Bệnh Á Vảy Nến Là Gì? Các Thể Bệnh Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Bệnh á vảy nến là một căn bệnh da liễu mạn tính rất nhiều người gặp phải, có thể bắt gặp ở cả trẻ nhỏ hay người lớn tuổi. Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn hoàn toàn chưa nghiên cứu ra được thuốc để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Phần lớn các phương pháp điều trị đều chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn không cho bệnh tái phát.  

Bệnh á vảy nến là gì?

Khoa học hiện đại chỉ ra rằng, á vảy nến là một hiện tượng bệnh lý da liễu mãn tính. Về lâm sàng, bệnh sẽ có đôi nét giống với vảy nến. Nhưng nếu xét về căn nguyên, cơ chế sinh ra bệnh và một số đặc điểm khác thì hoàn toàn khác vảy nến. Á vảy nến làm xuất hiện những tổn thương màu đỏ, hình tròn, có nhiều lớp vảy xếp chồng lên nhau. Sau một thời gian thì lớp sừng này sẽ bong tróc và chảy dịch vàng.

Á vảy nến là một hiện tượng bệnh lý da liễu mãn tính
Á vảy nến là một hiện tượng bệnh lý da liễu mãn tính

Á sừng vảy nến là một căn bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh lại nhưng có tính chất di truyền cận huyết, tức từ đời ông bà, cha mẹ đến con cái. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh á sừng vảy nến do di truyền chiếm đến 70%. Do vậy, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh, thì mỗi người cần chú ý chăm sóc sức khỏe để hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh.

Xem thêm

Nguyên nhân bệnh á vảy nến

Nguyên nhân gây ra bệnh á sừng vảy nến hiện chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, có một vài yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh đó là:

  • Do cơ thể bị dị ứng, khiến các kháng nguyên Ig giải phóng, tích tụ lại ở trung bì dẫn đến tổn thương ngoài da.
  • Tiếp xúc với môi trường sống hoặc làm việc không đảm bảo, nhiều hoá chất độc hại.
  • Hình thành từ việc nhiễm bệnh do một số loài vi khuẩn, nấm từ ngoài môi trường đất, nước, không khí.
  • Do yếu tố di truyền.
  • Do cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi trong một thời gian dài, khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu kém hoặc bị rối loạn.
  • Cơ thể phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài (Xảy ra nhiều với người phải làm việc ngoài trời), khiến làn da khô ráp và bị tổn thương.
  • Do tăng cân, béo phì quá mức kiểm soát, khiến độc tố ở cơ thể thoát ra thành phản ứng trên da.

Phân loại các dạng bệnh á vảy nến và triệu chứng cụ thể

Bệnh á vảy nến được chia thành 3 loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết riêng biệt. Cụ thể:

Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp ở nhiều đồi tượng
Điều trị đau dạ dày là một quá trình không hề đơn giản. Nhiều bệnh nhân vì mắc những sai lầm không đáng có trong việc điều trị nên khiến bệnh trầm trọng hơn hoặc không thể khỏi dứt điểm. XEM CHI TIẾT
Á vảy nến thể giọt phổ biến và có số lượng người mắc nhiều hơn hai thể còn lại
Á vảy nến thể giọt phổ biến và có số lượng người mắc nhiều hơn hai thể còn lại
  • Á vảy nến thể mảng: Thể này thường diễn ra ở người lớn và hiếm khi gặp ở trẻ em, xuất hiện nhiều hơn ở nam giới. Các vết tổn thương thường là những mảng có kích thước từ 10-20cm, màu đỏ hoặc đỏ nâu, trên có vảy nhỏ nhưng ít, gây ngứa nhẹ. Vị trí hay xuất hiện là ở thân, mông, đùi, ngực. Có hai hình thái hay gặp là vảy mảng lớn không teo (mảng đỏ bong vảy phấn lớn, hơi thâm nhiễm) và vảy mảng lớn teo (mảng teo da không đều, có thể giãn mạch hoặc tăng sắc tố thành vệt vằn vện).
  • Á vảy nến thể giọt: Xuất hiện khá phổ biến với lượng người mắc nhiều hơn. Ở giai đoạn cấp, bệnh nhân sẽ bị đau đầu, nổi hạch, sốt, đau mỏi xương khớp kèm xuất hiện các nốt sần và mụn mủ lở loét trên lòng bàn chân, bàn tay. Sang giai đoạn mãn tính, các nốt sần đỏ này sẽ rõ hơn, màu sẫm hơn, có nhiều lớp sừng vảy bong tróc.
  • Á vảy nến thể loang lổ: Triệu chứng phổ biến là các tổn thương sẽ xuất hiện loang lổ trên cơ thể. Người dễ mắc bệnh thể này thường nằm trong độ từ 20 đến 60 tuổi, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Khi mới bùng phát bệnh, tổn thương sẽ hình thành dưới dạng thể mảng nhỏ, màu đỏ hoặc đỏ tím, lâu dần sẽ chuyển thành màu đỏ sậm, teo lại, hình thành vảy da và mao mạch bị giãn lăn tăn hoặc nổi sẩn.

