Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách phòng và chữa bệnh

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: Teo cơ, bại liệt… Vì vậy, phụ huynh cần chú ý phát hiện và đưa trẻ đi khám bệnh một cách sớm nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn những thông tin về căn bệnh này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em là gì?

Viêm khớp cấp tính là một dạng của bệnh lý xương khớp, khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh chóng. Thông thường, những người ngoài 40 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp cao nhất. Nhưng trong thực tế, số lượng trẻ em dưới 17 tuổi mắc viêm khớp cấp đang tăng nhanh chóng. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở các bé gái cao hơn hẳn so với các bé trai.

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh chóng
Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh chóng

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em thường không thể tự thuyên giảm hay khỏi hẳn. Nếu không có phương pháp điều trị, bệnh ở trẻ sẽ tiến triển nặng. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể như:

Xương khớp phát triển bất thường

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em phát triển sang giai đoạn mãn tính gây ra nhiều hệ lụy. Hệ thống dây chằng và các sụn khớp của trẻ sẽ không thể phát triển đồng đều. Từ đó dẫn đến các bất thường về hình dạng và mức tính chất xương khớp. Những chi có khớp viêm có thể phát triển thành quá dài, quá ngắn hoặc quá to, quá nhỏ. Thậm chí hai bàn tay, hai bàn chân có thể chênh lệch nhau về chiều dài, kích thước,…

Ảnh hưởng đến thị lực

Trong một số trường hợp, bệnh viêm khớp ở trẻ sẽ tiến triển thành viêm khớp dạng thấp, tác động đến thị lực và gây ra các bệnh như: Viêm hốc mắt, đau mắt đỏ. Nếu không được khắc phục sớm, bệnh có thể làm tăng áp lực dịch thể trong mắt khiến các dây thần kinh bị tổn thương, từ đó gây ra chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực và mù lòa.

Gây suy yếu sức khỏe

Đi kèm với các triệu chứng viêm khớp, trẻ có thể bị sốt, phát ban và mất ngủ. Trong nhiều trường hợp, trẻ ăn uống không ngon miệng. Từ đó dẫn đến việc chán ăn, lười ăn, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng. Các triệu chứng trên kéo dài gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Trẻ sẽ luôn bị căng thẳng, bất ổn về tinh thần. Hệ thống miễn dịch dần bị suy yếu, khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Thêm vào đó, đây là giai đoạn phát triển chiều cao ở trẻ. Trường hợp trẻ mắc các bệnh về khớp sẽ cản trở quá trình phát triển, khiến trẻ thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Hạn chế khả năng vận động

Viêm khớp lâu ngày có thể khiến các khớp sụn phát triển không bình thường, xuất hiện các gai hay nốt sần ở sụn. Điều đó khiến việc cử động trở nên khó khăn, trẻ có thể bị đau đớn khi vận động. Để giảm đau trẻ sẽ hạn chế vận động, lâu ngày các khớp này sẽ bị cứng lại.

Các cơn đau khớp hạn chế vận động của trẻ, khiến trẻ buồn bã, tự ti
Các cơn đau khớp hạn chế vận động của trẻ, khiến trẻ buồn bã, tự ti

Bên cạnh đó, trẻ em là nhóm hiếu động nhất, viêm khớp sẽ khiến khả năng vận động của trẻ bị hạn chế. Việc không thể chạy nhảy, leo trèo có thể khiến trẻ trở nên buồn bã, tự ti, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ.

Có thể gây ra teo cơ, bại liệt chi

Khi viêm khớp cấp tính ở trẻ em tiến triển thành viêm khớp dạng thấp, biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất mà trẻ có thể gặp phải chính là teo cơ, bại liệt chi. Các tổn thương về khớp trong giai đoạn phát triển có thể gây ra teo các bó cơ, làm yếu các gân, xương ở khu vực xung quanh. Khi đó, không chỉ cơ bị biến dạng mà chi cũng có thể bị bại liệt, không thể cử động được.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em

Hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác cho nguyên nhân gây viêm khớp cấp ở trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng sự rối loạn hệ thống miễn dịch của trẻ chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý này. Cụ thể, hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể của trẻ. Nó sẽ tấn công, tiêu diệt các vi khuẩn, virus và gốc tự do gây hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ miễn dịch tiêu diệt nhầm tế bào khỏe mạnh của cơ thể, gây ra sự sưng, đau, viêm nhiễm tại các ổ khớp.

