Đau Dạ Dày Đi Ngoài Lỏng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Thế Nào?

Cập nhật: 29/03/2024

Đau dạ dày đi ngoài lỏng thường khiến nhiều người lo lắng bởi những tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. Theo các chuyên gia, nếu để bệnh kéo dài còn có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về nó để biết cách xử lý kịp thời, hiệu quả.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng là thế nào?

Đau dạ dày đi ngoài lỏng có thể hiểu đơn giản là sự kết hợp của hai triệu chứng: Cảm giác nhức nhối khó chịu xuất hiện ở vùng bụng và tình trạng đại tiện ra chất thải không thành hình. Trong một số trường hợp, người bệnh còn đi ngoài ra nước, khiến cơ thể bị mất năng lượng và mệt mỏi kéo dài.

dau-da-day-di-ngoai-long-1
Đau bao tử kèm theo đi ngoài lỏng là vấn đề khiến nhiều người bận tâm

Trên thực tế, rất ít người biết rằng việc đau bao tử có thể kèm theo cả vấn đề đi đại tiện phân lỏng. Nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng tình trạng này khá hiếm gặp và thường bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa dẫn đến đi ngoài. Điều quan trọng là bạn phải sớm phát hiện và đi khám kịp thời để được các bác sĩ điều trị.

Nguyên nhân của đau dạ dày đi ngoài lỏng

Bên cạnh vấn đề đau dạ dày có bị tiêu chảy không, nhiều người còn thắc mắc về nguyên nhân dẫn đến hai triệu chứng này. Theo một số nghiên cứu, đau dạ dày đi ngoài lỏng thường xuất phát từ những yếu tố sau đây:

  • Đồ ăn không đảm bảo: Khi cơ thể con người phản ứng quá mức với đồ ăn được thu nạp vào cơ thể, tình trạng bị đau bao tử và tiêu chảy rất dễ xảy ra. Ví dụ như khi ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng hoặc có loại đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh. Với trường hợp này, cảm giác khó chịu thường kéo dài vài giờ rồi biến mất.
  • Ăn quá no: Nếu bạn ăn một lượng lớn thức ăn so với bình thường, dạ dày sẽ phải làm việc nhiều hơn. Điều này có thể gây ra sự quá tải, cuối cùng dẫn đến hiện tượng đau bao tử kèm theo việc đi vệ sinh phân lỏng. Nguyên nhân này thường thấy nhất ở trẻ em nếu bố mẹ không để ý đến khẩu phần ăn và theo dõi bé trong khi ăn hàng ngày.
  • Căng thẳng tâm lý kéo dài: Đau dạ dày có thể bắt nguồn từ việc tâm lý chịu kích thích và bị stress trong một khoảng thời gian dài. Trong lúc này, hoạt động đường ruột cũng sẽ gặp rối loạn, vì vậy mà đau dạ dày đi ngoài lỏng xảy ra. Nếu không sớm điều trị, triệu chứng có thể càng ngày càng tồi tệ hơn.
  • Nhiễm trùng dạ dày: Đau dạ dày kèm theo tiêu chảy cũng có khả năng bắt nguồn từ việc nhiễm trùng. Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, chúng khiến thành mạch dạ dày bị tổn thương kèm theo đó là sự kích thích ruột già. Với nhiễm trùng, mức độ đau và khó chịu thường dữ dội hơn rất nhiều.
  • Lạm dụng thuốc hoặc chất cồn: Có những trường hợp bệnh nhân liên quan đến việc lạm dụng thuốc Tây y hoặc đồ uống cồn. Cả hai thứ này nếu dùng với tần suất cao sẽ gây cản trở hệ tiêu hóa, dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nói chung.

