Huyết trắng: Tiềm ẩn nguy hại gì và những điều chị em cần biết

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Huyết trắng (hay còn gọi là khí hư) chính là dịch tiết sinh lý ở âm đạo của chị em phụ nữ. Bệnh huyết trắng là tình trạng âm đạo tiết nhiều dịch có màu sắc, kết cấu bất thường kèm mùi hôi và cảm giác ngứa ngáy. Đây là một bệnh khá phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống chị em.

Bệnh huyết trắng là gì? Các loại huyết trắng?

Huyết trắng (tiếng Anh được biết là Vaginal discharge) là dịch tiết sinh lý được tiết ra bởi các tuyến ở thành âm đạo và cổ tử cung ở phụ nữ trong độ tuổi từ độ tuổi dậy thì cho đến khi mãn kinh. Huyết trắng biết đến với tên gọi là là dịch âm đạo hoặc khí hư.

Huyết trắng bao gồm nước và rất nhiều thành phần cấu thành… Màu sắc, mùi và độ kết dính của huyết trắng có thể thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như: di truyền, chế độ ăn uống, chu kỳ kinh nguyệt, nhiễm trùng âm đạo. Huyết trắng có tính acid nhẹ và có thể thay đổi tính chất khi cơ thể mắc các bệnh lý phụ khoa.

Có 2 loại huyết trắng cơ bản:

Huyết trắng sinh lý

Đây là dịch khí hư có màu trắng trong, đôi lúc hơi ngả vàng, không mùi và được tiết ra hằng ngày. Tác dụng của huyết trắng là làm sạch, dưỡng ẩm âm đạo, cân bằng môi trường sinh lý trong âm đạo, tử cung từ đó hạn chế các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, chất dịch này còn có như một chất bôi trơn khi quan hệ tình dục, hỗ trợ cho quá trình thụ tinh, tạo môi trường thuận lợi để tinh trùng và trứng gặp nhau.

Hiện tượng ra huyết trắng sinh lý là hoàn toàn bình thường ở phụ nữ
Hiện tượng ra huyết trắng sinh lý là hoàn toàn bình thường ở phụ nữ

Huyết trắng sinh lý sẽ có tính chất khác nhau đối với từng cơ thể có hàm lượng estrogen khác nhau. Đa số chị em đến tuổi dậy thì mới có huyết trắng bởi lúc này buồng trứng đã phát triển gần như hoàn thiện. Huyết trắng sinh lý sẽ tiết ra nhiều hơn trước khi rụng trứng khoảng 1 – 2 ngày, chị em cũng không phải quá lo lắng về hiện tượng này.

Huyết trắng bệnh lý (bệnh lý phụ khoa huyết trắng)

Là hiện tượng dịch tiết âm đạo ra nhiều, có màu sắc, mùi hôi và độ nhớt bất thường hay còn được gọi là bệnh huyết trắng. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý phụ khoa hoặc bệnh nội tiết nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.

Đa số các trường hợp có huyết trắng bệnh lý đều do viêm nhiễm nhưng không thể loại bỏ nguyên nhân do các bệnh lý bên trong cơ thể gây ra. Nhiều chị em thường nghĩ tình trạng này sẽ nhanh chóng tự khỏi mà không có ý định đi khám. Tuy vậy, nếu như huyết trắng bệnh lý thường xuyên tái phát chứng tỏ cơ thể không thực sự khỏe mạnh.

Dấu hiệu bất thường của huyết trắng

Bệnh huyết trắng biểu hiện bằng những dấu hiệu cho thấy dịch tiết âm đạo bất thường, nguyên nhân là do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng.