Ngoài ra, các tác nhân gây bệnh thường thấy nhất gồm có:

  • Chấn thương xương khớp: Các tổn thương về xương, khớp đều tác động đến sức khỏe của khớp, khiến chúng yếu đi. Nếu không kịp thời chữa trị, đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus có hại tấn công, gây viêm khớp cấp.
  • Thừa cân béo phì: Cơ thể có cân nặng quá lớn sẽ gây sức ép lên các ổ khớp. Đặc biệt, khớp của trẻ em đang trong thời kì phát triển, chưa hoàn thiện hoàn toàn nên dễ bị tổn thương hơn. Dây chằng và xương khớp sẽ suy yếu do bị chèn ép lâu ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập, gây ra viêm nhiễm.
  • Do di truyền: Trẻ có người thân mắc các bệnh lý về khớp có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Lý do là trẻ được di truyền kháng sinh đặc hiệu HLA từ gia đình. Đây là loại kháng sinh đóng vai trò chủ yếu trong tính nhạy cảm chống lại bệnh tật. Điều đó khiến hàng rào miễn dịch hoạt động mạnh hơn khi phát hiện các tác nhân lạ, từ đó tăng nguy cơ làm viêm khớp của trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Trẻ thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ dầu mỡ, nước ngọt có gas, ăn thiếu dinh dưỡng,… có nguy cơ viêm khớp cấp cao hơn bình thường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em có thể phát thành từng đợt hoặc kéo dài liên tục. Có thể nhận biết viêm khớp cấp dựa vào các dấu hiệu cơ bản sau:

  • Đau nhức: Trẻ thường có triệu chứng đau khớp vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Tình trạng này chủ yếu gặp ở khớp hông, đầu gối và cổ chân trẻ.
  • Sưng tấy: Ở vị trí các khớp viêm thường có dấu hiệu sưng tấy, nóng ran, sờ vào hơi mềm. Các vùng sưng này hay gặp tại vị trí khớp gối, khuỷu tay.
  • Cứng khớp: Các khớp bị căng cứng khiến trẻ khó vận động, đi khập khiễng hoặc không thể duỗi thẳng chân. Chính vì vậy, khi thấy trẻ đi cà nhắc hoặc k duỗi được khớp thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám.
  • Sốt cao: Viêm, đau khớp ở trẻ thường đi kèm với biểu hiện sốt cao. Tình trạng viêm kéo dài khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng nhanh, nhiệt độ sốt thường gặp là 30 độ. Triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần liên tiếp đến khi trẻ khỏi viêm khớp cấp.
  • Phát ban: Phát ban một trong những là triệu chứng cơ bản nhất. Ban đầu, trẻ sẽ bị nổi các mảng mẩn nhỏ li ti ở ngực, bụng, tay chân,… Tuy nhiên dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với bệnh mề đay, vì vậy cần kết hợp với các triệu chứng khác để khẳng định trẻ bị viêm khớp.
  • Mất ngủ, mệt mỏi: Tình trạng đau nhức, sốt, khó vận động,… khiến trẻ mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ.
  • Chán ăn: Trẻ mắc viêm khớp cấp có thể bị chán ăn, ăn không ngon dẫn đến sụt cân, thậm chí là suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch hoặc rối loạn tăng trưởng,…

Các triệu chứng trên gây cảm giác đau đớn, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời thì chúng có thể phát triển nặng thêm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của các em.

Cách điều trị bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em thường không thể tự khỏi, vì vậy cần điều trị kịp thời cho trẻ. Tránh tình trạng cha mẹ chủ quan, để bệnh tiến triển nặng dẫn đến nhiều biến chứng. Điều trị sớm có thể giúp trị dứt điểm bệnh, giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng sau này. Do vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm khớp cấp cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

Xem thêm

Điều trị kịp thời giúp chữa dứt điểm viêm khớp cấp ở trẻ
Điều trị kịp thời giúp chữa dứt điểm viêm khớp cấp ở trẻ

Tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, tập chung vào mục tiêu chính là trị triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương vĩnh viễn ở sụn khớp.

