Đau Bao Tử Nôn Ra Máu: Cảnh Báo Nguy Hiểm Tiềm Ẩn Với Sức Khỏe

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Đau bao tử nôn ra máu được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng, nếu không sớm giải quyết có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Trong một số trường hợp còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Đâu là nguyên nhân chính của chứng bệnh này? Các dấu hiệu nhận biết cũng như điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi và tìm ra đáp án với bài viết dưới đây.

Đau bao tử nôn ra máu là gì? Nguyên nhân do đâu?

Đau bao tử nôn ra máu là cụm từ dùng để chỉ hai triệu chứng xuất hiện ở người bệnh dạ dày: Thứ nhất là cảm giác khó chịu kéo dài ở vùng bụng trên rốn, thứ hai là hiện tượng nôn mửa có máu tươi hoặc lợn cợn sẫm màu.  

Cơn đau dữ dội kèm theo nôn ra máu khiến nhiều người lo lắng
Cơn đau dữ dội kèm theo nôn ra máu khiến nhiều người lo lắng

Tình trạng đau dạ dày kèm theo nôn ra máu thường khiến nhiều người lo lắng. Theo các chuyên gia, đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày liên quan đến những nguyên nhân sau:

  • Căng thẳng tâm lý quá độ: Căng thẳng tâm lý, stress nặng có khả năng gây ra nhiều sự thay đổi về thể chất, trong đó cả cả tình trạng đau bao tử. Thậm chí có những người để bệnh kéo dài khiến các mạch máu thường xuyên bị căng giãn, cuối cùng gây ra xung huyết, chảy máu niêm mạc bao tử.
  • Lạm dụng thuốc Tây y hoặc chất kích thích: Một số thuốc điều trị như kháng sinh, giảm đau liều cao hoặc các chất kích thích như rượu bia, ma túy cũng gây ra đau bao tử nôn ra máu. Dược tính mạnh kèm theo thời gian sử dụng lâu dài thường khiến niêm mạc dạ dày tổn thương, viêm loét rồi chảy máu.
  • Tổn thương vùng bụng: Nếu bạn gặp tai nạn gây ảnh hưởng đến vùng bụng, nội tạng của bạn có thể chịu tác động mạnh, bị thương tổn và xuất huyết. Những trường hợp này rất nguy hiểm và cần được điều trị sớm để bảo vệ tính mạng.
  • Viêm loét bao tử: Viêm loét dạ dày nôn ra máu là nguyên nhân phổ biến hơn cả. Lúc này, thành mạch bao tử đã bị ăn mòn nghiêm trọng bởi axit dịch vị, cuối cùng dẫn đến hiện tượng chảy máu trong. Người bệnh cảm nhận rõ rệt nhất những cơn đau quặn thắt cả lòng ngực, đổ mồ hôi lạnh liên tục và nôn mửa.
  • Ung thư dạ dày: Dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng tình trạng đau dạ dày nôn ra máu có thể là dấu hiệu bệnh ung thư. Ung thư khiến bao tử xuất hiện những khối u ác tính không ngừng phát triển và xâm lấn xung quanh, gây chèn ép mạch máu và kéo theo cả xuất huyết.

Tham khảo: Đau Dạ Dày Trong Đêm: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Lưu Ý

Bị dạ dày nôn ra máu có biểu hiện thế nào?

Người bệnh đau bao tử nôn ra máu thường có những biểu hiện sau đây:

  • Đau dữ dội vùng thượng vị: Triệu chứng đặc trưng nhất chính là các cơn đau bụng dữ dội, tập trung chủ yếu ở thượng vị. Thượng vị là khu vực nằm ngay dưới xương ức nên đôi khi cơn đau còn lan rộng đến lồng ngực và sau lưng. Có những trường hợp cơn đau kéo dài vài tiếng đồng hồ, khiến bệnh nhân chỉ có thể nằm yên một chỗ.
  • Buồn nôn, nôn ra dịch kèm máu: Đi cùng với những cơn đau quặn là tình trạng buồn nôn, nôn mửa ra dịch đen nâu như bã cà phê hoặc máu tươi. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy chuếnh choáng, mất khả năng giữ thăng bằng, thường xuyên bị khát nước, rát cổ họng.
  • Ăn không ngon: Các bệnh lý tiêu hóa dễ ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày, loét dạ dày nôn ra máu cũng không ngoại lệ. Bệnh nhân luôn cảm thấy ăn uống không ngon, nhạt, đắng miệng hoặc ăn vào bị nhợn họng và nôn mửa ngay. 
  • Cơ thể mệt mỏi, da nhợt nhạt: Dạ dày chảy máu khiến lượng hồng cầu trong cơ thể giảm sút, từ đó dẫn đến hiện tượng người mệt mỏi, thiếu năng lượng. Không những vậy, nước da của người bệnh cũng trở nên xanh xao, nhợt nhạt hơn hẳn.
  • Đổ mồ hôi lạnh, đi ngoài ra máu hoặc phân đen: Những người bị đau bụng dữ dội kéo dài rất dễ xuất hiện cả tình trạng chảy mồ hôi lạnh. Bên cạnh đó, họ còn có cả dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi hoặc màu phân chuyển sang đen sậm bất thường.
Người bệnh thường có cảm giác chán ăn
Người bệnh thường có cảm giác chán ăn

