Thực Tế Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tốt Nhất

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Tổ đỉa có đặc trưng là nổi mụn nước màu đục ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn chân, kẽ ngón chân. Các mụn nước này nằm ẩn dưới da, chắc chắn, khó vỡ, mọc thành từng mảng, nhô lên trên bề mặt da, sần sùi. Người bị bệnh tổ đỉa thường bùng phát các triệu chứng theo từng đợt, có tính chu kỳ. Nhiều người cho rằng, đã là bệnh ngoài da thì sẽ có tính lây lan và tổ đỉa cũng không ngoại lệ. Vậy thực tế bệnh tổ đỉa có lây không? Mời bạn đọc bài viết sau để tìm câu trả lời chính xác.

Đi tìm đáp án câu hỏi bệnh tổ đỉa có lây không?

tổ đỉa thường xuất phát từ nguyên nhân nhiễm khuẩn trong quá trình lao động, khi chân tay tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn. Bệnh cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các hóa chất như xi măng, nước tẩy rửa, xà phòng, dầu thơm phòng, nước hoa, dầu mỡ, xăng hay thuốc kháng sinh.

Tổ đỉa là bệnh da liễu xuất phát từ yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong
Tổ đỉa là bệnh da liễu xuất phát từ yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong

Ngoài ra, dị ứng với nấm kẽ chân, hoặc tình trạng mồ hôi tay chân tiết quá mức do môi trường nóng nực, hoặc do rối loạn thần kinh giao cảm cũng có thể là nguyên nhân gây tổ đỉa. Bệnh tổ đỉa gây ra các triệu chứng khó chịu và chúng sẽ trở nên nặng hơn nếu người bệnh vẫn tiếp xúc với môi trường có yếu tố gây bệnh.

Từ những thông tin này có thể thấy tổ đỉa xuất phát từ môi trường bên ngoài hoặc do yếu tố nội tại. Đó chính là minh chứng để chứng tỏ, bệnh không gây ra từ dịch bệnh, không có yếu tố lây lan sang người khác qua đường tiếp xúc thông thường.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tổ đỉa không có tính lây nhiễm ngay cả khi các mụn nước vỡ ra và có tiếp xúc với người đối diện. Bệnh chỉ có tính lây lan trên chính cơ thể người bệnh. Có nghĩa là nó có thể lan rộng vùng da bệnh hơn trên cơ thể. Khi bệnh nhân cào gãi, chà xát thường xuyên sẽ khiến số lượng mụn nước tăng lên, chiếm diện tích rộng hơn trên bề mặt da.

Không ít người lo lắng bệnh tổ đỉa có tính lây nhiễm nên khi gặp người bệnh họ không dám tiếp xúc. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì tổ đỉa là do yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong gây ra.

Tổ đỉa không phải là bệnh lây nhiễm
Tổ đỉa không phải là bệnh lây nhiễm

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, tuy tổ đỉa không có tính lây truyền nhưng người bệnh cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Không nên có những hành động như chích, nặn mụn nước, không chà xát, cào gãi vì nó có thể gây nhiễm trùng khiến bệnh trở nặng, khó chữa khỏi.

Như vậy chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi bệnh tổ đỉa có lây không. Nhấn mạnh lại một lần nữa, đây là bệnh da liễu không có yếu tố truyền nhiễm nên không lây cho người xung quanh. Vì thế, nếu gặp một người bị tổ đỉa chúng ta không cần phải xa lánh.

Xem thêm

Làm thế nào để có thể phòng tránh bệnh tổ đỉa?

Thông thường, tổ đỉa có tính chu kỳ và chúng có thể tự chữa lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng hoặc lâm vào tình trạng mãn tính, người bệnh cần áp dụng những biện pháp chữa trị kịp thời, đúng lúc.

Có rất nhiều cách chữa tổ đỉa ở tay, chân như dùng thuốc trị tổ đỉa Tây y, các mẹo dân gian, bài thuốc Đông y. Dù lựa chọn cách nào, người bệnh cũng cần đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tìm nguyên nhân để có phác đồ điều trị cụ thể.

Ngoài ra, song song với các phương pháp chữa bệnh thì người bị tổ đỉa cũng cần kết hợp các biện pháp để ngăn ngừa, phòng tránh bệnh phát triển trở nặng. Theo đó, khi bị tổ đỉa, người bệnh cần:

Luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ để phòng tránh tổ đỉa
Luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ để phòng tránh tổ đỉa
  • Luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt cần vệ sinh thật kỹ lòng bàn tay, lòng bàn chân sau khi tiếp xúc với hóa chất, nền đất…
  • Khi tiếp xúc với các hóa chất hoặc yếu tố gây bệnh bên ngoài, bạn nên sử dụng bao tay cẩn thận.
  • Hạn chế tiếp xúc với những hóa chất, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh vì chúng khiến bệnh ngày càng trở nặng. Thay vào đó, bạn nên dùng loại xà phòng có nguồn gốc từ tự nhiên để đảm bảo an toàn cho làn da, không gây kích ứng.
  • Chú ý để phòng tránh, bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, nên hạn chế những loại thực phẩm như thịt gà, đồ tanh,… hay thuốc men gây dị ứng với cơ thể.
  • Tổ đỉa có yếu tố di truyền qua nhiều thế hệ, nếu gia đình có bố mẹ bị bệnh thì những thành viên đời sau nguy cơ bị tổ đỉa cao hơn, cho nên ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ cần chú ý quan sát đến những biểu hiện da tay, chân của bé để sớm phát hiện triệu chứng và có cách điều trị sớm.
  • Ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị.

Trên đây là đáp án câu hỏi bệnh tổ đỉa có lây không. Đây là bệnh không lây lan và có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị sớm bệnh có thể kéo dài phức tạp, gây khó khăn trong điều trị. Cho nên ngay khi phát hiện những dấu hiệu của tổ đỉa người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Click dưới đây

Cập nhật - 2:59 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Tiểu rắt ở nữ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh

Top 6 Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Hiệu Quả [Đã Kiểm Chứng] 2023

Chữa tổ đỉa bằng muối có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, đồng thời giúp ức chế sự...
Thuốc Trị Tổ Đỉa Fucicort: Thành Phần, Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán

Thuốc Trị Tổ Đỉa Fucicort: Thành Phần, Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán

Thuốc trị tổ đỉa Fucicort là một trong những loại thuốc bôi da khá nổi tiếng hiện nay. Ngoài công...

Top 6 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Lốt Hiệu Quả, An Toàn 2023

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là một trong những cách điều trị tại nhà được nhiều người bệnh...
Top 8 Cách Dùng Lá Trầu Không Chữa Tổ Đỉa Hiệu Quả Tại Nhà

Top 8 Cách Dùng Lá Trầu Không Chữa Tổ Đỉa Hiệu Quả Tại Nhà

Bệnh tổ đỉa là một trong những dạng viêm da cơ địa khá phổ biến mà chúng ta hay gặp...
Tổ Đỉa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phương Pháp Điều Trị

Tổ Đỉa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phương Pháp Điều Trị

Tổ đỉa ở tay là một bệnh da liễu mãn tính, có xu hướng tái phát theo chu kỳ. Chính...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top