Phương pháp Tây y

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em thường được điều trị bằng phương pháp Tây y như dùng thuốc, phẫu thuật và dùng vật lý trị liệu.

Dùng thuốc

Khi trẻ bị viêm khớp cấp tính, bác sĩ thường chỉ định một số thuốc giảm đau, trị viêm như sau:

  • Thuốc kháng viêm non dạng Steroid (NSAID): Ibuprofen, Naproxen,… nhằm kháng viêm, giảm sưng đau tại các khớp đang bị viêm.
  • Thuốc DMARDs chống thấp khớp: Ức chế, làm chậm quá trình viêm khớp nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển.
  • Thuốc chống viêm Methotrexate và Sulfasalazine: Trị viêm và ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng viêm.
  • Thuốc Corticosteroid: Được chỉ định dùng trong trường hợp viêm khớp cấp đã tiến triển nặng, phòng ngừa bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Thuốc sinh học Anakinra, Abatacept,…: Làm giảm viêm, dịu tình trạng sưng đau tại vị trí ổ khớp bị viêm.

Nếu sử dụng đúng cách, thuốc Tây y giúp điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em. Tuy nhiên, chúng có thể mang lại nhiều tác dụng phụ. Thậm chí tiềm ẩn nguy cơ nghiện thuốc, kháng thuốc,… nếu sử dụng lâu dài. Chính vì vậy trẻ cần dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về tự điều trị tại nhà cho con.

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu có thể kết hợp với phương pháp điều trị chủ đạo giúp rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tác dụng phụ của thuốc và biến chứng của bệnh. Cần kiên thực hiện các phương pháp sau đây:

  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp có thể làm tê các dây thần kinh quanh khớp, làm giảm tình trạng đau nhức, sưng đỏ. Cách thức thực hiện rất đơn giản, chỉ cần lấy một túi chườm lạnh hoặc một khăn dày chứa đá viên áp vào vùng viêm và giữ trong vài phút. Thực hiện như chườm lạnh mỗi khi có cơn đau tái phát.
  • Chườm nóng: Nhiệt độ cao khi chườm nóng giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu. Từ đó làm giảm đau, giảm sưng, đồng thời kích thích quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng. Để thực hiện chườm nóng, bạn hãy cho nước ấm vào một túi chườm hoặc một chai thủy tinh, sau đó chườm trực tiếp lên vùng viêm đau.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Phương pháp này được thực hiện bởi người có chuyên môn nhằm tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ, giúp tăng lưu thông máu và làm giảm triệu chứng cứng xương khớp. Vì vậy nếu không thông thạo xoa bóp, bấm huyệt thì phụ huynh nên đưa trẻ đến phòng khám hoặc các trung tâm Đông y để các chuyên gia thực hiện.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật không phải phương pháp được ưu tiên để chữa viêm khớp. Nó chỉ được chỉ định đối với các trường hợp bệnh nghiêm trọng, các phương pháp điều trị khác không có tác dụng. Mục đích chính của các can thiệp ngoại khoa là loại bỏ vùng viêm, điều chỉnh nhằm khôi phục phần tổn thương, hay thậm chí là thay thế khớp.

Các dạng can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Thường được thực hiện đối với khớp khuỷu tay, cổ tay, khớp hông, đầu gối để loại bỏ đi phần đang bị viêm.
  • Phẫu thuật sửa chữa gân: Các vùng gân xung quanh khớp viêm có thể bị lỏng, vỡ. Chính vì vậy loại phẫu thuật này được chỉ định để khắc phục tình trạng vỡ gân, lỏng gân.
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Được thực hiện nhằm điều chỉnh, khắc phục các tổn thương, ổn định lại các sai lệch trên hệ thống xương khớp của trẻ.
  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ: Đây là can thiệp ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp xấu nhất. Khi xương khớp trẻ đã bị viêm nhiễm, tổn thương quá nặng không thể khắc phục được, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật chèn và thay thế vùng đó bằng các bộ phận giả để tránh xảy ra hoại tử.

