến gặp bác sĩ khi:

  • Lần đầu có bất kỳ triệu chứng nào của viêm âm đạo.
  • Các triệu chứng viêm âm đạo do nấm không giảm sau khi điều trị bởi các thuốc không kê đơn.
  • Có một trong các triệu chứng thuộc xếp loại viêm âm đạo do nấm có biến chứng.

Form CTA

Chẩn đoán bệnh học

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn để xác định liệu bạn có từng bị viêm âm đạo do nấm hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục hay không.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng ở bên ngoài cũng như trong âm đạo và cổ tử cung. Cuối cùng, xét nghiệm kiểm tra soi tươi dịch tiết âm đạo dưới kính hiển vi và có thể cấy dịch âm đạo được thực hiện để xác định loại nấm gây viêm.

Soi tươi dịch âm đạo
Soi tươi dịch âm đạo

Bệnh có điều trị được không

Nhiễm nấm âm đạo có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng việc sử dụng thuốc theo đúng phác đồ kết hợp với giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm nấm âm đạo.

Nhiễm nấm âm đạo là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Giải pháp điều trị

Cũng giống như các bệnh khác, điều trị nấm âm đạo tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh và mức độ tái phát có thường xuyên hay không.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm âm đạo do nấm sử dụng các thảo dược tự nhiên rất an toàn và lành tính, không gây tác dụng phụ. Các biện pháp được chị em sử dụng phổ biến là:

  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng điều trị tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả. Người bệnh có thể lấy một nắm lá trầu không rửa sạch với nước, vò nát rồi đun sôi khoảng 15 phút sau đó đem xông hơi vùng kín và sử dụng nước để nguội rửa ngoài vùng kín. Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần.
  • Dùng tỏi: Tỏi có tính ấm, vị cay, có tác dụng chống viêm, đẩy lùi ngứa ngáy, khí hư, huyết trắng hiệu quả. Chị em có thể giã nát 4 – 5 nhánh tỏi tươi, hòa tan tỏi với nước rồi dùng nước lau rửa, vệ sinh vùng kín 2 lần mỗi ngày. Lưu ý: Chỉ nên dùng nước ép tỏi thật loãng.
  • Dùng ngải cứu: Ngải cứu có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh do đó được coi là dược liệu quý giúp điều trị viêm âm đạo. Người bệnh có thể sử dụng lá ngải cứu tươi, đun sôi cùng một nhánh gừng và một chút muối. Khi nước sôi, đổ ra chậu xông hơi vùng kín mỗi tuần 2-3 lần nhằm giảm triệu chứng bệnh.

Mẹo dùng ngải cứu chữa nấm âm đạo
Mẹo dùng ngải cứu chữa nấm âm đạo

Tuy nhiên, chị em cần hiểu những phương pháp này sử dụng nguyên liệu có dược tính không cao, chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Muốn điều trị dứt điểm, người bệnh cần phối hợp điều trị với các bài thuốc khác.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Điều trị nhiễm âm đạo bằng thuốc Tây y sẽ sử dụng những loại thuốc kháng sinh đặc trị. Ngoài ra, để phòng ngừa viêm nhiễm, kháng khuẩn, chị em có thể được kê một số loại thuốc bôi hay thuốc đặt âm đạo.

Thông thường, thuốc chữa viêm nấm âm đạo thường được chỉ định sử dụng từ 1-7 ngày. Các bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc uống với Fluconazole (thuốc chống nấm). Trong trường hợp bệnh nhân đang mang thai, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng kem bôi hoặc thuốc đặt an toàn,tránh dùng Fluconazole.