Xem thêm

Hướng dẫn điều trị bệnh á vảy nến

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị riêng dành cho bệnh á vảy nến. Tuy nhiên, căn cứ theo triệu chứng, nguyên nhân và mức độ bệnh mà vẫn sẽ có những hướng điều trị tích cực riêng. Điển hình là:

Điều trị Tây y

Tây y để chữa bệnh á vảy nến là phương pháp hữu hiệu mà nhiều người bệnh lựa chọn, bởi có thể giải quyết bệnh một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, không phải bất kỳ bệnh nhân nào cũng sẽ có phác đồ điều trị giống nhau. Chính vì vậy, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định dùng thuốc cho chính xác.

Liệu pháp PUVA được sử dụng nhiều khi bị á vảy nến
Liệu pháp PUVA được sử dụng nhiều khi bị á vảy nến

Một số loại phương pháp điều trị Tây y thường được sử dụng phải kể đến là:

  • Với dạng á vảy nến thể giọt: Ở thể bệnh này, người bệnh cần điều trị tại chỗ kết hợp chữa trị toàn thân. Thuốc điều trị tại chỗ bao gồm thuốc mỡ corticoid để giảm ngứa và sưng viêm, quang trị liệu PUVA để giảm lớp dày sừng,… Thuốc điều trị toàn thân có thể kể đến là thuốc corticoid dạng uống, thuốc uống vitamin C liều cao, thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn,….
  • Với dạng á vảy nến thể mảng và thể loang lổ: Trường hợp bệnh nhân mắc á vảy nến thuộc hai thể này thì sẽ áp dụng phương pháp điều trị Tây y như liệu pháp PUVA lên vùng da bị bệnh, dùng retinoids điều biến miễn dịch, dùng thuốc điều trị tại chỗ để pha loãng và lau ngoài da,….

Các bài thuốc dân gian

Á vảy nến có thể được chữa trị bằng việc kết hợp các bài thuốc được điều chế từ những thảo dược tự nhiên quen thuộc:

  • Sử dụng lá đu đủ, lá khoai tây và lá sung: Bạn cần chuẩn bị khoảng 50g lá đu đủ và lá sung, cùng 2 củ khoai tây. Đem giã nhỏ 3 thành phần, trộn đều với nhau và đắp lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 30 phút thì loại bỏ và dùng khăn ấm lau qua.
  • Dùng sài đất và rau răm: Bạn cần chuẩn bị mỗi thứ tầm 40g sau đó rửa sạch, đem giã nát rồi đắp lên chỗ bị chứng bệnh á vảy nến. Để im trên da trong khoảng 1 giờ đồng hồ, mỗi ngày thực hiện 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
  • Dùng cây đinh lăng và cây huyết dụ: Bạn hãy chuẩn bị khoảng 50g lá huyết dụ và 100g lá đinh lăng. Sau đó cho 2 nguyên liệu này sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng đều đặn sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, tiêu viêm giải độc vùng da bị tổn thương do vảy nến.