  • Về màu sắc: Dịch tiết âm đạo khi bị bệnh chuyển từ màu trắng trong, hơi vàng sang màu xanh, nâu, vàng hoặc trắng sữa. Đôi khi huyết trắng còn kèm theo bọt khí hoặc màu nâu đỏ như máu.
  • Về tính chất: Dịch có mùi hôi khó chịu, hơi tanh hoặc hơi chua. Kết cấu có thể tăng độ nhớt, dính hoặc đôi khi huyết trắng ra nhiều như nước, có máu hoặc mủ kèm theo.
  • Về số lượng: Âm đạo tiết ra nhiều hơn, ồ ạt mặc dù không phải dịch tiết nhiều vào các thời điểm sinh lý như mang thai, kinh nguyệt, kích thích tình dục,…
Huyết trắng bệnh lý sẽ có sự khác lạ về cả màu sắc, tính chất và mùi hương
Huyết trắng bệnh lý sẽ có sự khác lạ về cả màu sắc, tính chất và mùi hương

Những bất thường này sẽ có các triệu chứng kèm theo như ngứa vùng kín, đau, sưng tấy, đỏ âm hộ và âm đạo, tiểu buốt, tiểu rắt hoặc khó tiểu…

Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Cảnh báo điều gì?

Tùy vào màu sắc bất thường của huyết trắng mà có thể dự đoán các bệnh phụ khoa như:

  • Huyết trắng có màu nâu: Đây là dấu hiệu của phụ nữ mang thai thời kỳ đầu, rối loạn kinh nguyệt, bệnh ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung. Người bệnh sẽ có huyết trắng tiết ra nhiều lẫn máu, có mùi hôi kèm triệu chứng đau nhức vùng chậu.
  • Huyết trắng có màu vàng hoặc xanh: Bên cạnh huyết trắng có màu vàng hoặc xanh thì huyết trắng sủi bọt, đặc quánh kèm các triệu chứng âm đạo ngứa và sưng đỏ; đau khi giao hợp, khó chịu vùng chậu, buồn tiểu là dấu hiệu khi mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu cầu, trùng roi Trichomonas, Chlamydia.
  • Huyết trắng có màu hồng hoặc đỏ: Huyết trắng có màu hồng hoặc đỏ thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh hoặc ở các trường hợp ung thư tử cung, ung thư nội mạc tử cung.
  • Huyết trắng có màu trắng, sệt: Huyết trắng tiết ra nhiều có màu trắng đục, sủi bọt, đặc hoặc đóng cặn như bã đậu, mùi chua có thể là dấu hiệu cảnh báo vùng kín đang bị nhiễm các bệnh nấm (Nấm men Candida). Lúc này người bệnh có thể có các triệu chứng đi kèm như niêm mạc âm đạo sưng đỏ, nóng rát, đau khi quan hệ, khó đi tiểu.
  • Huyết trắng có màu trắng xám hoặc xám: Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nhiễm khuẩn âm đạo. Huyết trắng tiết ra nhiều, có mùi hôi tanh, mùi dễ nhận biết hơn sau khi quan hệ tình dục.
Màu huyết trắng cảnh báo những bệnh lý phụ khoa khác nhau
Màu huyết trắng cảnh báo những bệnh lý phụ khoa khác nhau

Huyết trắng là một trạng thái sinh lý bình thường và không gây nguy hiểm. Nhiều trường hợp huyết trắng ra nhiều do nguyên nhân sinh lý như mang thai, kinh nguyệt, kích thích tình dục… cũng không gây ra nguy hiểm và có thể nhanh chóng hồi phục sau các giai đoạn sinh lý này.

Tuy nhiên khi huyết trắng bệnh lý ra nhiều sẽ khiến mất cân bằng môi trường âm đạo, dẫn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm, các bệnh lý phụ khoa, truyền nhiễm và ảnh hưởng tới khả năng thụ tinh, sinh nở của phái nữ. Vậy, huyết trắng ra nhiều là bệnh gì?