Dùng phương pháp Đông y chữa bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em

Điều trị bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em bằng Đông y là phương pháp được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Các vị thuốc Đông y là các loại thảo dược quý có nguồn gốc tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, thuốc Đông y không chỉ điều trị triệu chứng mà còn tác động, điều trị tận căn nguyên bệnh, đồng thời bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe của trẻ.

Thuốc Đông y điều trị tận căn nguyên bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng cho trẻ
Thuốc Đông y điều trị tận căn nguyên bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng cho trẻ

Thông thường, thuốc Đông y chữa xương khớp sẽ có tác dụng chậm hơn thuốc Tây y, hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và mức độ hấp thụ của người bệnh. Một số bài thuốc Đông y trị viêm khớp cấp hiệu quả gồm:

Bài thuốc số 1: Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh

Bài thuốc xương khớp gia truyền của dòng họ Đỗ Minh có công dụng điều trị tận gốc bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em. Hiện tại, thuốc được điều chế dạng cao tinh chất giúp dễ dàng dùng cho trẻ.

Tác dụng: Trị  tận gốc viêm khớp và viêm khớp cấp, kháng viêm, giảm đau, bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Thành phần: 50 – 60 thảo dược tự nhiên quý như: Vương cốt đằng, bạch thược, quế chi, ngưu tất, đỗ trọng, phòng phong, tri mẫu,…

Cách sử dụng:

  • Bạn pha 1 thìa cà phê cao tinh chất vào một cốc nước ấm 200ml.
  • Hòa tan cao vào nước ấm và uống khi nước còn ấm.
  • Mỗi ngày uống 2 – 3 lần trước hoặc sau khi ăn.
  • Dùng thuốc đủ liều lượng, liệu trình, không tự ý thay đổi liều lượng uống hay ngưng thuốc giữa chừng.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu:

  • 12g mỗi loại: Tang ký sinh, bạch thược, thần cửu, sinh địa, tư trọng, thổ phục linh.
  • 8g mỗi loại: Xuyên độc hoạt, hoài ngưu tất, sơn hoa trà.
  • 6g thương khung.
  • 4g mỗi loại: Nhân sâm, tế thảo, cam thảo, nhục quế.

Cách sử dụng:

  • Cho nguyên liệu vào ấm với 5 bát nước sạch.
  • Sắc bằng lửa nhỏ đến khi còn khoảng 2 bát nước thì tắt bếp.
  • Chia phần thuốc làm đôi, uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 3: Điều chế bởi Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102

Tác dụng: Trị căn nguyên gây ra viêm khớp cấp, khu phong trừ thấp, tiêu viêm, giảm đau, bồi bổ sức khỏe của trẻ.

Nguyên liệu bài thuốc chữa bệnh lý xương khớp của bệnh viện Quân Dân 102
Nguyên liệu bài thuốc chữa bệnh lý xương khớp của bệnh viện Quân Dân 102

Nguyên liệu: Thảo dược tự nhiên quý hiếm được trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO.

Cách sử dụng: Thuốc được chia thành 3 giai đoạn điều trị chính.

  • Giai đoạn 1: Dùng thuốc điều trị các triệu chứng bệnh trong thời gian 3 – 4 tuần. Trong giai đoạn này, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn dùng thêm vật lý trị liệu để có kết quả nhanh chóng.
  • Giai đoạn 2: Dùng thuốc trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao để điều chỉnh thuốc phù hợp cho trẻ.
  • Giai đoạn 3: Trẻ sẽ được dùng thuốc bồi bổ sức khỏe để tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh sau này.

Bài thuốc số 4

Nguyên liệu:

  • 4g mỗi loại: Phụ tử chế, quế đơn.
  • 12g mỗi loại: Bạch linh, đơn bì, mã đề thảo.
  • 16g mỗi loại: Hoài sơn, sơ thù du.
  • 32g địa hoàng.

Cách sử dụng:

  • Cho nguyên liệu vào ấm với một lượng nước vừa đủ.
  • Sắc đến khi cô cạn còn một nửa lượng nước ban đầu.
  • Chia thuốc ra uống 2 – 3 lần uống trong ngày, tuyệt đối không để qua đêm.

Bài thuốc số 5: Điều chế bởi Trung tâm thuốc dân tộc

Tác dụng: Giảm đau khớp, tiêu viêm, tiêu sưng, trừ phong thấp, kích thích máu lưu thông, bồi bổ cơ thể, ngừa bệnh tái phát.