Đau bao tử nôn ra máu điều trị thế nào?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của đau bao tử nôn ra máu mà cách điều trị sẽ có sự khác biệt nhất định. Thường thì khi nôn ra máu tươi cần có biện pháp cầm máu và xử lý tình trạng tổn thương thành mạch bao tử ngay. Trường hợp này các bác sĩ sẽ áp dụng quy trình sau đây:

  • Nội soi cầm máu: Thông qua nội soi, bác sĩ tìm ra vị trí dạ dày đang chảy máu rồi sử dụng thuốc hoặc đầu dò nhiệt/laser để ngăn chặn vết thương nặng hơn.
  • Nếu người bệnh mất máu nhiều, bác sĩ có thể yêu cầu thêm truyền tĩnh mạch, truyền máu và hồi sức.

Sau khi giải quyết xong vấn đề xuất huyết bao tử, người bệnh tiếp tục điều trị dứt điểm bằng các biện pháp sau đây:

Đừng bỏ qua: 5 Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Các loại thuốc Tây y

Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày nôn ra máu, người bệnh được kê đơn những loại thuốc đau dạ dày như:

  • Thuốc ức chế PPI: PPI là những thuốc ức chế bơm proton, nhờ vậy mà axit dịch vị dạ dày tiết ra ít hơn so với thông thường. Sử dụng PPI giúp bạn giảm đau bao tử, chống buồn nôn, ợ hơi, chướng bụng và ăn không tiêu. Ví dụ: Omeprazole, nexium,…
  • Thuốc kháng axit: Loại thuốc này có công dụng tương tự PPI. Thuốc kháng axit giúp trung hòa dịch vị, cảm thiện đáng kể các triệu chứng thường thấy ở đau bao tử như đầy bụng, nôn mửa, nóng rát cổ họng, ợ chua,… Ví dụ: Maalox, trimafort,…
  • Thuốc chống viêm: Để giảm sưng niêm mạc dạ dày, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống viêm liều nhẹ. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được sử dụng thận trọng với liều lượng phù hợp nếu không tình trạng viêm loét bao tử nôn ra máu sẽ trở nên nặng hơn.
Thuốc kháng axit sẽ được kê đơn cho người bệnh đau dạ dày nôn ra máu
Thuốc kháng axit sẽ được kê đơn cho người bệnh đau dạ dày nôn ra máu

Bài thuốc Đông y cổ truyền   

Điều trị theo Đông y cũng là phương án được nhiều người lựa vì tính an toàn cao. Các bài thuốc nổi tiếng có thể kể đến như:

  • Bài thuốc lương huyết chỉ huyết: Đây là bài thuốc thường dùng với bệnh nhân đau bao tử do huyết ứ với triệu chứng điển hình là nôn ra máu. Các dược liệu được sử dụng gồm có cam thảo, xuyên khung, đại táo, đẳng sâm, hoàng ký, ngũ vị, trần bì, mật ong, bạch truật. Công dụng chính của bài thuốc là bồi bổ khí huyết, giảm đau và chỉ huyết tan cục máu đông.
  • Bài thuốc thông lạc hoạt huyết: Bài thuốc này gồm các vị như cam thảo, sinh địa, bồ hoàng, trắc bách diệp, chi tử và a giao. Công dụng chủ yếu của bài thuốc là giúp thông kinh hoạt lạc, bổ máu, giảm xung huyết, giảm viêm niêm mạc, kích thích cảm giác thèm ăn ở người bệnh hiệu quả.
  • Sơ can Bình vị tán: Sơ can Bình vị tán được nhiều bệnh nhân sử dụng và đánh giá cao. Đây là bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc với nhiều loại dược liệu quý như cầm đỏ, khôi tía, củ gà ấp. Tác dụng chính của Sơ can Bình vị tán là giảm đau, tiêu độc tiêu viêm, ức chế khuẩn HP và loại bỏ tình trạng xung huyết ở bao tử.

Xem ngay:  Top 16 Cây Thuốc Chữa Dạ Dày An Toàn Hiệu Quả Cao Nhất

Bị dạ dày nôn ra máu ăn gì, kiêng ăn gì?

Ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh đau bao tử nôn ra máu còn cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. 