Xem thêm

Lưu ý chăm sóc người bệnh á vảy nến

Trong quá trình chăm sóc cho người bệnh á vảy nến, người nhà cần chú ý tới những vấn đề sau:

  • Giữ cho môi trường sống thật sạch sẽ, thanh lọc không khí để đảm bảo vi khuẩn không có khả năng sinh sôi và gây bệnh.
  • Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, nhất là khu vực thường xuyên có mồ hôi như tay, chân, khuỷu tay,…. Bên cạnh đó, việc dưỡng ẩm da hàng ngày cũng là một điều cần thiết.
  • Không nên tiếp xúc quá lâu và trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi từ môi trường,… khi đang bị bệnh.
  • Tránh sử dụng các hoá chất, mỹ phẩm có nhiều thành phần độc hại, chất tẩy rửa mạnh. Chỉ sử dụng các loại có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn trên mọi cơ địa.
  • Thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ phù hợp với thể chất, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây bít tắc da.
Bôi kem dưỡng ẩm cho vùng da bị bệnh, nhất là vào ngày khô hanh
Bôi kem dưỡng ẩm cho vùng da bị bệnh, nhất là vào ngày khô hanh

Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ chất cũng sẽ giúp cho người bệnh mau chóng hồi phục hơn. Chế độ lý tưởng được các chuyên gia khuyến cáo đó là:

  • Uống nhiều nước, bởi nước cung cấp độ ẩm, giúp cải thiện kết cấu làn da của người bệnh.
  • Sử dụng rau củ quả như hạnh nhân, óc chó, việt quất, mâm xôi,… Những thực phẩm này sẽ mang lại hiệu quả kháng viêm tối đa cho người bệnh.
  • Ăn nhiều cá chứa Omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu,… sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm trong cơ thể.
  • Tránh nạp đường vào cơ thể bởi đường tích tụ sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm.
  • Tránh chất béo chuyển hóa trong thực phẩm đóng gói và chiên rán và chất béo bão hòa trong các nguồn thực phẩm động vật như thịt gia cầm, thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa,… để giảm khả năng bị biến chứng bệnh á vảy nến.

Bệnh á vảy nến dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, thẩm mỹ và chất lượng của cuộc sống. Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn hãy tới ngay các cơ sở da liễu để được thăm khám và điều trị sớm.

CÓ THỂ BẠN CẦN

Cập nhật - 2:32 Sáng , 02/06/2023

Chia sẻ

Một thời gian dài bé Tuấn đột nhiên bị đau bụng âm ỉ quanh vùng rốn, ợ chua nhiều, đầy bụng, khó tiêu, nhác ăn và đi ngoài ra phân đen. Nhờ áp dụng biện pháp này cậu bé đã thoải mái trở lại, ăn uống và hấp thụ tốt. XEM NGAY
Á Sừng Liên Cầu Và Những Thông Tin Quan Trọng Không Thể Bỏ Qua

Á Sừng Liên Cầu Và Những Thông Tin Quan Trọng Không Thể Bỏ Qua

Á sừng liên cầu là một dạng viêm da cơ địa đặc biệt có thể xảy ra trên mọi đối...

Tiêu Ban Hoàn Bì Thang Xoá Sổ Mề Đay Cho Trẻ Nhỏ, Mẹ Bầu, Sau...

Trong hơn 10 năm, đã có khoảng 30.000 người bệnh sử dụng bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang của...
5 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Lá Tía Tô Tại Nhà Hiệu Quả 

5 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Lá Tía Tô Tại Nhà Hiệu Quả 

Do thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học nên tỉ lệ người bị trào ngược dạ dày ngày...
Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Chuối Không? Sử Dụng Thế Nào Cho Đúng?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Chuối Không? Sử Dụng Thế Nào Cho Đúng?

Trong các loại trái cây, chuối là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho...

Phác đồ UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA Tiêu ban hoàn bì thang loại bỏ...

Với mong muốn đem đến giải pháp điều trị mề đay vượt trội, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top