Bệnh Tổ Đỉa Ở Chân Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Bệnh tổ đỉa ở chân là một tình trạng viêm da, với biểu hiện ngứa ngáy và nổi mụn nước nhỏ chứa dịch hoặc mủ. Hiện tượng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây khó khăn cho người bệnh cả trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, việc hiểu rõ những thông tin về tình trạng bệnh sẽ giúp bạn có lộ trình điều trị rõ ràng và nhanh khỏi bệnh hơn.

Bệnh tổ đỉa ở chân là gì?

Tình trạng tổ đỉa ở chân được đặc trưng bởi các mụn nước, có biểu hiện ngứa ngáy trong lòng bàn chân. Mụn nước có kích thước dao động trong khoảng 1 – 2mm và thường sẽ lành lặn sau 3 tuần. Bệnh thường xuyên tái đi tái lại và nếu không được điều trị sớm sẽ xuất hiện vết nứt trên da.

Bệnh tổ đỉa ở chân là gì?
Bệnh tổ đỉa ở chân là gì?

Nguyên nhân xuất hiện bệnh tổ đỉa ở chân

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở chân vẫn chưa được xác định cụ thể nhưng thông thường, bệnh hình thành bởi sự tác động của các yếu tố như sau:

  • Da nhiễm nấm: Vị trí thường xảy ra ở tại lòng bàn chân, giữa các ngón chân hoặc phần ngón tay. Khi xuất hiện biểu hiện này sẽ khiến bệnh tổ đỉa bùng phát, nếu không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ lây lan sang vùng khác và gây ra các biến chứng.
  • Cơ địa bị dị ứng: Trên thực tế, những người bị tổ đỉa thì trước đây đã từng bị dị ứng. Bệnh lý xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố như lông chó mèo, phấn hoa, thức ăn,… khiến cơ thể con người giải phóng ra histamin và gây ra hiện tượng mụn nước, khó chịu, ngứa ngáy nhiều.
  • Cơ thể tiếp xúc khá nhiều với hóa chất: Khi chân tiếp xúc nhiều với hóa chất như vôi, xi măng hay xăng,… dễ gây ra bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, khi mọi người tiếp xúc nhiều với các chất như thuốc tẩy hoặc xà phòng cũng khiến da bị dị ứng và nổi nhiều mụn nước.
  • Da bị nhiễm khuẩn: Chân tiếp xúc nhiều với bùn đất hoặc nguồn nước bị ô nhiễm,… cũng tạo điều kiện để các loại vi khuẩn tấn công vào da bàn chân, gây nên bệnh tổ đỉa ở tay, chân.
  • Người bị bệnh mồ hôi chân: Những người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, biểu hiện rõ rệt vào thời tiết nắng nóng và mồ hôi tiết ra nhiều tại các kẽ chân sẽ khiến virus, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển.
  • Người nhiễm tụ cầu vàng: Đây là loại vi khuẩn có ngay trên da người, trong điều kiện bình thường, chúng tồn tại và phát triển trên bề mặt da mà không gây hại đến cơ thể. Nếu quá trình vệ sinh không tốt sẽ khiến da bị tổn thương và vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào cơ thể con người. Lúc này, bệnh tổ đỉa ở chân xuất hiện, có triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy hoặc nghiêm trọng hơn là khiến người bệnh đau đớn.
Nguyên nhân xuất hiện bệnh tổ đỉa ở chân
Nguyên nhân xuất hiện bệnh tổ đỉa ở chân

Triệu chứng bệnh tổ đỉa ở chân

Những người mới bị bệnh tổ đỉa ở chân trong thời gian đầu sẽ có hiện tượng ngứa ngáy dữ dội kèm theo biểu hiện nóng rát ở lòng bàn chân. Sau một vài ngày, tại vùng da bị bệnh sẽ có những mụn nước nhỏ li ti xuất hiện, trong đó chứa mủ hoặc chất dịch lỏng. Với những người không được điều trị kịp thời và tình trạng đã đến mức nghiêm trọng sẽ khiến kích thước cùng số lượng mụn nước có thể tăng cao, lây lan ra cả bàn chân. Nguy hiểm hơn nữa là móng chân sẽ bị biến dạng.

