Sỏi bàng quang

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Tương tự các loại sỏi thường gặp ở đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang là “vị khách” mà không ai muốn gặp phải. Nếu chủ quan không điều trị bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh lý này và tìm ra cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhé.

Định nghĩa

Sỏi bàng quang là các khối cứng hình thành từ khoáng chất ở trong bàng quang. Nếu nước tiểu trong bàng quang không được đưa hết ra ngoài, các khoáng chất có trong nước tiểu sẽ cô đặc, kết tinh và hình thành sỏi. 

Nếu như sỏi có kích thước nhỏ có thể được đào thải ra ngoài khi bệnh nhân tiểu tiện. Còn trong trường hợp sỏi lớn, nó sẽ tiếp tục nằm ở bàng quang và dần to lên. Điều này sẽ gây bất tiện cho cuộc sống của bệnh nhân và cực kỳ không tốt cho sức khỏe.

Sự hình thành của sỏi bàng quang
Sự hình thành của sỏi bàng quang

Theo thống kê, có tới ⅓ số ca bệnh mắc sỏi tiết niệu là sỏi bàng quang. Đa số các bệnh nhân mắc bệnh lý này thuộc các nhóm đối tượng sau:

  • Giới tính: Nam giới chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh sỏi quang cao.
  • Người mắc các bệnh lý: U xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, niệu đạo hẹp do nhiễm trùng hoặc do vì phẫu thuật mà gây tắc nghẽn lối thoát ở bàng quang, thoát vị đĩa đệm, biến chứng của bệnh đột quỵ, bệnh tiểu đường,...

Triệu chứng

Khi sỏi có kích thước ngày càng lớn, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như:

  • Đau bụng dưới: Người bệnh sẽ cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ hoặc có lúc rất dữ dội. Triệu chứng này xuất hiện khi sỏi đã hình thành, nó lăn qua lại trong bàng quang và gây ra những cơn đau thắt ở bụng dưới.
  • Đi tiểu khó khăn hoặc cảm giác tê buốt khi tiểu tiện: Hiện tượng tắc nghẽn khi tiểu tiện đi kèm với dấu hiệu đau nhức và tê buốt ở bộ phận sinh dục là dấu hiệu cảnh báo sỏi bàng quang. Nếu bạn thường xuyên đi lại, hoạt động nhiều, tình trạng này sẽ tiếp diễn, ngược lại khi bạn nghỉ ngơi, hiện tượng này sẽ giảm dần.

Dấu hiệu của sỏi bàng quang
Dấu hiệu của sỏi bàng quang

  • Tiểu lắt nhắt và đi tiểu nhiều lần: Sự xuất hiện của sỏi trong bàng quang sẽ làm tắc nghẽn đường tiểu. Điều này dẫn đến hiện tượng tiểu rắt, đi tiểu thành nhiều lần trong ngày.
  • Tiểu ra máu hoặc nước tiểu đậm: Khi đi tiểu, các viên sỏi bàng quang có thể đi theo ra ngoài và cọ sát vào đường tiểu dẫn đến chảy máu, từ đó xảy ra hiện tượng tiểu ra máu. Không chỉ vậy, bệnh lý này còn gây nhiễm trùng thận và khiến nước tiểu có màu đục hơn rất nhiều.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của sỏi bàng quang. Phổ biến nhất là:

  • Sa bàng quang: Nguyên nhân này thường xuất hiện nữ giới nhiều hơn nam giới. Khi bàng quang yếu và sa xuống thành âm hộ sẽ ngăn chặn đường tiểu, để lâu dài không phát hiện sẽ dẫn đến sỏi hình thành.
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Ở phái mạnh, khi tuyến tiền liệt to lên sẽ làm tắc nghẽn đường tiểu và khiến nước tiểu đọng lại ở bàng quang. Lúc này, những khoáng chất có trong nước tiểu sẽ kết tinh lại và tạo thành sỏi.
  • Hội chứng bàng quang thần kinh: Từ não bộ, các dây thần sẽ truyền tín hiệu đến các cơ bàng quang. Tuy nhiên, khi chúng bị tổn thương do bệnh lý sẽ khiến bàng quang hoạt động không hiệu quả và dẫn đến hình thành sỏi.
  • Thiết bị y tế đặt trong bàng quang: Các dụng cụ mà bạn đặt trong bàng quang như: Thiết bị ngừa thai, ống thông nước tiểu… cũng là nguyên nhân khiến sỏi bàng quang hình thành.
  • Sỏi thận: Sỏi thận nếu có kích thước nhỏ, thông qua đường niệu quản nó có thể trôi xuống bàng quang. Khi không được phát hiện và loại bỏ kịp thời, chúng sẽ trở thành sỏi bàng quang khó điều trị hơn rất nhiều.