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, viêm phụ khoa: Nếu không được điều trị ngay và dứt điểm, bệnh có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng kéo dài và tái phát nhiều lần về sau. Nhiễm khuẩn phụ khoa là bệnh phổ biến nhưng đa số chị em đều chủ quan. Tính chất bệnh không quá nghiêm trọng nên không phải ai cũng chủ động trong điều trị ngay từ đầu. Điều này có thể dẫn tới vô sinh, ung thư tử cung, lây nhiễm bệnh sang bạn tình,…
  • Nguy cơ mắc u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung: Đây là cách bệnh lý phụ khoa đặc biệt nguy hiểm thường xuất hiện ở chị em trong độ tuổi sinh nở. Các trường hợp này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn đe dọa sức khỏe và tính mạng chị em nếu không được điều trị kịp thời.
  • Nguy cơ vô sinh hiếm muộn: Như đã biết, để thụ tinh thành công, tinh trùng phải di chuyển qua âm đạo. Một khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng do khí hư bất thường, khả năng tinh trùng gặp trứng sẽ giảm đi đáng kể. Tinh trùng không thể bơi trong môi trường đặc quánh hoặc có thể bị tiêu diệt bởi các vi khuẩn có trong huyết trắng bệnh lý.
  • Với trường hợp ra huyết trắng nhiều khi mang thai: Người mẹ cần sớm phân biệt đây là huyết trắng sinh lý hay bệnh lý và có biện pháp phù hợp để điều trị, tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, gây nhiễm trùng màng ối, rỉ ối non, có nguy cơ sảy thai.
Những trường hợp huyết trắng có máu, mủ có thể là dấu hiệu của viêm lộ tuyến, ung thư cổ tử cung
Những trường hợp huyết trắng có máu, mủ có thể là dấu hiệu của viêm lộ tuyến, ung thư cổ tử cung

Dịch âm đạo ra nhiều khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, mùi hôi, khó chịu. Điều này sẽ gây ra cho chị em cảm giác mất tự tin trong cuộc sống và sinh hoạt. Đặc biệt, trong sinh hoạt vợ chồng, huyết trắng bệnh lý có thể khiến bản thân chị em hoặc bạn tình ngại ngùng, giảm hứng thú, dần dần lâu ngày rạn nứt tình cảm.

Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến huyết trắng

Các nguyên nhân khiến chị em gặp tình trạng ra nhiều huyết trắng được chia thành 2 nhóm: Nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân gây huyết trắng sinh lý

Một số các trường hợp phụ nữ bị ra huyết trắng nhiều được biết đến do:

  • Phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc đang cho con bú.
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, rụng trứng hoặc có các kích thích tình dục.
  • Phụ nữ đang sử dụng các biện pháp tránh thai như dùng thuốc tránh thai làm rối loạn nồng độ hormone estrogen – progestin, đặc biệt là sử dụng các thuốc tránh thai khẩn cấp.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh ở một số trường hợp.

Ngoài ra, chị em ra nhiều huyết trắng có thể gặp trong các trường hợp căng thẳng, áp lực kéo dài làm thay đổi nội tiết tố hoặc sử dụng một số thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư,…

Đây đều là những trường hợp huyết trắng ra nhiều về số lượng nhưng không đi kèm bất thường về tính chất, không hôi, không ngứa. Do vậy chị em không cần quá lo ngại vì chúng không gây nguy hiểm.

Nguyên nhân gây huyết trắng bệnh lý

Các nguyên nhân gây huyết trắng bất thường do mắc các bệnh lý phụ khoa có thể là do:

  • Nhiễm nấm Candida: Nguyên nhân khiến dịch âm dạo có màu trắng đục, dính thành từng mảng, có mùi hôi và gây ngứa ở âm đạo là khi cơ thể nhiễm nấm Candida Albicans. Nấm Candida thường là do việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, rối loạn nội tiết khi mang thai hoặc cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng.
  • Nhiễm trùng roi âm đạo: Chủng trùng roi Trichomonas Vaginalis là tác nhân gây các bệnh lây qua đường sinh dục, khiến tiết nhiều dịch âm đạo hơn so với bình thường, dịch có màu vàng hoặc xanh, loãng, có bọt và ngứa rát âm hộ.
  • Nhiễm tạp trùng: Huyết trắng ra nhiều do tạp trùng thường xuất hiện sau các tác động thụt rửa hoặc quan hệ tình dục thô bạo, không vệ sinh, không an toàn. Ngoài bất thường về số lượng, trường hợp này dịch âm đạo có thể có màu vàng hoặc xám, loãng, có mùi hôi, cảm giác ngứa.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Các lộ tuyến cổ tử cung khi bị viêm nhiễm có thể khiến âm đạo tiết nhiều dịch, màu trắng sữa đục, dính thành từng mảng, có mùi hôi và đôi khi lẫn máu, đặc biệt là biểu hiện rõ hơn sau quan hệ tình dục.
  • Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu là nguyên nhân dẫn tới huyết trắng ra nhiều bất thường. Trong trường hợp này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng kèm theo như đau bụng dưới, đau rát khi quan hệ, ra nhiều máu bất thường…
  • Bệnh lây qua đường sinh dục: Ngoài nhiễm trùng roi, một số bệnh lý lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, herpes sinh dục, sùi mào gà… có thể gây bất thường về khí hư kèm theo ngứa ngáy, nổi mụn mủ, mụn nước, tiểu buốt.
  • U xơ tử cung, buồng trứng đa nang, u xơ buồng trứng: Đây là các bệnh lý có thể gây ra sự rối loạn nội tiết tố nữ, rối loạn kinh nguyệt, đôi khi ra máu bất thường ở âm đạo. Dịch âm đạo lúc này sẽ tăng tiết nhiều, thường có lẫn máu hoặc mủ.
  • Rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật: Rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật khiến dịch âm đạo có màu vàng, dịch trong, trắng loãng có váng như sữa.
  • Ung thư cổ tử cung: Các trường hợp ung thư cổ tử cung, âm đạo tiết nhiều dịch nhầy, có lẫn máu và thường xuyên ra máu bất thường mặc dù không phải đang trong kỳ kinh nguyệt. Hầu hết những trường hợp khí hư có dính máu đều rất nguy hiểm, chị em không nên chủ quan.
Nhiễm nấm Candida là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng huyết trắng ra nhiều
Nhiễm nấm Candida là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng huyết trắng ra nhiều

