11 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà an toàn và hiệu quả nhất

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà cũng nhận được không ít sự quan tâm của người bệnh. Biện pháp này phần lớn sử dụng các loại thảo dược quen thuộc, cách thực hiện đơn giản. Không những vậy, chúng còn được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả cải thiện từ người bệnh.

11 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở hệ thống tiết niệu, có thể là bàng quang, niệu đạo, niệu quản hoặc thận. Bệnh thường gây ra cảm giác đau đớn khó chịu, nhất là khi bệnh nhân đi tiểu. Để đối phó với vấn đề này, thuốc kháng sinh là biện pháp phổ biến nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm một số phương pháp chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà sau đây:

1. Lá huyết dụ chữa viêm đường tiết niệu

Lá huyết dụ được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền điều trị các vấn đề liên quan đến viêm đường tiết niệu. Loại lá này có đặc tính chống viêm, cầm máu cùng công dụng bồi bổ khí huyết rất hiệu quả.

Lá huyết dụ là cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả
Lá huyết dụ là cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả

Thành phần: 30g lá huyết dụ tươi, 500ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Lá huyết dụ rửa sạch, để ráo rồi cắt thành các khúc nhỏ.
  • Cho cả lá và nước vào nồi, đun đến khi sôi là được.
  • Chắt nước thuốc ra bát, để nguội và dùng uống trong ngày. Bài thuốc này có thể sử dụng đều đặn mỗi ngày, cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

2. Bài thuốc từ nước quả việt quất

Nước quả việt quất là một trong những mẹo chữa viêm đường tiết niệu tại nhà rất phổ biến của người dân châu Mỹ và châu Âu. Theo nhiều nghiên cứu, trong loại nước ép này có chứa nhiều proanthocyanidin – một hoạt chất có khả năng ngăn không cho vi khuẩn gây hại bám vào thành niệu quản hoặc bàng quang. Không những vậy, uống nước ép việt quất còn giúp cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh.

Thành phần: 20g quả việt quất tươi, vài hạt muối trắng và 50ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Quả việt quất sơ chế và rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố cùng 50ml nước lọc rồi nghiền nhuyễn.
  • Thêm vào hỗn hợp vài hạt muối trắng, tiếp tục xay thêm 1 phút. Đổ hỗn hợp vào vải xô, ép lấy nước cốt.
  • Người bệnh uống trực tiếp phần nước thu được, nên dùng mỗi ngày một ly.

3. Mẹo chữa viêm đường tiết niệu từ rễ cây bồ công anh

Rễ cây bồ công anh là một trong những bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y được nhiều người bệnh áp dụng. Theo Đông y, bồ công anh có vị đắng, tính lạnh. Công dụng chính của vị thuốc này là tiêu trừ độc tố, loại bỏ viêm nhiễm và tiêu sưng, nhờ vậy nhanh chóng triệt tiêu các nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ở nữ, nam giới hiệu quả.

Rễ bồ công anh giúp giảm tình trạng viêm nhiễm
Rễ bồ công anh giúp giảm tình trạng viêm nhiễm

Thành phần: 20g rễ cây bồ công anh loại sấy khô, 500ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rễ cây sau khi rửa qua bằng nước lạnh thì cho vào nồi, thêm nước và đun sôi.
  • Chắt lấy phần nước thuốc, đợi nguội rồi uống trực tiếp. Người bệnh nên sử dụng hàng ngày, có thể thay thế cho nước uống.

4. Bài thuốc dân gian chữa viêm đường tiết niệu với cây mã đề

Giống như bồ công anh, mã đề là cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng Đông y được nhiều người Việt Nam áp dụng. Mã đề vị ngọt, tính mát, thích hợp dùng với các trường hợp bệnh nhân bị tiểu rắt, tiểu buốt, ngứa ngáy niệu quả hoặc đau đớn vùng bụng dưới thường xuyên. 

Thành phần: 20g cây mã đề tươi, 5g rễ cây cỏ tranh, 20g cây đồng tiền lông.