Các triệu chứng đau bao tử bị đi ngoài khác

Ngoài việc đau dạ dày đi ngoài lỏng, bạn còn có thể gặp phải những triệu chứng khác như sau:

  • Đi đại tiện với số lần nhiều bất thường. Nếu như trước đây là 1 lần/ngày thì bây giờ lại gia tăng đến khoảng 3 – 5 lần/ngày.
  • Cảm giác buồn nôn hoặc mắc nghẹn ở cổ họng. Có những trường hợp còn bị nôn mửa sau khi ăn.
  • Cơ thể không có năng lượng, bị mệt mỏi. Nhiều người còn bị mất ngủ về đêm, nhất là với bệnh nhân đã có tiền sử tâm lý trước đó.
  • Đầy chướng bụng, khó tiêu kéo dài dai dẳng. Bạn cũng bị ợ hơi, ợ nóng hoặc ợ chua.
  • Đi ngoài ra nước hoặc trong phân lỏng có máu. Đây là dấu hiệu cho thấy niêm mạc ruột đã bị tổn thương. Đi ngoài nhiều dễ khiến bạn mất nước với triệu chứng điển hình là miệng khô.
  • Sốt, ớn lạnh, lòng bàn tay, chân liên tục đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh. Những triệu chứng này thường xảy ra khi nguyên nhân gây đau dạ dày đi ngoài ra nước, phân lỏng liên quan đến nhiễm trùng.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng có nguy hiểm hay không?

Ngoài những chủ đề phổ biến như triệu chứng, nguyên nhân của bệnh, vấn đề đau dạ dày đi ngoài lỏng có nguy hiểm không cũng rất được quan tâm. Theo các bác sĩ, nếu tình trạng này kéo dài không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng bệnh dạ dày như:

  • Chảy máu dạ dày, đường ruột: Thành mạch bao tử và đường ruột là khu vực nhạy cảm, dễ bị thương tổn. Trong trường hợp bệnh kéo dài và không được điều trị, những khu vực này có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu kèm theo cảm giác đau đớn dữ dội. Bạn nhận biết được thông qua việc đi ngoài lẫn máu hoặc không có phân, chỉ có máu tươi nhỏ giọt.
  • Trĩ nội, trĩ ngoại: Với những người có tần suất đi ngoài nhiều, nguy cơ bệnh trĩ là khá cao. Điều này xảy ra do niêm mạc trực tràng phải chịu sự co bóp liên tục, dần dần bị giãn ra không thể thu hồi lại được. Bệnh nhân trĩ cũng thường gặp phải nhiều bất tiện trong cuộc sống thường nhật.
  • Cơ thể suy nhược: Hậu quả dễ nhận thấy nhất của những cơn đau bao tử đi ngoài lỏng chính là việc cơ thể suy nhược nhanh chóng. Bạn không thể tìm lại cảm giác ngon miệng bởi vì ám ảnh sự khó chịu xuất hiện thường xuyên ngay sau khi ăn. Nghiêm trọng hơn là cuộc sống hàng ngày của bạn cũng bị mất kiểm soát, khiến nguy cơ stress càng tăng cao

Điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng thế nào?

Có ba cách điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng phổ biến nhất hiện nay, cụ thể như sau:

Biện pháp giảm đau tại nhà

Các biện pháp tại nhà thích hợp với những người bị đau nhẹ và chỉ mang tác dụng hỗ trợ là chủ yếu. Một số cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc có thể áp dụng là:

  • Bột nghệ pha mật ong: Mật ong kết hợp với bột nghệ được nhiều bệnh nhân đau dạ dày sử dụng thành công. Hai loại dược liệu này có khả năng chống viêm, giảm đau nhức khó chịu và làm giảm sự tiết dịch vị axit trong dạ dày. Bạn nên pha bột nghệ, mật ong với nước ấm, uống vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc không chỉ giúp giảm đau bao tử mà còn kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng ăn không ngon hiệu quả. Trong một số trường hợp, loại trà thảo mộc này còn giúp tâm trạng vui vẻ, thúc đẩy hormone endorphin trong cơ thể. Bạn có thể dùng trà hoa cúc sau khi ăn khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Trà cam thảo: Khi bị đau dạ dày và tiêu chảy, bạn cũng có thể thử trà cam thảo. Theo Y học cổ truyền, cam thảo vị ngọt, tính ấm, giúp giảm đau nhanh và cải thiện vị giác. Không những vậy, nó còn cải thiện tình trạng đại tiện lỏng phân kéo dài hiệu quả. Trà cam thảo uống vào thời điểm sau khi ăn từ 30 phút đến 1 tiếng là tốt nhất.