Các thực phẩm tốt cho dạ dày nên ăn:

  • Thức ăn nấu mềm nhừ: Các loại thức ăn như soup, cháo, món hầm,… sẽ dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn cho người bệnh. Bên cạnh đó, dạ dày sẽ không bị kích thích quá nhiều, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho bệnh nhân.
  • Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua cũng giàu dưỡng chất thiết yếu, giúp tăng cường khả năng hấp thụ ở người bệnh và cải thiện đáng kể chứng khó tiêu, táo bón.
  • Rau xanh, trái cây: Bữa ăn hàng ngày của người bệnh dạ dày không thể thiếu rau xanh và trái cây. Các loại rau xanh có màu đậm như cà rốt, súp lơ, cải bó xôi,… nên được ưu tiên hơn. Ngoài ra, người bệnh nên lựa chọn trái cây giàu kali như chuối, kiwi, đu đủ.
Người bệnh nên tăng cường thêm rau xanh và trái cây
Người bệnh nên tăng cường thêm rau xanh và trái cây

Các thực phẩm cần kiêng khem: 

  • Mỡ động vật, nội tạng: Mỡ và nội tạng động vật rất dễ gây kích ứng cho người bệnh đau bao tử nôn ra máu. Lý do là vì chúng khó tiêu hóa và khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn. Không những vậy, loại thực phẩm này còn làm tăng cholesterol, kéo theo nhiều bệnh tim mạch, gan thận.
  • Thực phẩm có hàm lượng axit cao: Các thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, quýt, cam chua, cà chua,… cũng nên hạn chế. Bởi vì nó khiến vết loét niêm mạc bị kích thích, gây ra phản ứng co bóp dữ dội hơn.
  • Đồ ăn chiên rán, nướng: Các món chế biến theo kiểu chiên rán, nướng cũng không được khuyến khích sử dụng ở người bệnh dạ dày. Chúng chứa nhiều gia vị mạnh, dầu mỡ gây khó tiêu, đầy bụng, làm tăng cảm giác buồn nôn và kéo theo những cơn đau khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Top 12 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai An Toàn Nhất

Phòng tránh đau bao tử nôn ra máu

Các biện pháp phòng tránh đau bao tử nôn ra máu có thể kể đến là:

  • Uống đủ 2l nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả. Nước đóng vai trò quan trọng với cơ thể, giúp thanh lọc và giải độc, thúc đẩy tuần hoàn máu.
  • Tăng cường hoạt động thể thao thể dục hàng ngày. Mọi người nên chọn những bộ môn mà mình yêu thích để có thể tạo dựng được thói quen luyện tập. Thể thao giúp cải thiện lưu thông khí huyết, xây dựng hệ miễn dịch và đề kháng khỏe mạnh.
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng và lành mạnh. Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại thịt trắng và các loại hạt (đậu, óc chó, hạt chia,…). Bên cạnh đó, hãy cố gắng hạn chế rượu bia, dầu mỡ động vật, thịt đỏ, đường.
  • Loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày, ví dụ như hút thuốc lá, thức khuya, ngủ ít, sử dụng chất kích thích, bỏ bữa sáng, ăn quá nhanh,… Một lối sống tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là với dạ dày.
  • Tránh tạo áp lực cho bản thân, giải tỏa căng thẳng bằng các hoạt động vui chơi, giải trí. Stress được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau dạ dày và các vấn đề sức khỏe khác.

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp của bài viết về chủ đề đau bao tử nôn ra máu, hy vọng có thể giúp ích phần nào cho bạn đọc. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa, bạn nên dành thời gian đi khám tại bệnh viện sớm để được chẩn đoán, điều trị hiệu quả.

Cập nhật - 10:10 Sáng , 12/09/2023

Chia sẻ

Đau Dạ Dày Ăn Phở Được Không? Lưu Ý Quan Trọng Khi Sử Dụng

Đau Dạ Dày Ăn Phở Được Không? Lưu Ý Quan Trọng Khi Sử Dụng

Phở là món ăn truyền thống vô cùng quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam và thường được...
6 Sản Phẩm Và Thuốc Dạ Dày Hàn Quốc Được Ưa Chuộng Nhất

6 Sản Phẩm Và Thuốc Dạ Dày Hàn Quốc Được Ưa Chuộng Nhất

Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc trị bệnh đến từ xứ Củ Sâm luôn được người Việt...
Đau Dạ Dày Có Mấy Cấp Độ Và Những Lưu Ý Bạn Nên Biết

Đau Dạ Dày Có Mấy Cấp Độ Và Những Lưu Ý Bạn Nên Biết

Đau dạ dày có mấy cấp độ là thắc mắc của không ít người. Mỗi giai đoạn tiến triển của...
Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang trị bệnh dạ dày

Nhất Nam Bình Vị Khang trị đau dạ dày kế thừa tinh hoa gần 200...

Với cơ chế điều trị bệnh đa tác động, bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang của Nhất Nam Y...
Top 21+ Món Ăn Và Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày Bạn Nên Biết

Ăn uống khoa học với những thực phẩm tốt cho dạ dày

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dạ dày khỏe mạnh hàng ngày, vì chúng có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top