Nguyên liệu: Kết hợp nhiều loại dược liệu tự nhiên quý như: Vương cốt đằng, bồ công anh, đương quy, hoàng cầm, quế chi,…

Cách sử dụng:

  • Thuốc dạng thang thô: Sắc nguyên liệu với nước và sử dụng.
  • Thuốc dạng cao tinh chất: Hòa tan cao vào nước ấm rồi sử dụng.
  • Thuốc dạng viên hoàn: Dùng uống trực tiếp với nhiều nước.

Một số mẹo dân gian

Có nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em khá hữu hiệu mà cha mẹ nên cho trẻ sử dụng. Trong đó, các cách được dùng phổ biến nhất là:

  • Sử dụng lá ngải cứu: Rau ngải cứu được rửa sạch, cắt khúc, rang đều cùng với muối. Sau đó dùng vải nóng bọc ngải cứu lại lúc đang còn nóng, thực hiện chườm lên vùng khớp đang bị viêm đau.
  • Sử dụng lá lốt: Đem lá lốt rửa sạch, cho vào sắc cùng lượng nước vừa phải. Dùng nước sắc này uống 2 – 3 lần trong ngày có thể làm giảm đau, giảm sưng khớp. Đối với khớp ngón chân, có thể dùng nước sắc lá lốt ấm để ngâm chân.
  • Sử dụng rau ngổ: Rửa sạch rau ngổ rồi để ráo nước. Sau đó đun sôi với 100ml nước sạch trong 20 phút. Dùng nước đun rau ngổ để uống trong ngày, thực hiện liên tục khoảng 1 – 2 tuần sẽ thấy bệnh được cải thiện.

Các mẹo dân gian rất dễ thực hiện, tuy nhiên nó chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không thể trị khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy, bạn không nên quá phụ thuộc vào các mẹo dân gian này. Hãy đưa trẻ đi thăm khám để có phương án điều trị kịp thời.

Địa chỉ khám chữa bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Khi phát hiện triệu chứng bệnh, bạn hãy đưa trẻ đến các cơ sở Y tế uy tín để khám chữa ngay. Dưới đây là một số địa chỉ khám chữa viêm khớp cấp ở trẻ uy tín, chất lượng hiện nay.

Bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp hành đầu tại miền Bắc. Tại đây hội tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn tin tưởng khi đưa trẻ đến đây khám, chữa bệnh.

  • Địa chỉ: Số 4 đường Tràng Thi, thuộc phố Hàng Bông, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024. 3825 3531.
  • Giờ làm việc: 7h – 12h buổi sáng, 13h30 – 16h buổi chiều từ thứ 2 – thứ 6.

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là một trong những địa chỉ khám, chữa bệnh bằng phương pháp Đông y hàng đầu hiện nay. Tại đây hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tận tâm với người bệnh. Với hơn 150 năm hình thành và phát triển, đây là địa chỉ khám, chữa bệnh xương khớp được nhiều người tin tưởng.

  • Cơ sở 1: 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thuộc TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 024.6253 6649 – 0963302349.
  • Cơ sở 2: 100 Đường D1, thuộc Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028.3899 1677 – 0938449768.
  • Giờ làm việc: 8h – 12h buổi sáng, 13h30 – 17h30 buổi chiều các ngày trong tuần.

Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102

Bệnh viện Quân Dân 102 thực hiện khám, chữa bệnh xương khớp bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp. Đông và Tây y bổ trợ lẫn nhau, giúp nâng cao hiệu và hạn chế mọi yếu điểm của từng phương pháp trong suốt quá trình điều trị.

Bệnh viện Quân Dân 102 khám, chữa bệnh bằng phương pháp Đông - Tây y kết hợp
Bệnh viện Quân Dân 102 khám, chữa bệnh bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp
  • Cơ sở 1: Số 7 Ngách 8/11 đường Lê Quang Đạo, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thuộc TP. Hà Nội.
  • Cơ sở 2: 179 Nguyễn Văn Thương, thuộc Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
  • Số điện thoại: 0888. 698 102.
  • Giờ làm việc: 8h – 17h30 tất cả mọi ngày trong tuần.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy không chỉ khám chữa bệnh xương khớp, mà còn là nơi khám chữa các bệnh lý thuộc mọi chuyên khoa khác. Đây là địa chỉ uy tín được mọi người dân khu vực miền Nam tin tưởng lựa chọn.