Sỏi thận là nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang
Sỏi thận là nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, những viên sỏi sẽ có kích thước lớn dần và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cụ thể như sau:

Viêm bàng quang

Sỏi bàng quang 5mm hoặc lớn hơn sẽ gây tổn thương cho niêm mạc bàng quang. Vì vậy, khi bàng quang co bóp, sỏi sẽ ma sát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm nhiễm, viêm loét hoặc nặng hơn là chảy máu.

Viêm bàng quang nếu không điều trị nhanh chóng sẽ dẫn đến tình trạng viêm mãn tính, từ đó gây teo hoặc rò bàng quang.

Các biến chứng nguy hiểm khác

Bên cạnh đó, sỏi bàng quang còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm thận và suy thận. Những bệnh này sẽ khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Biến chứng của sỏi bàng quang
Biến chứng của sỏi bàng quang

Ngoài ra, biến chứng rò bàng quang ở tầng sinh môn và âm đạo ở nữ giới sẽ khiến nước tiểu chảy nhỏ giọt qua âm đạo hoặc hậu môn. Điều này dẫn đến nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Không chỉ vậy, sỏi bàng quang quá to sẽ khiến người bệnh bí tiểu. Trạng thái này làm nước tiểu đọng lại trong bàng quang và hình thành “cầu bàng quang” trên xương mu, gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như hoạt động của đường tiết niệu.

Giải pháp điều trị

Có rất nhiều cách điều trị sỏi bàng quang như: Tây y, Đông y và những phương pháp sử dụng tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo dưới đây.

Phương pháp điều trị tại nhà

Ngoài việc áp dụng phương pháp Đông y hoặc Tây y, người bệnh còn có thể áp dụng các cách chữa sỏi bàng quang dân gian bằng các loại lá, rau dại có trong vườn nhà. Sau đây là một số phương pháp điều trị sỏi bàng quang tại nhà:

Dùng rau dừa nước

Rau dừa nước có vị ngọt giúp thanh lọc và giải độc, lợi tiểu, chống viêm nhiễm và cải thiện hệ thống miễn dịch.

Cách thực hiện:

  • Thay thế các loại rau khác bằng rau dừa nước trong những bữa ăn mỗi ngày.
  • Người bệnh ăn đều đặn trong vòng 10 ngày sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt.

Dùng trái dứa để điều trị sỏi bàng quang

Theo các nghiên cứu, chất bromelain trong dứa giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và làm tan sỏi hiệu quả. Ngoài ra, dứa còn có tác dụng giảm co thắt cơ  để đẩy sỏi ra ngoài dễ hơn.

Dứa điều trị sỏi bàng quang
Dứa điều trị sỏi bàng quang

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 quả dứa chín đã khoét cuống, cho khoảng một đốt ngón tay đã bôi phèn chua vào lỗ đã khoét.
  • Dùng lá chuối để bọc lỗ đó lại và nướng trái dứa đến khi cháy vỏ.
  • Gọt vỏ dứa và xay lấy nước cốt, uống hết trong ngày.
  • Uống mỗi ngày một quả và uống liên tục sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Dùng lá cây cối xay làm nước uống

Lá cây cối xay từ lâu đã được nhắc đến với tác dụng bào mòn và đẩy sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu. Do đó, người bệnh có thể sử dụng lá cối xay để làm nước uống trị bệnh.

Cách tiến hành:

  • Lấy 1 nắm lá cối xay tươi hoặc khô đem đun với một lít nước.
  • Chia số nước vừa nấu thành nhiều phần khác nhau và uống hết trong ngày.

Lưu ý: Tùy thuộc vào cơ địa, kích thước sỏi lẫn cách dùng của mỗi người nên tác dụng của bài thuốc lên từng người sẽ khác nhau.

MỜI BẠN XEM THÊM:

Biện pháp Tây Y

Hiện nay, nền y học hiện đại có 2 cách điều trị sỏi phổ biến đó là: Uống thuốc và phẫu thuật. Tùy vào tình trạng sỏi, thể trạng mỗi người bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp. 

Sử dụng thuốc

Với những bệnh nhân có kích thước sỏi bàng quang 5mm hoặc nhỏ hơn sẽ không cần phẫu thuật. Họ chỉ cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị là:

  • Thuốc tan sỏi: Có tác dụng đánh tan sỏi. Sau khi dùng thuốc theo chỉ định, các viên sỏi lớn sẽ bị tan nhỏ lại và được đẩy ra ngoài theo đường tiểu.
  • Thuốc giãn cơ: Giúp hạn chế các cơn đau co thắt ở bàng quang và cải thiện hoạt động của hệ tiết niệu, đồng thời hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài khi người bệnh tiểu tiện.
  • Thuốc giảm đau: Giảm các cơn đau buốt, khó chịu cho người bệnh mỗi khi đi tiểu.
  • Thuốc kháng sinh: Hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng, tránh viêm bàng quang do sỏi gây nên.