Mụn nước do bệnh tổ đỉa ở chân gây ra thường cứng, khó vỡ và nằm nhô trên bề mặt da. Nếu người bệnh sử dụng vật ma sát mạnh vào phần da bị tổn thương sẽ khiến mụn nước bị vỡ. Ngoài ra có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Nếu bạn đang có những biểu hiện như: Đau rát nhiều, chảy mủ, xuất hiện lớp vảy có màu vàng bao phủ lên nốt mụn đã bị vỡ,… chứng tỏ rằng người bệnh đang bị nhiễm trùng.

Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng của bệnh

Người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp và cách chăm sóc hợp lý sẽ giúp bệnh thuyên giảm chỉ sau 3 đến 4 tuần. Mặc dù vậy, người bệnh cũng không nên chủ quan trong quá trình chăm sóc bởi bệnh dễ dàng tái phát sau đó. Vì lòng bàn chân phải chịu một áp lực quá lớn trong quá trình người bệnh di chuyển nên cần nhiều thời gian hơn để cải thiện so với bệnh tổ đỉa ở tay.

Bệnh tổ đỉa ở chân có khả năng lây lan không và có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa không phải là bệnh truyền nhiễm do virus hay vi khuẩn nên chúng không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng lan rộng ra các vùng khác của bàn chân, từ một vùng nhỏ ban đầu nếu không được điều trị kịp thời sẽ lây lan sang các vùng da xung quanh. Đặc biệt, bệnh dễ lây từ bố mẹ sang các con nên hiện nay, tỉ lệ những trẻ đang gặp phải bệnh tổ đỉa ở chân khá cao.

Bệnh tổ đỉa có khả năng lây lan không?
Bệnh tổ đỉa có khả năng lây lan không?

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cũng như quá trình sinh hoạt của người bệnh. Bởi mụn nước xuất hiện ở gan bàn chân, lòng bàn chân hay các giữa các ngón chân sẽ khiến việc đi lại trở nên khó khăn và gây đau đớn nhiều cho người bệnh. Người bị tổ đỉa ở bàn chân lưu ý rằng nếu không được hỗ trợ xử lý kịp thời, cộng thêm việc đi lại hàng ngày nhiều sẽ khiến các mụn nước trên bề mặt da bị vỡ. Từ đó tăng khả năng bội nhiễm, tăng hạch bạch huyết khá nguy hiểm cho người bệnh.

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở chân nhanh chóng, hiệu quả

Quá trình điều trị bệnh tổ đỉa ở chân sẽ trở nên thuận lợi và suôn sẻ nếu người bệnh tránh tiếp xúc được với những yếu tố gây bệnh, đặc biệt là những chất kim loại. Dưới đây là một vài cách trị bệnh được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao.

Chữa trị bằng thuốc Tây y

Khi bệnh tổ đỉa ở chân có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ xem xét và khuyên bạn nên sử dụng thuốc Tây y để trị bệnh:

  • Dùng dung dịch Kali Pemanganat: Nhằm ngăn ngừa tình trạng mụn nước vỡ làm nhiễm khuẩn, bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện ngâm chân cùng dung dịch Kali Pemanganat loãng với tỉ lệ 1:10000. Người bệnh áp dụng phương pháp này 1 đến 2 lần/ngày và mỗi lần thực hiện dao động trong khoảng 10 đến 15 phút.
  • Dùng kem Steroid không có kê đơn: Khi sử dụng loại kem này sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương cho người bệnh và giảm sưng đau, viêm, cũng như cải thiện được tình trạng ngứa ngáy.
  • Dùng thuốc kháng Histamin: Những người bệnh có biểu hiện ngứa ngáy nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, lúc này bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc có chứa thành phần thuốc kháng Histamin. Khi dùng thuốc trị tổ đỉa này đúng liều lượng sẽ giúp bạn cải thiện được cơn ngứa và dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Nếu bệnh nhân có các triệu chứng bị nhiễm trùng, thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định để kiểm soát các biểu hiện và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Dùng thuốc Steroid: Loại thuốc này có hai dạng là viên uống và kem dùng để bôi. Người bệnh lưu ý sử dụng đúng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, bởi chúng tiềm tàng khá nhiều tác dụng phụ.
  • Dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Tacrolimus, Pimecrolimus, Azathioprine,… khi bệnh tổ đỉa ở chân ảnh hưởng nhiều đến quá trình di chuyển của bệnh nhân. Đặc biệt, loại thuốc này chỉ được bác sĩ kê toa khi các loại thuốc khác không khắc phục được tình trạng bệnh.
  • Trị liệu bằng tia cực tím: Đây là phương pháp chữa bệnh giúp làm lành những tổn thương và kiểm soát tối đa các triệu chứng gây bệnh. Mặc dù vậy, biện pháp này cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến phần da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người dùng.
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y