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng huyết trắng ra nhiều và có màu sắc, mùi bất thường ở nữ giới. Ngoài những nguyên nhân do sinh lý, với các trường hợp bất thường, chị em cần nhận biết để có phương án khám chữa kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phương pháp điều trị bệnh huyết trắng bất thường

Huyết trắng ra nhiều, thay đổi màu sắc, kết cấu và mùi hôi thường là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa hoặc bệnh nội tiết. Nếu nhận thấy huyết trắng bất thường, chị em phụ nữ nên sớm đi khám phụ khoa để phát hiện và điều trị triệt để các nguyên nhân gây bệnh. Chỉ khi loại bỏ được tác nhân gây bệnh thì dịch tiết âm đạo mới trở về trạng thái bình thường.

Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Đây là các mẹo điều trị huyết trắng bất thường tại nhà được thực hiện vô cùng dễ dàng và mang lại hiệu quả cao cho chị em.

Sử dụng gừng tươi

Ngoài chủ trị các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa thì gừng tươi còn có thể giúp chị em đẩy lùi huyết trắng bệnh lý, giảm đau mỏi lưng sau kỳ kinh,…

Chuẩn bị: Vài củ gừng tươi.

Cách thực hiện: 

  • Gừng tươi sơ chế sạch và giã nát. Lấy khoảng 40g gừng cho vào 1 lít nước đã đun sôi, đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước gừng đã đun ra một chậu con, pha thêm nước nguội đến nhiệt độ hợp lý rồi đem ngâm vùng kín khoảng 15 phút và lau khô nhẹ nhàng.
  • Phương pháp này nên thực hiện buổi tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, nếu thực hiện ban ngày thì sau khi ngâm nên nghỉ từ 30 – 60 phút rồi mới làm việc, thực hiện 2 – 3 lần một tuần.

Sử dụng nha đam

Các nghiên cứu Y học hiện đại cho thấy, trong nha đam chứa hàm lượng cao glycoprotein là chất có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, giảm dị ứng nên có thể làm sạch và làm lành vết thương nhanh chóng.

Chuẩn bị: Nha đam tươi, mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện: 

  • Nha đam gọt vỏ, rửa sạch và cắt hình con cờ, cho vào máy xay sinh tố thêm mật ong và nước đã chuẩn bị vào cùng và xay nhuyễn.
  • Bảo quản hỗn hợp vào hũ thủy tinh và để trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần dùng lấy một muỗng uống, ngày dùng 3 lần sẽ thấy triệu chứng bệnh cải thiện rõ rệt.

Điều trị bằng rau diếp cá

Diếp cá theo Y học cổ truyền được gọi là “ngư tinh thảo”, đây là loại thảo dược có tính hàn, có tác dụng tiêu độc, kháng viêm nên được sử dụng nhiều để chữa bệnh như: chữa viêm họng, giảm ho, chữa bệnh trĩ, trị huyết trắng ra nhiều, bệnh viêm âm đạo cho chị em hiệu quả.