Điều trị sỏi bàng quang bằng thuốc Tây
Điều trị sỏi bàng quang bằng thuốc Tây

Tán sỏi

Đây là phương pháp điều trị sỏi bàng quang phổ biến và thường được chỉ định với trường hợp sỏi có kích thước lớn hơn 20mm. Tán sỏi bàng quang được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, người bệnh sẽ được gây mê trước khi phẫu thuật. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi niệu đạo người bệnh (lỗ ở đầu dương vật nam giới hoặc lỗ tiểu ở âm đạo nữ giới). 
  • Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát được các viên sỏi qua camera gắn ở trên ống nội soi và tiến hành phá bỏ chúng nhờ vào máy bắn tia laser hoặc sóng siêu âm.

Phương pháp này rất ít khi để lại biến chứng, tuy nhiên đôi lúc sẽ gây nhiễm trùng. Vì vậy, bạn bắt buộc phải uống thuốc kháng sinh trước khi tán sỏi để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Mổ mở loại bỏ sỏi

Nếu kích thước của viên sỏi lớn hơn 30mm việc dùng thuốc sẽ không có hiệu quả, phương pháp nội soi cũng không thể thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở để lấy sỏi.

Phẫu thuật lấy sỏi
Phẫu thuật lấy sỏi

Mổ mở sỏi bàng quang thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên tìm đến những bệnh viện uy tín, chất lượng tốt, trang thiết bị công nghệ hiện đại nhất để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn, tránh biến chứng sau phẫu thuật.

Bài thuốc Đông Y

Điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp Đông y là dùng các loại thảo dược giúp bào mòn, đánh tan sỏi và đẩy chúng theo đường nước tiểu ra ngoài. Sau đây là một số bài thuốc bằng Đông y điều trị sỏi bàng quang:

Bài thuốc Tứ Diệp Thảo Khang

Đây là một trong những bài thuốc Đông y giúp hỗ trị điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, nhất là trị tiểu rắt, bí tiểu và đau buốt khi đi tiểu. Bài thuốc Tứ Diệp Thảo Khang được tiến hành như sau:

Thành phần chính: 20g tứ diệp thảo, 10g lá ngải cứu, 20g búp dứa dại, 10g lá phèn đen. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem toàn bộ dược liệu rửa sạch với nước, sau đó giã nát và trộn đều chúng với 100ml nước sôi để nguội. 
  • Bước 2: Vắt lấy phần nước để uống và nên uống mỗi ngày một lần vào buổi sáng sớm.

Sỏi tía mộc thông thang

Bài thuốc này giúp điều trị các triệu chứng tiểu rắt, sỏi thận, sỏi tiết niệu. Cụ thể về bài thuốc này như sau:

Thành phần: Cúc tần, rễ cây bưởi, sòi tía, mộc thông mỗi loại 20g. 

Thành phần mộc thông
Thành phần mộc thông

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Sắc các loại dược cùng với 600ml nước, lấy 200ml nước và chia thành 2 phần uống hết trong cùng 1 ngày. 
  • Bước 2: Nên uống 1 thang thuốc/ngày để hiệu quả điều trị tốt hơn.

Lục Vị Địa Hoàng Thang

Bài thuốc Lục Vị Địa Hoàn giúp bào mòn sỏi và đẩy chúng ra ngoài theo đường tiểu. Cụ thể về bài thuốc này như sau:

Thành phần: Xa tiền tử, thục địa, trạch tả, hoài sơn, bạch phục linh mỗi thứ 12g; Tứ diệp thảo, tỳ giải, thài lài tía, mộc thông, kim tiền thảo mỗi loại 20g; Sơn thù dù, đan bì mỗi dược liệu 8g.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem toàn bộ dược liệu đã chuẩn bị ở trên sắc cùng với 800ml nước, lấy 200ml nước. Sau đó, bạn chia phần nước vừa thu được thành 2 lần uống hết trong ngày.
  • Bước 2: Với bài thuốc này, người bệnh nên uống mỗi ngày 1 thang để có hiệu quả tốt nhất. Còn với người bệnh có sỏi kích thước quá lớn nên kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

THAM KHẢO: Giải pháp điều trị sỏi bàng quang bằng liệu trình bài thuốc của Quân Dân 102

Liệu trình bài thuốc điều trị sỏi bàng quang của Quân Dân 102 đã và đang được nhiều chuyên gia YHCT đánh giá caao nhờ ứng dụng phương pháp Đông Y có biện chứng. Đây là phương pháp kết hợp của hai nền y học gồm Đông Y và Tây Y.