Trị bằng mẹo dân gian

Trường hợp bệnh tổ đỉa ở chân chỉ xuất hiện trên vùng da có diện tích nhỏ, bệnh mới xuất hiện và không quá nghiêm trọng, người bệnh nên áp dụng một số phương pháp dân gian điều trị tại nhà để kiểm soát bệnh nhanh chóng.

Trị bệnh tổ đỉa ở chân bằng lá trầu không

Lá trầu không có chứa nhiều nước, tinh dầu như canxi, kẽm, vitamin, acid amin,… Đây là một dạng kháng sinh tự nhiên, mang tác dụng tiêu diệt, ức chế nhiều loại vi khuẩn có hại. Vậy nên, nhiều người dùng lá trầu không để trị tổ đỉa, các bệnh ngoài da và một số bệnh thông thường khác. Để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản như: 1 cục phèn chua, vài lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá trầu không rửa sạch với nước, vò nát bỏ vào chậu và thả thêm vài cục phèn chua.
  • Bước 2: Cho cùng lá trầu không và phèn vào đun sôi với nước.
  • Bước 3: Bạn để cho nước sôi rồi tắt bếp, đợi một thời gian cho nước nguội bớt và ngâm rửa vào vùng da chân bị tổ đỉa.

Lưu ý rằng: Trong quá trình ngâm, người bệnh nên lấy bã trầu không để massage nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh và mọi người thực hiện liên tục cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Chữa bệnh tổ đỉa ở chân bằng muối ăn

Đây là phương pháp được dân gian ta lưu truyền lại và được khá nhiều áp dụng trong quá trình điều trị. Dòng muối này được chiết xuất trực tiếp từ biển nên chúng mang tác dụng kháng khuẩn và có tính sát trùng khá cao. Đặc biệt, muối biển chưa trải qua khâu chế biến nên chúng giữ được thành phần tự nhiên khá tốt.

Người bệnh sử dụng muối biển để cải thiện các tình trạng sưng phồng, ngứa ngáy trên da, giúp các tế bào của da trở nên mịn màng hơn. Bạn có thể sử dụng phương pháp này với các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chọn loại muối hạt to, sạch, cho lên bếp đảo đều tay.
  • Bước 2: Đảo đều trong 5 phút rồi bắc xuống, để nguội và đổ ra bát sạch.
  • Bước 3: Rửa vùng da bị tổn thương sạch và lau khô chúng. Sau đó, đắp muối lên vùng da và dùng khăn mỏng để bó chặt lại.
  • Bước 4: Đắp khoảng 20 phút rồi tháo vải ra, rửa sạch lại với nước ấm.

Chữa bệnh tổ đỉa ở chân bằng Đông y

Chữa bệnh tổ đỉa ở chân bằng thuốc Tây y chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, vậy nên nhiều người đã lựa chọn sang các bài thuốc Đông y bởi chúng lành tính, an toàn cho cơ thể mỗi người. Để điều trị được bệnh tổ đỉa, cần phải tìm hiểu và xử lý được nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp ngăn ngừa chúng sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, diệt sạch được vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Dùng thuốc Đông y
Dùng thuốc Đông y

Bài thuốc Đông y của Bệnh viện quân dân 102 điều trị tổ đỉa ở chân được chia thành 2 giai đoạn với các thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính:

Giai đoạn 1:

  • Gồm các thành phần: Kim ngân, đơn đỏ, trúc diệp, khổ sâm,…
  • Công dụng: Giải độc, kháng viêm và thanh lọc cơ thể.

Giai đoạn 2:

  • Thành phần: Được bổ sung thêm các thành phần giúp tăng cường chức năng gan thận như thương nhĩ tử, hoàng liên ô rô, phòng phong,…
  • Công dụng: Được bác sĩ kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại và dùng thêm các vị thuốc giúp bồi bổ tạng phủ, giúp quá trình điều trị của bệnh nhân diễn ra thuận lợi hơn.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh tổ đỉa ở chân phía trên tương đối an toàn, lành tính và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn nên kiên trì và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi, có hiệu quả nhanh hơn.

Xem thêm

Lưu ý trong quá trình điều trị để bệnh không tái phát

Ngoài áp dụng các phương pháp dân gian, sử dụng thuốc Tây y hay Đông y, bạn cần lưu ý đến quá trình ăn uống cũng như sinh hoạt của mình để mang lại hiệu quả điều trị cao. Ngoài ra, bạn nên tham khảo một số cách dưới đây để bệnh thuyên giảm nhanh chóng cũng như hạn chế tái phát:

  • Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa, những hóa chất độc hại.
  • Chọn sữa tắm, chất tẩy rửa cho gia đình phù hợp, ưu tiên sử dụng những sản phẩm ít hương liệu, hóa chất và ít phụ gia,…
  • Có thể chườm lạnh hoặc chườm ấm để giảm khả năng kích ứng và khó chịu trên da.
  • Không nên gãi, chà xát hoặc có những tác động mạnh đến vùng da bị tổn thương vì điều này có thể làm mụn nước bị vỡ ra và tăng khả năng bị bội nhiễm.
  • Giữ đôi chân luôn khô thoáng, sạch sẽ và nên dùng ủng để bảo hộ khi tiếp xúc với cát, chất bẩn hoặc phân bón,…
  • Không nên đi giày quá chật hoặc quá lâu bởi chúng sẽ làm đôi chân của bạn bí bách và mồ hôi không thể thoát ra ngoài được, lúc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra hiện tượng nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, giảm stress để không làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Bổ sung nhiều vitamin A, E và rau xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, nên hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có cồn hay chất kích thích.
Lưu ý khi điều trị bệnh tổ đỉa ở chân
Lưu ý khi điều trị bệnh tổ đỉa ở chân

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh tổ đỉa ở chân mà người bệnh có thể tham khảo. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng mọi người không nên chủ quan trong quá trình điều trị. Hãy liên hệ đến bác sĩ khi cần sự hỗ trợ trong quá trình sử dụng thuốc uống và thuốc bôi.

Click tại đây

Cập nhật - 2:50 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Những loại kem bôi, thuốc mỡ giúp làm dịu triệu chứng của bệnh

Top #16 loại thuốc trị tổ đỉa hiệu quả được chuyên gia khuyên dùng

Sử dụng thuốc trị tổ đỉa là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay, được dùng ở cả giai đoạn...
Thuốc giảm đau giúp hỗ trợ hiệu quả các triệu chứng khó chịu ở người bệnh

Phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước để điều trị kịp thời

Tổ đỉa là ghẻ nước là 2 bệnh lý ngoài da thường gặp. Nhiều người thường nhầm lẫn 2 bệnh...
Thực Tế Bệnh Tổ Đỉa Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tốt Nhất

Thực Tế Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tốt Nhất

Tổ đỉa có đặc trưng là nổi mụn nước màu đục ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn...
TOP 5 Thuốc Trị Tổ Đỉa Của Trung Quốc Hiệu Quả Bất Ngờ

TOP 5 Thuốc Trị Tổ Đỉa Của Trung Quốc Hiệu Quả Bất Ngờ

Hiện nay, các loại thuốc trị tổ đỉa của Trung Quốc ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt...
Bệnh nhân nói về hiệu quả sau khi điều trị viêm phụ khoa tại Trung tâm Phụ Khoa Đông y

Giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có lây không? Phòng tránh bệnh như thế...

Tổ đỉa là một trạng thái viêm da, tổn thương khu trú tại bàn tay, bàn chân. Giống như nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top