Thuốc Tây y

Với những người bị đau dạ dày đi ngoài lỏng nặng hơn, các bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc đau dạ dày sau:

  • Men tiêu hóa: Nếu triệu chứng đi kèm là khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn, men tiêu hóa có thể là “trợ thủ đắc lực”. Các chuyên gia sẽ kê men tiêu hóa dạng lỏng vì chúng hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn. Men tiêu hóa dùng được cho cả trẻ em và người lớn, liều lượng tùy theo tình trạng thể chất. 
  • Dung dịch bù nước và điện giải: Trường hợp bạn tiêu chảy kèm đau bao tử, đừng quên dừng thêm dung dịch bù nước, bù điện giải như oresol. Những sản phẩm này sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn, không bị mất sức hay có cảm giác khô, đắng miệng.
  • Thuốc ức chế axit dạ dày: Nếu nguyên nhân bao tử đau là do dư thừa axit dịch vị, các thuốc kháng H2 như nizatidine, cimetidine sẽ được sử dụng. Công dụng chính của loại thuốc này là ức chế và làm giảm sự sản sinh axit trong dạ dày, nhờ vậy mà tình trạng đau nhức, ợ chua, ợ nóng,… được cải thiện.
  • Thuốc trị đi ngoài: Các bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc trị đi ngoài như loperamid, smectite,… Mục đích chính là để giảm tần suất đi ngoài lỏng hay ra nước. Liều lượng thuốc dựa theo tình trạng cụ thể của người bệnh. 

Bài thuốc Đông y

Những năm trở lại đây, trị đau dạ dày bằng Đông y được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Lý do là vì những thảo dược Đông y lành tính và không gây ra nhiều tác dụng phụ như Tây y. Ví dụ như:

  • Sơ can Bình vị tán: Bài thuốc này được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Thuốc Dân tộc, là sự kết hợp của nhiều dược liệu quý, nổi bật nhất phải kể đến củ gà ấp, dạ cẩm đỏ và khôi tía. Công dụng chính của Sơ can Bình vị tán là giảm đau, tiêu độc, chống viêm, ức chế axit dạ dày cũng như sự phát triển của virus gây hại HP. Sơ can Bình vị tán bào chế dạng cao lỏng dễ sử dụng, bạn có thể pha uống với nước ấm hàng ngày.
  • Nhất Nam Bình vị khang: Cùng với Sơ can Bình vị tán, Nhất Nam Bình vị khang cũng được đánh giá cao. Bài thuốc này được Nhất Nam Y Viện điều chế dựa trên nhiều nghiên cứu chuyên sâu về Y học cổ truyền thời Nguyễn với các thảo dược quý như hoài sơn, khôi tía, bạch thược,.. Công dụng chính của Nhất Nam Bình vị khang là chỉ thống, hòa lý, dưỡng huyết, kiện tỳ vị và chống viêm loét.  
  • Bài thuốc đau dạ dày Đỗ Minh Đường: Bài thuốc của Đỗ Minh Đường đã được lưu truyền qua ba thế hệ với nhiều cải tiến hoàn chỉnh hơn. Trong bài thuốc này có đến hơn 150 vị khác nhau, từ tam thất, sài hồ cho đến dạ cẩm, mai mực và khôi tía. Công dụng của bài thuốc Đỗ Minh Đường là ức chế khuẩn HP, trung hòa giảm tiết axit dịch vị bao tử, kích thích tiêu hóa và phục hồi tổn thương niêm mạc. Tùy vào tình trạng mỗi bệnh nhân mà thời gian sử dụng thuốc sẽ khác nhau, ví dụ như tình trạng nhẹ là 7 – 15 ngày trong khi mức độ năng dao động từ 1 – 3 tháng.

