Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam: 8 cách làm hiệu quả bất ngờ

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam được rất nhiều bệnh nhân áp dụng trong những năm gần đây. So với biện pháp điều trị bằng Tây y, phương pháp này có những ưu điểm nổi bật hơn. Vậy, chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược có tốt không và cách làm như thế nào hiệu quả?

Giải đáp chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam có tốt không?

Thay vì lựa chọn phương pháp Tây y để điều trị tình trạng viêm đường tiết niệu, có không ít bệnh nhân đã chữa bệnh bằng thuốc Nam. Thuốc Nam là những vị thuốc từ dược liệu, thảo dược có trong tự nhiên. Có thể nói, chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược là cách làm đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tích cực.

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam

So với việc điều trị bằng Tây y, chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam có những ưu điểm nổi bật:

  • Thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên: Với nguồn gốc từ tự nhiên, các bài thuốc Nam hầu hết không gây kích ứng hoặc phản ứng phụ với người bệnh. Bởi vậy, chúng rất an toàn cho người dùng.
  • Tiết kiệm chi phí: Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến và rất dễ tái phát sau đó. Vậy nên việc điều trị lâu dài là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó, người bệnh thường băn khoăn về chi phí điều trị. Với các bài thuốc Nam, chi phí điều trị được tối ưu tốt nhất cho các bệnh nhân, tiết kiệm chi phí rất nhiều so với các phương pháp chữa bệnh khác.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc điều trị bệnh bằng thuốc Nam đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài. Trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng nặng hơn, người bệnh phải kết hợp điều trị cùng các biện pháp khác.

8 bài thuốc Nam chữa viêm đường tiết niệu

Các dược liệu để chế biến thuốc Nam thường rất thân quen với người bệnh. Sự kết hợp giữa các thảo dược giúp việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 8 bài thuốc Nam điều trị viêm đường tiết niệu.

1. Râu ngô cải thiện triệu chứng viêm đường tiết niệu

Theo dân gian, sử dụng râu ngô có hiệu quả lợi tiểu và hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị bệnh về đường tiết niệu. Nguyên liệu có chứa các hoạt chất: Tinh dầu, saponin, muối khoáng, chất nhầy, các loại vitamin… Các dưỡng chất trên giúp tăng tiết dịch mật, giảm phản ứng viêm.

Râu ngô có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ trong việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
Râu ngô có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ trong việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 100gr râu ngô, rửa sạch và cho vào nồi.
  • Đun cùng khoảng 3 lít nước, đun sôi khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp và sử dụng.
  • Có thể dùng nước râu ngô liên tục, thay thế nước uống hàng ngày.

2. Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam với cây mã đề

Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam với cây mã đề cũng được dân gian thường xuyên sử dụng. Đây là dược liệu mọc dại và được trồng rất nhiều khắp cả nước.

Cây thuốc này có những hoạt chất như: Protein, cellulose, muối khoáng, vitamin C, chất nhầy… Sử dụng cây mã đề có tác dụng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu. Đồng thời dược liệu hỗ trợ điều trị chứng tiểu ra máu, tiểu khó… Do lành tính, dân gian thường sử dụng loại cây này để cải thiện dấu hiệu bị viêm đường tiết niệu ở nữ, nam giới và cả trẻ nhỏ.

Cách sử dụng:

  • Có thể sử dụng dược liệu khô hoặc tươi để chế biến thành thuốc.
  • Làm sạch dược liệu, để ráo nước và sắc thuốc trong khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
  • Mỗi ngày chỉ dùng 10 – 20gr dược liệu để đảm bảo không bị sử dụng không đủ hoặc quá liều.

3. Kim tiền thảo

Đây là dược liệu thân cỏ và các bộ phận của cây thuốc đều có thể sử dụng để chữa bệnh. Dược liệu có chữa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe người bệnh. Trong đó, Flavonoid và Triterpenoid có tác dụng bài tiết, loại bỏ cặn bã ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu. Từ đó, kim tiền thảo hỗ trợ đắc lực trong quá trình chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam.

Hầu hết các bộ phận của cây thuốc đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh
Hầu hết các bộ phận của cây thuốc đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh

Cách sử dụng:

  • Có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc khô để chế biến thành thuốc.
  • Làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước rồi sắc với nước trong 15 phút và sử dụng.
  • Mỗi ngày dùng 30gr – 50gr kim tiền thảo, tránh tình trạng dùng quá liều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người bệnh.

4. Chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược hoàng bá

Các thành phần có trong dược liệu này có khả năng kháng khuẩn rất tốt do có hoạt lực chống viêm. Bởi vậy, chúng được đánh giá tương đương với kháng sinh trong Tây y. Các thành phần có trong hoàng bá có khả năng hỗ trợ tích cực trong việc điều trị viêm đường tiết niệu.

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày sử dụng 6gr – 16gr dược liệu, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
  • Người dùng có thể chế biến thuốc theo nhiều cách khác nhau để chữa bệnh: Ngâm rượu, chiết hoạt chất, làm cao, sắc thuốc…

CLICK ĐỌC NGAY:

5. Cây nhọ nồi

Sử dụng cây nhọ nồi cũng là cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam hiệu nghiệm được rất nhiều người bệnh áp dụng. Với các hoạt chất: Glycosid, Saponin, Flavonoid, Tanin,… sử dụng dược liệu có khả năng hỗ trợ tích cực trong quá trình chữa viêm tiết niệu.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng nhọ nồi tươi hoặc khô và sắc lấy nước uống.
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc từ 1 – 2 tháng để thấy được công dụng trong điều trị bệnh.

6. Hạt dành dành

Hạt dành dành hay còn được gọi là chi tử. Đây là vị thuốc Nam có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Người dùng có thể sử dụng hạt dành dành, kết hợp cùng các nguyên liệu khác để điều trị bệnh.

Hạt dành dành là bài thuốc Nam có hiệu quả cầm máu, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải đọc cơ thể
Hạt dành dành là bài thuốc Nam có hiệu quả cầm máu, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải đọc cơ thể

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị hạt dành dành, đỗ xanh, đỗ đen, đường phèn và gạo.
  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị và nấu thành cháo.
  • Đun cho tới khi cháo nhuyễn thì nêm nếm gia vị cho vừa vặn rồi sử dụng.
  • Sử dụng cháo khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn.

7. Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam với lá trầu không

Theo các chuyên gia y tế, lá trầu không có hàm lượng kháng sinh rất cao. Chúng có khả năng kháng khuẩn, khử mùi hôi và giảm các triệu chứng của viêm đường tiết niệu.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng một nắm lá trầu không, loại bỏ những lá úa vàng.
  • Rửa sạch và ngâm cùng nước muối loãng để loại sạch các bụi bẩn rồi đem vào cuối giã nhuyễn.
  • Hòa nước ấm vào cùng và chắt bỏ phẫn bã lá.
  • Sử dụng nước trầu không để vệ sinh vùng kín, tuy nhiên không nên thụt rửa quá sâu, có thể làm tổn thương tới các cơ quan khác.

8. Lá trà xanh

Lá trà xanh là dược liệu có tính kháng khuẩn tự nhiên và rất tốt cho sức khỏe người dùng. Nguyên liệu có chứa các thành phần: Epigallocatechin-3-gallate, Flavonoid, Vitamin A, B3, B2, C, B5,… Từ đó, sử dụng lá trà xanh là cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và lợi tiểu hiệu quả.

Lá trà xanh có tính kháng khuẩn và rất tốt cho người bệnh mắc viêm đường tiết niệu
Lá trà xanh có tính kháng khuẩn và rất tốt cho người bệnh mắc viêm đường tiết niệu

Cách sử dụng:

  • Sử dụng một nắm trà xanh, rửa và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
  • Đun với nước và sử dụng nước lá trà xanh hàng ngày.
  • Ngoài ra người bệnh có thể dùng nước lá trà để ngâm rửa bộ phận sinh dục. Điều này hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm vào môi trường bên trong cơ thể.

Những lưu ý khi chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam

Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam là biện pháp an toàn, tối ưu thời gian và chi phí của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần phải ghi nhớ những vấn đề sau đây để quá trình chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Sơ chế thật sạch các nguyên liệu để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng kín để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Không sử dụng chung đồ lót, không mặc đồ lót khi còn ẩm ướt.
  • Xây dựng, thiết lập chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý.
  • Kết hợp lối sống lành mạnh, tăng cường tập thể dục hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh.
  • Không sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc những loại sữa tắm có độ pH cao.
  • Nếu các bài thuốc Nam ít phát huy hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng một số loại kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả điều trị mà phương pháp mang lại. Tuy nhiên, biện pháp này thường phù hợp với bệnh nhân mới mắc bệnh hoặc có thể trạng bệnh nhẹ. Trong trường hợp có biến chứng nặng, người bệnh phải tới cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời bằng phương pháp khác.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cập nhật - 2:28 Sáng , 02/06/2023

Chia sẻ

Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ do đâu? Phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ do đâu? Phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ là bệnh lý thường gặp hiện nay. Theo ý kiến của các...
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và sự phát triển...
Bật mí 11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả nhanh chóng

Bật mí 11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả nhanh chóng

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà mẹ. Bởi...
Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì nhanh khỏi? 10 loại thuốc trị viêm tốt nhất

Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì nhanh khỏi? 10 loại thuốc trị...

Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bệnh lý...
[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

“Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?” là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top