Theo đó người bệnh sẽ được thăm khám theo phương pháp tứ chẩn trong Đông Y gồm: Văn - Vọng - Vấn - Thiết kết hợp với đó là sử dụng một số thiết bị y tế hiện đại như máy siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, chụp X-Quang,...Nhờ đó mà các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định chính xác căn nguyên gây bệnh, cũng như đưa ra phác đồ điều trị bài thuốc phù hợp.

Qua những thực tế điều trị hiệu quả cho hàng nghìn người bệnh, liệu trình điều trị sỏi bàng quang của Quân Dân 102 sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội gồm:

  • Chắt lọc tinh túy từ các bài thuốc cổ phương thuốc triều Nguyễn kết hợp với YHCT hiện đại.
  • Sở hữu công thức phối chế kết hợp các dược liệu theo tỷ lệ vàng phù hợp với cơ địa người Việt hiện nay.
  • Sở hữu bộ 3 bài thuốc nhỏ trong cùng 1 liệu trình với khả năng bổ trợ công dụng lẫn nhau, từ đó tác động trực tiếp đến căn nguyên gây bệnh, bồi bổ cơ thể, rút ngắn thời gian trị bệnh.
  • 100% dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP – WHO như Chỉ xác, sa tiền tử, kim tiền thảo, thạch vĩ, xích thược, chi tử, ngưu tất,…

Để được tư vấn, thăm khám và điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp Đông Y có biện chứng tại Quân Dân 102, bạn có thể liên hệ qua:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 102 TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TỔ HỢP Y TẾ CỔ TRUYỀN BIỆN CHỨNG QUÂN DÂN 102

  • Địa chỉ: Số 7, ngách 8/11, tổ 6, đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 02439982886
  • Lịch làm việc: Từ 7h30 đến 21h00 trong ngày (tất cả các ngày trong tuần)

Bị sỏi bàng quang nên ăn gì và kiêng gì?

Bên cạnh việc áp dụng các cách điều trị, chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần đẩy lùi bệnh hiệu quả. Dưới đây là thực đơn dành cho bệnh nhân sỏi bàng quang,

Nhóm thực phẩm nên bổ sung

Sau đây là các nhóm thực phẩm người bệnh nên ăn:

  • Chất xơ từ các loại rau xanh, trái cây tươi hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin D như: cá ngừ, cá trích, lòng đỏ trứng, nấm,...
  • Uống nhiều nước và có thể linh hoạt uống nhiều loại nước ép khác nhau.  Người bệnh không cần thiết lúc nào cũng uống nước lọc.

Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý

Nhóm thực phẩm nên kiêng

Ngoài ra, bệnh nhân sỏi bàng quang cũng cần kiêng ăn các nhóm thực phẩm sau:

  • Người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: Chanh, quýt, cam,...
  • Không nên ăn quá nhiều những loại thực phẩm chứa Oxalate như: tỏi tây, cần tây, khoai lang, rau bina, rau cải… Hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi và không dùng quá nhiều muối khi nấu ăn.
  • Không ăn quá nhiều thực phẩm có đường.
  • Người bệnh cần hạn chế nạp nhiều protein từ động vật, nhất là các loại thịt.
  • Kiêng sử dụng các chất và đồ uống có cồn như: rượu, cà phê, thuốc lá,...
  • Hạn chế thực phẩm đóng hộp, thức ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,...

Cách phòng ngừa

Mỗi người chúng ta cần có lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn uống hợp lý để loại bỏ các nguy cơ tạo sỏi. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa sỏi bàng quang hiệu quả:

  • Cung cấp đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày: Việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp tránh làm nước tiểu đông đặc, thanh lọc và giải độc qua đường tiểu một cách hiệu quả.
  • Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể: Ăn nhiều muối sẽ khiến nồng độ canxi trong nước tiểu tăng lên và tạo nên sỏi. Vì vậy, mỗi người chỉ nên ăn 2,3g muối/ngày theo lời khuyên của các chuyên gia.
  • Cân bằng thực đơn ăn uống: Ngoài việc kiêng ăn các thực phẩm giàu canxi và oxalat, người bệnh nên cân bằng thực đơn một cách hợp lý. Bổ sung thêm khoai tây, khoai lang,... vào thực đơn,  các thực phẩm này có thể giúp hạn chế nguy cơ tạo thành sỏi.
  • Không được nhịn tiểu trong thời gian dài: Nếu buồn tiểu, bạn nên đi tiểu ngay và không được nhịn tiểu. Việc tích tụ nước tiểu trong bàng quang quá lâu sẽ khiến các khoáng chất kết tinh thành sỏi.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: Mỗi cá nhân nên xây dựng thói quen luyện tập đều đặn mỗi ngày. Việc tăng cường vận động sẽ phòng ngừa sỏi hình thành và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.