Đau dạ dày bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn còn cần chú ý đến vấn đề đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì nếu muốn tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng được giải quyết nhanh chóng. Theo các chuyên gia, người bệnh nên tăng cường tiêu thụ những nhóm thực phẩm sau đây:

  • Rau xanh đậm: Các loại rau xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ, cải xoăn,… rất tốt cho người có bệnh về đường tiêu hóa. Lý do là vì chúng giàu chất xơ tự nhiên, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Mặt khác, chúng dễ hấp thu hơn, không gây ra cảm giác nặng bụng dù ăn nhiều.
  • Nước ép trái cây: Cùng với rau xanh, các loại trái cây là thực phẩm nên có trong bữa ăn hàng ngày. Nếu không thích ăn tươi, bạn có thể lựa chọn phương án làm nước ép. Nước ép trái cây vẫn giữ được nguyên vẹn các dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Bạn nên sử dụng trái cây mềm, ngọt, ít xơ khi ép như dưa hấu, kiwi, nho,…
  • Các loại đậu: Thay vì đạm động vật, đạm thực vật từ các loại đậu như đỗ đen, đậu nành, đậu gà được nhiều chuyên gia khuyến khích. Protein trong đậu không chỉ dồi dào mà còn dễ tiêu hóa, không gây chướng bụng, ợ hơi. Bạn có thể dùng nấu súp, cháo hoặc làm sữa hạt đều được.
dau-da-day-di-ngoai-long-7.jpg
Người bệnh nên bổ sung thêm các loại đậu trong bữa ăn hàng ngày

Ngoài việc ăn rau xanh, trái cây, bạn còn cần kiêng một số loại thức ăn sau:

  • Đồ ăn chua, cay như lẩu thái, ớt, cam quýt,… Nguyên nhân là vì chúng khiến axit dạ dày tăng cao, làm tồi tệ hơn chứng ợ chua, ợ nóng khó chịu.
  • Đồ ăn nhiều mỡ, dầu như khoai tây chiên, hamburrger,… Những thực phẩm này khiến dạ dày cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, đồng thời dễ gây đau bụng, chướng khí.
  • Nước uống có cồn như cocktail, rượu, bia, soju,… Đồ uống có cồn khiến dạ dày đang bị tổn thương chịu kích thích nhiều, từ đó khiến tình trạng đau nhức kèm đi ngoài lỏng phân nặng hơn.

Cách phòng ngừa đau dạ dày đi ngoài nhiều

Để phòng ngừa chứng đau dạ dày đi ngoài lỏng, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Chế độ dinh dưỡng điều độ: Một chế độ dinh dưỡng tốt cần kết hợp hài hòa nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, từ rau củ cho đến các loại thịt. Ngoài ra, việc ăn đúng giờ, hạn chế thức ăn đường phố, ăn chậm nhai kỹ cũng giúp hệ thống tiêu hóa của bạn được bảo vệ tốt hơn. 
  • Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và cả sức khỏe tiêu hóa. Các bác sĩ khuyến khích mọi người uống đủ 1.5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn còn có thể dùng nước trái cây, các loại sữa hạt và sinh tố. 
  • Không thức khuya: Ngủ đúng giờ giúp cơ thể tuần hoàn hiệu quả, tránh được nguy cơ stress, căng thẳng. Nhiều nghiên cứu cho thấy người đi ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày ít bị đau bao tử hay những bệnh đường tiêu hóa hơn so với người có lối sống “về đêm”.  
  • Tăng cường thể dục thể thao: Bạn nên chọn cho mình một môn thể thao và chăm chỉ luyện tập hàng ngày tối thiểu 30 phút. Thể dục thể thao không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn giúp cơ thể giải phóng endorphin, nhờ vậy mà hạn chế tình trạng stress, căng thẳng hiệu quả.

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin xoay quanh chủ đề đau dạ dày đi ngoài lỏng. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp bạn đọc có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe hệ thống tiêu hóa không chỉ cho bản thân mà còn cả những người thân yêu.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC