3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Tay Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Á sừng là bệnh lý không còn quá xa lạ trong đời sống cộng đồng ngày nay, chúng có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể và phổ biến nhất là ở tay. Á sừng ở tay là tình trạng da tay bị viêm với những biểu hiện đặc trưng như da tay khô, bong tróc, đầu ngón tay bị chảy máu,… Tuy đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng để điều trị khỏi hoàn toàn tình trạng bệnh thì rất khó. Muốn giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, bạn cần áp dụng các cách chữa bệnh á sừng ở tay càng sớm càng tốt. Dưới đây là 3 biện pháp chữa bệnh á sừng ở tay được nhiều người áp dụng phổ biến nhất mà bạn nên tham khảo. 

3 cách chữa bệnh á sừng ở tay cho kết quả cao

Á sừng ở tay là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, chúng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và bứt rứt trong người. Khi mắc phải bệnh này, da tay của người bệnh sẽ bị nứt nẻ, khô ráp và bong tróc. Hơn nữa, đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay sẽ bị chảy máu sau khi lớp sừng bong tróc. Lúc này, bệnh nhân cảm thấy đau rát, chính điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và đời sống hàng ngày của bệnh nhân.

Á sừng ở tay là bệnh lý ngoài da phổ biến nhất hiện nay
Á sừng ở tay là bệnh lý ngoài da phổ biến nhất hiện nay

Thực tế, nhiều bệnh nhân cho rằng, các triệu chứng của bệnh á sừng ở tay gần giống với các triệu chứng của một số bệnh lý ngoài da khác như tổ đỉa, vảy nến nên rất dễ nhầm lẫn. Thậm chí, một số người vì nhầm lẫn bệnh lý mà áp dụng sai phương pháp điều trị, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Do đó, ngay khi phát hiện trên bàn tay có sự bất thường, cần đến các cơ sở y tế để tiến hành chẩn đoán và thăm khám.

Mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bên trong, nhưng các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng sẽ gây khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, để phần nào cải thiện các triệu chứng, bạn nên áp dụng 3 cách chữa bệnh á sừng phổ biến dưới đây:

Xem thêm

Sử dụng Tây y chữa á sừng ở tay

Thuốc chữa bệnh á sừng ở tay được chia thành 2 dạng: Thuốc bôi và thuốc uống. Sau khi hoàn tất quá trình chẩn đoán, tuỳ vào từng tình trạng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc phù hợp để điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được bác sĩ khuyên dùng:

Thuốc chữa á sừng ở bàn tay dạng bôi

Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, nứt nẻ,… sẽ được cải thiện tốt sau một thời gian dài sử dụng thuốc bôi chữa á sừng ở tay. 

  • Thuốc Acid Salicylic: Sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài, da sẽ được cung cấp độ ẩm cần thiết, từ đó cải thiện các triệu chứng nứt nẻ và bong tróc. Hơn nữa, thuốc có tác dụng phân rã, từ đó làm các tế bào da dính chặt lại với nhau. Ngoài ra, chúng còn có một số công dụng nhất định như tiêu viêm, kháng khuẩn, hạn chế xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Với loại thuốc này, bạn nên sử dụng cẩn thận và tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ vì chúng rất dễ khiến da bị hoại tử khi sử dụng sai cách.
  • Thuốc chứa Corticoid: Loại thuốc này có chứa một số hoạt chất như Clobetason, Dexamethason,…Tác dụng chính của loại thuốc này là kháng viêm, kiểm soát tốt triệu chứng bong sừng, giảm phù nề,… Với loại thuốc này, bạn có thể sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng và tăng giảm liều lượng theo cảm tính. 
  • Thuốc chống nấm: Thuốc bôi dạng mỡ có chứa nizoral hoặc griseofulvin sẽ được chỉ định sử dụng với những bệnh nhân bị á sừng ở tay. Công dụng chính của loại thuốc này là kháng khuẩn và chống nấm tốt.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Một số loại thuốc điều hòa miễn dịch gồm có Tacrolimus và Pimecrolimus có tác dụng chính là ức chế quá trình á sừng trên da tay, giảm các phản ứng của cơ thể khi gặp phải dị nguyên, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu của bệnh á sừng da tay.
  • Kem dưỡng da: Kem dưỡng da là loại thuốc bôi ngoài da được bác sĩ khuyến cáo sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là các loại kem dưỡng da có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Sử dụng chúng trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện tình trạng sừng hóa, nứt nẻ và bong tróc trên da.
Thuốc Acid Salicylic giúp cung cấp độ ẩm cho da, tránh xảy ra tình trạng bong tróc và nứt nẻ
Thuốc Acid Salicylic giúp cung cấp độ ẩm cho da, tránh xảy ra tình trạng bong tróc và nứt nẻ