Nếu việc điều trị bằng thuốc Tây y không mang tới hiệu quả như mong muốn hay người bệnh vẫn tái phát nhiều lần với triệu chứng trầm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Điều trị dài ngày: Người bệnh được kê đơn thuốc chống nấm sử dụng hàng ngày, thời gian tối đa là 14 ngày. Sau đó, mỗi tuần sử dụng thuốc 1 lần và dùng liên tục trong 6 tháng.
  • Thuốc uống đa liều: Người bệnh nhiễm nấm âm đạo được kê đơn thuốc gồm 2 – 3 liều chống nấm đường uống. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai.
  • Liệu pháp kháng Azole: Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa thuốc dạng viên vào âm đạo của người bệnh, liệu pháp chỉ được sử dụng để điều trị nấm Candida kháng với các thuốc chống nấm thông thường do đó không dùng đường uống bởi có thể gây tử vong.

Dùng thuốc tây cần có chỉ định từ bác sĩ
Dùng thuốc tây cần có chỉ định từ bác sĩ

Người bệnh không nên lạm dụng hay tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ do có thể dẫn tới các tác dụng phụ của thuốc điều trị nấm. Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được vấn cụ thể

Điều trị bằng thuốc Đông y

Để xóa tan đi những nỗi lo lắng khi viêm âm đạo, chị em có thể chọn cho mình các bài thuốc đông y bởi các bài thuốc này hiệu quả, an toàn, không tác dụng phụ, không gây dị ứng. Dưới đây là những bài thuốc Đông y chữa viêm phụ khoa được nhiều chị em tin dùng:

  • Bài thuốc số 1: 16g sinh địa, 12g các loại thiên kế, chi tử, sa tiền, bắc sài hồ, thổ phục linh, mẫu đơn trắng và trạch tả, 10g đan bì, 8g long đờm thảo và uất kim, 4g cam thảo.
  • Bài thuốc số 2: 16g hoài sơn và hoàng kỳ, 12g bạch truật, đảng sâm, sinh địa, sa tiền, mẫu đơn trắng, đương quy, 10g ngải cứu, hương phụ, 6g cam thảo, 4g quế nhục, 3 trái táo khô.

Nhiều chị em chữa nấm âm đọa bằng thuốc đông y vì an toàn, lành tính
Nhiều chị em chữa nấm âm đọa bằng thuốc đông y vì an toàn, lành tính

THAM KHẢO: Giải pháp chữa nấm âm đạo từ Quân dân 102

Nhằm nâng cao hiệu quả, ngăn chặn tái phát và rút ngắn thời gian điều trị nấm âm đạo, đội ngũ chuyên gia tại Quân dân 102 đã nghiên cứu và ứng dụng giải pháp chữa trị hoàn toàn mới, mang tên Đông y có biện chứng. Đây là phương pháp có sự kết hợp tinh hoa của 2 nền y học: YHHĐ và YHCT.

Phương pháp Đông y có biện chứng được Quân dân 102 ứng dụng cả trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị nấm âm đạo. Theo đó, khi đến Quân dân 102 người bệnh sẽ được thăm khám bằng quy trình TỨ CHẨN (Vọng - Văn - Vấn - Thiết) của Đông y vừa được thực hiện các kỹ thuật của y học hiện đại như: Xét nghiệm soi tươi, nhuộm soi dịch âm đạo,.... Sự kết hợp này giúp bác sĩ xác định chính xác bạn có bị nhiễm nấm không và đánh giá mức độ viêm nhiễm, từ đó đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Quân dân 102 kết hợp cả Đông - Tây y trong thăm khám Phụ khoa
Quân dân 102 kết hợp cả Đông - Tây y trong thăm khám Phụ khoa

Phương pháp chủ trị nấm âm đạo tại Quân dân 102 là thuốc Đông y để cho hiệu quả toàn diện và đảm bảo an toàn cho chị em. Bài thuốc này có sự tổng hòa của hơn 20 dược liệu quý tạo thành 4 bài thuốc nhỏ:

Bài thuốc uống

  • Thành phần: Trinh nữ hoàng cung, Kim ngân hoa, Ích mẫu, Đương quy, Đan sâm, Xà sàng tử, Xa tiền tử, Liên nhục, Hoàng bá…
  • Tác dụng: Hoạt huyết, dưỡng huyết, thông kinh, kháng khuẩn, tiêu viêm. Thuốc uống giúp điều trị sâu căn nguyên gây viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, nấm ngứa âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, điều hòa kinh nguyệt và nội tiết. Đồng thời bài thuốc uống cũng bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho tử cung, buồng trứng, hỗ trợ xử lý u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

Bài thuốc trị nấm âm đạo của Quân dân 102 có sự kết hợp của nhiều thượng dược quý hiếm
Bài thuốc trị nấm âm đạo của Quân dân 102 có sự kết hợp của nhiều thượng dược quý hiếm

Bài thuốc ngâm rửa

  • Thành phần: Xà sàng tử, Bồ công anh, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng Bá, Bạch chỉ, Thược tương, Bạch đồng nữ…
  • Tác dụng: Chống viêm, giảm sưng nề, khử hôi, cân bằng pH âm đạo, kháng nấm, diệt khuẩn, giảm ngứa ngáy và làm sạch vùng kín.

Bài thuốc đặt

  • Thành phần: Diệp hạ châu, Kim ngân hoa, Vỏ lựu xanh, Bồ công anh…
  • Công dụng: Kháng nấm, diệt khuẩn tại chỗ, ổn định pH âm đạo, đào thải khí hư bệnh lý, khử hôi, tái tạo niêm mạc âm đạo, giảm ngứa, chống viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, hỗ trợ kháng viêm phụ khoa.

Bài thuốc xịt

  • Thành phần: Xà sàng tử, Hoàng bá, Thược tương, Bạc hà, Trinh nữ hoàng cung…
  • Công dụng: Khử hôi, giảm ngứa, sưng nề, chống viêm, giảm kích ứng.

Tùy theo tình trạng bệnh lý, các bài thuốc được phối hợp phù hợp, tạo nên hiệu quả điều trị đồng thời ở tại chỗ và sâu bên trong. Nếu bạn đọc gặp vấn đề về viêm lộ tuyến tử cung, hãy chủ động thăm khám và liên hệ đặt lịch khám theo thông tin sau:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 102 TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TỔ HỢP Y TẾ CỔ TRUYỀN BIỆN CHỨNG QUÂN DÂN 102

  • Địa chỉ: Số 7, ngách 8/11, tổ 6, đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 02439982886
  • Lịch làm việc: Từ 7h30 đến 21h00 trong ngày (tất cả các ngày trong tuần)

Phòng tránh bệnh học

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh có thể tấn công bất cứ đối tượng nào nếu như không biết cách chăm sóc, giữ gìn cơ thể đúng cách, đặc biệt là vệ sinh bộ phận sinh dục. Để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo do nấm tái phát, chị em nên chú ý:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, nhất là trong kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục. Trong kỳ kinh nguyệt thay băng mỗi 5h/lần.
  • Giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ và khô khoáng,
  • Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có hóa chất tẩy rửa mạnh, chỉ sử dụng dung dịch phụ nữ có tác dụng duy trì, cân bằng pH môi trường âm đạo theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vệ sinh cô bé đúng cách sẽ giảm nguy cơ nhiễm nấm
Vệ sinh cô bé đúng cách sẽ giảm nguy cơ nhiễm nấm

  • Không ngâm mình quá lâu trong bồn tắm, không tắm rửa, ngâm người ở những khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Sử dụng quần lót rộng rãi, thoáng mát, được làm từ chất liệu cotton có khả năng hút ẩm tốt. Quần lót phải được thay và giặt sạch sẽ hàng ngày, tránh mặc quần lót ẩm ướt hay bí bách.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp và lành mạnh.
  • Không ăn thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ. Không sử dụng các chất kích thích, đồ có cồn như bia, rượu, thuốc lá…
  • Khám định kỳ phụ khoa 6 tháng một lần, trước khi kết hôn và có ý định mang thai.
  • Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường như ngứa ngáy vùng kín, dịch âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục… thì các bạn nên đi thăm khám ngay.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.