  • Địa chỉ tại: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, thuộc phường 12, quận 5, T.P HCM
  • Số điện thoại: 028. 3855 4137.
  • Giờ làm việc: 7h sáng – 16h chiều các ngày thứ 2 – thứ 6, thứ 7 chỉ khám vào buổi sáng.

Trung tâm Thuốc dân tộc

Đúng như tên gọi của mình, Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám và điều trị viêm khớp bằng phương pháp Y học cổ truyền. Ngoài dùng thuốc để trị bệnh tận gốc, người bệnh sẽ được điều trị kết hợp bằng vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu,… Chính vì vậy, hiệu quả mang lại rất nhanh chóng, đồng thời hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh sau này.

  • Cơ sở 1: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, phường Thanh Xuân – thuộc TP. Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Số nhà 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, thuộc TP. HCM.
  • Số điện thoại: 024. 7109 6699.
  • Giờ làm việc: 8h -12h buổi sáng, 13h30 – 17h30 buổi chiều mọi ngày trong tuần.

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa. Cách phòng bệnh rất đơn giản như sau:

  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày: Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi chất và hình thành sụn khớp. Việc cơ thể thiếu nước trong thời gian dài có thể gây ra viêm khớp cấp và các bệnh xương khớp khác. Chính vì vậy, cần tập cho trẻ thói quen uống đủ nước, ít nhất 1.5l đến 2l nước mỗi ngày tùy theo độ tuổi.
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng: Trẻ đang ở độ tuổi phát triển thể chất mạnh mẽ nhất, việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp cơ thể phát triển toàn diện. Trong đó, việc cung cấp đủ canxi và vitamin D giúp phát triển tốt xương khớp. Đồng thời, cần tăng thêm thịt, cá, rau xanh, trái cây tươi, omega 3, omega 6,…. và hạn chế để trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nước ngọt có ga,…
  • Rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao: Thói quen tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho trẻ. Đồng thời, giúp xương khớp trẻ được khỏe mạnh, dẻo dai, loại bỏ nguy cơ mắc xương khớp.
  • Giữa cân nặng hợp lý: Khoảng cân nặng phù hợp sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh xương khớp và các loại bệnh lý khác. Phụ huynh cần chú ý đừng để trẻ quá gầy gò hoặc bị thừa cân.
  • Tuyệt đối không để trẻ sử dụng các chất kích thích như rượu bia, không để trẻ hít phải khói thuốc lá,…
  • Tập cho trẻ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Không để trẻ hoạt động quá sức hay mang vác các vật nặng.

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa, nếu tích cực điều trị bệnh cũng sẽ không để lại nhiều di chứng. Vì vậy bạn không cần quá hoang mang, lo lắng. Hãy cùng trẻ xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động khoa học để phòng bệnh. Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu viêm, đau khớp, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

KHÔNG NÊN BỎ QUA

Cập nhật - 2:27 Sáng , 02/06/2023

Chia sẻ

Thông tin về viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính

Viêm Khớp Dạng Thấp Huyết Thanh Dương Tính Là Bệnh Gì?

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong...
Viêm Khớp Cấp Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Và Chữa

Viêm khớp cấp tính: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và chữa bệnh

Viêm khớp cấp tính là căn bệnh thường gặp, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau âm ỉ. Các khớp...
viêm khớp thiếu niên

Viêm Khớp Thiếu Niên – Tìm Hiểu Về Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm khớp thiếu niên là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở trẻ từ 2-16 tuổi. Tình trạng này...
Đau khớp ngón tay ở bà bầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau khớp ngón tay ở bà bầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau khớp ngón tay ở bà bầu không phải tình trạng hiếm nhưng lại có thể gây ra nhiều ảnh...
Top 8 loại thuốc xương khớp Hàn Quốc thông dụng nhất thị trường

Top 8+ loại thuốc xương khớp Hàn Quốc thông dụng nhất thị trường

Thuốc xương khớp Hàn Quốc đang rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Những loại thuốc này được...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top