Thuốc chữa á sừng ở bàn tay dạng uống

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc chữa á sừng ở bàn tay dạng bôi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thêm dạng uống để cải thiện hoàn toàn các triệu chứng khó chịu của bệnh. Theo đó, các loại thuốc Tây chữa á sừng ở bàn tay dạng uống thường xuất hiện trong toa đơn gồm có:

  • Thuốc corticoid (Prednisolon, Dexamethason…): Với loại thuốc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng từ 5-10 ngày để hỗ trợ kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu của bệnh á sừng ở tay.
  • Thuốc kháng Histamin H1 (Loratadin, Fexofenadine và Cetirizin): Sau khi đưa vào cơ thể loại thuốc này sẽ tạo ra chuỗi phản ứng ức chế hoạt chất trung gian gây ra tình trạng dị ứng có tên là Histamin, từ đó cải thiện tốt tình trạng bong tróc, sừng hóa và ngứa ngáy.
  • Thuốc chống nấm, kháng sinh: Loại thuốc này chỉ được sử dụng với những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng.
  • Vitamin tổng hợp: Khi kê đơn, bác sĩ sẽ bổ sung thêm một số vitamin như A, C, E, D, B,… để kích thích quá trình mọc da non, vừa đẩy nhanh quá trình cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Thuốc chống nấm Fluconazole
Thuốc chống nấm Fluconazole

Một vài mẹo dân gian chữa bệnh á sừng ở tay

Thêm một cách chữa bệnh á sừng ở tay cho hiệu nghiệm cao đó chính là áp dụng mẹo dân gian. Những bài thuốc dân gian dưới đây phần nào giúp bạn cải thiện tốt các triệu chứng, giảm bớt cảm giác khó chịu ngứa ngáy và trả lại cho bàn làn da tay mảnh mai.

Lá trầu không là cách chữa bệnh á sừng ở tay tuyệt vời

Trong lá trầu không gồm một số hoạt chất như allylcatechol, methyl eugenol, acid amin, vitamin, tanin, eugenol, carvacrol, chavicol, caryophyllene,… có tác dụng chính là tiêu viêm và giải độc rất tốt. Hơn nữa, lá trầu không có tính ấm và vị cay nồng. Với những ưu điểm như vậy, đây là phương pháp chữa bệnh á sừng ở tay hợp lý mà bạn không thể bỏ qua.

Không những giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, dùng lá trầu không sẽ làm vững chắc hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa xảy ra tình trạng viêm nhiễm ở những vùng da đang bị tổn thương.

Cách thực hiện

  • Sơ chế từ 5-7 lá trầu không bằng cách đem chúng đi rửa sạch với nước và ngâm cùng với chút muối loãng, sau đó dùng tay vò nát lá trầu.
  • Đun sôi 2,5 lít nước rồi cho lá trầu không vào, đun tiếp thêm tầm 5 phút nữa thì ngừng đun.
  • Đổ nước ra chậu đã chuẩn bị sẵn để chờ nguội.
  • Ngâm trong nước vị trí bị á sừng để cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
Lá trầu không là cách chữa bệnh á sừng ở tay tuyệt vời
Lá trầu không là cách chữa bệnh á sừng ở tay tuyệt vời

Dùng lá lốt

Lượng kháng sinh tự nhiên trong lá lốt giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh á sừng da tay gây ra. Bên cạnh đó, lá lốt còn có công dụng giảm viêm, giảm sưng và kháng khuẩn hiệu quả.

Có 2 cách sử dụng, người bệnh chọn làm theo cách nào cũng mang lại hiệu quả tốt.

Cách 1

  • Nguyên liệu chủ chốt mà bạn cần chuẩn bị là 10 lá lốt tươi.
  • Sơ chế chúng bằng cách rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Giã nhuyễn lá lốt, sau đó đắp chúng lên vị trí bị á sừng và để yên như vậy trong khoảng 30 phút.
  • Dùng nước sạch để rửa lại da.

Cách 2

  • Sơ chế 50g lá lốt bằng cách đem đi rửa sạch với nước rồi cho vào ấm.
  • Thêm 2 lít nước vào và tiến hành đun sôi trong vòng 5 phút, sau đó hòa cùng một vài hạt muối biển.
  • Đổ nước ra chậu và chờ nguội, sau đó tiến hành ngâm rửa vùng da tay bị á sừng.

Xem thêm

Có thể sử dụng lá lốt để làm phương pháp cải thiện các triệu chứng
Có thể sử dụng lá lốt để làm phương pháp cải thiện các triệu chứng

Tận dụng tỏi để làm bài thuốc chữa á sừng da tay

Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin như một kháng sinh tự nhiên, có khả năng chống viêm, giảm đau và sát khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, quá trình tái tạo và phục hồi làn da cũng được đẩy nhanh nhờ tác dụng của vitamin C và Selen có trong tỏi. Hàng rào bảo vệ da cũng được tăng cường khi áp dụng phương pháp này, từ đó triệt tiêu hoàn toàn các tác nhân gây bệnh cho da tay.

Cách thực hiện

  • Nguyên liệu chính mà bạn cần chuẩn bị là vài nhánh tỏi, sau đó lột sạch lớp vỏ bên ngoài và rửa sạch với nước.
  • Cho tỏi vào cối để giã nát, chỉ lấy phần nước cốt tỏi và vứt bỏ phần bã.
  • Sử dụng tăm bông để thấm nước cốt tỏi, sau đó bôi lên vùng da tay bị á sừng.
  • Để yên như vậy khoảng tầm 5-10 phút, sau đó bôi lớp nước cốt lên vùng da tay bị á sừng.
  • Sử dụng nước sạch để vệ sinh một lần nữa vùng da bị bệnh và lau khô.

Quả chanh

Là một trong những nguyên liệu thường được dùng nhất để chữa trị bệnh á sừng, trong chanh có chứa hàm lượng lớn vitamin C nên chúng có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ da và kích thích quá trình tái tạo tế bào da mới. Bên cạnh đó, chanh cũng tồn đọng một số khuyết điểm đó chính là trong chanh có chứa hàm lượng lớn axit citric gây bào mòn da và đau rát. Do vậy, với những ai đang bị vết thương hở thì không nên sử dụng chanh để làm phương pháp điều trị.

Cách thực hiện

  • 1 quả chanh mọng nước là nguyên liệu chủ chốt để thực hiện phương pháp này.
  • Cắt chanh thành từng lát mỏng và nhỏ, sau đó tiến hành đắp lên vùng da tay không may bị á sừng.
  • Sau 5 -10 phút thì dùng nước sạch để rửa và lau tay thật khô.
Sử dụng chanh sẽ giúp nâng cao hàng rào bảo vệ da
Sử dụng chanh sẽ giúp nâng cao hàng rào bảo vệ da

Lá chè xanh

Từ lâu, lá chè xanh cũng được biết đến với công dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố và điều trị hiệu quả một số bệnh lý ngoài da, trong đó có á sừng. Chúng có tác dụng làm dịu da và sát khuẩn cực tốt bởi chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, lá chè xanh còn có khả năng loại bỏ hoàn toàn tế bào chết, cải thiện tình trạng da bong tróc, sần sùi và kích thích quá trình làm lành vết thương do bệnh á sừng da tay gây ra.

Cách thực hiện

  • Sơ chế 1 nắm lá chè xanh bằng cách đem đi rửa sạch và ngâm cùng với muối loãng.
  • Sau khi vò nát lá chè xanh, bạn đem đi đun với 2 lít nước trong khoảng thời gian 10 phút.
  • Đổ nước ra chậu và sau đó chờ nguội. 
  • Ngâm rửa vùng da tay bị á sừng trong vòng 30 phút.
  • Thay vì bỏ phần bã, bạn có thể tận dụng chúng bằng cách sử dụng bã để chà xát nhẹ lên vùng da bị á sừng.

Xem thêm

Lá chè xanh có tác dụng làm dịu da và sát khuẩn cực tốt
Lá chè xanh có tác dụng làm dịu da và sát khuẩn cực tốt

Chữa á sừng ở tay bằng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu làm đẹp khá quen thuộc đối với nhiều chị em, bởi chúng có tác dụng dưỡng ẩm cho da và làm dịu da. Đặc biệt, vitamin E và một số dưỡng chất trong dầu dừa giúp da mềm mại hơn, ngăn ngừa xảy ra tình trạng khô da, bong tróc và nứt nẻ và ức chế xảy ra quá trình lão hóa.

Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng chống viêm và diệt khuẩn cực tốt, ngăn chặn các vi khuẩn tấn công gây hại cho da, nhất là tình trạng bội nhiễm.

Cách thực hiện

  • Cần vệ sinh vùng da bị bệnh và sử dụng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết còn bám trên da, sau đó sử dụng một chiếc khăn sạch để lau khô.
  • Sử dụng 1 lượng tinh dầu dừa nguyên chất vừa đủ để thoa lên vùng da bị tổn thương.
  • Để dưỡng chất thấm sâu vào da, cần kết hợp thêm động tác massage.
  • Bạn có thể để qua đêm, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa lại vùng da bị tổn thương là được.
Chữa á sừng ở tay bằng dầu dừa
Chữa á sừng ở tay bằng dầu dừa

Chữa á sừng ở tay bằng Đông y

Theo đó, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài thuốc thứ 1

  • Nguyên liệu chủ chốt: 12gr hỏa ma nhân, huyền sâm, ké đầu ngựa, sinh địa, hà thủ ô.
  • Cách thực hiện: Với tất cả nguyên liệu trên, bạn cho tất cả vào nồi lớn và hòa cùng với 4 bát nước lọc. Tiến hành đun sôi và sắc cho đến khi cạn còn 1 chén thuốc thì ngưng. Chỉ sử dụng phần nước và dùng khi nước còn ấm. Để bệnh tình được thuyên giảm, mỗi ngày bạn nên dùng 1 thang.

Bài thuốc thứ 2

  • Nguyên liệu chủ chốt: 12gr mỗi vị đơn tướng quân, hạ khô thảo, thổ phục linh rau má, bồ công anh, kinh giới.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị nói trên vào đun cùng với 5 chén nước. Tiến hành đun cho đến khi còn cô đặc lại 1 chén thì ngưng đun. Sau đó, chỉ sử dụng lấy phần nước và ngâm rửa vùng da bị á sừng.

Xem thêm

Cần lưu ý gì khi điều trị á sừng da tay?

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao cũng như ngăn ngừa tối đa tình trạng bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Cần kết hợp thoa kem dưỡng ẩm cho da tay hàng ngày, nhất là sau khi tắm.
  • Cần phải uống đủ nước, tối đa từ 1,5-2 lít nước/ngày để giữ được độ ẩm nhất định cho da tay, không để da tay rơi vào tình trạng bong tróc.
  • Khi tắm, không nên dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng vì nó sẽ làm mất đi độ ẩm của da.
  • Không nên để da tay tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên đeo găng tay.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý và luôn giữ trạng thái vui vẻ, yêu đời.
Cần đeo găng tay bảo vệ da trong các trường hợp sử dụng các chất tẩy rửa
Cần đeo găng tay bảo vệ da trong các trường hợp sử dụng các chất tẩy rửa

3 cách chữa bệnh á sừng ở tay đã được chúng tôi cụ thể hóa trong bài viết trên. Hy vọng, bạn sẽ áp dụng đúng cách để đạt được kết quả điều trị tối ưu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng này, hãy đến Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 để được thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng. 

Cập nhật - 2:45 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Người Bệnh Á Sừng Kiêng Ăn Gì? Top 7 Loại Thực Phẩm Cần Tránh

Người Bệnh Á Sừng Kiêng Ăn Gì? Top 7 Loại Thực Phẩm Cần Tránh

Á sừng là một dạng viêm da cơ địa, gây tổn thương ở nhiều vùng da khác nhau, đặc biệt...
[Giải Đáp Chuyên Gia] Bệnh Á Sừng Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh Á Sừng Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp Chuyên Gia]

Tương tự như đối với người lớn, bệnh á sừng ở trẻ em làm bong tróc các mảng da, khiến...
Top 15 Thuốc Chữa Bệnh Á Sừng Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 15 Thuốc Chữa Bệnh Á Sừng Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Á sừng là bệnh da liễu phổ biến, không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng...
Cách Chữa Bệnh Á Sừng Da Đầu Cho Hiệu Quả Cao

[Xem ngay] Cách Chữa Bệnh Á Sừng Da Đầu Cho Hiệu Quả Cao

Cách chữa bệnh á sừng da đầu là vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Lý do...
3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Chân Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Chân Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

Á sừng ở chân là bệnh ngoài da, thường xuất hiện vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top