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu được rửa sạch, để vài phút cho ráo nước rồi đem bỏ vào nồi, thêm nước và đun sôi.
  • Người bệnh chỉ dùng phần nước thuốc, bỏ bã. Bài thuốc nên dùng đều đặn hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

ĐỪNG BỎ LỠ:

5. Bài thuốc từ hoa cúc tím

Hoa cúc tím thuộc chi hoa nón, có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn rất hiệu quả. Hoa cúc tím không chỉ được sử dụng trong việc chữa viêm đường tiết niệu tại nhà mà còn được dùng rộng rãi với một số bệnh viêm nhiễm khác như viêm tai giữa hay viêm họng.

Hoa cúc tím sở hữu đặc tính chống viêm tốt cho các vấn đề viêm nhiễm tiết niệu
Hoa cúc tím sở hữu đặc tính chống viêm tốt cho các vấn đề viêm nhiễm tiết niệu

Thành phần: 10g hoa cúc tím sấy khô, 200ml nước sôi, 1 thìa cà phê mật ong.

Cách thực hiện:

  • Cho hoa cúc tím khô vào ấm sứ, thêm nước rồi ủ trong khoảng 5 phút.
  • Thêm vào 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất, khuấy đều và thưởng thức. Người bệnh có thể gia giảm mật ong tùy theo khẩu vị của bản thân.

6. Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà với lô hội

Trong lô hội có chứa một hàm lượng lớn các hoạt chất ngừa viêm, chống khuẩn như salicylic acid, bradykinin,… có tác dụng cải thiện nhanh chóng những triệu chứng khó chịu của viêm nhiễm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, việc dùng lô hội thường xuyên còn giúp gia tăng đề kháng và làm đẹp da.

Thành phần: Một nhánh lô hội tươi.

Cách thực hiện:

  • Dùng dao tách bỏ phần vỏ xanh cứng bên ngoài, chi lấy phần thịt lô hội trong suốt bên trong.
  • Cắt thịt lô hội vào máy xay nghiền nhuyễn.
  • Người bệnh nên dùng cả nước lẫn cái, mỗi ngày 1 ly là tốt nhất.

7. Bài thuốc đơn giản từ lá trà xanh

Nhiều người biết đến trà xanh nhờ việc sở hữu hàm lượng hoạt chất chống oxy hóa EGCG dồi dào rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, ít ai biết rằng trà xanh còn là một biện pháp chữa viêm tiết niệu tại nhà hiệu quả. Lý do là vì trong trà xanh có chứa catechin với đặc tính kháng khuẩn cao. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải vi khuẩn gây viêm nhiễm ra ngoài nhanh hơn.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà với trà xanh được nhiều người tin dùng
Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà với trà xanh được nhiều người tin dùng

Thành phần: 10g lá trà xanh, 200ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Cho nước vào nồi, đun đến khi sôi thì thêm lá trà xanh vào rồi nấu khoảng 5 phút.
  • Chắt lấy nước trà rồi dùng uống trong ngày. Nếu người bệnh bị ngứa ngáy bên ngoài niệu đạo thì có thể dùng nước trà xanh thêm một chút muối biển để ngâm rửa hàng ngày.

8. Trị viêm đường tiết niệu tại nhà với nước ép bưởi

Vitamin C có trong nước ép bưởi giúp làm tăng tính axit trong nước tiểu, từ đó hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong bàng quang và niệu đạo. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào này còn khiến sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể tốt hơn, rút ngắn thời gian hồi phục cho người bệnh chữa viêm đường tiết niệu tại nhà.

Thành phần: ⅓ trái bưởi tươi, ½ thìa cà phê mật ong.

Cách thực hiện:

  • Tách lấy phần tép bưởi, cho vào máy sinh tố nghiền nát.
  • Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần bã, thu lấy phần nước cốt.
  • Thêm vào mật ong, khuấy đều rồi thưởng thức. Bệnh nhân có thể sử dụng một cốc nước ép bưởi mỗi ngày.
  • Công thức nước ép này khá an toàn nên có thể áp dụng để điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em.

9. Chữa bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà với giấm táo

Trong các loại giấm lên men từ hoa quả, giấm táo có chứa hàm lượng axit lactic cao nhất. Hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn và kiềm hóa môi trường bên trong cơ thể, giúp người bệnh viêm tiết niệu cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Giấm táo có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn
Giấm táo có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn

Thành phần: 2 muỗng cà phê giấm táo, 180ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Pha 2 thìa giấm táo vào nước lọc, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp. 
  • Người bệnh nên uống khi đói bụng, mỗi ngày một ly là tốt nhất. 

10. Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng bột tỏi

Allicin – một hợp chất tìm thấy trong tỏi, được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm rất hiệu quả. Người bệnh nếu sử dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng tỏi thường xuyên có thể cải thiện nhanh chóng các triệu chứng.

Thành phần: 1 thìa cà phê bột tỏi, 1 ly nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Pha bột tỏi vào nước ấm, khuấy đều để bột tỏi hòa quyện với nước.
  • Người bệnh uống trực tiếp hỗn hợp, mỗi ngày nên dùng một lần.

11. Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà với thuốc cứu

Cây thuốc cứu, hay còn được gọi với cái tên ngải cứu, là một vị thuốc dân gian quen thuộc với người dân Việt Nam. theo y học cổ truyền, thuốc cứu vị đắng, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ độc và cầm máu hiệu quả. Người bệnh viêm tiết niệu dùng ngải cứu đều đặn có thể hồi phục nhanh chóng.

Ngải cứu trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả
Ngải cứu trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả

Thành phần: 20g lá thuốc cứu, 400ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Lá thuốc cứu rửa sạch, bỏ vào nồi, thêm nước rồi đun sôi.
  • Chắt thuốc ra bát, dùng khi còn ấm. Người bệnh nên dùng bài thuốc này hàng ngày.

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà cần lưu ý gì?

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu tại nhà, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Chỉ sử dụng khi đã có sự tư vấn từ bác sĩ: Các bài thuốc dân gian phần lớn khá an toàn với sức khỏe nhưng để đảm bảo, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi dùng. Bệnh nhân cũng cần báo cáo với bác sĩ nếu đang thực hiện phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu Tây y.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Bài thuốc dân gian phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Vì vậy, có những trường hợp dùng thuốc lâu ngày nhưng không thu được hiệu quả như mong muốn. Vì thế, bệnh nhân nên dành thời gian theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu không nhận thấy cải thiện thì cần đi khám lại tại bệnh viện.
  • Uống nhiều nước: Bên cạnh thuốc điều trị và các biện pháp chữa viêm đường tiết niệu tại nhà, chế độ chăm sóc cũng rất quan trọng. Các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân viêm đường tiết niệu uống nhiều nước. Bổ sung đầy đủ chất lỏng không chỉ giúp việc tiểu tiện thuận lợi hơn mà còn giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ vi khuẩn ra ngoài cơ thể.
  • Chọn các loại quần lót phù hợp: Với những người bị viêm đường tiết niệu, việc giữ vệ sinh vùng kín là rất quan trọng. Người bệnh cần lựa chọn loại quần lót có chất liệu thấm hút mồ hôi và ít gây kích ứng để đảm bảo vùng kín luôn được sạch sẽ, thoáng mát và thoải mái.
  • Không nên sử dụng xà phòng công nghiệp cho vùng kín: Trong nhiều trường hợp viêm tiết niệu xảy ra ở niệu đạo, việc lựa chọn xà phòng tắm có nguồn gốc tự nhiên được khuyến khích. Nguyên nhân là vì những sản phẩm công nghiệp có thể khiến vùng kín bị khô ráp hoặc bị kích thích bởi những thành phần hóa học.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà tương đối đa dạng với nhiều ưu, nhược điểm khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên trao đổi cùng bác sĩ điều trị trước khi áp dụng cũng như nên xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và luyện tập thể thao thường xuyên.

NỘI DUNG HỮU ÍCH:

Cập nhật - 2:41 Chiều , 09/06/2023

Chia sẻ

Tại sao viêm đường tiết niệu tiểu ra máu? Biện pháp xử lý hiệu quả

Tại sao viêm đường tiết niệu tiểu ra máu? Biện pháp xử lý hiệu quả

Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu là triệu chứng nhiều bệnh nhân gặp phải. Nếu không thăm khám và...
[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

“Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?” là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc...
[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

“Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?” là câu hỏi của nhiều bệnh nhân đặt ra khi mắc...
Xét nghiệm viêm đường tiết niệu là như thế nào? Các chỉ số quan trọng

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu là như thế nào? Các chỉ số quan trọng

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu là bước quan trọng khi thăm khám và điều trị bệnh lý này. Sau...
Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ do đâu? Phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ do đâu? Phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ là bệnh lý thường gặp hiện nay. Theo ý kiến của các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top