Chuẩn bị: diếp cá, bồ kết, tỏi tươi.

Cách thực hiện: 

  • Rau diếp cá rửa sạch với nước muối loãng rồi đun với bồ kết, tỏi và nước đến khi sôi khoảng 5 – 10 phút.
  • Rửa sạch vùng kín với nước rồi lấy hỗn hợp này xông vùng kín trong khoảng 10 phút, chú ý giữ khoảng cách tránh làm bỏng vùng kín.
  • Thực hiện liên tục mỗi ngày trong 1 tuần để cảm nhận tác dụng rõ rệt.
Rau diếp cá với khả năng kháng khuẩn rất tốt cho các bệnh lý phụ khoa
Rau diếp cá với khả năng kháng khuẩn rất tốt cho các bệnh lý phụ khoa

Điều trị bằng thuốc Tây y

Điều trị bệnh huyết trắng sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cơ thể của người phụ nữ. Hầu hết các trường hợp nhiễm nấm, nhiễm virus hoặc tạp trùng đều điều trị được bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm dạng bôi, uống, đặt.

Với các trường hợp bệnh lý nặng ở tử cung, buồng trứng gây bệnh huyết trắng, người bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Các phương pháp điều trị huyết trắng theo Tây y với từng trường hợp bệnh được liệt kê như sau:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo: Chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh dạng đặt hoặc bôi, kết hợp với thuốc kháng sinh đường uống và dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dụng.
  • Nhiễm nấm âm đạo: Người bệnh được chỉ định dùng các thuốc đặt chống nấm chứa Metronidazol, Neomycin, Nystatin, … kết hợp thuốc uống và sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín. Lúc này cần kết hợp điều trị nhiễm nấm âm đạo với điều trị tạp trùng trong huyết trắng; sau đó, điều trị dự phòng nhiễm nấm và tái phát nấm cho cả bạn tình hoặc chồng.
  • Bệnh lậu: Bệnh lậu do lậu cầu khuẩn được điều trị bằng kháng sinh nhóm Quinolon và điều trị dự phòng nhiễm nấm Chlamydia bằng các kháng sinh nhóm Macrolid, Tetracyclin (Azithromycin, Doxycycline…)
  • Bệnh sùi mào gà: Sùi mào gà không có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là dùng thuốc bôi ngoài để tăng khả năng miễn dịch và phá hủy các mô sùi mào gà như Imiquimod, Sinecatechin, Podophyllin hay Podofilox…
  • Bệnh Herpes: Chỉ định dùng thuốc kháng virus RSV như: Acyclovir, Famciclovir,…

Các trường hợp bệnh nhân viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… cần được chữa trị bằng thuốc, hóa chất hoặc can thiệp phẫu thuật tùy từng trường hợp bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Tùy vào trường hợp chẩn đoán mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau
Tùy vào trường hợp chẩn đoán mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau

Đa số các trường hợp huyết trắng bệnh lý đều được cải thiện đáng kể sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có thể gây mất cân bằng môi trường vi sinh âm đạo, làm bệnh dễ tái phát hơn. Hơn nữa, các loại thuốc này còn gây ra nhiều tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày, tá tràng… nếu thường xuyên sử dụng. Do vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Theo quan điểm Đông y, huyết trắng bất thường xảy ra chủ yếu do cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Trong đó, nguyên nhân nội sinh do cơ thể bị thiếu sinh khí, rối loạn chức năng của các tạng phủ, đề kháng suy giảm. Từ đó, tạo điều kiện cho các nguyên nhân bên ngoài như tà khí, ngoại tà, nhiệt độc, vi khuẩn, nấm men, tạp trùng,… xâm nhập.

Để giải quyết huyết trắng bệnh lý, Đông y chú trọng loại trừ căn nguyên gây bệnh, khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, trừ thấp, thông kinh,… Từ đó, bù đắp sinh khí, bồi bổ tạng phủ, tăng sức đề kháng cơ thể và đẩy lùi các triệu chứng bên ngoài qua một số bài thuốc.

Huyết trắng thể thấp nhiệt: Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, thường xuyên khát nước, tiểu ít, ngủ ít, rêu lưỡi vàng; khí hư có màu vàng, dính máu, có mùi hôi,…

  • Bài thuốc số 1: Hoài sơn, bạch quả, sa tiền, khiến thực đem tất cả sắc với nước đến khi cô lại còn ⅓ thì chắt lấy nước uống. Nước uống hết trong ngày, chia làm 3 lần, dùng liên tục hàng ngày.
  • Bài thuốc số 2: Nhân trần, chi tử, trư linh, ngưu tất, phục linh, đan bì, xa tiền, xích thược, trạch tả. Các vị thuốc đem sắc với nước uống hết trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

Huyết trắng thể tỳ hư: Với các triệu chứng đi kèm như chân tay lạnh, người sợ lạnh, mệt mỏi, đi đại tiện phân lỏng; khí hư có màu vàng nhưng không có mùi, kinh nguyệt bình thường,…

  • Chuẩn bị dược liệu: Tỳ giải, đảng sâm, xương truật, hoài sơn, trần bì, bạch giới tử, bạch truật, khiếm thực, hạt táo, y dí, bạch thược sao, sài hồ sao, liên nhục, sa tiền, cam thảo.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các bài thuốc rồi cho vào ấm sắc với khoảng nửa lít nước. Đun thuốc đến khi còn ⅓ (khoảng 20 – 30 phút) rồi chia thuốc làm 3 uống hết trong ngày.
Đông y chữa bệnh huyết trắng tùy theo từng thể bệnh cụ thể
Đông y chữa bệnh huyết trắng tùy theo từng thể bệnh cụ thể

Huyết trắng thể khí hư thấp đờm: Triệu chứng thường gặp là huyết trắng đặc quánh, thường xuyên đau đầu, dễ bị choáng, chán ăn, chướng bụng; rêu lưỡi trắng,…

  • Chuẩn bị dược liệu: Liên nhục, sơn khương, thích lê tử, bạch linh, kê đầu, cam thảo, đẳng sâm, vỏ quýt, bán hạ.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các bài thuốc rồi cho vào ấm sắc với khoảng nửa lít nước. Đun thuốc đến khi còn ⅓ (khoảng 20 – 30 phút) rồi chia thuốc làm 3 uống hết trong ngày.

Huyết trắng thể khí hư can uất: Biểu hiện đi kèm gồm chứng rối loạn kinh nguyệt, uất ức trong người, đắng lưới, da vàng, khô miệng,…

  • Bài thuốc số 1: Sài hồ, chi tử, bạch thược, trần bì, bạch truật, chích thảo, quy đầu, sinh khương, bạch linh, bạc hà. Các nguyên liệu đem sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc số 2: Đương quy, xa tiền tử, cam thảo, trạch tả, hoàng cầm, sơn chi, mộc thông, sinh địa, long đởm thảo, sài hồ. Các nguyên liệu đem sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Phụ nữ bị huyết trắng bất thường nên làm gì?

Để hỗ trợ điều trị huyết trắng bất thường, ngoài việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn chỉ định, chị em cần chú ý một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như:

Huyết trắng nên ăn gì?

Các thực phẩm cần được bổ sung tăng cường khi huyết trắng ra nhiều gồm:

  • Trái cây tươi và rau xanh: Đây là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất thiết yếu cần cho hoạt động sống.
  • Sữa chua và các thực phẩm chứa vi khuẩn lên men tự nhiên: Sữa chua, sữa chua uống chứa lợi khuẩn, men tiêu hóa đều là những loại thức uống rất tốt cho người có huyết trắng bất thường.
  • Nước cơm: Nước cơm cung cấp rất nhiều vitamin B1, chất béo, tinh bột… không chỉ là chất dinh dưỡng mà còn giúp người bệnh điều hòa thân nhiệt, tránh tác hại của ánh nắng mặt trời.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, bưởi, chanh, dâu tây… là các thực phẩm dồi dào vitamin C.
Chế độ ăn uống cũng nên được chú ý nếu nhận thấy có biểu hiện bệnh huyết trắng
Chế độ ăn uống cũng nên được chú ý nếu nhận thấy có biểu hiện bệnh huyết trắng

Bị huyết trắng nhiều nên kiêng các loại thực phẩm như:

  • Đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán, xào nhiều dầu mỡ
  • Đồ ngọt, đồ ăn chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, kem.
  • Các loại hải sản và các đồ ăn tanh.
  • Các chất kích thích trong rượu bia, thuốc lá, chè đặc, cà phê
  • Đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều ớt, tiêu, mù tạt
  • Các thực phẩm muối chua: Dưa, cà, dưa chuột bao tử… khi sử dụng thường xuyên đều không tốt cho cơ thể.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Cùng với chế độ ăn uống, chị em cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt như:

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh vùng kín an toàn, chuyên dụng.
  • Mặc đồ lót có chất liệu mềm, thoáng khí, dễ thấm hút, làm từ cotton. Không sử dụng các chất liệu quần lót thô cứng, không mặc quá chật.
  • Thường xuyên thay quần lót nếu dịch âm đạo ra nhiều. Chị em có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để thay thế nhưng cần đảm bảo thay băng mới trong ít nhất 4 – 6 giờ một lần và chỉ sử dụng khi cần thiết.
  • Không tự ý thụt rửa âm đọa quá sâu, khi thực hiện cần làm theo đúng hướng dẫn.
  • Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng.
  • Không sử dụng các loại nước thơm hoặc các dung dịch tẩy rửa có tính tẩy mạnh, pH không phù hợp pH vùng kín.

Phòng ngừa bệnh huyết trắng như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh do dịch âm đạo bất thường, dưới đây là một số biện pháp có thể giúp ích cho chị em:

  • Vệ sinh vùng kín mỗi ngày thật sạch sẽ, đặc biệt là trong thời gian hành kinh hoặc trước và sau quan hệ tình dục.
  • Thay quần lót mỗi ngày, lựa chọn các loại quần làm từ chất liệu cotton mềm, thoáng khí, co giãn vừa phải, không quá chật.
  • Thay mới đồ lót ít nhất 3 tháng một lần, nên phơi khô quần lót dưới ánh sáng mặt trời để tiêu diệt nấm mốc và mầm bệnh.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và các biện pháp phòng tránh.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ một năm 2 lần, đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Chủ động trong phòng ngừa giúp chị em không phải đối mặt với bệnh lý nan giải này
Chủ động trong phòng ngừa giúp chị em không phải đối mặt với bệnh lý nan giải này

Huyết trắng bản chất là một dạng dịch được tiết bởi thành âm đạo, huyết trắng chỉ thành bệnh lý nếu có sự bất thường về lượng dịch tiết, màu sắc, tính chất. Do vậy, chị em nên phát hiện sớm các trường hợp bệnh và có biện pháp xử lý, thăm khám phù hợp để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và thiên chức làm mẹ.

Cập nhật - 2:29 Sáng , 02/06/2023

Chia sẻ

Nấm men là nguyên nhân gây viêm âm đạo điển hình

Viêm âm đạo: Dấu hiệu nhận biết, phòng ngừa và cách chữa trị tận gốc

Viêm âm đạo không phải là bệnh lý xa lạ, hầu như các chị em phụ nữ đều đã từng...
Can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp nạo buồng tử cung

Phác Đồ Điều Trị Viêm Nội Mạc Tử Cung Mới Nhất

Viêm nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa cần được can thiệp điều trị sớm để tránh những...
Đông y trị lạc nội mạc tử cung theo từng thể bệnh

Các Bài Thuốc Chữa Lạc Nội Mạc Tử Cung Theo Đông Y

Lạc nội mạc tử cung theo Đông y là chứng bệnh huyết ứ với nhiều thể bệnh khác nhau. Điều...
Độ dày mỏng của lớp niêm mạc ảnh hưởng nhiều đến khả năng mang thai của phụ nữ

Nội mạc tử cung là gì? Chức năng và các bệnh lý thường gặp

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc mềm bên trong tử cung, có cấu tạo đặc biệt và đảm...
Tổng hợp đánh giá của chuyên gia và người bệnh về Phụ Khang Tán 

Tổng hợp đánh giá của chuyên gia và người bệnh về bài thuốc Phụ Khang...

Bài thuốc nam Phụ Khang Tán  là bài thuốc dùng trong ĐẶC TRỊ các bệnh lý phụ khoa đã ứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top